Cho nên nhà Ngôn ngữ học người Anh George Millo đã đưa ra 9 lý do, so sánh thú vị của tiếng Việt với tiếng Anh – tiếng mẹ đẻ của Ông, và một vài ngôn ngữ khác như: Tây Ban Nha, Pháp, để chỉ rõ những ưu điểm của tiếng Việt.
1- Tiếng Việt không có giống đực và cái:
Nếu từng học tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức, hay gần như bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào ngoại trừ tiếng Anh, bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm vì tiếng Việt không có khái niệm giống đực, hay cái, cho các từ vựng. Bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi từ mà không cần thiết phải học thuộc lòng thêm điều gì.
2- Tiếng Việt bỏ qua mạo từ “a”, “the”:
Nếu một người nước ngoài học tiếng Anh và hỏi bạn khi nào dùng “a” và “the”, bạn có giải thích cặn kẽ được không? Đây là một vấn đề phức tạp, thậm chí bài viết nói về mạo từ trên trang Wikipedia còn dài hơn 2.500 chữ.
Tuy nhiên, dùng “a”, “the” trước một chủ thể có thực sự quan trọng? Một cách đơn giản hơn, bạn có thể loại bỏ chúng đi vì sự việc vốn hiển nhiên, người nghe cũng có thể hiểu ý bạn mà không cần thêm mạo từ. Đó chính xác là điều người Việt vẫn làm. “Người” là từ có nghĩa “a person” (người nào đó) lẫn “the person” (chính người đó) mà người nghe vẫn không lo lắng nhầm lẫn.
3- Tiếng Việt không có số nhiều:
Trong tiếng Anh, khi muốn chỉ thứ gì đó ở số nhiều, chúng ta thường thêm “s” vào cuối từ đó. Như vậy, “dog” thành “dogs”, “table” thành “tables” và “house” thành “houses”. Tuy nhiên, nhiều ngoại lệ tồn tại như “person” thành “people”, “mouse” thành “mice”, “man” thành “men” và một số từ như “sheep” hay “fish” lại chẳng thay đổi gì.
Trong tiếng Việt, mọi từ ngữ đều như “sheep” – con cừu. Từ “người” tôi nêu trên, còn có thể sử dụng giống như “people” hay “person”, “chó” là “dog” hoặc “dogs”, “bàn” là “table” hoặc “tables”… Nếu thắc mắc rằng điều này có gây nên sự nhầm lẫn, bạn hãy tự hỏi bản thân mình, đã bao giờ nghe ai đó kể về “con cừu đó”, “con chó đó” và bối rối vì không viết họ đang nhắc đến bao nhiều con vật trong câu chuyện đó hay không?
Nếu cần tin tức chi tiết, bạn chỉ cần dễ dàng thêm một từ trước danh từ đó, giống như “một người” (one person), “những người” (some people) hay “các người” (all the people).
4- Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ:
Thật đáng thương cho những người học tiếng Tây Ban Nha, khi nói những từ đơn giản như “hablar” (nói), họ vẫn phải học 5 hoặc 6 dạng khác nhau (tùy thuộc địa phương) để thể hiện chính xác thể của động từ này. “I hablo”, “you hablas”, “he habla”, “we hablamos” và danh sách này vẫn chưa hết. Một động từ trong tiếng Tây Ban Nha có thể bao gồm 50 dạng (form) khác nhau mà người học phải ghi nhớ.
Tiếng Anh không giống tiếng Tây Ban Nha, nhưng một từ cũng bao gồm nhiều dạng khác nhau tùy thuộc ngữ cảnh. Chẳng hạn, động từ “speak” có thể biến cách (inflect) thành “speaks”, “speaking”, “spoken” hay “spoke”.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn không biến cách – không từ ngữ nào đổi dạng trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Ví dụ, “speak” trong tiếng Việt là “nói” và bạn luôn dùng “nói” trong mọi trường hợp – “I nói”, “you nói”, “he nói”, “she nói”, “we nói”, “you nói” và “they nói”. Điều này có thể tiết kiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm giờ học thuộc so với một thứ tiếng châu Âu đấy.
