Phần 1. Những năm gần đây, càng ngày thuật ngữ Cyberwarfare = “Chiến tranh Không gian Mạng”(CTKGM) càng được nói đến trên truyền thông. Xin anh Định nghĩa & Lược tả CTKGM là gì?
CTKGM là hành động của một quốc gia xâm nhập vào các máy tính của quốc gia khác nối trên Internet/Liên Mạng (LM) để ăn cắp hay thay đổi dữ kiện, hoặc chạy những chương trình/program thảo chương với mục đích gây gián đoạn hoặc thiệt hại cho đối tượng.
Ngũ Giác Đài đã chính thức công nhận LM như một tên miền thứ 5 trong chiến tranh – mới, sau & bên trên các hoạt động quân sự xảy ra
(i) trên & dưới mặt đất;
(ii) trên & dưới mặt biển;
(iii) trong khí quyển; và
(iv) trên không gian/outer space.
Chính xác hơn, thay vì CTKGM, có lẽ nên gọi là Tấn công Liên Mạng (TCLM)/cyberattacks, đứng giữa chiến tranh nóng (súng nổ & đạn bay, máu chảy & thịt rơi), với lạnh (như hai phe NATO, và Warsaw nghinh chiến, dàn xe tăng & đại pháo để sẵn sáng tấn công nóng ở hai bên Bức Tường Bá Linh trước khi chiến tranh lạnh chấm dứt); TCLM như thế, nên được gọi là Chiến tranh ẤM.
Đó là trong lãnh vực quân sự, thế trong dân sự hay tư nhân thì sao?
TCLM cũng có thể do các tác nhân phi quốc gia, chẳng hạn như các công ty, các nhóm khủng bố, các nhóm cực đoan chính trị hoặc tư tưởng, và các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.
Các đối tượng của TCLM là những bộ phận & khía cạnh của Liên Mạng từ xương sống của Mạng/Web, đến các nhà cung cấp dịch vụ Liên Mạng, với các loại phương tiện truyền thông dữ liệu và thiết bị Mạng khác nhau; Bao gồm: máy chủ Mạng/server, hệ thống thông tin doanh nghiệp, hệ thống khách hàng & máy chủ/clients & servers, liên kết giao tiếp, thiết bị Mạng và máy tính để bàn & máy tính xách tay, điện thoại thông minh & di động … trong các doanh nghiệp và gia đình.
Do xu hướng tin học/LM hóa và tự động hóa của các quốc gia trên thế giới, điều hành qua LM là những hệ thống kiểm soát không lưu, tầu bè, xe lửa, các công ty cung cấp tiện ích như điện thoại, nước, lưới điện/power grid, các lò nguyên tử, ngân hàng, đầu tư tài chính, hệ thống viễn thông, v.v. là những đối tượng dễ bị tấn công & gây thiệt hại.
Đồ nghề các đặc công/tin tặc dùng trong TCLM: Gồm làm 2 loại = Thiết bị cứng/hardware (spy chip/vẩy điện tử gián điệp), và các chương trình thảo chương/program, tức phần mềm/software – kể cả & nhất là các virus, malware (ngụy trang, xâm nhập trái phép, phá hoại).
Con bọ/bug = lỗi trong chương trình thảo chương/application program.
Một thí dụ tiêu biểu: Ngày 24 tháng 11 năm 2014 , Bắc Hàn đã ào ạt & tới tấp TCLM hãng Sony Pictures Entertainment có tổng hành dinh ở Holywood, để ngăn cản công ty điện ảnh này ra mắt cuốn phim The Interview chế diễu lãnh tụ Kim Jong Un. Hơn 70% nhiều chục ngàn máy tính – kể cả xách tay – của Sony đã bị tác hại không còn dùng được, nhưng cuốn phim vẫn đã được trình chiếu cho thế giới như đã được thông báo.
Ngày nay, 2/3 của tổng số có 200 – tức khoảng 120 các quốc gia lớn & nhỏ trên thế giới, đều đã đang phát triển khả năng Mạng và tham gia vào tấn công, lẫn phòng thủ LM.
