Huawei (华为, Hoa Vi, xin tạm dịch là “Hoa què”) đang ở trong tình trạng bi thảm. Dưới sức ép dữ dội không ngừng của Hoa Kỳ, những thị trường béo bở ở châu Âu đang tránh xa công ty TQ này.
“Sống sót!”
Tình trạng khó khăn đã được người sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi, xuất thân từ quân đội giải phóng TQ, đả tóm tắt trong bài phát biểu trước các giám đốc điều hành tại trụ sở chính ở Thâm Quyến vào tháng Bảy vừa qua. Ông Nhậm đưa ra 3 thách thức mà công ty phải đối mặt trong ba năm qua: Sự thù địch từ Washington; sự gián đoạn từ đại dịch coronavirus; và cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng mối lo ngại của châu Âu về sự phụ thuộc quá mức vào các quốc gia không thân thiện như TQ.
“Môi trường mà chúng ta phải đối mặt vào năm 2019 khác với môi trường mà chúng ta đang trực diện ngày nay”, ông Nhậm nói, “Đừng cho rằng chúng ta sẽ có một tương lai tươi sáng hơn… Trước đây chúng ta đã có một lý tưởng cho toàn cầu hóa là nỗ lực phục vụ nhân loại. Lý tưởng của chúng ta ngày nay là gì? Sống sót!”
Bản doanh của Huawei tại Brussels, từng là một trung tâm quan trọng để Huawei tìm cách vận động hành lang để vượt qua các rào cản của châu Âu, đã được giao hoàn toàn cho ban giám đốc ở châu Âu, hiện có trụ sở tại Düsseldorf. Mùa hè năm 2022, văn phòng này đã mất đi người đứng đầu bộ phận truyền thông, ông Phil Herd, một cựu phóng viên nhà báo của BBC, người đã gia nhập vô Huawei vào tháng 10/2019. Văn phòng này gần đây cũng mất ít nhất ba nhân vật chủ chốt khác, phụ trách vận động hành lang và chính sách.
Bà Mạnh Vãn Chu (Ảnh: Karen Ducey/Getty Images)
Làn sóng rời bỏ Huawei
Tờ Politico cho biết, tại London, viên giám đốc Truyền thông của Huawei đặc trách Vương quốc Anh, ông Paul Harrison, đã rời khỏi chiếc ghế của mình vào tháng 10/22, cùng với nhiều viên chức khác. Từng là biên tập viên tin tức cao cấp tại Đài truyền hình Sky News của Anh quốc, ông Harrison đã gia nhập vô Huawei vào năm 2019.
Tại Paris, viên giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của Huawei, Stéphane Curtelin, đã rời vị trí của mình vào tháng Chín. Trước đó, văn phòng Huawei ở Paris đã mất Trưởng phòng về Chính phủ và An ninh Vincent de Crayencour, một giới chức an ninh mạng kỳ cựu của Pháp với nhiều kinh nghiệm trong chính phủ, người gia nhập Huawei vào năm 2020. Trưởng đại diện của Huawei tại Văn phòng Paris, Linda Han, cũng đã rút lui vào trước mùa hè 2022. Tại Warsaw, Giám đốc PR, Szymon Solnica, đã rời Huawei vào tháng Chín. “Những cuộc khủng hoảng mà tôi phải giải quyết hàng ngày trong những năm gần đây là những cuộc khủng hoảng thật kinh khủng”, ông viết trong một bài đăng trên LinkedIn khi thông báo sự ra đi của mình.
Về phần Huawei, trong cuộc phỏng vấn vào tuần trước, đại diện Huawei ở châu Âu nói rằng, “Luôn có sự dao động trong các công ty, không chỉ ở Huawei… Một số người sẽ rời bỏ đi và một số người khác sẽ đến”. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người trong nội bộ công ty thừa nhận rằng làn sóng ra đi phản ánh một sự thay đổi căn bản bắt đầu từ tháng Chín 2021. Đó là khi bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc về tài chính của Huawei và là con gái Nhậm Chính Phi, được phép trở về trở về trụ sở chính của công ty ở Thâm Quyến, TQ sau gần ba năm bị quản thúc ở Canada, và đối mặt việc bị dẫn độ sang Mỹ với cáo buộc âm mưu lừa đảo ngân hàng, vi phạm lệnh cấm vận khi giao dịch mờ ám với Iran.
