Tại Sao TT Trump Trục Xuất Ít Người Nhập Cư Hơn TT Obama ?

Các tiểu bang và thành phố trú ẩn đang làm chậm các vụ trục xuất.

Đây là một minh chứng ác ý gán cho Tổng thống Donald Trump khi nói rằng chính sách trục xuất của ông đã gây kinh hoàng hơn trong khi trục xuất ít hơn. Theo một báo cáo mới của Viện Chính sách Di dân, các vụ bắt giữ bởi Cơ quan Di trú và Hải quan năm 2017 của chính quyền ông chỉ bằng khoảng phân nửa so với những vụ bắt giữ trong những năm cao điểm dưới thời Tổng thống Barack Obama, 2010 và 2011.

Trong nhiệm kỳ đầu của TT Obama, khi ông đang đặt nền tảng cho những gì ông hy vọng sẽ là một lợi thế trong vấn đề thương thuyết giải quyết di dân, chính quyền của ông đã tích cực thi hành luật di trú. Các vụ bắt giữ của cơ quan ICE có lúc lên đến cao điểm hơn 300.000 trong mỗi năm 2010 và 2011. Các vụ trục xuất từ nội địa Mỹ – tức là, không phải những người bị bắt gần biên giới – đã vượt quá số 200.000 trong cả hai năm đó, cũng gần gấp đôi số lượng năm 2017. Các nhóm bênh vực người nhập cư đã gọi TT Obama là “Tổng tư lệnh trục xuất”.

Nỗ lực này đã làm căng thẳng mối quan hệ của TT Obama với các nhà vận động nhập cư trong khi không đưa ông xích gần được với các nhà lập pháp đảng Cộng hòa, hầu hết trong số họ vẫn trung thành với chính sách hồ nghi tin thật. Năm 2011, ở đỉnh điểm của các vụ trục xuất, Dân biểu Lamar Smith, từ Texas, một đối thủ cương quyết chống nhập cư, đã than phiền về những gì ông gọi là chính sách “ân xá cửa sau” của TT Obama.

Sau khi đảng Cộng hòa tại Hạ viện bác bỏ thỏa thuận nhập cư đã được Thượng viện thông qua với đa số năm 2013, TT Obama nản lòng buông xuôi. Những năm cuối nhiệm kỳ của ông được đánh dấu bằng một khuynh hướng khoan dung hơn đối với người nhập cư và giảm tối thiểu việc thực thi chống lại những kẻ không phải là tội phạm.

TT Trump, nỗi kinh hoàng của Mexico, kẻ mắng mỏ người Hồi giáo, người báo thù của niềm tự hào da trắng, đã hứa hẹn sẽ đối xử khắc nghiệt với mọi người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ. Năm 2017, ông Thomas Homan, Quyền Giám đốc Cơ quan ICE tuyên bố: “Nếu quí vị ở đất nước này bất hợp pháp, là quí vị đã phạm luật khi vào đất nước này, quí vị sẽ không ở yên đâu. Quí vị phải luôn luôn coi chừng”.

Nỗi sợ hãi dần dà lan rộng. “Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ chuyện gì giống như vậy trong hơn 30 năm hành nghề của tôi”, ông David Leopold, cựu chủ tịch Hiệp hội Luật sư Di trú Hoa Kỳ, cho biết qua email. “TT Trump đã tạo ra một nhà nước cảnh sát cho người nhập cư – cả hợp pháp và trái phép”. Ông Leopold nói, cơ quan ICE đang săn đuổi “bất kỳ người nhập cư không giấy tờ hợp lệ nào mà họ biết được – bất kể theo lẽ thường hay lệ chung của xã hội”.

Tôi đã hỏi ông Leopold tại sao trong những năm thi hành mạnh nhất dưới thời TT Obama nỗi sợ hãi lại không lan truyền nhiều hay rộng rãi hơn – so với tỷ lệ bắt giữ và trục xuất cao hơn.
Ông nói, “Ngay cả trong những ngày đàn áp tồi tệ nhất dưới thời TT Obama, ICE đã khéo léo âm thầm và áp dụng lẽ thường”. Nhưng bây giờ, cơ quan này không làm như vậy nữa, dường như thích thú trong việc “chia cắt gia đình”.

Tại sao con số trục xuất của TT Trump lại thấp hơn nhiều so với đỉnh cao của TT Obama?

Phải nói là nhờ sự chống đối ở cấp tiểu bang và địa phương. Ở tiểu bang California đã cho thấy tỷ lệ bắt giữ của ICE giảm từ 23% trong năm 2013 xuống còn 14% vào năm 2017. Các khu vực pháp lý địa phương có xu hướng từ chối các yêu cầu của ICE đối với những người bị giam giữ, khi họ yêu cầu tạm giữ đến 48 giờ, để có thời gian chuyển giao cho ICE giam giữ. Trên toàn quốc, các yêu cầu tăng thêm giờ tạm giữ trong năm 2017 đã bị từ chối ở mức gấp bốn lần so với năm 2016.

Báo cáo của Viện Chính sách Di dân nêu rõ:
Trên khắp các địa điểm nghiên cứu, chính quyền tiểu bang và địa phương, luật sư, người vận động, nhà lãnh đạo cộng đồng và các lãnh sự quán Mexico và nhiều nơi đã tham gia huy động và gia tăng việc giám sát các hoạt động của ICE, sắp xếp kế hoạch đối phó để bảo vệ người nhập cư trong các hoạt động của ICE và cung cấp việc biện hộ cho những người bị xét xử để trục xuất. Các lãnh sự quán California, New York, Chicago và Mexico đã cung cấp dồi dào nguồn tài trợ mới để hỗ trợ các dịch vụ và đại diện pháp lý cho các trường hợp nhập cư.