Đặc công TCLM được gọi là tin tặc.
Cũng phải rất giỏi về kỹ thuật tin học & điện toán như tin tặc, các chuyên gia bảo vệ an ninh ngăn chặn TCLM, mong đạt được các mục tiêu như sau:
– Ngăn chặn, chống lại TCLM;
– Giảm tổn thương của các cuộc TCLM;
– Giảm thiểu thời gian hồi phục từ các cuộc TCLM.
Phần 2. TCLM có thể gây ra những hậu quả như thế nào?
Trong lãnh vực Quân sự; Hỗ trợ chiến tranh truyền thống:
Dữ kiện tối mật về an ninh quốc phòng bị ăn cắp hay tráo đổi.
Hải trình của các chiến hạm, nhất là tầu ngầm, cao kỹ như tàng hình Radar, kỹ thuật tầu ngầm không gây tiếng động của Hoa Kỳ có thể rơi vào tay các quốc gia đối nghịch như Nga & Trung cộng, bằng truy cập trái phép qua LM, thay vì gián điệp người phải lấy cắp tài liệu &giấy tờ từ Ngũ Giác Đài.
Tin tặc có thể phá hoại các phương tiện & khí giới quân sự của lực lượng đối nghịch.
Tên tuổi & địa chỉ của các gián điệp hay thường dân cung cấp tin tức tình báo, hay những nhân viên đặc công CIA của Hoa Kỳ có thể bị truy cập trái phép qua LM, rơi vào tay các quốc gia thù nghịch.
Tuyên truyền, hay tẩy não/nhồi sọ đám đông.
Trong lãnh vực Dân sự & Tư nhân:
TCLM là mối đe dọa trong cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, qua gián điệp công nghiệp, xảy ra rộng rãi. Các cơ sở & xí nghiệp tư nhân, ngân hàng và tài chính, giao thông vận tải, sản xuất, y tế, và giáo dục … trên thế giới phải đối mặt với hàng triệu cuộc TCLM mỗi ngày.
Mất điện, phá hoại các dịch vụ y tế quốc gia, cung cấp dầu hỏa & nhiên liệu, nhất là nguyên tử, … làm xáo trộn hay tê liệt sinh hoạt của xã hội văn minh.
Dữ kiện bí mật thương mại/trade secret, tài sản trí tuệ/intellectual properties có thể bị ăn cắp bị truy cập trái phép: Cách đây 5, 10 năm, hãng nước ngọt sủi hơi Coca-Cola – có thương vụ hàng năm hơn 44 tỉ Mỹ kim – tố cáo công ty Pepsi-Cola đã ăn cắp công thức bột làm Coca-Cola ; Công thức này trước kia được giữ kín trong két sắt chỉ có thể được mở bởi 2, 3 viên chức cao nhất của hãng – có thể bị truy cập trái phép qua LM.
Nhanh chóng & không tốn kém quảng cáo & nhồi sọ đám đông bằng hình ảnh & âm thanh.
Tóm lại, những hậu quả chính TCLM có thể gây ra trong Quân sự, Dân sự & Tư nhân là:
– Dữ kiện bí mật bị ăn cắp & tráo đổi.
– Tài chánh bị ăn cắp/chuyển đổi.
– Tuyên truyền với đám đông.
– Hệ thống điều hành không lưu, xe lửa, đèn xanh & đèn đỏ … bị làm cho xáo trộn.
– Ảnh hưởng hay làm sai lạc kết quả các cuộc bầu cử.
Phần 3. TCLM có thể được thực hiện bằng các phương cách như thế nào?
Đồ nghề của tin tặc gồm có 3 loại: Thiết bị cứng/phần cứng, nhu liệu/phần mềm, và firm ware/thiết bị cứng có nhu liệu. Cần phân biệt giữa Chip là hardware hay firmware rất nhỏ, gọi chung là vẩy điện tử; khác với Bug là một lỗi sai trong chương trình thảo chương ứng dụng/application program, thuộc phần mềm, cần phải được sửa/debug.
