Với mục đích giữ gìn hòa bình và như những quốc gia đồng minh yêu chuộng tự do trên thế giới, quân đội Mỹ vẫn tiếp tục nghiên cứu, phát triển các loại vũ khí mới. Đây không phải là trò chạy đua võ trang mà là phương cách phòng vệ hữu hiệu nhất trước các thế lực khủng bố, hiếu chiến và bành trướng trên quả đất này.
Dưới đây là những trang bị quân sự trong tương lai của các lực lượng tác chiến Mỹ.
- Chương trình TERN
“Tactically Exploited Reconnaissance Node” (TERN) – Điểm khai thác chiến thuật trinh sát – là một chương trình do Hải Quân Mỹ bảo trợ với mục đích phát triển máy bay không người lái được phóng đi từ chiến hạm có khả năng trinh sát và tấn công. Máy bay TERN có thể cất cánh thẳng đứng, điều khiển từ xa và có thể trở về tàu mẹ.
Chiếc máy bay không người lái trong tương lai này có thể cất cánh từ sân tàu, như trực thăng. Khi ở trên không, trục cánh quạt sẽ xoay 90 độ và cánh quạt sẽ hoạt động như máy bay thông thường. Máy bay TERN có phạm vi hoạt động 600 miles, và có thể chở được 500 pounds.
Tactically Exploited Reconnaissance Node. (Wikimedia)
- Rô bô Wildcat (Mèo rừng)
Rô bô này có 4 chân, có khả năng chạy như ngựa với tốc độ 19 miles/giờ, qua nhiều địa hình khác nhau. Rô bô có 2 kiểu chạy: Phóng hoặc phi nước đại. Công ty chế tạo rô bô kỹ thuật mới Boston Dynamic là cha đẻ của con “quái vật hiện đại” này, được thiết kế để tải hàng trên bộ cho quân đội.
Rô bô mèo rừng có thể mang tới 400 pounds. Các nhà chế tạo hy vọng sẽ cải tiến rô bô này có thể chạy tới 50 miles/giờ.
Rô bô mèo rừng. (Nguồn: Boston Dynamics)
- Khu trục hạm kiểu Zumwalt
Tạp chí Hải quân Mỹ công bố “Chiến hạm mới của Hải quân Mỹ, USS Zumwalt (DDG 1000)” lớn nhất với những công nghệ tiên tiến nhất thế giới trong tác chiến trên mặt nước. Công ty sản xuất đã giao cho Hải quân vào tháng 4-2020 chiến hạm đầu tiên kiểu Zumwalt với những kỹ thuật cao cấp hiện nay. Vỏ tàu bóng bẩy được thiết kế để vượt qua những cơn bão biển lớn nhất. Một đặc điểm khác là kẻ thù cũng khó tìm ra chiến hạm, bởi vì hệ thống tín hiệu ra đa sẽ làm cho tàu nhìn như một tàu đánh cá nhỏ trên màn hình ra đa của đối phương. Vai trò của Chiến hạm USS Zumwalt là “săn và diệt tàu”, nên chiến hạm được trang bị hỏa tiễn SM-6, hỏa tiễn Tomahawk đánh trên biển.
Khu trục hạm kiểu Zumwalt. (Wikipedia)
- PL-01 xe tăng tàng hình
Với bề ngoài bóng láng như đồ chơi của Toys “R” Us, xe tăng tàng hình PL-01, có vẻ là một khí cụ mới mẻ, đáng sợ trong chiến tranh. PL-01 được bọc một lớp vỏ làm bằng sợi tổng hợp: gốm-aramid, rất cứng và dư sức chịu được đạn xuyên giáp 40 ly hay sức công phá của khối chất nổ TNT nặng 20 pounds. Những kỹ thuật bảo vệ khác là tàng hình và ngụy trang chống tia nhiệt.
Xe có 3 người điều khiển, ngồi an toàn trong buồng lái với pháo tháp điều khiển bằng remote. Ngay cửa sau của PL-01 có đủ chỗ cho 4 người. Theo báo The International Interest, hỏa lực của xe rất dữ với đại bác 120 ly, một khẩu đại liên hạng nặng hoặc súng phóng lựu tự động.
Xe tăng tàng hình. (Nguồn: Wikimedia)
- Máy bay tác chiến không người lái MQ-1C Gray Eagle
Đây là hệ thống máy bay không người lái, ngoài đời gọi “Drone”, giống loại máy bay điều khiển từ xa chúng ta chơi ở vườn. Chỉ khác một chút, theo Trung tâm Hỗ trợ Quân đội Mỹ đây là loại vũ khí sát thương, dài 28 feet, tầm hoạt động khoảng 2,900 miles, MQ-1C Gray Eagle cũng có thể làm nhiệm vụ trinh sát. Máy bay được phóng đi với 1 nhóm 4 chiếc, 2 trạm điều khiển ở mặt đất và một loạt những tia sóng công nghệ do 128 chiến sĩ điều khiển. Sự kết hợp này đã tạo thành một hệ thống tác chiến tuyệt hảo nhất thế giới. Mỗi MQ-1C Gray Eagle mang 4 hỏa tiễn HELLFIRE chết người (sẽ chặt nát mục tiêu thành từng lát).
