Vào ngày 26/3/2019, Chủ Tịch TC Tập cận Bình trong cuộc họp ở Paris, tự phụ tuyên bố trước Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, rằng trong 40 năm chúng tôi đã làm được những việc mà quý vị phải mất đến 300 năm. Nhưng cả thế giới nực cười, chế nhạo TC có gần 1 tỷ 400 triệu dân mà không có một Nobel khoa học kỹ thuật, y học nào cả, TC chỉ toàn ăn cắp, mua chuộc, bắt bí lấy của Âu Mỹ.
Vào ngày 26/4, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI Christopher Wray tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Council on Foreign Relations) phát biểu rằng không có quốc gia nào đặt ra mối đe dọa to lớn và nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ bằng Trung Quốc về góc độ tình báo, thông tấn xã Pháp AFP đưa tin như thế. Ông nói rõ “TC là người dẫn đầu huy động toàn xã hội ăn cắp, thông qua tất cả các loại hình thức công ty, trường đại học và tổ chức, làm tất cả mọi thứ có thể để đánh cắp những sáng tạo của chúng tôi, thông qua các cơ quan tình báo TC, các doanh nghiệp nhà nước, số lượng lớn các doanh nghiệp tư nhân, nghiên cứu sinh và học giả cùng nhiều người khác trở thành người làm việc cho TC”.
Giám đốc FBI còn cáo buộc Đảng CS Trung Quốc [ĐCSTQ] đánh cắp công nghệ Mỹ để leo thang kinh tế: “Nói thẳng ra, TC dường như nhẫn tâm hy sinh lợi ích của chúng tôi, thông qua trộm cắp để leo lên nấc thang kinh tế”. Ông cho rằng các hành động của ĐCSTQ không chỉ là mối đe dọa đối với an ninh kinh tế, mà còn là mối đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ của ĐCSTQ cũng là trọng tâm xét xử của Washington. Tổng thống Trump đã nghiêm khắc cáo buộc Bắc Kinh áp dụng các biện pháp thương mại không công bằng như chuyển giao công nghệ bắt buộc và trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm lợi ích của người Mỹ.
Và Mỹ, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ không giấu diếm, nói rõ dự án phản gián điệp hiện tại của Washington đang tập trung vào vấn đề gián điệp kinh tế của ĐCSTQ.
Sau nhiều vòng đàm phán, cuối cùng TC đã thừa nhận hành vi ăn cắp công nghệ của mình. Đầu tháng 4, Cố vấn kinh tế Toà Bạch Ốc Larry Kudlow phát biểu trước truyền thông cho biết, lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc và tổ chức tin tặc làm gián điệp Internet. Ông Kudlow nói rằng trước đó ĐCSTQ đã hoàn toàn phủ nhận các cáo buộc về hành vi trộm cắp quyền tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.
Ông Giám đốc FBI Wray cho biết, Hoa Kỳ không phải là mục tiêu kinh tế duy nhất mà ĐCSTQ nhắm tới. “Cách tiếp cận của họ là chiến lược. Trên thực tế, họ có kế hoạch 5 năm hẳn hoi, từng bước đạt được vị trí thống lĩnh trong các lĩnh vực then chốt. Để đạt được mục tiêu của mình, họ sử dụng một loạt các biện pháp phi truyền thống, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, kết hợp đầu tư nước ngoài và mua lại công ty, xâm nhập Internet và đe dọa chuỗi cung ứng”.
ĐCSTQ đang cố tình thực hiện kế hoạch trộm cắp này. Trong vài thập niên qua, Hoa Kỳ đã đánh giá thấp mối đe dọa của ĐCSTQ và bây giờ mọi người mới nhận thức được tính nghiêm trọng của mối đe dọa này, ông Way nói thêm.
Năm ngoái, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã khai triển “Sáng kiến Trung Quốc” (China Initiative), trong đó Hoa Kỳ sẽ tích cực điều tra và truy tố các công ty, cá nhân TC bị nghi ngờ tham gia trộm cắp bí quyết thương mại và gián điệp kinh tế.
