Lê Ngọc Châu: Đức, Quả Bom Chính Trị Đang Nổ Chậm: Liên Minh Lớn Trước Tan Vỡ ? Những “Kịch Bản” Nào Có Thể

Lá Thư từ Đức Quốc

Với sự rút lui của nhà lãnh đạo đảng và trưởng khối nghị sĩ, Andrea Nahles, SPD đột nhiên phải đối mặt với những quyết định sâu rộng, từ đó cũng có thể đặt ra câu hỏi về sự tồn tại liên tục của chính phủ có nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Mặc dù lãnh đạo CDU Annegret Kramp-Karrenbauer đảm bảo vào chiều Chủ nhật 2.6 trong lần trả lời đầu tiên về quyết định của Nahles, đảng của bà sẽ “tiếp tục đóng góp cho công việc của chính phủ ổn định”. Tuy nhiên, tại thời điểm đó trong đảng CDU và SPD, những nghi ngờ về việc tiếp tục liên minh lớn từ lâu đã trở nên ồn ào. “SPD và Liên đảng CDU/CSU vẫn đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan của GroKo (ghi chú thêm: Liên minh lớn)”, Phó trưởng khối nghị sĩ của liên đảng Carn Linnemann, đồng thời là chủ tịch của Hiệp hội các doanh nghiệp trung bình và nhỏ của Liên đảng đã nói với tờ báo của nhóm truyền thông Funke. “Chúng tôi không đạt được cùng một lúc và để có thể phân biệt với các vấn đề cốt lõi tương ứng cho các cử tri.”
Cũng có sự hoài nghi trong nội đảng SPD. “Andrea Nahles là đại diện vững chãi cho GroKo – sự ổn định của họ hiện đang bị nghi ngờ”, phó chủ tịch của Diễn đàn kinh tế SPD, Harald Christ, cho tờ báo “Bild” biết. “Tiếp đến là sự kết thúc GroKo. Mọi thứ khác đều không dẫn đến điều gì.” Người đứng đầu CDU ở Brandenburg, Ingo Senftleben, nói thêm: “Với một SPD đang dao động, chưa làm rõ tiến trình của nó, liên minh khó có thể tiếp tục.”
Xếp của SPD – Juso, Kevin Kuehnert gần đây đã vạch ra một lằn ranh đỏ cho sự ở lại của SPD trong liên minh lớn. Ông đã đòi sự chia tay của Liên minh nếu CDU/CSU xây tường ngăn Đạo luật Bảo vệ Khí hậu. Ngay cả tranh chấp về tiền hưu cơ bản mà SPD yêu cầu cũng có thể cung cấp cho đảng SPD (Dân chủ Xã hội Đức) đạn dược để chấm dứt liên minh chính phủ.
Làm thế nào sẽ tiếp tục với chính phủ và quốc hội (Bundestag) sau đó? Khi liên minh lớn bị phá vỡ, một số kịch bản có thể hiểu được:

1.) Sa thải bộ trưởng

Luật sư hiến pháp Joachim Wieland giả định trong trường hợp liên minh bị phá vỡ rằng các bộ trưởng của SPD “có thể sẽ từ chức”. “Theo Đạo luật Bộ trưởng Liên bang, họ có thể yêu cầu “sa thải” bất cứ lúc nào”, giáo sư (Prof.) tại Đại học Khoa học Hành chính ở Speyer nói với Handelsblatt. “Nếu họ không làm điều đó, từ Thủ tướng (Angela Merkel) có lẽ sẽ đề nghị với Tổng thống Liên bang (Frank-Walter Steinmeier) cách chức các thành viên của SPD.” Tổng thống sẽ phải tuân thủ điều này và bãi nhiệm họ.

2.) Chính phủ thiểu số

Chưa giải quyết được cho bà Thủ tướng có tiếp tục cầm quyền với một chính phủ thiểu số. Tuy nhiên, vấn đề là Merkel sẽ phải hy vọng có phiếu bầu ủng hộ từ các phe phái khác với bất kỳ đối tác (có thể hiểu được như FDP hoặc Xanh (die Gruene)). Nhiều khả năng là Thủ tướng chấp nhận nguy cơ chiếm đa số khó tin có thể xảy ra.

