Mời bạn cùng tôi dạo quanh đường phố thân quen của Sài gòn những thập niên 60, 70, cho tới năm 75.
Chúng ta bắt đầu từ Ngã sáu Chợ lớn đi theo đường Minh Mạng đến Ngã bảy, với bên mặt là các tiệm bán bàn ghế mà nổi tiếng nhứt là tiệm Phan văn Nhị. Các tiệm bán xe gắn máy Honda, Suzuki.v.v. tràn ngập đối diện bên kia đường, khiến khu Ngã bảy thật là sầm uất. Nếu theo đường Trần hoàng Quân thì sẽ gặp Nguyễn Duy Dương, với Trường Mù bên phải, sau đó gặp Sư Vạn Hạnh, rồi chấm dứt với Đại lộ Hùng Vương.
Ngã bảy là nơi hội tụ các đường Phan thanh Giản, Lý thái Tổ, Pétrus Ký, Bà Hạt, Minh Mạng.
Đường Phan thanh Giản chạy từ Ngã bảy đến Hàng Xanh (đúng tên là Hàng Sanh), nối vào xa lộ Biên Hòa. Đầu đường Phan Thanh Giản có rạp chiếu bóng Long Vân ở số 643. Đây là khu Bàn cờ, dân cư đông đúc. Sau đó, tới trường trung học tư thục Văn Hóa của Nguyên Sa Trần bích Lan, trường Phan sào Nam. Đến ngã tư đường Cao Thắng thì có rạp Đại Đồng. Bên kia đường có xe bánh mì thịt nguội Tám Cẩu, nỗi tiếng khắp nơi. Đi tới chút nữa thì có bịnh viện Bình Dân chuyên về ngoài da, giải phẩu, tai, mắt, mũi, họng, tiết niệu, xương, ung thư, v…v… Kế bịnh viện là cư xá Đô Thành với chợ 20. Qua khỏi Lê văn Duyệt là tới khu cây cao bóng cả, bịnh viện Saint Paul bên trái (bịnh viện nằm giữa hai đường Nguyễn Thông và Bà huyện Thanh Quan), trường nữ trung học Gia long bên phải. Giờ tan học, các nàng tiên áo trắng bay lượn quanh người đón đưa. Ôi! Đẹp thay một thời mộng mơ của tuổi học trò. Đường Phan Thanh Giản băng ngang các đường Đoàn thị Điểm, Trương minh Giảng, Công lý, Pasteur, Lê qúy Đôn, Duy Tân, Hai bà Trưng, rồi tới nghĩa trang Mạc đỉnh Chi. Đi tiếp thì gặp Phùng khắc Khoan, Mạc đỉnh Chi, Phan Liêm, đại lộ Đinh tiên Hoàng, Phan kế Bính, Phạm đăng Hưng, Nguyễn bĩnh Khiêm chấm dứt tại cầu Phan thanh Giản nối vào xa lộ, về hướng Tân Cảng, đi Biên Hòa.
Bên hông trường Gia Long là đường Bà huyện Thanh Quan đi từ rạch Nhiêu Lộc, gặp Kỳ Đồng, Yên Đổ, Hiền Vương, Tú Xương, hông bịnh viện Saint Paul, qua Phan thanh Giản, cửa chùa Xá lợi, tượng trưng cho Phật học Nam Việt, Ngô thời Nhiệm, hông bịnh viện Hoa Liễu, Hồ xuân Hương, Phan đình Phùng, Trương minh Ký, Trần qúy Cáp, chấm dứt tại Hồng thập Tự. Đường có cư xá nữ sinh viên Thanh Quan, với bóng râm và nhiều lá me bay trong những buổi trưa hè oi ả.