Một giới chức cho biết: “Thời điểm lúc bà Mạnh xuống máy bay ở TQ là thời điểm mà công ty Huawei theo khuynh hướng toàn cầu đã kết thúc”. Là con gái của người sáng lập viên và là người thừa kế quyền lãnh đạo công ty, bà Mạnh từng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến pháp lý giữa Huawei và Washington. Kể từ khi trở về từ Canada, bà được đưa vào hàng ngũ cao nhất của Huawei với tư cách phó Chủ tịch chịu trách nhiệm thực hiện chiến dịch cải tổ ở cấp cao nhất.
Sự thành công của áp lực Mỹ
Trong nhiều năm, Huawei được phía châu Âu đánh giá là “gương mặt thân thiện”. Công ty được biết đến với những túi quà hào phóng, trong đó dĩ nhiên có điện thoại Huawei; và những bữa tiệc xa hoa ở các địa điểm hào nhoáng, chẳng hạn tiệc chiêu đãi tân niên tại Concert Noble ở Brussels. Tuy nhiên, với Hoa Kỳ, Huawei là một mối đe dọa rất nghiêm trọng. Những đợt gió cảnh cáo bắt đầu được thổi dưới chính phủ của Tổng thống Barack Obama và tăng tốc dần dần vào thời Tổng thống Donald Trump.
Keith Krach, cựu Thứ trưởng ngoại giao trong chính phủ của ông Trump, thuật lại cách thức mà Washington đã “nhấn nút báo động”. Ông nhớ lại rằng, ông đã từng hỏi các Bộ trưởng ở châu Âu về mối giao dịch của họ với TQ. “Và họ nói, ‘Chà, họ (Huawei và TQ) là đối tác thương mại quan trọng’’ và đại loại như thế. Sau đó họ nhìn vào hai bên căn phòng rồi thì thầm với tôi khi thấy không có ai trong phòng: ‘Nhưng chúng tôi không tin họ'”.
Cách đây hai năm, Huawei từng thống trị thị trường điện tử ở châu Âu (Ảnh: Zhang Cheng/Xinhua via Getty Images)
Đầu năm 2020, Huawei dường như đã thắng được Hoa Kỳ khi phía châu Âu vẫn tỏ ra tin cậy họ. Ngày 28/1/2020, Thủ tướng Anh Boris Johnson bật đèn xanh cho Huawei xây dựng một phần cơ sở hạ tầng 5G. Chỉ một ngày sau, Liên minh châu Âu trình bày kế hoạch hạn chế việc phụ thuộc quá nhiều vào các công ty cung cấp TQ; tuy nhiên, họ vẫn để ngỏ khả năng Huawei có thể vận động chính phủ các nước để tiếp tục tiếp cận thị trường kỹ nghệ. Dù vậy, đến tháng 7/20, trong khung cảnh đại dịch và làn sóng chống TQ do những nghi ngờ đại dịch xuất phát từ nước này, Thủ tướng Anh Johnson lại đảo ngược quyết định này và tuyên bố tất cả thiết bị Huawei cần phải bị loại bỏ ra khỏi mạng 5G của Anh.
Trong suốt năm 2020 và 2021, các chính phủ ở châu Âu trong đó có Pháp, Thụy Điển, Romania, các nước vùng Baltic, Bỉ và Đan Mạch bắt đầu: hoặc cấm thiết bị Huawei trong những hệ thống quan trọng liên quan mạng 5G quốc gia; hoặc yêu cầu các công ty khai thác mạng ngừng sử dụng thiết bị Huawei trong trung hạn. Còn nữa, mảng kinh doanh về điện thoại thông minh của Huawei từng đã có ý đồ thách thức Apple và Samsung ở châu Âu, bắt đầu bị nghiền nát bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Huawei phải ngưng không được phép sử dụng hệ điều hành Android của Google…
Putin trở thành kẻ cuối cùng giết Huawei!
