Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán Việt Nam (Song Ngữ Việt-Anh)

(Ảnh: sưu tầm trên Internet)

Tại sao người Việt khắp nơi đều mừng Tết Nguyên Đán?

Người Việt khắp nơi trong và ngoài nước đang chuẩn bị đón mừng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn vào ngày 10 tháng Hai năm 2024. Riêng tại Orange County, thủ đô tỵ nạn của người Việt tại hải ngọai, từ ba tuần lễ trước Tết, đông đảo dân chúng nô nức đi săm sửa Tết tại Chợ Tết ở Phúc Lộc Thọ. Rồi vào dịp Tết, cộng đồng người Việt tổ chức cuộc Diễn Hành Tết trên đại lộ Bolsa – Trần Hưng Đạo, Hội Chợ Tết ở Mile Square Park, Hội Chợ Tết Sinh Viên ở Costa Mesa, Phố Hoa Tết ở Main Street Garden Grove. Còn ở các nơi khác có đông người Việt cư ngụ, cũng có Hội Chợ Tết.

Người Mỹ bản xứ đã thắc mắc tại sao người Việt khắp nơi đều ăn Tết Nguyên Đán rầm rộ như vậy? Đó là vì Tết Nguyên Đán có ý nghĩa nhân văn và tâm linh sâu sắc mà tổ tiên ta đã truyền lại cho các thế hệ con cháu trong suốt chiều dài lịch sử hơn 4 ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt.

Để mừng Tết Nguyên Đán, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại ý nghĩa của Tết Nguyên Đán truyền thống Việt Nam để truyền lại cho con cháu.

Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán

  • Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất và có ý nghĩa nhất trong năm của mọi gia đình người Việt vì đây là thời điểm khởi đầu cho một năm mới, thời gian để gia đình đòan viên, sum họp, cảm tạ Trời Đất, kính nhớ tổ tiên, thảo hiếu với cha mẹ, và cùng nhau ăn Tết vui vẻ.

Tết Nguyên Đán được tính theo âm lịch và bắt đầu vào sáng sớm ngày đầu tiên của năm âm lịch hàng năm.

Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng chung quanh Mặt Trời (tức là Âm lịch) trong khi Tết Tây lại được tính theo chu kỳ vận hành của Trái Đất chung quanh Mặt Trời (tức là Dương lịch).

Chữ “Tết” trong “Tết Nguyên Đán” bắt nguồn từ chữ “Tiết” trong chữ Hán Việt, có nghĩa là thay đổi thời tiết từ mùa Đông giá lạnh sang mùa Xuân ấm áp.  Còn “Nguyên Đán” có nghĩa là bình minh đầu tiên hoặc buổi sáng đầu tiên của năm Âm lịch. Vậy có thể nói Tết Nguyên Đán là Tết Minh Niên, mừng buổi bình minh đầu tiên của năm mới âm lịch, khác với Tết Đoan Ngọ vào tháng Năm và Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng Tám âm lịch.

Vì Tết Ta tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của Tết Nguyên Đán không bao giờ xảy ra trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này.

Ở Việt Nam, thời gian mừng Tết Ta hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Riêng tại các tỉnh thành, người dân chỉ ăn Tết 3 ngày đầu năm. Còn bên Mỹ, người Việt cũng ăn Tết ba ngày đầu năm.

  • Nguồn gốc Tết Nguyên Đán: Tết cổ truyền đã có từ thời Vua Hùng Vương

Khi lật lại những trang lịch sử lập nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt, ta nhận thấy truyền thống ăn Tết của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương (trước thời Bắc thuộc kéo dài 1000 năm) qua sự tích “Bánh dày bánh chưng”. Nội dung câu truyện đã cho thấy phong tục làm bánh chưng bánh dày ăn Tết đã có từ đời Hùng Vương.

Sự tích Bánh Dày Bánh Chưng

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng:
“Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo:
“Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

(Nguồn: https://truyencotich.vn/truyen-co-tich/co-tich-viet-nam/su-tich-banh-chung-banh-day.html)

Ý nghĩa của Bánh Dầy – Bánh Chưng

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Đất – Âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời – Dương, thể hiện triết lý Âm – Dương. Bánh chưng tượng trưng cho Mẹ, bánh dầy tượng trưng cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn truyền thống cao quý và ý nghĩa nhất để cúng Tổ Tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục bao la như trời đất của cha mẹ.