Máy bay tác chiến không người lái Gray Eagle. (Nguồn: Image U.S. Army)
- Tàu “Thợ săn trên biển” không người lái
Máy bay không người lái trên mặt đất đã quá quen thuộc, nhưng một chiếc tàu đúng cỡ, không người lái, điều khiển từ xa thì sao? Các nhân viên của Cơ quan Nghiên cứu Tiên tiến thuộc Bộ Quốc phòng đã làm ra tàu “Thợ săn trên biển”. Đây là một chiếc tàu không người điều khiển, với khả năng truy tìm tàu ngầm và có thể vượt sóng, hoạt động trên biển cả tháng trời.
“Thợ săn trên biển” có điều nổi bật so với những chiếc tàu chiến thông thường là giá thành cao. Vì thế, Hải quân cho biết, có thể thiết kế những chiến hạm lớn, rẻ hơn nhiều.
Tàu “Thợ săn trên biển” không người lái. (Nguồn: Image YouTube)
- Máy bay siêu thanh không người lái, Boeing X-51 Waverider
Do NASA đầu tư và hãng Boeing thiết kế, trông giống như trong bộ phim khoa học viễn tưởng. Loại máy bay không người lái, điều khiển từ xa này kết hợp để chứng minh khả năng máy bay siêu thanh được sử dụng như thế nào trong tác chiến quân sự. Theo tạp chí Kỹ thuật Không lực, trong thử nghiệm X-51 đã bay tới tốc độ 3,800 miles/1 giờ.
Những nhà chế tạo hy vọng sẽ đẩy tốc độ lên tới 5,400 miles/giờ khi dự án hoàn thành. Đã có nhiều chuyến bay thí nghiệm rất thành công. Charlie Brink của Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân đã trả lời trong cuộc phỏng vấn của trang web FlightGlobal: “Tôi tin rằng tất cả những gì chúng tôi đã có được từ X-51A Waverider sẽ đặt nền tảng cho những nghiên cứu về phi cơ siêu âm trong tương lai và những ứng dụng thực tế của loại máy bay này”.
Máy bay oanh tạc X-51-Không người lái. (Nguồn: Image US)
- Máy bay thả bom Grumman B-21 Raider
Máy bay Northrop Grumman B-21 Raider là máy bay thả bom chiến lược (như B-52) tầm xa với công nghệ tối tân nhất. Hình dáng giống như kiểu máy bay trong phim khoa học viễn tưởng với cánh và thân là một hình duy nhất. Thật ra, đó là thiết kế hay nhất để dẹp những tín hiệu của các dàn ra đa bén nhạy của quân thù, khi bay sâu vào không phận của địch. Máy bay có thể mang bom hướng dẫn chính xác, hoặc đầu đạn nguyên tử. Hiện nay Northrop Grumman đang chế tạo máy bay này tại cơ xưởng ở Palmdale, Cali, hy vọng chúng ta sẽ thấy chuyến bay đầu tiên vào năm 2022. Nhưng phải biết rằng, chiếc máy bay quá nhiều thiết bị công nghệ mới này không hề rẻ. Mỗi chiếc Grumman B-21 Raider ngốn tới 654 triệu đô, và không quân Mỹ dự định mua 100 chiếc.
Oanh tạc cơ Grumman B-21 Raider. (Nguồn: Northrop Grumman)
- RoBattle, xe tác chiến không người lái.
Lấy hai từ Rô bô và chiến đấu cộng với nhau, bạn sẽ có: RoBattle (Rô bô chiến đấu). Đây là loại xe được điều khiển từ xa, có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Xe chạy 6 bánh, mỗi bánh vận hành độc lập, có nghĩa là xe có thể chạy trong bất cứ địa hình khó khăn nào. RoBattle được thiết kế thích hợp cho mọi điều kiện tác chiến như: xe viễn thám, xe tác chiến hoặc xe yểm trợ cho bộ binh. RoBattle có thể mang theo vũ khí, hệ thống định vị và lập bản đồ, ngoài ra còn có một hệ thống cảm ứng quan sát, báo động.
Ro-Battle Xe tác chiến không người lái. (Nguồn: Image YouTube.Shephard Media)
- Cormorant VTOL UAV
Đây là loại máy bay không người lái được Urban Aeronautics thiết kế và chế tạo cho lực lượng phòng vệ Do Thái. VTOL UAV dài 18 feet, 2 động cơ cánh quạt gắn sau đuôi. Máy bay lên xuống như trực thăng. Kế hoạch đang chuẩn bị cho một mẫu có người lái và mẫu tự vận hành.
Máy bay không người lái VTOL-UAV. (Nguồn: Image YouTube.UrbanAero)
Hồ Đắc Vũ
Theo baotreonline.com ngày 30/12/2021
(Nguồn. Ken Macdonald zenherald.com)
Be the first to comment