Năm Lầm Tưởng Về Việc Ăn Chất Béo Đã Đến Lúc Ngừng Tin

Chất béo không không nên mang tiếng xấu. Trong thực tế, bạn có thể cần phải ăn nhiều hơn. (?)

Huỳnh Chiếu Đẳng tóm tắt bản tin:

Lầm tưởng số 1: Chất béo có hại cho tim của bạn.

Sự thật: Karol Watson, M.D., Ph.D., giáo sư tim mạch tại Đại học New York, Trường Y David Geffen tại UCLA cho biết: Nhiểu chất béo, chẳng hạn như chất béo omega-3, một số chất béo polyunsaturated fats và hầu như tất cả các chất béo monounsaturated fats rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tim và cải thiện trí nhớ, Những chất béo lành mạnh này – được tìm thấy trong thực phẩm như bơ, hạt, quả hạch và cá béo như cá hồi và cá ngừ – có thể giúp giảm cholesterol toàn phần và giảm viêm, cả hai yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Cơn sốt ăn kiêng mọi thứ ít chất béo trong thập niên 80 được thúc đẩy bởi niềm tin sai lầm rằng vì một số chất béo có hại cho bạn nên tất cả chất béo đều có hại. Những chất cần chú ý là trans fats (thường được dán nhãn là dầu hydro hóa hoặc hydro hóa một phần) cũng như hầu hết các loại dầu hạt như dầu ngô, đậu nành, hạt bông và hạt nho, có hàm lượng axit linoleic omega-6 cao. Những thứ này làm tăng cholesterol xấu, gây ra mảng bám hình thành trong động mạch và làm giảm loại cholesterol tốt.

Đối với saturated fats có trong thịt, bơ, sữa, pho mát và đồ nướng – thì kết quả phức tạp hơn. Chất béo bão hòa (saturated fats) làm tăng mức cholesterol tốt và xấu, do đó tác động của chúng đối với sức khỏe chưa rõ ràng.

Trong khi suy nghĩ về chất béo bão hòa đang thay đổi, các hướng dẫn hiện hành khuyên bạn nên giữ lượng này ở mức 10% hoặc ít hơn lượng calo hàng ngày từ saturated fats.

Lầm tưởng số 2: Thực phẩm giàu chất béo có hại cho cholesterol của bạn.

Sự thật: Nó phụ thuộc vào loại chất béo. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ăn chất béo không bão hòa (unsaturated fats), đặc biệt nếu chúng thay thế chất béo bão hòa (saturated fats) và chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống của bạn, có thể cải thiện cholesterol và bảo vệ chống lại bệnh tim.
Những chất béo này, thường được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật và cá béo, làm giảm cholesterol xấu có khả năng gây tắc nghẽn động mạch và tăng cholesterol tốt, có chức năng quét sạch cholesterol dư thừa. Nghiên cứu cho thấy trái bơ, đậu (đậu và đậu lăng= beans and lentils), hạnh nhân và quả óc chó (almonds, and walnuts) đặc biệt tốt trong việc giảm cholesterol xấu.

Chuyện hoang đường số 3: Ăn chất béo khiến bạn tăng cân.

Sự thật: Nếu bạn ăn quá nhiều carbs (nhóm đường, bột) hoặc quá nhiều protein, bạn sẽ tăng cân và điều tương tự cũng xảy ra với chất béo. Nhưng bản thân chất béo (đặc biệt là chất béo lành mạnh) không làm bạn tăng cân.

Trên thực tế, một nghiên cứu của JAMA cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về việc giảm hoặc tăng cân giữa những người theo chế độ ăn kiêng low-carb lành mạnh và những người theo chế độ ăn ít chất béo lành mạnh.

Đây là lý do: Sandy Procter, Tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký và là trợ lý giáo sư danh dự tại Khoa Thực phẩm của Đại học Bang Kansas, cho biết: Mặc dù chất béo có lượng calo mỗi gram cao hơn gấp đôi so với protein hoặc carbs, nhưng nó cũng giúp tăng cảm giác no. Procter nói: “Chất béo tiêu hóa chậm hơn so với thực phẩm không có chất béo và cho phép chúng ta cảm thấy no lâu hơn sau khi ăn”.

Nói tóm lại, mặc dù chất béo có nhiều calo hơn tính theo pound nhưng bạn cần ăn ít chất béo hơn để cảm thấy hài lòng.

HCD: Ghi thêm 1g chất béo cho 9 Calories, 1g đường, bột, protein cho 4 Calories

Lầm tưởng số 4: Các sản phẩm ít béo hoặc không béo sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Sự thật: Không đúng như vậy, nếu chất béo được thay thế bằng lượng đường cao ngất ngưởng (thường đó là cách khiến thực phẩm chế biến sẵn giảm chất béo trở nên ngon miệng). Bác Sĩ Taylor Wallace (hiệu trưởng và Giám đốc điều hành của Think Healthy Group và là giáo sư phụ trợ tại Khoa Nghiên cứu Dinh dưỡng và Thực phẩm tại Đại học George Mason) cho biết: carbs tinh chế (refined carbs) và đường cho thêm vào thực phẩm (không phải có sẳn tự nhiên trong thực phẩm) có thể làm giảm độ nhạy của insulin và tăng huyết áp cũng như chất béo trung tính trong máu, một loại chất béo lưu thông trong máu. Đó đều là những nguy cơ gây ra bệnh tim.

Khi cân nhắc lựa chọn ít chất béo hơn, hãy đọc nhãn dinh dưỡng và kiểm tra lượng đường bổ sung. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ khuyến nghị hạn chế lượng đường bổ sung ở mức 10% hoặc ít hơn lượng calo mỗi ngày của bạn.

Chuyện hoang đường số 5: Tất cả chất béo có nguồn gốc thực vật đều tốt cho sức khỏe.

Sự thật: Nhiều người cho rằng nếu các chất béo từ thực vật thì đương nhiên là tốt, không đúng vậy đâu. Ví dụ, các loại dầu nhiệt đới như dầu cọ (palm oil), dầu hạt cọ và dầu dừa (coconut oil) rất giàu chất béo bão hòa. Dầu dừa chứa 83% chất béo bão hòa (saturated fat) , cao hơn bơ (63%) hoặc mỡ thịt xông khói (39%). Wallace nói: “Dầu dừa là một trong những chất béo tồi tệ nhất. Dầu nhiệt đới, thường xuất hiện trong các sản phẩm chay và thuần chay, làm tăng đáng kể lượng cholesterol xấu”.

Steven Gundry, MD, giám đốc Viện Tim và Phổi Quốc tế, Trung tâm Y học Phục hồi cho biết: Hãy dùng dầu ô liu hoặc dầu tía tô (olive oil or perilla oil), có chứa axit alpha-linolenic, một loại axit béo omega-3 mà trong các thử nghiệm cho thấy làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, Ông cho biết thêm, dầu ô liu “chứa nhiều polyphenol, các hợp chất thực vật hoàn toàn tốt cho tim và não”.

Kate Rockwood là một nhà văn tự do có trụ sở tại New York.   HCD: FDA khuyên những người có sức khỏa bình thường ăn 33% Caloris từ carbohydrate (nhóm đường bột), 33% Calories từ protein (nhóm thịt cá, chất đạm) và 33% Calories từ chất béo (nhóm dầu mỡ). Những người có sức khỏe “xấu” ăn theo Bác Sĩ dặn.

Huỳnh Chiếu Đẳng
Theo Quán ven đường ngày 2/9/2023

Nguồn tin và chi tiết: https://www.delish.com/kitchen-tools/a44963505/myths-about-eating-fat/

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*