Bánh Chưng – Bánh Dầy (Ảnh: sưu tầm trên Internet)

Tết Nguyên Đán thể hiện đầy đủ nhất những ý nghĩa về giá trị nhân văn và tâm linh vô cùng sâu sắc và thâm thúy của văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

  • Tết Nguyên Đán là thời điểm giao hòa giữa Thiên – Địa – Nhân

Tết là thời điểm kết thúc một vòng chu kỳ tuần hòan của vũ trụ, tiễn đưa chu kỳ cũ và chào đón một chu kỳ mới. Nước Việt Nam giống như các nước Đông Á trước đây vốn chủ yếu canh tác lúa nước, nên để thuận tiện trong quá trình canh tác, người nông dân đã dựa vào thời tiết trong năm tính theo Âm Lịch để phân chia thời gian trong năm thành 24 tiết khí. Trong đó tiết quan trọng nhất, khởi đầu cho một chu kỳ canh tác, gieo trồng chính là tiết Nguyên Đán, hay vẫn thường gọi là Tết Nguyên Đán.

Theo quan niệm dân gian, Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian giao thoa giữa Trời với Đất, và giữa con người với thần linh.

Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian giao thoa giữa Trời với Đất vì vào tiết Xuân,Trời phú cho các yếu tố thiên nhiên thuận lợi cho việc canh tác, trồng cấy như thời tiết ôn hòa, khí hậu ấm áp, mưa nắng điều hòa. Mưa nắng của Trời đã tưới gội cho đất đai đông cứng khô cằn trong mùa Đông trở nên mầu mỡ, cây cối đâm chồi nẩy lộc, cỏ hoa xanh tươi mà thi hào Nguyễn Du đã diễn tả tiết Xuân bằng vài nét chấm phá qua hai câu thơ lục bát:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Tết Nguyên Đán còn là thời điểm giao cảm giữa con người và thần linh vì từ quan niệm: “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người dân coi Tết là dịp để bầy tỏ lòng biết ơn Trời và các vị thần linh (Thần Mưa, Thần Nắng, Thần Gió, Thần Đất) đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, và thiên hạ ấm no thái bình. Lòng tin tưởng và biết ơn Trời và các vị thần linh đã được biểu lộ trong các tục lệ Tết như Cúng Thổ Công (Ông Táo), dựng Cây Nêu, Cúng Giao Thừa, và hái lộc đầu xuân.

Triết lý Tam Tài: Thiên – Địa – Nhân:

Sự giao thoa giữa con người với Trời Đất nói trên bắt nguồn từ triết lý Tam Tài: Thiên – Địa – Nhân. Con người được sinh ra sống trên đời, đầu đội Trời, chân đạp Đất. Nên con người chỉ có thể sinh tồn và phát triển trong xã hội lòai người nếu hội đủ cả ba yếu tố: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Mưa thuận gió hòa và nắng mưa điều hòa là yếu tố Thiên Thời; đất đai mầu mỡ sản sinh ra mùa màng tươi tốt và các lọai thực phầm cây trái cho con người là yếu tố Địa Lợi; và yếu tố Nhân Hòa: con người sống hòa hợp với nhau thì gia đình êm ấm, làng xóm mới được yên vui, đất nước phú cường, và thiên hạ được thái bình.

(Nguồn ảnh: Internet)

  • Tết Nguyên Đán là thời gian để gia đình sum vầy, đoàn tụ, hòa thuận yêu thương nhau

Tết là dịp các con cháu xa xứ trở về nhà, sum họp vui vẻ với gia đình, quên hết những nhọc nhằn và bất hòa trong năm cũ, để cùng nhau ăn Tết, kính nhớ đến ông bà tổ tiên đã khuất, tỏ lòng thảo hiếu với cha mẹ, chúc mừng nhau những lời lẽ tốt đẹp nhất. Đó là hương vị tình thân rất trân qúy của ngày Tết mà chỉ những người xa xứ trở về nhà ăn Tết mới cảm nhận được một cách sâu sắc và thiêng liêng nhất.