Đồ nghề cứng:
Cắt cáp thông tin đặt dưới đáy biển có thể làm tê liệt nghiêm trọng một số khu vực và quốc gia liên quan đến khả năng chiến tranh & truyền tin của các nước nạn nhân.
Cấy thiết bị trong máy tính của nạn nhân làm gián điệp trên LM cho mình: Trung cộng đã cài những con chip/vẩy gián điệp nhỏ bằng hạt gạo vào bên trong máy chủ Supermicro, bán cho Apple và Amazon. Vẩy này mở khóa cửa của những hồ sơ tồn trữ dữ kiện của các máy điện toán có mạch điện chính bị gắn vẩy gián điệp. Máy điện toán có khả năng tấn công to mạnh của tin tặc ở các địa điểm khác xâm nhập các máy điện toán của nạn nhân qua vẩy gián điệp này. Khoảng hơn 30 đại công ty công nghệ tại Mỹ và nhiều cơ quan Chính phủ Mỹ kể cả & nhất là Bộ Quốc phòng, và Cơ quan Tình báo Trung ương/CIA là đối tượng nạn nhân.
Đồ nghề mềm:
Tin tặc/hacktivist truy cập trái phép bằng cách chạy các chương trình thảo chương malware, chiếm đoạt hay thay đổi dữ kiện hoặc phá hoại việc điều hành quân sự hay kinh tế của đối tượng.
Tin tặc sử dụng kiến thức và công cụ phần mềm của họ để truy cập trái phép vào các hệ thống máy tính mà họ tìm cách thao túng, gây ra phá hủy rộng rãi. Các nhóm truy cập trái phép khác trong các phương tiện truyền thông như những kẻ khủng bố không gian mạng, phá hoại các trang web, đăng thông tin nhạy cảm về nạn nhân của họ và đe dọa/blackmail sẽ tấn công nữa, nếu nhu cầu của họ không được đáp ứng. Có tin tặc có động cơ chính trị, muốn thay đổi thế giới.
Vào giữa tháng 7 năm 2010, các chuyên gia bảo mật phát hiện ra malware/chương trình phần mềm độc hại, có tên là Stuxnet đã xâm nhập vào các máy tính của nhiều tổ chức, cơ xưởng & sở, các cơ quan chính phủ trên khắp thế giới. Nó được coi là “cuộc tấn công đầu tiên phá hoại cơ sở hạ tầng công nghiệp quan trọng nằm trong nền tảng của nền kinh tế hiện đại”.
Trong máy điện toán, tấn công bằng cách ngụy tạo ra một số người sử dụng/khách hàng thật nhiều, cùng một lúc truy cập máy chủ, gây ra quá tải, mà điện toán gọi là tấn công DoS – Denial Of Service, làm cho máy tính hoặc tài nguyên mạng không khả dụng đối với thân chủ/khách hàng thật sự cần sử dụng dịch vụ điện toán Mạng. Thủ phạm của cuộc tấn công DoS thường nhắm mục tiêu các trang web hoặc dịch vụ được lưu trữ trên máy chủ trên LM có nhiều khách hàng như ngân hàng.
Ngày 23 tháng 12 năm 2015, Nga đã sử dụng malware “Sandworm” TCLM vào power grid/lưới điện của Ukrane làm cả nước bị mất điện tạm thời; Đây được coi là một cuộc TCLM vào power grid/lưới điện thành công đầu tiên trên thế giới.
Nếu so sánh với những cuộc tấn công ngoạn mục của các nước văn minh trong lịch sử như ở Hy Lạp & La Mã, những chip/vẩy gián điệp nhỏ bằng hạt gạo gài trong mạng chủ của máy điện toàn mẹ Supermicro, bán cho Apple và Amazon được phát hiện tháng 10, năm 2018 có thể được gọi là những Con Ngựa Trojan của Trung cộng. Vẩy này là một thứ firmware mở khóa của những hồ sơ tồn trữ dữ kiện của các máy điện toán có mạch điện chính bị gắn vẩy gián điệp. Máy điện toán có khả năng tấn công to mạnh hơn của tin tặc ở các địa điểm khác, xâm nhập các máy điện toán của nạn nhân qua vẩy gián điệp này.