Đường Ngô thời Nhiệm nằm khép nép song song với đường Phan Thanh Giản có Chẩn Y Viện Thanh Quan, nơi khám bịnh công chức VNCH. Sau lưng, là bịnh viện Hoa liễu (tên gọi trước năm 1975, nhà thương Bạc Hà theo cách nói của người bình dân), quay mặt ra đường Hồ Xuân Hương. Đây là nơi chuyên điều trị các bịnh do giao hợp. Không biết do ai mà con đường có bịnh viện Hoa Liễu lại được đặt tên của thi sĩ chuyên nói về tình dục. Thật là một sự trùng hợp thú vị. Trước bịnh viện Hoa Liễu có quán phở không tên nằm tạm bợ bên hè một biệt thự, phở thiệt ngon, đông khách do người Nam nấu mới lạ.
Đường Hồ xuân Hương nối đường Đoàn thị Điểm với Lê văn Duyệt, cắt ngang Bà Huyện Thanh Quan. Ngoài bịnh viện Hoa liễu, còn có trường trung học Colette tại số 10.
Đường Phan đình Phùng song song và đi ngược chiều với đường Phan Thanh Giản. Bắt đầu là trụ sở đài Phát Thanh Sài gòn ở số 3, gặp Nguyễn bĩnh Khiêm, Phạm đăng Hưng, Phan Kế Bính. Tại Ngã ba Phan đình Phùng và Phan kế Bính, dân biểu Trần văn Văn đã bị Việt Cộng giết hại bằng súng vào sáng ngày 7/12/1966. Đi tiếp sẽ gặp Đinh tiên Hoàng, Mạc đỉnh Chi, Phùng khắc Khoan, Hai bà Trưng, Duy Tân, Pasteur, Công Lý, tới sân vận động Phan đình Phùng là nơi tập luyện các môn thể thao như bóng rỗ, quần vợt. nhảy cao, nhảy dài, nhảy xa v.v. Nhà hàng Sing Sing ở bên kia đường. Đi nữa sẽ gặp Lê qúy Đôn, Trương minh Giảng, Đoàn thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan, Lê văn Duyệt. Ngã tư Phan đình Phùng và Lê văn Duyệt là nơi hòa thượng Thích quảng Đức tự thiêu ngày 11/6/63, ngọn lửa góp phần làm sụp đổ chế độ Ngô đình Diệm trong khi Cộng sản vỗ tay vui mừng. Qua khỏi Cao Thắng, gặp ngay đường và chợ Vườn Chuối, Tiếp theo là Kỳ Viên Tự, chùa của Giáo phái khất thực Nam Tông. Cạnh đó, là chi nhánh tiệm giò chả Phú Hương và thạch chè Hiển Khánh. Trước khi gặp Lý Thái Tổ, có đường Nguyễn Thiện Thuật cắt ngang, với chung cư, chợ và khu ăn uống.
Đường Trần qúy Cáp nối tiếp đường Trần cao Vân tại Công trường Con rùa. Biệt thự số 28 Trần qúy Cáp do gia đình BS Henriette Bùi hiến tặng làm trụ sở trường Đại học y khoa Sài gòn trước năm 1966. Bên trái là cư xá nữ sinh viên đại học Sài gòn. Hai bên vĩa hè trồng toàn cây me cho nhiều bóng mát. Chợ Đủi nằm tại góc đường Trần qúy Cáp và Lê văn Duyệt. Đi gần tới cổng xe lửa thì có quán cơm tấm bán từ ngày đến tối. Khách nườm nượp vì cơm ngon. Bên kia đường là vũ trường Au Baccara ở số 165.
Đoạn Minh Mạng từ Ngã sáu về hướng Chợ lớn là đoạn đường ngắn với hai hàng cổ thụ râm mát. Đây là nơi giáo sư Trần Anh của Đại học Y khoa Sài gòn bị Việt Cộng ám sát. Đường có cư xá công chức Viện đại học Sài gòn, cư xá sinh viên Minh Mạng, cuối cùng là trường trung học Chu văn An, trước khi gặp đường Ngô Quyền và Hùng Vương. Sân trường Chu văn An, nơi trụ cờ, mấy người lính VNCH đã tự sát theo thành khi có lệnh đầu hàng vào ngày 30/4/1975.