3.) Sự bãi miễn (Abwahl/deselection) Thủ tướng

Nếu SPD rời khỏi chính phủ, thì trong quốc hội theo tính toán một phần lớn chống lại nữ Thủ tướng Merkel. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ có thể “truất phế bà ta” nếu đồng thời phần lớn các Thành viên của Quốc hội bầu được một người kế nhiệm. Nói cách khác, quốc hội chỉ có thể nói lên sự ngờ vực của mình bằng cách bầu một Thủ tướng khác. “Tuy nhiên, không rõ đa số trong quốc hội Đức hiện tại sẽ diễn ra như thế nào”, luật sư Wieland giải thích. Các đảng AfD, FDP, Tả Khuynh (die Linke), Xanh và SPD dường như chưa có thể đồng ý về một ứng cử viên chung.

4.) Thay đổi liên minh

Thay vì làm theo đề xuất bầu cử mới của Thủ tướng, Tổng thống Đức có thể đề nghị Merkel “rằng bà ta nên tìm kiếm trong hiện tại cho một đa số khác”, luật sư hiến pháp Wieland nói. Thủ tướng sau đó có thể cố gắng thành lập một liên minh với các đảng khác đang được đại diện trong quốc hội.
Vì sự hợp tác với Tả Khuynh và AfD gần như bị loại trừ, khả năng nhiều nhất chỉ có thể xảy ra là liên minh Jamaica với Xanh (Greens) và FDP. Tuy nhiên, nỗ lực thành lập một liên minh như vậy sau cuộc tổng tuyển cử năm 2017 đã thất bại trong các cuộc đàm phán thăm dò. Trong trường hợp có thể được trong lần này, sẽ có các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận liên minh.

5.) Cuộc bầu cử mới

Trong trường hợp SPD hủy bỏ liên minh lớn, luật sư hiến pháp Joachim Wieland cho rằng cuộc bầu cử sớm có thể diễn ra trước cuộc bầu cử tiểu bang ở Sachsen và Brandenburg. Điều kiện tiên quyết là Merkel tự đặt câu hỏi về sự tín nhiệm. Giáo sư (Prof.) luật cho biết: “nếu Merkel không chiếm đa trong quốc hội từ sự bỏ phiếu tín nhiệm, những gì được mong đợi sau khi liên minh lớn bị phá vỡ, Tổng thống Liên bang có thể theo đề nghị của Thủ tướng giải tán quốc hội trong vòng 21 ngày.”
Cuộc bầu cử mới sẽ phải diễn ra trong vòng 60 ngày. “Về mặt lý thuyết, cuộc bầu cử mới có thể xảy ra trước cuộc bầu cử nghị viện ở Sachsen và Thueringen (Thuringia) vào đầu tháng 9,” Wieland nói. Tuy nhiên, hiến pháp không cho thấy trước một “con đường an toàn”, Wieland nhấn mạnh. Sự thật chỉ có: Các “diễn viên chính” là Thủ tướng và Tổng thống Liên bang Đức. Chỉ khi nếu Merkel đề nghị cuộc bầu cử mới, Steinmeier mới có thể trở nên tích cực. Ông ta sau đó có thể giải thể quốc hội. Nhưng ông ấy không cần phải làm thế. Sau đó, các lựa chọn khác sẽ được xem xét.

6.) Tiếp tục của GroKo với những “cái đầu” mới

Theo sự nhận định của nhà khoa học chính trị ở thành phố Bremen, Lothar Probst, các cuộc bầu cử sớm không phải là một lựa chọn “hấp dẫn” cho cả SPD hay ngay cả cho CDU. Ông nói: “Tôi phỏng đoán rằng liên minh sẽ tiếp tục “hỗn loạn” và tạo ra sự kết toán trong công việc của chính phủ vào mùa thu.” Ông vẫn đi từ quan điểm rằng “liên minh lớn không vì việc từ chức của Andrea Nahles sẽ bị tan vỡ.”