5- “Thì” của tiếng Việt có thể học xong trong 2 phút:
Bạn chỉ cần thêm 5 từ được liệt kê sau đây vào phía trước động từ ban đầu để diễn tả thì mong muốn: “đã” – trong quá khứ, “mới” – vừa xong, gần với hiện tại hơn với “đã”, “đang” – ngay bây giờ, tương lai gần , “sắp” – tương lai gần, “sẽ” – trong tương lai.
Thì tiếng Việt thực sự quá dễ. Ngoài 5 từ trên, bạn có một số từ khác, nhưng chỉ cần 5 từ này, bạn có thể diễn đạt đúng tới 99% trường hợp. Tôi sẽ cho bạn một vài ví dụ:
– Tôi ăn cơm = I eat rice
– Tôi đã ăn cơm = I ate rice
– Tôi mới ăn cơm = I have just eaten rice
– Tôi đang ăn cơm = I am eating rice (right now)
– Tôi sắp ăn cơm = I am going to eat rice, I am about to eat rice
– Tôi sẽ ăn cơm = I will eat rice.
Hơn nữa, bạn còn có thể bỏ qua những từ này nếu ngữ cảnh câu đã đủ rõ ràng. Chẳng hạn, “Tôi ăn cơm hôm qua” giống như “I eat rice yesterday” – từ “hôm qua” đã thể hiện điều trong quá khứ rồi, từ “đã” không cần thiết nữa nên câu này hoàn toàn đúng ngữ pháp trong tiếng Việt còn “I eat rice yesterday” lại sai ngữ pháp hoàn toàn với tiếng Anh.
6- Bạn không phải học bảng chữ cái mới:
Bạn nên cảm ơn người Pháp vì điều này. Cách đây khoảng 100 năm, một bộ phận người Việt vẫn dùng một hệ thống chữ tượng hình phức tạp được gọi là “chữ Nôm”, có ký tự giống tiếng Tàu bây giờ. Ngày nay, điều đó đã được thay đổi 100% bởi bảng chữ cái Latinh, được gọi là chữ Quốc ngữ. Vì thế, không như với tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc, hay hàng chục ngôn ngữ châu Á khác, bạn không cần học bảng chữ cái. Tất cả những thứ bạn cần là thêm các dấu (diacritic) để làm rõ tông giọng, và bạn có thể đọc tiếng Việt ngay.
Cách phát âm từ tiếng Việt hoàn toàn thống nhất theo một quy luật
Câu hỏi nhanh: “Bạn đọc từ ‘read’, ‘object’, ‘close’ và ‘present’ như thế nào?”. Bạn sẽ phải quan tâm rằng chúng nằm trong ngữ cảnh như thế nào: “Was it close” hay “Did you close?”, “Did you present the present”, “Read what I’ve read” hay “Object to the object?” (các từ này đều có cách đọc khác nhau, tùy thuộc vào từ loại, nghĩa) .
So với những ngôn ngữ mà tôi biết, cách phát âm từ tiếng Anh thực sự không thống nhất bởi cùng một từ có thể được đọc khác nhau trong mỗi ngữ cảnh. Thậm chí, mỗi chữ cái cũng được đọc rất nhiều âm khác nhau, chẳng hạn “a” trong “catch”, “male”, “farmer”, “bread”, “read” và “meta”. Những người học tiếng Anh trên thế giới đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các từ tiếng Anh được viết, và đọc với quy luật như thế nào.
Mặt khác, tiếng Việt lại chẳng có đặc điểm vô lý ấy. Tất cả chữ cái luôn được đọc như vậy dù từ hay ngữ cảnh có thay đổi (tuy nhiên, điều này chính xác hơn ở tiếng Việt Hà Nội so với Sài Gòn – nơi có một ít âm có cách đọc không thống nhất). Một khi bạn học thuộc 29 chữ cái tiếng Việt vốn gần giống với 26 chữ cái tiếng Anh và hiểu sự khác nhau của các giọng do dấu tạo ra, bạn có thể đọc chính xác bất kỳ từ nào.