Vợ chồng và con cái đến Chúc Tết ông bà cha mẹ (Ảnh: smiletravel.vn)

Hương vị tình thân của ngày Tết:

Còn gì hạnh phúc hơn vào ngày trước Tết, cả gia đình quây quần bên bếp lửa hồng canh nồi bánh chưng và đón khoảnh khắc giao thừa. Rồi sáng ngày Mồng Một Tết, đại gia đình gồm cha mẹ, anh chị em, con cháu quây quần cầu nguyện trước bàn thờ gia tiên mời tổ tiên ông bà về ăn Tết, rồi mừng tuổi nhau, cùng nhau ôn lại chuyện cũ của một năm trôi qua, chia sẻ những dự định cho một năm mới, và thưởng thức mâm cỗ Tết thịnh sọan đầy ắp hương vị Tết như bánh dầy ăn với giò chả, bánh chưng ăn kèm với món hành nén hay củ kiệu, bánh tét ăn với dưa món, thịt heo quay ăn với bánh hỏi, xôi gấc, xôi vò, giò thủ, cùng các lọai kẹo mứt như kẹo lạc, mứt hạt sen, mứt dừa, mứt gừng, mứt mãng cầu, hồng khô, chà là.

Trong lúc trà dư tửu hậu, cả nhà tụ lại chơi bài Tam Cúc hoặc đánh Bầu-Cua-Cá-Cọp. Tiếng cười vui rộn rã của người lớn bên bàn Tam Cúc hòa lẫn với tiếng reo hò của trẻ con bên bàn Bầu-Cua-Cá-Cọp, tạo nên cảnh gia đình vui Xuân đầm ấm trong khi bên ngòai tiếng pháo nổ vang rền khói pháo vươn bay cao lên bầu trời chan hòa nắng xuân ấm áp.

Đây mới thực sự là hương vị tình thân của ngày Tết mà có lẽ chỉ những người con xa xứ mới có thể thấu hiểu được. Dù có bận rộn đến đâu nơi đất khách quê người thì mỗi dịp Tết đến lại khiến những người con xa xứ trạnh lòng nhớ nhà và muốn trở về quê ăn Tết đúng với câu ca dao tục ngữ:
Dù ai buôn bán mãi đâu,
Nhớ ngày Tết đến, rủ nhau mà về”.

Ngày Tết đem lại một sự khởi đầu mới, nên mọi người rũ bỏ những điều buồn phiền trong năm cũ, bỏ qua mọi hiềm khích bất hòa cũ. Mọi người đều giữ thái độ vui vẻ hòa nhã với nhau, và cầu chúc nhau một năm mới được Phúc (may mắn), Lộc (giàu có, sung túc), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình yên).

Người Việt luôn tin rằng: “Đầu xuôi đuôi lọt” nên những ngày Tết sum họp vui vẻ và hòa hợp đầu năm báo hiệu một năm mới may mắn, an lành, tốt đẹp.

Gia đình quay quần bên nồi bánh chưng ở quê miền Bắc xưa. (Ảnh: FB của Khuyên Nguyễn)

Ngoài ý nghĩa gia đình đoàn tụ ăn Tết, Tết còn thể hiện tinh thần Đạo Hiếu và tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt.

  • Tết Nguyên Đán là dịp bày tỏ lòng kính nhớ tổ tiên ông bà

Trong ngày Mồng Một Tết, mọi gia đình đều thắp hương và bày biện mâm cúng lên bàn thờ gia tiên để bày tỏ lòng hiếu kính, hiếu đạo của con cháu đối với tổ tiên ông bà và mời tổ tiên ông bà về Ăn Tết. Một mâm cúng truyền thống gồm mâm ngũ quả, bánh mứt, xôi chè và đĩa thịt. Mâm ngũ qủa tượng trưng cho Ngũ Hành, tức năm yếu tố tạo thành thiên nhiên vạn vật: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Riêng các gia đình Công Giáo, bàn thờ gia tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa, và trên bàn thờ gia tiên, chỉ trưng bầy lư hương, nhang đèn, hoa Tết, và mâm ngũ qủa.

Mâm cỗ miền Nam cúng gia tiên ngày Tết (Nguồn ảnh: FB – Miền Tây Sông Nước Quê Ta)

Mâm ngũ quả theo 5 màu của ngũ hành: Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). (Nguồn: Internet)

Một mâm cỗ ngày Tết thịnh soạn với nhiều món ăn truyền thống (Ảnh: Internet)

Một số nơi còn có phong tục tảo mộ đầu năm để mời ông bà về ăn Tết với gia đình. Trong những ngày Tết, mọi người đều tin rằng tổ tiên sẽ trở về hiện diện trên bàn thờ gia tiên, chứng giám lòng thành của con cháu và phù hộ con cháu khỏe mạnh, học hành tấn tới, làm ăn phát đạt, và vạn sự hanh thông.

