Nhật Bản – Quốc Gia ‘Siêu Già’ Và Những Vấn Đề Về Người Già

Người cao tuổi tập thể dục với tạ gỗ trong sự kiện nâng cao sức khỏe nhân ‘Ngày tôn trọng người cao tuổi’ của Nhật Bản tại quận Sugamo, Tokyo vào ngày 19 Tháng Chín, 2016 ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Yuya Shino / Getty Images)

Tại Nhật Bản hiện nay, số người sống thọ trên 100 tuổi là hơn 90,000 – một con số kỷ lục, nhưng quốc gia này đang gặp những vấn đề về người già.

Quốc gia của những vị ‘bách niên giai lão’

Theo Japan Times, Bộ Nội vụ Nhật Bản vừa thông báo số công dân trên 65 tuổi tại quốc gia này lên mức kỷ lục 36.27 triệu người, chiếm 29.1% tổng dân số. Số người trên 75 tuổi là 19.37 triệu, chiếm hơn 15% dân số. Và đặc biệt, đạt kỷ lục là số người ở độ tuổi “bách niên giai lão” là 90.526 người. Có nghĩa, cứ 100,000 người Nhật Bản, có 72 người trên 100 tuổi.

Một linh mục lớn tuổi được trợ giúp khi ông chuẩn bị vào Tokyo Dome để tham dự Thánh lễ của Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 25 Tháng Mười Một, 2019 tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Carl Court / Getty Images)

Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có dân số từ 100,000 trở lên trên thế giới, Nhật Bản là nước có tỷ trọng dân số cao tuổi lớn nhất, được gọi là quốc gia “siêu già” với hơn 29.1% dân số trên 65 tuổi. Italy xếp thứ hai với 24.1%, Phần Lan đứng thứ ba: 23.3%.  Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dân số và An sinh Xã hội Nhật Bản (IPSS), sau mấy chục năm, kể từ 1950, tỷ lệ người trên 65 tuổi luôn tăng đều đều, thì dự báo nhóm người này sẽ tăng tới 35.3% vào năm 2040.

Tỷ lệ sinh đẻ ở Nhật Bản liên tục giảm, dấy lên mối lo ngại về dân số già gia tăng và lực lượng lao động ngày càng ít đi. Nhưng không phải bây giờ, Nhật Bản đã phải chật vật đối phó với khủng hoảng nhân khẩu học này, kéo dài nhiều năm qua.

Tổng dân số Nhật Bản đạt đỉnh vào năm 2010 với 127 triệu người và bắt đầu giảm dần. Đến năm 2065, con số này dự kiến giảm xuống còn khoảng 88 triệu.

Năm 2020, toàn Nhật Bản chỉ có 525,490 cặp kết hôn, giảm 12.3%, và là con số thấp kỷ lục thời hậu chiến. Tỷ lệ sinh là 1.35, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Theo các nhà quan sát, bạo lực với nhóm người dễ bị tổn thương ngày càng trở nên phổ biến do sự thất vọng và lo sợ dịch bệnh. Tình trạng lạm dụng trẻ em, bạo hành gia đình cũng tăng đột biến.

Tỷ lệ sinh đẻ ở Nhật Bản liên tục giảm, dấy lên mối lo ngại về dân số già gia tăng và lực lượng lao động ngày càng ít đi. Người cao tuổi tập thể dục với tạ gỗ trong sự kiện nâng cao sức khỏe nhân ‘Ngày tôn trọng người cao tuổi’ của Nhật Bản tại quận Sugamo, Tokyo vào ngày 19 Tháng Chín, 2016 ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Yuya Shino / Getty Images)

Chỉ mới hơn 10 năm trước, dân số ở Nhật Bản đạt ngưỡng cao nhất là 127.32 triệu người, nhưng từ đó bắt đầu giảm dần cho dến bây giờ, và còn giảm nữa. Người ta ước tính đến năm 2100, khoảng 40% dân số nước này là những ông cụ bà lão trên 65 tuổi.

Thay đổi người trẻ để chịu ‘nết’ người già

Tương tự ở các quốc gia Á châu như Trung Quốc, Singapore, Đại Hàn,… tình trạng già hóa và ngược đãi người cao tuổi ở Nhật Bản ngày càng gia tăng.

Những năm đại dịch COVID-19 càng làm gia tăng tình trạng tồi tệ này. “Mọi người quá căng thẳng, kiệt sức và bị cô lập trong hai năm dịch bệnh. Xu hướng rất đáng lo ngại của tình trạng lạm dụng bạo lực với người già, trẻ em gia tăng. Chúng tôi thấy rõ điều đó,” Vickie Skorji, Giám đốc dịch vụ tư vấn Tell ở Tokyo, nói.

Dịch bệnh khiến con người không thể làm những việc bình thường như gặp gỡ bạn bè, gia đình hoặc đơn giản là nói chuyện với đồng nghiệp tại văn phòng. Chính vì thế, rất nhiều người bị mất đi tính thân thiện và lòng khoan dung.

Những năm đại dịch COVID-19 càng làm gia tăng tình trạng già hóa và ngược đãi người cao tuổi gia tăng. Trong hình: Những người đi làm, nhiều người đeo khẩu trang, đi bộ qua ga tàu Shinagawa vào ngày 8 Tháng Tư, 2020 ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Carl Court / Getty Images)

Makoto Watanabe, giáo sư truyền thông tại Đại học Hokkaido Bunkyo nhận định bạo lực gia tăng với người yếu thế và dễ bị tổn thương tại Nhật Bản, là dấu hiệu cho thấy những thay đổi tiêu cực trong những năm gần đây. “Trước đây người già là cốt lõi của cộng đồng, đặc biệt là vùng nông thôn do những hiểu biết về mùa màng và khu vực sinh sống. Nhưng giá trị của người già với cộng đồng bị giảm sút, khi bây giờ không hiểu gì, mọi người đều có thể hỏi ‘anh Google’ là ra hết, mà không cần hỏi kinh nghiệm của người già,” Watanabe nói.

Bên cạnh đó, đại dịch càng làm mọi vấn đề trở nên tồi tệ. Nhiều người căng thẳng do mất việc làm, không đủ tiền chi trả các hoá đơn và nhiễm bệnh. Thậm chí nhu cầu giải toả lo âu với bạn bè cũng không được đáp ứng.

Theo giáo sư, sự thất vọng còn nằm ở sự sứt mẻ giá trị văn hóa, truyền thống về lòng hiếu thảo với cha mẹ hay tôn trọng người lớn tuổi đã ăn sâu vào các nền văn hoá Đông Á như Nhật Bản. “Tôi sợ rằng khi xã hội Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu từ công nghệ, con người sẽ dần mất đi sự đồng cảm của chính mình,” ông Watanabe nói.

Để đối phó với thực trạng này, dịch vụ tư vấn Tell đang chuyển trọng tâm hỗ trợ xây dựng khả năng phục hồi và quản lý mức độ căng thẳng tăng cao ở những người phải sống chung với người cao niên. Người già thì vẫn cứ già và khó lòng thay đổi được tính khí của họ.

(theo Japan Times, SCMP)

Đơn Dương

Theo SGN News ngày 20 tháng 9, 2022

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*