Trung Cộng Đã Thủ Lợi Rất Nhiều Trong Cuộc Chiến Giữa Nga Và Ukraine

Nhân dịp cuộc chiến xảy ra tại Ukraine được một năm, ngày 24/2 Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết lên án Nga xâm lăng Ukraine và yêu cầu chấm dứt chiến tranh, có 141 quốc gia ủng hộ nghị quyết này, 32 quốc gia trong đó có Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Cũng như nhiều lần trong quá khứ, Việt Nam luôn luôn theo lập trường của Trung Cộng.

Từ đầu năm 2021 Nga đã đưa quân tới biên giới Ukraine để chuẩn bị cho những cuộc   Sự kiện này không có gì mới mẻ vì Nga thường có những cuộc thao diễn như vậy. Tuy nhiên cuộc thao diễn của Nga tại biên giới Ukraine lần này có tính cách quy mô hơn, bao gồm cả hải lục không quân và một lực lượng binh lính lên tới hàng 100 ngàn quân đã dấy lên những mối lo sợ về một cuộc chiến sẽ xảy ra. Trong suốt một năm biểu dương lực lượng mà Nga đã không gặp một phản ứng nào từ Hoa Kỳ và khối NATO ngoài trừ những lời cảnh cáo, hăm dọa sẽ trừng phạt Nga nếu cuộc xâm lăng Ukraine xảy ra. Sự phản đối lấy lệ của Biden và khối NATO đã tạo cơ hội cho Nga phát động một cuộc xâm lăng thực sự tại Ukraine.

Ngày 24/2/2022, Nga đã bắt đầu cuộc xâm lăng Ukraine bằng những cuộc tấn công ào ạt, vũ bão của các lực lượng bộ binh, không quân và hải quân. Xe tăng Nga đã vượt biên giới tiến vào lãnh thổ Ukraine. Thủ đô Kyiv của Ukraine đã phải hứng chịu hàng loạt hỏa tiễn tên lửa, và bị quân Nga bao vây tứ phía, cả đường bộ và cửa biển. Chỉ trong vài ngày, quân Nga đã chiếm được nhiều thành phố lân cận thủ đô Kyiv. Thế giới lo lắng cho Ukraine, sợ rằng Ukraine sẽ dễ dàng bị Nga chiếm đoạt nhưng thực tế thì khác: Nga đã thất bại vì gặp sự chống cự mãnh liệt của quân dân Ukraine. TT Zylenskyy đã thẳng thừng từ chối đề nghị được di tản, quyết tâm ở lại cùng chiến đấu với người dân. Tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất của quân dân Ukraine trong việc chống lại ngoại xâm đã là tấm gương cho nhiều quốc gia khác.

Biden bị chỉ trích về cách đối phó với cuộc chiến tại Ukraine

Trong khi cư dân East Palestine thuộc tiểu bang Ohio phải đối mặt với thảm họa môi trường thì Biden lại đi thăm Ukraine. Việc làm của Biden đã bị báo chí và chính giới chỉ trích vì đã không đặt quyền lợi của người dân Hoa Kỳ lên hàng đầu. Biden được khen là can đảm vì đã tới thăm Ukraine trong tình trạng chiến tranh đang diễn ra, còi hụ báo động vang lên khắp nơi nhưng thực tế đây chỉ là một màn kịch. Phóng viên Alex Marquardt của CNN tại thủ đô Kyiv cho biết anh ta ở đó đã 5 ngày mà không nghe một tiếng còi báo động nào cho tới khi Biden xuất hiện.

Đa số người dân Hoa Kỳ không tán thành việc Biden đối phó với cuộc chiến, thời gian đầu người dân đã ủng hộ việc Hoa Kỳ viện trợ cho Ukraine nhưng sau một năm và nhất là sau khi chi hơn 110 tỷ Dollars thì người dân bắt đầu hoài nghi và đang cân nhắc xem liệu Hoa Kỳ có nên tiếp tục viện trợ cho Ukraine hay không. Bằng cách nào có thể chấm dứt cuộc chiến? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra mà không có câu trả lời.

Putin đã nhiều lần cảnh cáo là có thể sẽ xử dụng vũ khí nguyên tử. Rất có thể Putin sẽ thực hiện điều này khi đương sự ở vào thế tuyệt vọng. Theo nhiều nguồn dư luận và báo chí, với nền kinh tế đang bị trì trệ và nhiều vấn đề phức tạp khác trong phạm vi nội bộ, Hoa Kỳ sẽ khó mà có thể tiếp tục viện trợ cho Ukraine theo đuổi cuộc chiến nữa. Đã tới lúc Hoa Kỳ phải thúc đẩy một giải pháp hòa bình, phải có những cuộc thương lượng chấm dứt chiến tranh. Cho tới nay, Hoa Kỳ đã không thúc đẩy một giải pháp chấm dứt chiến tranh mà ngược lại Biden chỉ cam kết tiếp tục yểm trợ Ukraine. Dân chúng của Hoa Kỳ và các nước Âu Châu có thể chịu đựng thêm được bao lâu nữa?