  • Tết Nguyên đán là dịp thể hiện truyền thống hiếu nghĩa và tôn sư trọng đạo

Trong tiềm thức, người Việt đều tin rằng, ngày Tết chính là cơ hội để thể hiện đạo lý “Uống  nước nhớ nguồn” một cách sâu sắc và rõ nét nhất. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” này không những đề cao truyền thống hiếu nghĩa, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất mà còn biết ơn ông bà, cha mẹ còn tại thế và cả các bậc ân sư trong truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt qua câu “Mùng một Tết cha, mùng 2 Tết chú, mùng 3 Tết thầy“. Đó là những phong tục chúc Tết hết sức tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự tôn ty trật tự từ trong gia tộc cho đến ngòai xã hội. “Mùng một Tết cha”: chữ “cha” ở đây là cha mẹ, đấng sinh thành và dưỡng dục mình. “Mùng 2 Tết chú” có ý chỉ các bậc trưởng thượng trong gia tộc như chú bác, cô dì, cậu mợ. “mùng 3 Tết thầy” tức học trò phải tết các thầy cô đã có công dạy dỗ minh về kiến thức và đạo dức.

Tết Nguyên Đán là dịp thể hiện lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ, và cả các bậc ân sư nữa. Một trong truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là tinh thần hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo qua câu nói: “Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư”, nghĩa là mọi người đều phải biết ơn và kính trọng tất cả những thầy cô đã dạy dỗ mình dù nhiều hay ít.

Gia đình xum họp, con cháu chúc Tết ông bà cha mẹ (Nguồn ảnh: chuabavang.com)

Thay lời kết: Hãy duy trì và bảo tồn Tết Nguyên Đán truyền thống của dân tộc Việt

Trên đây là các ý nghĩa nhân văn và tâm linh sâu sắc và thâm thúy của Tết Nguyên Đán Việt Nam. Trong tâm thức của người Việt, Tết nguyên đán thể hiện đầy đủ nhất những giá trị nhân văn và thiêng liêng thắm đượn bản sắc văn hóa và tinh thần người Việt. Vì Tết Việt Nam là gia bảo văn hóa đẹp đẽ và là tài sản tinh thần vô cùng quý giá do ông cha ta truyền lại cho các thế hệ con cháu noi theo. nên mọi người Việt phải biết duy trì và bảo tồn Tết Nguyên Đán truyền thống của dân tộc Việt.

Little Saigòn – Nam Cali, thượng tuần Tháng Chạp Qúy Mão

Vũ Ngọc Lộc

Tài liệu tham khảo:

* * *

The Meaning of Vietnamese Lunar New Year

Why do Vietnamese people everywhere celebrate Lunar New Year?

Vietnamese people everywhere at home and abroad are preparing to celebrate the Lunar New Year of the Dragon on February 10, 2024. Particularly in Orange County, the capital of Vietnamese refugees abroad, from three weeks before Tet, a lot of people eagerly go shopping at the Tet Market in Phuc Loc Tho. Then during Tet, the Vietnamese community organizes the Tet Parade on Bolsa – Tran Hung Dao Avenue, the Tet Fair in Mile Square Park, the Student Tet Fair in Costa Mesa, and the Tet Flower Street in Main Street Garden Grove.

In other places where many Vietnamese people live, there are also Tet Fairs. Native Americans wondered why Vietnamese people everywhere celebrate Lunar New Year so loudly? That’s because the Lunar New Year has a profound humane and spiritual meaning that our ancestors have passed down to their descendants throughout the history of more than 4 thousand years of civilization of the Vietnamese people.

To celebrate the Lunar New Year, let’s review the meaning of the traditional Vietnamese Lunar New Year to pass on to our children and grandchildren.

Meaning of Lunar New Year

(Photo: collected on the Internet)

  • What is Lunar New Year?

Lunar New Year is the biggest and most meaningful traditional festival of the year for every Vietnamese family because this is the beginning of a new year, a time for families to reunite, and give thanks to Heaven and Earth, honor your ancestors, be filial to their parents, and celebrate Tet together happily.

Lunar New Year is calculated according to the lunar calendar and begins early in the morning of the first day of the lunar year every year. Vietnam’s Lunar New Year is calculated according to the operating cycle of the Moon around the Sun (i.e. Lunar Calendar) while Western New Year is calculated according to the operating cycle of the Earth around the Sun (i.e. Solar Calendar).