Đây không phải lần đầu Giám đốc FBI Christopher Wray tố cáo về nạn gián điệp của Đảng Nhà Nước và của xã hội của chế độ TC. Hồi năm 2018 ngày 11 tháng 12, trong cuộc điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện ở Washington Giám đốc FBI Christopher Wray nói rằng Trung Quốc không chỉ dựa vào các tổ chức nhà nước để làm suy yếu sức mạnh quân sự, kinh tế, văn hóa và thông tin của Mỹ trên toàn cầu.Giám đốc FBI nhìn nhận mối đe dọa không chỉ đến từ chính phủ Trung Quốc mà còn từ toàn xã hội Trung Quốc. Ông kêu gọi “toàn xã hội” Mỹ đoàn kết để đối phó với Trung Quốc.
Nhớ tại Diễn đàn An ninh Aspen, hôm thứ Tư 18/7/ 2018, các phóng viên đã đặt câu hỏi liệu ông Giám đốc FBI Christopher Wray có coi Trung Quốc là “kẻ thù” hay không và ở mức độ nào. Ô. Wray trả lời không phải Nga, mà Trung Quốc mới là mối đe dọa lớn nhất về tình báo đối với nước Mỹ. Ông dẫn giải Trung Quốc phủ mạng lưới tình báo khắp 50 tiểu bang của Mỹ, còn tình báo Nga thì không. “Xét từ góc độ điều tra phản gián, tôi cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, thách thức nhất và đáng lo ngại nhất của nước Mỹ”.”Sở dĩ tôi nói vậy là bởi họ đã tiến hành nhiều động thái gián điệp toàn diện trong nội bộ nước Mỹ. Không chỉ gài gián điệp thông thường, họ còn có cả gián điệp kinh tế [tại Mỹ]. Ngoài những đặc vụ truyền thống, họ còn tiến hành thu thập thông tin bằng nhiều cách khác, bằng nhân lực hoặc các thiết bị điện tử”. “Chúng tôi đã tiến hành điều tra gián điệp kinh tế trong tất cả 50 tiểu bang của Mỹ, và tất cả đều có bàn tay của Trung Quốc. Thiết bị theo dõi được tìm thấy ở những nơi ít ai ngờ tới – trong hạt ngô ở Iowa, hay những cối xay gió ở Massachusets… Do đó tôi cho rằng chúng ta không thể coi thường tầm cỡ, số lượng hay mức độ thâm nhập của gián điệp Trung Quốc”.
Báo chí, truyền thông, quốc hội Mỹ từ lâu cũng rất thường đưa ra những thông tin nghị luận vạch trần các hành động của tình báo TQ ăn cắp “bí mật kinh doanh, tài sản online”, giả mạo và “buôn bán hàng giả”. Năm 2017 FBI cũng có một báo cáo cho biết việc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ đã khiến Mỹ thiệt hại đến 600 tỉ USD hàng năm.
Ông Giám đốc FBI Christopher Wray nhận định hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ mang tính chiến lược hơn và có quy mô lớn hơn nhiều so với hoạt động can thiệp nội bộ nước Mỹ của Nga trong những năm gần đây, dù những cáo buộc về Nga dường như đang “chiếm sóng” truyền thông nhiều hơn.
TC đã đánh cắp hàng khối dữ liệu của Hải Quân Mỹ . Theo Reuters, ngày 14/12, báo Wall Street Jourrnal (WSJ) đưa tin, tin tặc Trung Quốc đã tấn công các nhà thầu của Hải quân Mỹ để đánh cắp hàng loạt thông tin, trong đó có các sơ đồ về hoả tiễn. Động thái này bị một số quan chức coi là chiến dịch tấn công mạng hiểm hóc nhất có liên quan tới Bắc Kinh.
Các nhà lập pháp cũng bày tỏ lo ngại việc TQ lợi dụng trí thức ở nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc có thể gây áp lực cho các Hoa kiều được họ tài trợ để học tập và nghiên cứu tại Mỹ nhằm tiếp cận các nghiên cứu có giá trị chiến lược.
Trung Quốc sử dụng “Viện Khổng tử”, các tổ chức được thành lập trong các trường đại học Mỹ với sự tài trợ của Chính phủ Trung Quốc để dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, cũng thu hút sự chú ý. Ông Priestap cho biết có 150 Viện Khổng tử trong các trường đại học ở Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc từ năm 2008 đã tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài và chi tiền cho họ nhằm hỗ trợ hiện đại hóa Trung Quốc, hơn 300 nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã chấp nhận khoản chi của Trung Quốc. Mulvenon cho biết không rõ họ đã nhận được sự cho phép từ cơ quan của mình để nhận khoản tài trợ này hay chưa../.
Vi Anh
Be the first to comment