Tóm lại, bất kể máy điện toán được sử dụng để điều hành các sinh hoạt trong lãnh vực quân sự, hay dân sự, tin tặc có thể chạy các chương trình thảo chương/nhu liệu độc hại malware để:
(i) Giả mạo là một người nào khác để giao tiếp trên social media như email, hay FaceBook
(ii) Ăn cắp dữ kiện cá nhân, hay tiền trong trương mục ngân hàng, dữ kiện tối mật;
(iii) Phá hoại hệ thống điện toán Mạng: như tẩy xóa nhưng hồ sơ dữ kiện trên Mạng hay khiến máy điện toán không còn dùng được;
(iv) Phá hoại những thiết bị được điều hành qua LM.
Phần 4. Các quốc gia trên thế giới hiện đối phó với – hay trang bị để thực hiện TCLM như thế nào?
Liên Hiệp Quốc hiện có gần 200 quốc gia thành viên; Khoảng 120 quốc gia đã và đang phát triển các cách để sử dụng Internet như một vũ khí, đồng thời phòng thủ tin tặc TCLM nhắm tới thị trường tài chính, hệ thống máy điện toán nhất là về tình báo & quân sự của chính phủ và các cơ quan tiện ích.
Công chúng chỉ được báo chí thông tin cho biết khi có một cuộc tấn công/khủng bố Liên Mạng gây thiệt hại lớn xảy ra, chứ các quốc gia chuẩn bị phòng thủ LM như thế nào thì dân chúng ít ai biết.
Là quốc gia khai sinh ra LM, và Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về các kỹ thuật Liên Mạng. Nhận thức rõ lợi ích của LM, các quốc gia khác trên thế giới đã nỗ lực học hỏi & phát triển sử dụng để gia tăng lợi thế của nước mình.
Một phần lớn của 600 tỉ Mỹ kim – hơn gấp đôi tổng sản lượng của VN – ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ, được chi vào C4ISR (Command, Control, Communications, Computers, Intelligence, Surveillance & Reconnaissance) = Xuất lệnh, điều khiển, truyền thông, máy tính, tình báo, giám sát & trinh sát.
Tuần báo Bloomberg Businessweek ra ngày 8 tháng 10, 2018 đã đăng một báo cáo được lấy từ 17 nguồn tin tình báo, cho biết Trung cộng đã cài những con chip/vẩy gián điệp nhỏ bằng hạt gạo vào bên trong máy chủ Supermicro, bán cho Apple và Amazon. Khoảng hơn 30 công ty công nghệ tại Mỹ và nhiều cơ quan Chính phủ Mỹ kể cả & nhất là Bộ Quốc phòng, và Cơ quan Tình báo Trung ương/CIA là đối tượng nạn nhân.
Theo tạp chí Foreign Policy/Chính sách Đối ngoại ước tính “đội tin tặc” của Trung cộng từ 50 ngàn đến 100 ngàn người; Cơ quan National Security Agency (NSA)/Cơ quan An ninh Quốc gia của Mỹ đã xâm nhập thành công vào hệ thống máy tính và viễn thông của Trung cộng trong gần 15 năm, tạo ra một số thông tin tình báo tốt & đáng tin cậy nhất về những gì đang xảy ra bên trong Trung cộng.
NSA cũng ghi lại gần như mọi cuộc trò chuyện điện thoại di động ở Bahamas, mà không có sự cho phép của chính phủ Bahamas, và các chương trình tương tự ở Kenya, Philippines, Mexico và Afghanistan.