The word “Tet” in “Tet Nguyen Dan” originates from the word “Tiet” in Chinese–originated Vietnamese term, which means changing the weather from cold winter to warm spring. And “Nguyen Dan” means the first dawn or the first morning of the lunar year. So it can be said that the Lunar New Year is the Minh Nien Festival, celebrating the first dawn of the lunar new year, different from the Doan Ngo Festival in May and the Mid-Autumn Festival on the full moon day of the eighth lunar month.

Because Tet is calculated according to the lunar calendar, which is based on the lunar cycle, Vietnam’s Lunar New Year is later than the Solar New Year (also known as Western New Year). Due to the lunar calendar’s rule of 3 leap years per month, the first day of the Lunar New Year never occurs before January 21 of the solar calendar and after February 19 of the solar calendar, but usually only falls between these dates.

In Vietnam, the annual New Year celebration usually lasts for about 7 days at the end of the old year and the first 7 days of the new year (December 23 to January 7). Particularly in the provinces and cities, people only celebrate Tet in the first 3 days of the year. In America, Vietnamese people also celebrate Tet for the first three days of the year.

  • Origin of Lunar New Year: The traditional Tet has existed since the time of King Hung Vuong

When we turn back the pages of the Vietnamese people’s heroic history of founding and defending the country, we realize that the Vietnamese tradition of celebrating Tet has existed since the time of King Hung Vuong (before the 1000-year period of Northern domination) through the legend “Banh day, banh chung“. The content of the story shows that the custom of making banh chung and banh day for Tet has existed since the reign of Hung King.

The legend of Banh Day and Banh Chung:

Once upon a time, during the reign of King Hung Vuong 6, after defeating the Chinese invaders, the king intended to pass the throne to his sons. On the occasion of the beginning of Spring season, the king gathered the princes together and said:
“Whoever can find delicious food to serve in the most meaningful way, I will pass the throne to him.”

The princes raced to find delicious things to offer to their father, hoping to get the throne.

Meanwhile, Hung Vuong’s 18th son, Tiet Lieu (also known as Lang Lieu), has a gentle personality, an ethical lifestyle, and is filial to his parents. Because his mother passed away early and there was no one to help him, he was worried and didn’t know what to do.

One day, Tiet Lieu dreamed that a God came and said:
“My child, there is nothing more precious in Heaven and Earth than rice, because rice is the food that nourishes people. You should use sticky rice to make round and square cakes, to represent Heaven and Earth. Wrap it in leaves and put the filling inside the cake to represent giving birth of your parents.”

Tiet Lieu woke up, extremely happy. He followed God’s instructions, chose good sticky rice to make square cakes to symbolize the Earth, put them in a pot to cook, called Banh Chung. And he pounded sticky rice to make a round cake, to symbolize Heaven, called Banh Day. The green leaves wrapped on the outside and the filling inside the cake represent the image of parents loving and caring for their children.

On the appointed day, the princes brought food to put on the tray. Oh come on, there’s all kinds of seafood, lots of delicious dishes. Prince Tiet Lieu only had Banh Day and Banh Chung. King Hung Vuong was surprised and asked, then Tiet Lieu told the story of God’s dream and explained the meaning of Banh Day and Banh Chung. The king’s father tasted it, found the cake delicious, and praised it meaningfully, so he passed the throne to Tiet Lieu, his 18th son.

Since then, every time the Lunar New Year comes, people make Chung and Day cakes to offer to their Ancestors and Heaven and Earth.

(Source: https://truyencotich.vn/truyen-co-tich/co-tich-viet-nam/su-tich-banh-chung-banh-day.html)

Meaning of Banh Day – Banh Chung

Square banh chung, blue, symbolizes Earth – Yin. The thick cake is round, white, symbolizing Heaven – Yang, expressing the philosophy of Yin – Yang. Banh Chung symbolizes Mother, Banh Day symbolizes Father. Banh chung and banh day are the most noble and meaningful traditional foods to worship the Ancestors, expressing the heart when drinking water, remembering the source, remembering the gratitude of parents for birth and upbringing, as vast as heaven and earth.

Banh Chung – Banh Day (Photo: collected on the Internet)

Lunar New Year most fully represents the meanings of the extremely profound humanistic and spiritual values of the culture and spirit of the Vietnamese people.