7- Ngữ pháp tiếng Việt gần như không tồn tại:
Như tôi đã đề cập, tiếng Việt cho phép bạn bỏ từ chia thì trong câu, như câu “I eat rice yesterday” nếu ngữ cảnh giúp người nghe hiểu chính xác thì. Đây là một ví dụ điển hình cho một quan điểm lớn hơn: ngữ pháp tiếng Việt rất đơn giản. Bạn gần như luôn luôn chỉ sử dụng số lượng từ tối thiểu để diễn đạt quan điểm của mình và ngữ pháp vẫn chính xác dù với tiếng Anh, việc ghép từ này thường chỉ tạo nên một câu lỗi.
Đây cũng là lý do khiến bạn có thể nghe nhiều người Việt Nam nói những câu tiếng Anh như “no have”, “where you go”. Họ đang dịch trực tiếp những gì thường nói trong tiếng Việt sang tiếng Anh mà quên rằng có hàng loạt những quy tắc phức tạp mà người dùng tiếng Anh phải tuân theo. Đây là một bất lợi lớn với người Việt nếu muốn học tiếng Anh nhưng ngược lại, một lợi thế lớn với người nói tiếng Anh muốn học tiếng Việt.
8- Từ vựng tiếng Việt cực kỳ logic:
Phần lớn người nước ngoài ở Việt Nam, dù không nói ngôn ngữ này cũng biết sự thật thú vị rằng “xe ôm” – tên phương tiện di chuyển như taxi bằng xe máy, được đơn thuần ghép từ “hug vehicle”. Nhưng mọi việc không dừng ở đó, một tỷ lệ lớn từ vựng ở Việt Nam được tạo thành theo công thức ghép hai từ logic với nhau, trong khi với tiếng Anh, bạn phải học một từ vựng mới hoàn toàn khác. Ví dụ, nếu tôi cho bạn biết “máy” nghĩa là “machine”, “bay” nghĩa là “flying”, bạn có đoán được “máy bay” nghĩa là gì không?
“Xe ôm” là một từ ghép logic – “hug vehicle”.
Có rất nhiều ví dụ khác tôi có thể liệt kê ra cho bạn: a bench – ghế dài – a long chair, a refrigerator – tủ lạnh – a cold cupboard, a bra – áo ngực – a breast shirt, a bicycle – xe đạp – a pedal vehicle; to ski – trượt tuyết – to slide snow, a tractor – máy kéo – a pulling machine, a zebra – ngựa vằn – a striped horse.
Cách ghép từ như vậy có thể giúp bạn nhanh chóng học từ mới. Một khi có được vốn từ cơ bản, bạn có thể tự động biết thêm hàng trăm từ khác mà không cần học thêm.
9- Tiếng Việt dễ hơn so với bạn nghĩ:
Liệu tôi đã chứng minh cho bạn thấy tiếng Việt dễ hơn so với những gì bạn từng nghĩ?
Hy vọng tôi đã gạt bỏ một vài lời đồn đại, hiểu nhầm về tiếng Việt mà bạn đã nghe trước đó và hiểu hơn về ngôn ngữ này.
Tiếng Việt linh động, tài tình như vậy, giới TRẺ Việt Nam trân trọng giữ gìn, đừng để mất.
Đây là cả một gia tài văn hóa khó có Quốc Gia nào được như vậy.
Người Việt hải ngoại luôn nhớ dạy con cái mình nói tiếng “Mẹ Đẻ” để không quên nguồn gốc. Nhớ dạy lúc chúng lúc còn nhỏ, có nhiều thời gian gần gũi ông bà, cha mẹ và dễ nhớ. Người Việt trong Nước phải cực kỳ phản đối cộng sản muốn thay đổi cách viết theo Tàu.
Đó là Ý đồ thâm độc của cộng sản muốn làm TUYỆT CHỦNG Dân Việt, để dễ sáp nhập vào Trung quốc.
Luôn luôn cảnh tỉnh, nếu muốn Nước Việt tồn tại, không phụ lòng Tiền Nhân đã dựng Nước và mở mang bờ cõi từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau trong 4 ngàn năm qua.
Lưu Vĩnh Lữ
Be the first to comment