Thủ tướng Đức Angela Merkel – tùng là cư dân ở Đông Đức trước khi Bức tường Bá Lính bị đập sụp – đã so sánh hành động của NSA – nghe lén điện thoại của bà – với Stasi – Cơ quan Mật vụ trong thời Cộng sản Đông Đức.
Vào tháng 3 năm 2013, chủ tịch BND (Federal Intelligence Service) của Đức thông báo rằng cơ quan của ông đã quan sát được 5 vụ tấn công một ngày đối với các cơ quan chính phủ, được cho là chủ yếu xuất phát từ Trung cộng. Ông xác nhận những kẻ tấn công cho đến nay chỉ truy cập dữ liệu và bày tỏ lo ngại rằng thông tin bị đánh cắp có thể được sử dụng làm cơ sở cho các cuộc tấn công phá hoại trong tương lai chống lại các nhà sản xuất vũ khí, công ty viễn thông và các cơ quan của nước Đức.
Vào tháng 6 năm 2015, Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ (OPM) đã thông báo bị truy cập trái phép các hồ sơ cá nhân của 4 triệu công chức liên bang Hoa Kỳ. Sau đó, Giám đốc FBI James Comey đưa con số lên 18 triệu. Washington Post đã cho rằng cuộc tấn công bắt nguồn từ Trung cộng.
Vào tháng 9 năm 2010, Iran đã bị tấn công bởi malware có tên là như liệu Stuxnet, tấn công cơ sở tinh luyện hạt nhân của Natanz. Stuxnet đã gây nhiễm ít nhất 14 điểm công nghiệp ở Iran, bao gồm cả nhà máy tinh luyện quặng uranium & plutonium Urani Natanz. Mặc dù tin tặc chủ động Stuxnet chưa được xác định chính thức, Stuxnet được cho là được phát triển bởi Hoa Kỳ và Israel.
Năm 2007, một nhà điều hành người Nga đã bị kết án 11 năm vì đã chuyển thông tin về tổ chức công nghệ vũ trụ và không gian của Hoa Kỳ cho Trung cộng. Dữ kiện của Hoa Kỳ bị ăn cắp & được chuyển giao gồm có các chương trình kỹ thuật hàng không vũ trụ, thiết kế đưa đón không gian, dữ liệu C4ISR, máy tính hiệu suất cao, thiết kế vũ khí hạt nhân, dữ liệu tên lửa hành trình, chất bán dẫn, thiết kế mạch tích hợp, và chi tiết bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan.
Hoa Kỳ có khoảng 1,000 chuyên viên bảo mật máy tính có trình độ; Cần từ 20,000 đến 30,000.
Năm 2016, Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ và Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố chung cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 của Hoa Kỳ. Tờ New York Times báo cáo chính quyền Obama đã chính thức cáo buộc Nga ăn cắp và tiết lộ các email của Ủy ban đảng Dân chủ.
Từ thập niên 1950, Hoa Kỳ đã thiết lập Chương trình tối mật Special Access Programs có thể chỉ trong 7 giây phát hiện tên lửa đạn đạo liên lục địa/Inter-Continental Ballistic Missile của Bắc Hàn – có thể bắn đến Los Angeles trong 38 phút. Khả năng của hệ thống tương tự ở Alaska cần phải có 15 phút.
Năm 2014, tổng thống Obama đã ra lệnh tăng cường mạng lưới không gian có tên là Terminal High Attitude Area Defense (THAAD) có thể bắn rơi tên lửa mới phóng lên của Bắc Hàn.
Tình báo Hoa Kỳ đã thông báo cho tổng thống Mỹ biết không có thể dễ dàng TCLM Bắc Hàn vì những máy điện toán mẹ (servers) mà Bắc Hàn sử dụng đều nằm ở Trung cộng: Tấn công những máy chủ này sẽ lập tức gặp sự chống trả vũ bão của Trung cộng, có để đưa đến sự suy sập của hệ thống Liên Mạng mà các sinh hoạt kinh tế toàn cầu đang lệ thuộc vào.