  • Lunar New Year is a time of harmony between Heaven – Earth – Humanity

Tet is the time to end a cycle of the universe, to say goodbye to the old cycle and welcome a new cycle. Vietnam, like other East Asian countries, mainly cultivated wet rice, so for convenience in the farming process, farmers relied on the weather during the year according to the lunar calendar to divide the time of the year into 24 solar terms. The most important period, the beginning of a farming and planting cycle, is the Lunar New Year.

According to folk beliefs, Lunar New Year is a time of interaction between Heaven and Earth, and between humans and gods.

Lunar New Year is the time of interaction between Heaven and Earth because in the Spring season, God endows natural elements favorable for farming and growing such as mild weather, warm climate, moderate rain and sunshine. Heaven’s rain and sunshine have watered the frozen and dry land in winter to become fertile, trees are sprouting, grass and flowers are green, and poet Nguyen Du described Spring with a few touches in two poem verses:
Green young grass reaches the horizon,
White pear branches dotted with a few flowers.”

Lunar New Year is also a time of communion between humans and gods because from the concept of “Grateful to God for the timely rain and sunshine“, people consider Tet as an opportunity to express their gratitude to God and the gods (the Rain God, the Sun God, the Wind God, the Earth God) gave favorable weather, lush crops, and peace and prosperity to the world. Trust and gratitude to God and the gods are expressed in Tet customs such as Worshiping the Lares, erecting a Tet Bamboo Pole, New Year’s Eve Worship, and picking early spring buds.

Three Realms Philosophy: Heaven – Earth – Humanity

The above interference between Human and Heaven and Earth originates from the philosophy of the Three Realms: Heaven – Earth – Humanity. Humans are born to live in this world, their heads holding Heaven and their feet stepping on the Earth. So people can only survive and develop in human society if they meet all three elements: Heaven’s Timing – Earth’s Advantage – Human Harmony. Good weather and moderate sunshine and rain are elements of Heaven’s Timing; Fertile land that produces good crops and fruits for people is a Earth’s Advantage; and the Human Harmony factor: when people live in harmony with each other, the family is peaceful, the village is in order, the country is prosperous, and the world is peaceful.

Heaven’s Timing – Earth’s Advantage – Human Harmony (Photo source: Internet)

  • Lunar New Year is a time for families to gather, reunite, and love each other in harmony

Tet is an opportunity for children and grandchildren who are far away from home to return home, reunite happily with their families, to forget all the hardships and discord of the old year, to celebrate Tet together, honor their deceased ancestors, and express their gratitude to their parents, congratulate each other with the best wishes. That is the precious flavor of family love during Tet that only those who return home to celebrate Tet can feel it in the most profound and sacred way.

Spouses and children come to wish their parents and grandparents a Happy New Year (Photo: smiletravel.vn)

The flavor of family love during Tet:

There’s nothing happier than on the day before Tet, the whole family gathers around the fireplace cooking the pot of Chung cake and celebrates the New Year’s Eve. Then on the morning of the first day of the New Year, the extended family including parents, siblings, children and grandchildren gather to pray in front of the ancestral altar, inviting their ancestors to come to celebrate Tet, then celebrate each other’s coming of age, and review old stories happened in the last year, share plans for a new year, and enjoy a sumptuous Tet feast full of Tet flavors such as Bánh Dầy (sticky rice cake) is eaten with Vietnamese pork sausage, Chưng cake is served with pickled onions or pickled radish, Tét cake is enjoyed with pickled vegetables, roasted pork is savored with thin rice vermicelli, red sticky rice, mung bean  sticky rice, Vietnamese pork sausage, and various candied treats such as peanut candy, lotus seed candy, coconut candy, ginger candy, mangosteen candy, dried date, and persimmon.

While drinking tea, the whole family gathers to play Tam Cúc or bet on Bầu-Cua-Cá-Cọp (Gourd-Crab-Fish-Tiger) games. The boisterous laughter of the adults at the Tam Cúc table mixed with the cheers of the children at the Gourd-Crab-Fish-Tiger table, creating a warm family scene of Spring joy while outside the sound of firecrackers resounding. Fireworks smoke rose high into the sky, filled with warm spring sunshine.

This is truly the flavor of Tet’s family love that perhaps only people living far away from home can understand. No matter how busy they are in a foreign land, every Tet holiday makes those living far from home feel homesick and want to return home to celebrate Tet in accordance with the folk song and proverb:
“No matter who trades afar,
Remember when Tet comes, invite each other to come home”.

