Chiến đấu cơ thế hệ mới F15EX. (Nguồn: Photo by Ethan Wagner)
Phát triển vũ khí hiện đại để chống lại những cuộc chạy đua vũ trang của các quốc gia thù địch là chiến lược quốc phòng của chính phủ Mỹ. Trong đó, chiến đấu cơ thế hệ tương lai F-15EX là một trong những kế hoạch được sản xuất để bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh.
Boeing và F-15EX
F-15EX đang được Boeing sản xuất cho không lực Mỹ (USAF). Ðây là phiên bản thứ 4, biến thể tân tiến nhất với nhiều năng lực khác nhau, bất chấp mọi điều kiện thời tiết và thời gian. F-15EX có thể mang nhiều hỏa tiễn hỗ trợ cho F-35, bay theo phía sau, để tăng cường hỏa lực tấn công và tàn phá mục tiêu mà F-35 tìm thấy.
Chương trình mua máy bay F-15EX bắt đầu từ năm 2019, được Bộ Quốc Phòng chấp thuận và ký hợp đồng vào tháng 12-2019. Không lực Mỹ dự định mua 144 chiếc F-15EX của Boeing. Phi đoàn 142 tại Portland sẽ là đơn vị đầu tiên sử dụng máy bay này để thay thế những chiếc F-14 C/D cũ kỹ. Trong khi đó, phi đoàn chiến đấu 173 trở thành đơn vị huấn luyện chính thức của F-15EX trong năm 2024.
F-15EX nhìn từ dưới. (Nguồn: nationalinterest.org)
Boeing bắt đầu sản xuất loạt đầu tiên 8 máy bay chiến đấu F-15EX vào tháng 7-2020. Công ty chịu trách nhiệm về thiết kế, phát triển, sản xuất, thử nghiệm, xác minh, chứng nhận phẩm chất, giao hàng, duy trì sửa chữa cho máy bay. Cơ xưởng ở Saint Louis, Missouri, Mỹ.
Ðộng cơ đầu tiên F110-GE-129 dùng cho F-15EX đã được giao cho Không lực Mỹ vào tháng 9-2020. Chuyến bay đầu tiên biểu diễn vào tháng 2-2021 và đã được Bộ Quốc Phòng chấp thuận F-15EX vào tháng 3-2021. Chiếc máy bay thứ 2 giao hàng trong tháng 4-2021 và 6 chiếc còn lại của đợt đầu tiên sẽ giao vào năm 2023.
Ngoài ra, vào tháng 1-2021, Boeing cũng được chính phủ Mỹ ký cho phép cung cấp chiến đấu cơ F-15EX cho Không lực Ấn Ðộ (IAF).
Không lực Mỹ nhận chiếc F-15EX đầu tiên. (Nguồn: httpwww.israelsmessenger.com)
Vài nét về F-15EX
Chiến đấu cơ tân tiến 2 chỗ ngồi F-15EX có chiều dài 19.45m, sải cánh rộng 13.05m, chiều cao là 18.54m. Máy bay nặng 14,500kg, trọng lượng có vũ khí tối đa là 37,000kg và có thể gia tăng trọng tải, có khả năng phóng vũ khí siêu âm dài 22ft, rất thuận lợi trong các trận tác chiến gần. Máy bay được gắn hệ thống tác chiến điện tử (EW) mới nhất, hệ thống phòng lái hiện đại, ra đa và hệ cảm biến mới. F-15EX cũng được trang bị hệ thống điều khiển tác chiến (ABMS), cho phép máy bay phân tích nhiều loại máy bay đối phương khác nhau, để tác chiến nhanh và hiệu quả. Máy bay được trang bị hệ thống tự điều hành và liên lạc (OMS) trong trường hợp bị cô lập và kết nối lại với mạng lưới toàn cầu sau đó. Hệ thống ra đa cung cấp khả năng tìm, xác minh, truy lùng các mục tiêu trên không và dưới nước, giúp phi công quyết định nhanh và chính xác khi tác chiến.