Thay lời kết: Chính trị đa diện và phức tạp, khó phân biệt được giữa “bản chất và hiện tượng” nếu không thường theo dõi. Nhưng dựa vào vài dữ kiện nêu trên và tình hình chính trị Đức xưa nay cá nhân tôi mạo muội đưa ra vài nhận xét riêng như sau:
– Không những SPD đang khủng hoảng trầm trọng, cố tìm cách ngăn cản đà xuống dốc hiện tại từ một đảng lớn trở thành đảng nhỏ mà ngay cả CDU cũng đang hoang mang, thảo luận rốt ráo trong nội đảng để tìm cách duy trì sự cầm quyền ở Đức, tiếp tục dưới sự lãnh đạo của CDU.
– Giải pháp chính phủ thiểu số theo tôi nếu có sẽ không tồn tại bao lâu vì qua vài biểu quyết về đạo luật nào đó thấy ngay kết quả là được sự ủng hộ hay không (?) của các đảng tham chính vì đảng Linke và AfD công khai đòi bà Merkel phải từ chức và tổ chức bầu cử mới.
– Xác suất CDU/CSU và SPD muốn duy trì Groko tương đối cao. Lý do khá dễ hiểu vì nếu bầu cử lại thì SPD với tình trạng hiện tại nói cho cùng chỉ là “đảng phụ”, chỉ để tạo đa số phiếu cho CDU hay Xanh. Không những thế có thể trở thành đảng đối lập nhỏ, ít tiếng nói trong quốc hội mới.
– Một liên minh kiểu Jamaica (trong trường hợp bị áp lực từ Tổng Thống Đức như đã xảy ra cho Groko cách đây gần 2 năm) có lẽ chỉ thành hình khi bà Merkel phải ra đi vì đó là đòi hỏi công khai của Lindner, chủ tịch đảng FDP.
– Liên minh Jamaica nếu có thành hình thì theo sự suy xét riêng của người viết cũng không phải đơn giản. Cũng chẳng có gì khó hiểu vì kết quả bầu cử 2017, Xanh thua phiếu FDP và là đảng nhỏ ít tiếng nói hơn bởi lẽ lúc đó 2017 Xanh là đảng yếu nhất trong sáu đảng tham chính, vì vậy sự đòi hỏi các chức vụ, các bộ quan trọng trong liên minh chính phủ sẽ gặp trở ngại.
– Xanh đang tăng trưởng mạnh, hiện đang vượt qua CDU, dẫn đầu về sử ủng hộ của cử tri Đức theo kết quả thăm dò mới nhất vừa công bố chắc gì đã chịu nhường bước khi thương thảo lại.
– Muốn tiếp tục cầm quyền có thể CDU sẽ nhượng bộ Xanh và FDP nhưng liệu thành viên của CDU bỏ phiếu đồng ý. Tương tự liệu đảng viên Xanh bây giờ đồng ý nhượng bộ FDP?
– Khách quan mà nói theo nhận xét diễn biến chính trị Đức từ hàng chục năm qua CDU lo sợ trong trường hợp bầu cử lại liệu đương kim chủ tịch đảng, bà Annegret Kramp-Karrenbauer hay ứng cử viên nào khác có thể đạt được đa số sự ủng hộ của cử tri Đức để cầm đầu các cuộc đàm phán thành lập chính phủ và cuối cùng nắm giữ luôn chức vụ quan trọng: Thủ tướng Đức?
– Riêng Xanh, theo tôi nghĩ họ không sợ mất điều gì cả. Với tình hình hiện tại Xanh ít ra sẽ trở thành lực lượng chính trị mạnh thứ hai ở Đức sau CDU/CSU. Nhưng biết đâu cũng có thể trở thành lực lượng mạnh nhất và từ đó chức Thủ tướng Đức không lọt khỏi tay “đảng Xanh”. Mặc dù không nói ra công khai, cấp lãnh đạo Xanh tránh né khi được báo chí phỏng vấn nhưng trong thâm tâm Xanh rất muốn là giải tán Groko và bầu cử lại, theo sự phỏng đoán của người viết.
Tóm lại, chính trị Đức đang đối diện với nhiều “kịch bản” mà chưa biết sẽ kết thúc như thế nào. Quả bom chính trị Đức chậm nổ nhưng chắc chắn không còn bao lâu nữa cũng sẽ nổ tung!

Lê Ngọc Châu
(Nam Đức, Chiều 03.06.2019)
Url: Handelsblatt, sáng 03.06.2019

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*