Trung Cộng đã thủ lợi rất nhiều trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine

Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc chiến Nga-Ukraine đã làm giảm vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ, cụ thể là Israel, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Ấn Độ, và một số quốc gia khác đã không áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt của Hoa Kỳ và Âu Châu áp đặt lên Nga. Trong khi đó Trung Cộng đã lợi dụng cơ hội xây dựng uy tín và nổi vượt lên là một cường quốc công khai thách thức vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Từ đầu cuộc chiến Tập Cận Bình đã hứa là sẽ đứng ngoài, không ủng hộ bên nào, nhưng trong thực tế, Trung Cộng đã đứng hẳn về phía Nga. Khi Hoa Kỳ và khối NATO áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga thì Trung Cộng lại lợi dụng cơ hội mua dầu của Nga với giá thấp hơn giá thị trường từ 20 tới 30 Dollars mỗi thùng. Sự việc này đã giúp cho kinh tế của Nga không bị sụp đổ và Nga vẫn có khả năng cầm cự lâu dài trong cuộc chiến. Trung Cộng đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong việc mua bán dầu, đã tiết kiệm được nhiều triệu Dollars mỗi ngày, đồng thời Trung Cộng còn có cơ hội tăng kho dự trữ dầu khí của mình.

Lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ và NATO đã loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán tiền tệ quốc tế, nên Nga đã phải đồng ý trao đổi thương mại với Trung Cộng bằng nhân dân tệ. Trung Cộng trả tiền mua khí đốt bằng nhân dân tệ, sau đó Nga dùng tiền này mua hàng hóa điện tử của Trung Cộng, cả hai bên đều có lợi. Sự kiện này giúp Nga vượt qua suy giảm nghiêm trọng về nguồn lợi tức năng lượng, đồng thời có khả năng phục hồi kinh tế và còn có thể tiếp tục theo đuổi cuộc chiến một cách lâu dài hơn. Phân tích của Bloomberg Economics cho hay hiện nay Nga đang dự trữ một khối lượng nhân dân tệ trị giá tương đương với 45 tỷ Dollars. Nhân dân tệ đang thay thế Dollar của Hoa Kỳ tại Nga.

Vấn đề Nga phải phụ thuộc kinh tế vào Trung Cộng đã đẩy vai trò chính trị của Trung Cộng lên tầm mức quan trọng ngang hàng với Hoa Kỳ và khối NATO. Trong thời gian hơn năm nay chúng ta đã chứng kiến Trung Cộng là đồng minh đắc lực của Nga. Nhiều nhà phân tích đã khẳng định thế giới đang có một trật tự mới: Một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu, một bên là Trung Cộng và các đồng minh Nga, Iran và Bắc Hàn.

Trung Cộng trong vai trò lãnh đạo khối cộng sản quốc tế đã khuyến khích Iran và Bắc Hàn phát triển vũ khí hạt nhân. Iran đã cung cấp máy bay không người lái cho Nga và Bắc Hàn đã gởi binh lính tăng cường cho quân Nga tại chiến trường Ukraine. Trong khi đó thì Trung Cộng lại đóng vai “sứ giả hòa bình” giữa Nga và Ukraine bằng cách đưa ra đề nghị chấm dứt chiến tranh. Trong thực tế Trung Cộng không có thực tâm đóng góp vào việc xây dựng hòa bình mà chỉ muốn kéo dài cuộc chiến để hưởng lợi về kinh tế và chính trị.

Trong một chương trình trên Fox News, Tucker Carlson đã nhắc tới cựu TT Trump là một người yêu nước, đã đưa ra một giả định: “Đẩy Putin vào tay của Trung Cộng là tạo ra một khối chống Hoa Kỳ hùng mạnh và nguy hiểm nhất trong lịch sử. Khi Nga liên minh với Trung Cộng, họ sẽ có diện tích đất lớn nhất thế giới và lượng khí đốt tự nhiên nhiều nhất thế giới, với dân số đông nhất thế giới và nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi đó vị thế bá chủ toàn cầu và quyền lực của Hoa Kỳ sẽ chấm dứt.” Tucker Carlson cho biết: “Tất cả mọi người đã im lặng, không một ai muốn nghe quan điểm của Donald Trump về chính sách đối ngoại nhưng thực tế Donald Trump là người có chính sách đối ngoại khôn ngoan hơn bất cứ một nhà lãnh đạo nào của Hoa Kỳ trong thời gian gần một thế hệ.”

Như dự đoán của cựu TT Trump, giờ đây chính sách đối ngoại của Biden đối với cuộc chiến tại Ukraine đã tạo cho nền kinh tế của Nga và Trung Cộng kết hợp với nhau. Hàng hóa của Nga xuất cảng qua Trung Cộng tăng 60% và hàng của Trung Cộng đổ vào Nga tăng 30%. Các công ty sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ đã rút khỏi Nga và Trung Cộng bước vào thay thế. Liên minh Nga-Trung Cộng đã tới giai đoạn cực kỳ nguy hiểm.

Hoa Kỳ cần áp dụng những biện pháp mạnh và thực tế trong việc đối phó với Trung Cộng hơn là chỉ theo dõi và hăm dọa. Nga là quốc gia có nhiều vũ khí hạt nhân hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và Trung Cộng là quốc gia có nhiều tàu chiến hơn bất kỳ lực lượng hải quân nào trên thế giới, hai quốc gia này liên kết với nhau sẽ thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng mà Hoa Kỳ và thế giới cần có một sách lược thích nghi để kịp thời đối phó.

Kim Nguyễn
Ngày 28/2/2023

Nhận Định Thời Cuộc

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*