F-15EX còn có hệ thống tự động bay, tác chiến, truy tìm mục tiêu nhanh, rất chính xác, và mở rộng phạm vi hoạt động.
F-15EX bay thực tập. (Nguồn: nationalinterest.org)
F-15EX có 2 động cơ F110-GE-129, mỗi động cơ có sức đẩy 29,000 lbs, có thể bay tới tốc độ Mach 2.5, đây là chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới, phạm vi hoạt động 2,200 km, nên có thể truy tìm mục tiêu rất xa.
Ðược biết, hãng GE đã nhận được nhiều hợp đồng sản xuất động cơ F110-GE-129 từ Trung tâm Quản lý Không lực Mỹ dùng cho chiến đấu cơ F-15EX trong tháng 6-2020. Hợp đồng bao gồm lắp ráp, cung cấp phụ tùng và hệ thống vi tính giám sát động cơ. Boeing đã chọn Hệ thống Thông minh & Không gian Raytheon (RI&S) để cung cấp ra đa APG-82(V)1 AESA cho F-15EX.
Ngày ra mắt F-15EX. (Nguồn: Hình của Samuel King Jr.)
Mục đích sản xuất F-15EX
Có phải Mỹ chế tạo F-15EX để đập Trung Quốc? Ðó là câu hỏi của các chiến lược gia thế giới. Vì là chiến đấu cơ được chế tạo để trợ lực cho phi cơ chiến đấu tàng hình, thế hệ thứ 5 của Mỹ, F-15EX có nhiều đặc điểm phù hợp. Thời điểm sử dụng chiến đấu cơ thế hệ 4,5 F-15EX đã cận kề. Nhưng, không lực Mỹ không phải là khách hàng duy nhất của F-15EX.
Ðầu tháng 2-2022, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán F-25EX cho Nam Dương, ngay sau khi được tin Nam Dương chọn mua phi cơ chiến đấu của Pháp, Dassault Rafale. Tuy nhiên, các quan chức quân đội Nam Dương cho biết, phi cơ Pháp sẽ tham gia chung với F-15EX vì các nước ở Ðông Nam Á đang tăng cao chi phí quân sự để đối phó sự xâm lược của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
F-35 (trên) bay cùng với F-15EX. (Nguồn: www.thedrive)
Chính phủ Nam Dương yêu cầu mua 36 chiếc chiến đấu cơ F-15EX (dưới tên là F-15ID). Ngoài ra họ yêu cầu cung cấp toàn bộ phụ tùng, các hệ thống tân tiến của máy bay, từ ra đa cho đến những thiết bị định vị toàn cầu. Hợp đồng mua bán này có giá trị lên tới 13.9 tỉ đô.
“Việc hợp đồng mua bán này đã hỗ trợ những chiến lược đối ngoại và nền an ninh quốc gia Mỹ bằng sự phát triển an ninh của những quốc gia quan trọng (chống Trung Quốc) có động lực chính trị và kinh tế ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ðiều quan trọng, là để củng cố thêm những lợi ích về an ninh cho Mỹ, hỗ trợ Nam Dương phát triển và duy trì khả năng tự vệ mạnh mẽ để đối kháng với Trung Quốc”, Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố trong cuộc họp báo.
F-15EX đang được lắp ráp. (Nguồn: Ảnh của U.S. Air Force)
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết: “Kế hoạch mua bán này sẽ tăng cường khả năng phòng không trên đất liền và vùng biển của Nam Dương trước những đe dọa hiện nay và trong tương lai. Nam Dương sẽ không gặp khó khăn gì khi tiếp nhận chiến đấu cơ F-15EX và các trang thiết bị cho quân đội của mình”.
Tóm lại, chiến đấu cơ F-15EX Eagle 2 là một máy bay có quá nhiều ưu việt, được sản xuất vì sự cần thiết. F-15EX sẽ thực hiện các phi vụ một cách chu đáo, hoàn thành trách nhiệm ngon lành.
F-15EX trực chiến. (Nguồn. formulaf1results.blogspot)
Hồ Đắc Vũ
Ngày 3/11/2022
Nguồn: Stavros Atlamazoglou
Be the first to comment