Năm 2008, tin tặc của Trung cộng đã tấn công CNN khi cơ quan thông tin quốc tế này báo cáo về sự đàn áp của Trung cộng đối với Tây Tạng.
Khi Nga còn cầm đầu Liên bang Xô viết vào năm 1982, một phần đường ống dẫn dầu Trans-Siberia của Nga bị nổ tung – được cho là do malware của CIA/Cơ quan Tình báo Trung ương.
Giám đốc điều hành của Tổng công ty điện hạt nhân của Ấn Độ (NPCIL) cho biết vào tháng 2 năm 2013 công ty của ông một mình phải ngăn chặn đến 10 cuộc tấn công một ngày.
Ngày 26 tháng 11 năm 2010, một nhóm tự xưng là Quân đội Mạng Ấn Độ tấn công các trang web thuộc Quân đội Pakistan và Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính, Cục Máy tính Pakistan, Hội đồng Tư tưởng Hồi giáo. Cuộc tấn công đã được thực hiện như một sự trả thù cho các cuộc tấn công khủng bố Mumbai.
Vào tháng 7 năm 2016, các nhà nghiên cứu Cymmetria đã phát hiện và tiết lộ cuộc TCLM được gọi là Fragment/’Chắp Vá’, đã phá hủy khoảng 2,500 công ty và cơ quan chính phủ Ấn Độ. Các mục tiêu chủ yếu của cuộc tấn công là quân sự và chính trị ở Đông Nam Á và Biển Đông, và tin tặc được cho là có nguồn gốc Ấn Độ & trước đó đã thu thập thông tin tình báo từ các đảng có ảnh hưởng.
Vào năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã ra lệnh thành lập một Quân lực Mạng/CyberArmy, đại diện cho quân đội quốc gia thứ 4 (cùng với lực lượng mặt đất, hải quân và không quân) thuộc Bộ Quốc phòng Pháp, bảo vệ lợi ích của Pháp và Châu Âu trên đất liền và ở nước ngoài. Năm 2016, Pháp đã xây dựng hệ thống máy ảo lớn nhất ở châu Âu, với 2,600 “lính mạng” và 440 triệu euro đầu tư cho các sản phẩm an ninh mạng cho quân đoàn mới này.
Vào năm 2014, Nga bị nghi ngờ sử dụng vũ khí không gian mạng gọi là “Rắn”/”Ouroboros” để tiến hành cuộc TCLM vào Ukraina trong thời kỳ hỗn loạn chính trị. Bộ công cụ Snake bắt đầu lan truyền phá hoại rất tinh vi các hệ thống máy tính của Ukraine vào năm 2010.
Theo CrowdStrike – một công ty Mỹ chuyên về kỹ thuật an ninh Mạng có trụ sở ở Sunnyvale, California – từ năm 2014 đến năm 2016, cơ quan tình báo gián điệp mạng Fancy Bear thuộc quân lực Nga đã sử dụng phần mềm độc hại Android để nhắm phá hoại Lực lượng Tên lửa và Pháo binh của quân đội Ukraine. Cuộc tấn công đã được Crowd Strike tuyên bố thành công, với hơn 80% pháo đài D-30 của Ukraina bị phá hủy, phần trăm tổn thất cao nhất trong bất kỳ quân đội quốc gia nào.
Cơ quan tình báo quốc gia MI6 của Anh báo cáo đã thành công thâm nhập vào một trang web của Al Qaeda và thay thế các hướng dẫn làm bom ống bằng công thức chế tạo bánh nướng nhỏ.
Vào tháng 10 năm 2010, Giám đốc Cơ quan Truyền thông Chính phủ (GCHQ) của Anh, nói rằng Anh phải đối mặt với một mối đe dọa “thực sự & đáng tin cậy” từ các cuộc TCLM 1,000 lần mỗi tháng, bởi các quốc gia thù địch & các tổ chức tội phạm.