Dù như thế nào, vào đầu năm 2021, những người vận động hành lang cho Huawei tại Brussels vẫn lạc quan rằng, nhu cầu lắp đặt 5G nhanh, với giá rẻ của châu Âu sẽ chiến thắng những lo ngại về an ninh và bảo mật. Họ thậm chí lên lịch loạt cuộc thuyết trình tại Nghị viện Châu Âu để chứng minh rằng những sự lo ngại về an ninh là không có căn cơ. Tuy nhiên, kế hoạch này bị sụp đổ vào ngày 24/2/22 khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược tổng lực vào Ukraine. Đối với nhiều người châu Âu, phép tính rủi ro-lợi ích liên quan đến Huawei đã thay đổi chỉ sau có một đêm.
Ông John Strand, một chuyên gia phân tích về viễn thông, người theo dõi tác động thị trường của Huawei ở châu Âu những năm qua, cho biết: “Thay đổi lớn nhất mà tôi thấy đến từ việc nhận ra rằng chúng ta phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đặc biệt là nước Đức. Nó đặt ra câu hỏi: Điều gì tệ hơn, việc phụ thuộc vào khí đốt của Nga hay lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông TQ?”.
Giới chức ở khối EU ngày càng lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia khi sử dụng thiết bị mạng do Huawei sản xuất (Ảnh: Dursun Aydemir/Anadolu Agency via Getty Images)
Dưới thời Tổng thống Joe Biden, áp lực lên Huawei càng gia tăng mạnh. Suốt hai năm qua, khi vào Tòa Bạch Ốc, chính phủ Hoa Kỳ đã liên tiếp cảnh cáo châu Âu về sự lệ thuộc vào Huawei. Mới đây, hồi tháng Mười 2022, Ủy ban Châu Âu lại phải nhấn chuông báo động inh ỏi khi đưa ra cảnh cáo mới về việc sử dụng kỹ thuật Huawei cho mạng 5G. Chính phủ Vương quốc Anh cũng tái khẳng định yêu cầu phải loại bỏ ra thiết bị Huawei khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông của Anh.
Tất cả đã đánh gục các nỗ lực vận động hành lang và ăn mòn thị phần của Huawei. Các giới phân tích gia cho biết, Huawei từng có phần thị trường vững chắc tại một số quốc gia lớn, trong đó có Đức và Tây Ban Nha. Hai năm trước, một cuộc nghiên cứu năm 2020 của Strand Consult cho thấy Huawei đã ăn sâu vào thị trường châu Âu như thế nào:
Tại 15 trong 31 quốc gia mà Strand bỏ ra nghiên cứu, hơn một nửa thiết bị mạng truy cập vô tuyến 4G (Radio Access Network–RAN) đều đến từ các công ty cung cấp TQ. Trong cuộc đua nhằm triển khai hệ thống mạng 5G, Huawei đã vượt xa các đối thủ châu Âu. Tuy nhiên, vào đầu năm ngoái, khi các quan chức châu Âu thay đổi định hướng về bảo mật 5G, Ericsson của Thụy Điển đã vượt qua Huawei về phần thị trường này. Bản cập nhật mới nhất cho thấy, từ quý II năm 2022, Ericsson chiếm đến 41%, Huawei 28% và Nokia của Phần Lan là 27%.
Đối với 5G RAN, sự thay đổi thậm chí rõ ràng hơn: Huawei đã mất vị trí dẫn đầu thị trường châu Âu, hiện chỉ còn chiếm 22% tổng số doanh thu, trong khi Ericsson là 42% và Nokia là 32%.
Dân Việt
Ngày 27.11.22
Nguồn: https://www.baoquocdan.org/2022/11/huawei-hoa-que-tan-nat-oi-hoa.html
Be the first to comment