Thế giới ngày càng phát triển, con người chúng ta cũng cuốn theo thứ lực “vô hình” đó ngày qua ngày mà không hề hay biết.
Mẫu điện thoại của hôm nay hoàn toàn khác so với 10 năm trước, phương tiện đi lại cũng biến đổi với nhiều công dụng khác nhau. Ví dụ, chiếc xe đầu tiên được sản xuất vào năm 1886, đến năm 1920 âm nhạc lại có thể chơi ở trong xe qua radio. Khoảng đầu thế kỷ 21, các nhà sản xuất âm nhạc lên một ý tưởng ‘thử nhạc’ trong xe. Cuộc sống xã hội con người biến đổi, và âm nhạc cũng không ngoại lệ. Dường như những phát minh hiện đại đã giúp cho cuộc sống chúng ta có phần dễ dàng hơn so với xưa kia.
Ở thập niên 80’s, 90’s, thậm chí đầu những năm 2000, để có thể sản xuất một bài nhạc, bạn cần phải vào các phòng thu chuyên nghiệp như mà cách The Beatles đến với Abbey Roads, hay là Ái Vân thu bài hát “Mái tóc đuôi gà” ở Trung Tâm Thúy Nga Paris by Night.
Để có thể tối đa thu lại những khoảnh khắc, cảm xúc của người nghệ sĩ, chỉ ở những phòng thu chuyên nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Một vấn đề mà đã khiến cho biết bao nhiêu những nhạc sĩ tài năng phải từ bỏ con đường âm nhạc bởi vì vấn đề tài chính. Càng chất lượng bao nhiêu thì càng tốn chi phí bấy nhiêu. Đâu phải ai cũng có sẵn một bộ trống, vài cây guitar, hay là một cặp loa hiệu Marshall.
Đừng nói đến những thiết bị đắt tiền chỉ có thể thấy ở trong phòng thu, đâu ai biết rằng những bài nhạc chúng ta đang nghe hằng ngày trên radio, điện thoại, hay TV đều phải qua quá trình chỉnh sửa.
Người nghe nhạc có lẽ cũng chẳng mấy bận tâm ai là người chỉnh sửa, miễn sao bài nhạc đó nghe hay và “thấm” vào lòng người.
Cách đây 15 năm, để ra một bài nhạc hoàn chỉnh phải đi qua rất nhiều “khâu” và nhân lực.
(Hình minh họa: Techivation/Unsplash)
Nhưng đó không còn là một vấn đề “nhức nhối” ở thời nay nữa.
Vào ngày 1 Tháng Mười, lúc Mặt Trời chuẩn bị mọc, Jaycen Joshua, một kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp ở Los Angeles, California, người từng giành được danh hiệu Grammy ba lần cùng với Cradle, một công ty sản xuất software chuyên về âm thanh, cho ra đời software “Orion”.
Công dụng của software Orion là giúp những nhà sản xuất nhạc (music producers) bất kể bán chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều “chạm” được chất lượng âm thanh mà trước đây chỉ có thế thấy được ở các phòng thu chuyên nghiệp.
Nhiều kỹ sư âm thanh sử dụng Orion để họ có thể mở rộng khả năng sáng tạo của mình trong công việc. Hoặc cách đây không lâu, nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng Ken Lewis, và Dom Rivinius, một kỹ sư âm thanh người Đức, cùng với Mixing Night Audio giới thiệu cho cộng đồng âm nhạc một software mang tên “AllCOMP” – giúp các kỹ sư chỉnh sửa âm thanh nhanh, gọn hơn mà không tốn công sức và thời gian mày mò cái “nghệ thuật của âm thanh” vốn khá phức tạp. Chỉ cần bạn “bấm nút và feel” thôi.
Có lẽ trong tương lai sẽ có rất nhiều người trong cộng đồng âm thanh tạo ra nhiều software khác, giúp cho các nghệ sĩ dễ dàng trong việc sản xuất âm nhạc.
Bạn không cần phải vào phòng thu để có chất lượng tốt nhất, mà ngay tại phòng ngủ, bạn vẫn có thể tạo ra nhiều bản nhạc cùng với chất lượng gần bằng với các phòng thu chuyên nghiệp, và số tiền bạn bỏ ra cũng ít hơn. Cùng với sự trỗi dậy của công nghệ A.I, việc sản xuất âm nhạc trở nên dễ dàng hơn so với trước kia đồng nghĩa với sự sáng tạo cũng mở rộng thêm.
Một ngày không xa, sẽ có những thể loại nhạc mới được sinh ra, một thứ nhạc được tạo ra mới với sự kết hợp của cảm xúc của con người và độ chính xác của máy móc, công nghệ, đạt đến tầm cỡ mà cả từ ngữ cũng không thể diễn tả được.
Thế giới sẽ thế nào khi mọi thứ trở nên “quá” thuận lợi, và thuận tiện? Một người tài xế chạy trên một con đường thẳng, và một tài xế chạy trên con đường cong quẹo; người tài xế nào sẽ “ngủ gật” trước? Công nghệ tân tiến ngày nay cũng là “thủ phạm” góp phần phá hủy thế giới mà chúng ta đang sinh sống.
Ví dụ, một ca sĩ phải tốn thời gian tập luyện trau dồi giọng hát để có một kết quả tốt khi thu âm. Đó là chuyện của ngày xưa, còn ngày nay ca sĩ chẳng cần khổ luyện làm gì, chỉ cần có kĩ sư âm thanh giỏi là bản nhạc sẽ lập tức “hay” ngay, vì đã có những software chỉnh giọng hát nghe chuyên nghiệp, thậm chí ca sĩ chẳng cần phải vào phòng thu. Bạn cũng chẳng cần thuê tay trống nào cả, mà vẫn có thể thu tiếng trống ngay tại nhà với cây keyboard Midi.
(Hình minh họa: Tom Pottiger/Unsplash)
Trong tương lai không xa, loài người sẽ đi đến giai đoạn “lạm dụng công nghệ,” liệu sẽ thế nào khi một ngày bạn thức dậy mà không có cái phone bên cạnh, không có TV để xem, không có Radio để nghe nhạc? Phải chăng chúng ta sẽ quay lại thời kỳ đồ đá, mấy khi loài người chúng ta lại tìm ra giá trị thật sự của cuộc sống mà chúng ta đang sống, hoặc có thể không.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng “nghệ thuật” có ở khắp mọi nơi, thậm chí ở chỗ mà chúng ta tưởng chừng không có cái gì đáng gọi là “nghệ thuật.”
Sản xuất âm nhạc cũng là nghệ thuật, nhưng một khi nhạc sĩ lạm dụng vào công nghệ quá nhiều sẽ gặp khó khăn lúc khi cần nghe “con tim” chia sẻ, nhưng không có nghĩa là không thể, bởi vì không thứ gì trên đời này mà không tương đối.
Ba Vân
Theo https://saigonnhonews.com ngày 11/10/2024
Be the first to comment