Vào tháng 9 năm 2007, Israel tiến hành một cuộc không kích vào Syria được gọi là Chiến dịch Orchard. Các nguồn tin công nghiệp và quân sự của Mỹ cho rằng người Israel có thể đã sử dụng xảo thuật qua ML làm cho các chiến đấu cơ của họ không bị phát hiện bởi radar của Syria.
Vào ngày 15 tháng 8 năm 2012, hơn 35,000 hệ thống máy tính của Saudi đã bị malware Shamoon phá hủy, khiến không hoạt động được; Cuộc TCLM này mong làm ngưng trệ hoạt động sản xuất của công ty dầu mỏ quốc doanh Saudi Aramco.
Trong năm 2017, các cuộc TCLM của malware WannaCry và Petya đã gây gián đoạn quy mô lớn cho nhiều tổ chức trên thế giới nhu ở Ukraine, dịch vụ y tế quốc gia của Anh, và công ty vận chuyển Merck& Maersk.
Phần 5. Liên Mạng ở VN có gì đáng nói?
Liên Mạng ở VN đã được Úc viện trợ kỹ thuật, thiết lập hạ tầng cơ sở vài năm trước khi Mỹ ngưng cấm vận năm 1992. Từ đó LM đã được sử dụng khá thịnh hành so với những quốc gia chung quanh.
5.1 Hiện trạng sử dụng Liên Mạng ở VN:
Trong khi việc sử dụng email, FaceBook và các chương trình Social Media rất thịnh hành, nhà nước nuôi một đội ngũ được quảng bá có cả 10 ngàn chuyên viên điện toán để theo dõi & kiểm soát những công dân bất đồng chính kiến.
Mới đây, hệ thống kiểm lưu phi trường VN bất ngờ bị mất điện & ngưng hoạt động. Chiến đấu cơ tân kỳ của VN bị mất tích trong khi đang bay trinh sát vùng trời Biển Đông; Máy bay đi tìm kiếm dấu tích chiến đấu cơ cũng bị biến mất một cách rất đáng nghi ngờ. Nhiều người nghĩ rằng Trung cộng – quốc gia đang xâm chiếm Biển Đông, đã TCLM hệ thống không lưu, điều hành máy bay dân sự & quân sự của VN.
VN có một công dân rất giỏi về điện toán và Liên Mạng là kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, đã từng là chủ tịch sáng lập ra công ty quốc tế điện toán, truyền tin & Liên Mạng – EIS, Inc. có cơ sở ở cả VN lẫn Singapore, trước khi bị nhà cầm quyền VC bắt & tuyên án 16 năm tù ngày 20 tháng 1 năm 2010 với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
5.2 Luật An Ninh Mạng (LANM) có sẽ làm cho việc sử dụng Mạng an toàn hơn không?
LANM của chế độ VNCS không phù hợp với luật quốc tế, và Hiến Pháp VN 2013. Trước hết phải hiểu & vạch ra cho mọi người biết rõ là cái tên LANM cố ý đánh lạc hướng dư luận vì bộ luật này chẳng làm cho việc sử dụng Liên Mạng ở VN an toàn hơn, mà thật ra là để tiện đường theo dõi & kiểm soát người sử dụng Liên Mạng.
Điều 8 của LANM liệt kê những hành vi và hoạt động bị cấm, như “xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thành quả cách mạng, phá hoại khối đoàn kết dân tộc” và “cung cấp thông tin sai, gây hoang mang trong dân chúng, gây hại cho các hoạt động kinh tế xã hội”. Điều khoản dùng từ mơ hồ này cho phép chính quyền các cấp tùy tiện và lạm quyền trong việc quyết định hành vi nào bị cấm đoán.
Bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019, LANM sẽ cung cấp cho chính quyền nhiều công cụ hơn để bịt mồm & bịt mắt những người bất đồng chính kiến.