Tet brings a new beginning, so people let go of the sadness of the old year, ignoring all old resentments and discords. Everyone maintained a cheerful and gentle attitude towards each other, and wished each other a new year of Phúc (Luck), Lộc (wealth, prosperity), Thọ (long life), Khang (healthy), Ninh (peaceful). Vietnamese people always believe that “The beginning goes thru smoothly then the end too” (“Đầu xuôi, đuôi lọt”), so the happy and harmonious reunions of Tet at the beginning of the year signal a lucky, peaceful and good new year.

The family gathers around a pot of Banh Chung in the old Northern countryside. (Photo: Khuyen Nguyen’s FB)

In addition to the meaning of family reunion to celebrate Tet, Tet also represents the spirit of Filial piety and respect for teachers of the Vietnamese people.

  • Lunar New Year is an opportunity to pay respect to our ancestors

On the first day of the New Year, every family burns incense and arranges an offering tray on the ancestral altar to express their children’s respect and piety towards their ancestors and invite their ancestors to celebrate Tet. A traditional offering tray includes a five-fruit tray, jam cake, sticky rice and a meat plate. The five-fruit tray symbolizes the Five Elements, which are the five elements that make up all things in nature: Metal, Wood, Water, Fire, and Earth. For Catholic families, the ancestral altar is placed under the altar of God, and on the ancestral altar, only incense burners, lanterns, Tet flowers, and a five-fruit tray are displayed.

Southern Vietnam’s feast offerings to ancestors on Tet (Photo source: FB – Miền Tây Sông Nước Quê Tôi)

Five-fruit tray according to the 5 colors of the five elements: Metal (white), Wood (blue), Water (black), Fire (red), Earth (yellow). (Source: Internet)

A hearty Tet feast with many traditional dishes (Photo: Internet)

Some places also have the custom of sweeping graves at the beginning of the year to invite grandparents to celebrate Tet with the family. During Tet, everyone believes that their ancestors will return to be present at the ancestral altar, witnessing their children’s sincerity and blessing them with good health, success in education, prosperous business, and many other things.

  • Lunar New Year is an occasion to demonstrate the tradition of filial piety and respect for teachers

Subconsciously, Vietnamese people believe that Tet is an opportunity to express the moral principle “When drinking water, remember the source” in the most profound and clear way. This moral principle of “Drinking water, remember the source” not only promotes the tradition of filial piety and gratitude to ancestors, grandparents, and deceased parents, but also gratitude to grandparents and parents who are still alive and also to the teachers in the tradition. The Vietnamese people’s tradition of “Honoring the teacher, esteeming the principles”is through the saying “The first day of the Lunar New Year is for blessing Father, the second day is for Uncle, the third day is for Teacher “. These are the very best New Year greeting customs of our nation, demonstrating the respect for order from within the family to outside society. “The first day for Father”: the word “father” here means parents, the ones who gave birth and raised us. “The 2nd day of the Lunar New Year blessing Uncle” refers to the elders in the family such as uncles, aunts.” The 3rd day for blessing Teacher” means that students must appreciate teachers who have taught them about knowledge and morality.

Lunar New Year is an opportunity to show gratitude to grandparents, parents, uncles, aunts, and even teachers. One of the good traditions of our nation is the spirit of studiousness and the tradition of respecting teachers through the saying: “One word is a teacher, Half a letter is a teacher “, meaning that everyone must be grateful and respect their teachers, no matter how much or how long they learn from their teachers.

The family gathers, children and grandchildren wish their parents and grandparents a Happy New Year (Photo source: chuabavang.com)

In conclusion: Maintain and preserve the traditional Lunar New Year of the Vietnamese people

Above are the profound humanistic and spiritual meanings of the Vietnamese Lunar New Year. In the minds of Vietnamese people, Lunar New Year most fully represents the humanistic and spiritual values imbued with Vietnamese cultural identity and spirit. Because Vietnamese Tet is a beautiful cultural heirloom and an extremely valuable spiritual asset passed down by our ancestors to future generations to follow.

Therefore, all Vietnamese people must strive to maintain and preserve the traditional Lunar New Year of the Vietnamese people.

Little Saigon – Southern California, Early of December of Year of the Cat

Vu Ngoc Loc

References:

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*