Có gần 300 nơi thuộc các tiểu bang và địa phương có chính sách bảo hộ với nhiều cách thi hành khác nhau. Trong số đó có khoảng 200 nơi không tôn trọng lệnh bắt giữ của ICE. “ICE phải phản ứng bằng cách làm những gì có thể – thực hiện nhiều vụ bắt giữ hơn ngay trong cộng đồng, điều mà họ có thể tự làm mà không cần sự hợp tác của địa phương”, bà Michelle Mittelstadt, Giám đốc Truyền thông và Công vụ tại viện nghiên cứu, một tổ chức nghiên cứu di trú hàng đầu, cho biết.

Trong khi các khu bảo hộ chống lại, thì các tiểu bang đỏ (Cộng hòa) lại đẩy mạnh. Tổng số vụ do ICE bắt giữ tại Texas đã tăng từ 25% lên 28% khi tỉ lệ tại California bị giảm. Được chính quyền từ Washington để cho tự quyết điều hành, cơ quan ICE đã ít để tâm đến phân biệt đối xử hơn trong cách thi hành. Trong khi các vụ bắt giữ những người chưa nhập quốc tịch mà bị kết án tăng 7% từ năm 2016 đến 2017, thì các vụ bắt giữ những người chưa nhập quốc tịch mà không có án hình sự đã tăng 147%.

Các chủ nhân cũng đang là mục tiêu được nhắm tới. Cơ quan ICE cho biết trong tuần này rằng họ đã mở gần 2.300 cuộc kiểm toán các chủ nhân trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 4 tháng 5. Đã có đến 1.360 cuộc kiểm toán như vậy trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017.

Theo báo cáo của Viện Chính sách Di dân, bảng tổng kết của một nghiên cứu kéo dài suốt năm qua nhiều cuộc phỏng vấn, đã nêu rõ:

Trong bối cảnh bị đẩy lùi ở một số địa điểm, cơ quan ICE đã phải điều chỉnh một số phương cách thực thi luật của mình, tiến hành nhiều hoạt động dù gặp hạn chế hợp tác tại các khu vực thẩm quyền, bắt người tại các tòa án và gần các địa điểm nhạy cảm như trường học, thực hiện nhiều vụ bắt giữ trong cộng đồng và làm lộ diện nhiều người nhập cư không phải mục tiêu, và gia tăng giam giữ số người không phải là tội phạm.

Trên thực tế, các chính sách của TT Trump đang đạt được mục tiêu, làm những người nhập cư không có giấy tờ hoảng sợ và tăng nguy cơ bị trục xuất – ngay cả khi ông không thể đạt được tột đỉnh như TT Obama. Sợ bị bắt và bị trục xuất cũng có vẻ làm nản lòng một số người nhập cư báo cáo tội phạm.

Trong khi đó, các quan chức địa phương và tiểu bang chống lại chính sách di dân của liên bang đang thành công trong việc ngăn chặn cuộc tấn công của TT Trump vào cư dân không có giấy tờ. Chính sách nhập cư ở Hoa Kỳ đang đi theo hai hướng trái ngược nhau, với kết quả khác nhau ở các khu vực địa lý khác nhau.

Tuy nhiên, TT Trump có cả thời gian và lực lượng cảnh sát liên bang khổng lồ đứng về phía mình; ông có thể chiến thắng trong một cuộc chiến tiêu hao nếu ông còn nắm quyền. Chính phủ liên bang có thể mất hứng thú trong việc lựa chọn cẩn thận các mục tiêu. Nhưng vẫn còn có thẩm quyền cao nhất.

Bài viết của Francis Wilkinson
Ngày 15 tháng 5 năm 2018
Nguồn: https://www.bloomberg.com/opinion/articles/2018-05-15/trump-is-deporting-fewer-immigrants-than-obama-did
(Hình ảnh của John Moore/Getty Images)

Ông Francis Wilkinson viết các bài xã luận về chính trị và chính sách đối nội của Hoa Kỳ cho Bloomberg Opinion. Ông là biên tập viên điều hành của báo Week. Ông trước đây là một nhà văn cho tạp chí Rolling Stone, một nhà tư vấn truyền thông và một nhà kế hoạch truyền thông chính trị.

1 Comment

  1. Buồn cười là vài chục người Việt biểu tình ơ Cali vào 12/15/18 để phản đối Trump khi mà Cali có trên 800.000 người Việt tỵ nạn cư ngụ!
    Không thấy CDVN tại đó ủng hộ!
    Một vài chính trị gia gốc Việt bị dụ dổ từ vài cơ quan truyền thông thiên tả cũng hồ hởi chống Trump khi mà Immigration Deportation Law cho phép bất kỳ Tổng Thống nào cũng có thể áp dụng để trục xuất di dân hay tỵ nạn phạm pháp từ các Quốc gia, không chỉ VN!
    Thoả ước 2008 không áp dụng cho các vụ trục xuất trên vì chỉ áp dụng cho ” Citizens of Vietnam” là nhũng ai cũng chẳng có nơi cư trú thường trực “current residence” tại Mỹ!
    Bất cứ người tỵ nan họp pháp nào từ VN cũng không còn là Citizens of VN và luôn luôn có nơi cư trứ thường trực ngay khi đặc chân đến Mỹ!

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*