Điều 58 (5) của LANM buộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet hoạt động tại Việt Nam như Yahoo, Google, Twitter, FaceBook phải đặt các máy điện toán chính/servers – có lưu trữ dự kiện của các thành viên đăng ký sử dụng – ở VN; Để nhờ đó, chính quyền VC có thể dễ dàng truy cập những dự kiện cá nhân – như tên tuổi, nơi cư trú, nơi làm việc, trương mục ngân hàng, ngày sinh & tháng đẻ, hay giao tiếp & liên hệ với ai … của người đăng ký sử dụng.
Ngoài ra, LANM sẽ bắt các Dịch vụ Xã hội/Social Media đưa “Mây”/iCloud về trong ranh giới VN để bạo quyền dễ & tiện bề kiểm soát người có tài khoản sử dụng.
Với chìa khóa/cryptographic keys mà các công ty cung cấp dịch vụ điện toán/tin học/Liên Mạng buộc phải đưa cho nhà nước VN, công an dễ dàng truy cập dữ kiện cá nhân của tất cả các người sử dụng/có tài khoản với các công ty.
Luật này sẽ dẫn đến những hạn chế và vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư, tự do thông tin cũng như những quyền con người khác, trong khi: Là một quốc gia ký kết Công Ước Quốc Tế LHQ Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị, Việt Nam có nghĩa vụ bảo đảm quyền tự do ngôn luận cả trên mạng Internet và xã hội thực, và quyền riêng tư.
Người sử dụng LM kể từ năm 2019 sẽ dễ dàng bị công an theo dõi và ngăn cản đối thoại hay tập hợp với các thân hữu khi cần & muốn xuống đường, hay phổ biến với các thân hữu những tin tức bất lợi cho nhà nước.
5.3 Làm sao thoát khỏi sự kiểm soát của LANM?
Trần Huỳnh Duy Thức sẽ cố vấn kỹ thuật như sau:
Để vô hiệu hóa sự kiểm soát của LANM, công dân VN nên/hãy:
a. Khi đăng ký các dịch vụ điện toán như email, social media với các hãng như Yahoo, Gmail, Hotmail, Google, Twitter, FaceBook – dù & nhất là đang sinh sống ở VN, nên chọn hay nhờ người ở ngoài VN khai lấy địa chỉ của người sử dụng ở ngoài VN – như Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan, Singapore, v.v..
b. Xác nhận – không bằng & qua điện toán – đối tượng liên hệ trên LM, khi nghi ngờ đang giao tiếp trên Mạng với một kẻ mạo danh thân hữu của mình;
c. Thường xuyên đổi Password khi sử dụng điện toán;
d. Tuyệt đối thật cẩn thận khi phải kê khai những dữ kiện cá nhân;
e. Mở tài khoản đăng ký mới, hay thay đổi tên người sử dụng/User ID khi cảm thấy đang bị công an theo dõi trên máy điện toán.
f. Vượt tường lửa/firewall ở những Trang Nhà/WebSite bị bạo quyền VC ngăn chặn:
https://www.wikihow.com/Bypass-a-Firewall-or-Internet-Filter
https://blog.udemy.com/firewall-bypass/
g. Đổi địa chỉ Quốc gia trên iCloud:
https://support.apple. com/en-us/ht201389
https://www.addictivetips.com/ios/how-to-change-the-country-region-for-your-apple-id/
* * *
Không khốc liệt như Chiến tranh Nguyên tử nổ ra cách đây (2018-1945 =) 73 năm, Chiến tranh Ấm tiếp diễn (2018-1983 =) 35 năm nay …
Nguyễn Giao
Sinh viên du học Tân Tây Lan (1965-1972), tốt nghiệp Kỹ sư điện, và MBA. Chuyên viên kinh tế & tài chánh trong chính phủ VNCH cho đến 30/4/1075. Định cư & làm việc về điện toán 40 năm tại San Diego, California – 19 năm cuối làm Khoa học gia Dân sự với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ – trước khi về hưu. Đã tiếp tay vận động thành lập đài phát thanh Radio Free Asia, và Mạng Lưới Nhân Quyền VN.
(Cuộc phỏng vấn được phát thanh trên Đài Đáp Lời Sông Núi 10/2018)
Be the first to comment