Từ Ngã Sáu đi ngược về Chợ lớn theo đường Trần hoàng Quân. Về bên trái, có cư xá dành cho nhân viên các trường đại học Sài gòn. Đi thêm chút nữa là các Phòng thí nghiệm về Sinh lý học, Mô học, Cơ thể bệnh lý, Cơ thể học viện (nơi chứa xác ướp cho sinh viên y khoa học môn Cơ thể học). Đường nầy gặp Triệu Đà, Hưng Long, có hãng BGI thành lập từ thời Pháp thuộc chuyên sản xuất các loại bia con cọp, bia 33, các loại nước ngọt và sirop với đủ loại mùi vị như cam, chanh, bạc hà v.v. Chỉ cần ngữi mùi hèm khi đi ngang hãng cũng đủ làm khách bộ hành ngây ngất. (Ở đây xin mở dấu ngoặc về mấy chữ BGI. Sau năm 1975, có người khai lý lịch là công nhân của hãng BGI “Brasseries & Glacières de l’ Indochines”, mấy cha nội đâu biết BGI là gì, cứ nghĩ nó cũng như CIA. Báo hại, anh công nhân bị đưa đi cải tạo. Đến khi các cha thấy không phải, thả ra thì đã hết mấy năm. Thà bắt lầm hơn tha lầm của Cộng sản là thế). Đi tiếp gặp Nguyễn Kim, Nguyễn văn Thoại, Lý nam Đế, Lê đại Hành. Đến ngả tư, gặp đường Thuận Kiều, bên trái là Trường Cán Sự Y Tế, rồi hông bịnh viện Chợ Rẩy, một bịnh viện với nhiều chuyên khoa lớn nhứt Sài gòn lúc bấy giờ. Đi tiếp Trần hoàng Quân sẽ gặp Phó cơ Điều, Lý thành Nguyên, Mạnh Tử, Tôn thọ Tường, Hà tôn Quyền, Võ trường Toản, chấm dứt tại bến Dương công Trừng.
Quẹo trái tại đường Thuận Kiều ngang cửa bịnh viện Chợ Rẩy, rồi gặp đường BS Phạm hữu Chí, Tân Hưng, nối vào đại lộ Tổng đốc Phương. rộng rãi, là trung tâm thương mại của Chợ lớn, với nhà hàng Tàu như Ngọc Lan Đình, rạp chiếu bóng Victory Lê Ngọc (ngay góc Nguyễn Trải), rạp Thủ Đô (đối diện Lê Ngọc), rạp Đại Quang (ở số 63-65). Tổng đốc Phương đi tiếp gặp Lão Tử, Nguyễn Trải, Đồng Khánh, (ngã tư có tượng đài chiến sĩ vô danh ), đại lộ Khổng Tử, gặp bưu điện Chợ Lớn, với tượng đài Phan đình Phùng tại bùng binh, nối vào đường Nguyễn văn Thạch tới bến Lê quang Liêm. Quẹo mặt tại đường Thuận Kiều sẽ gặp Tân Khai, Lê đại Hành, Trần Qúy.
Đường BS Phạm hữu Chí đi từ bến Dương công Trừng, gặp Võ trường Toản, Hà tôn Quyền, Tôn thọ Tường, Mạnh Tử, Lý thành Nguyên, Phó cơ Điều, Thuận Kiều, hông bịnh viện Chợ Rẩy, chấm dứt tại đường Nguyễn Kim. BS Chí (1905-1938) là một nhân tài về y học của thế giới, tốt nghiệp bác sĩ hạng danh dự tại Pháp năm 1935, tiếc rằng ông đoản mệnh (ông mất lúc 33 tuối).
Bến Lê Quang Liêm nối bến Hàm Tử với bến Lò Gốm, chạy dọc theo rạch bến Nghé. Đối diện là bến Bình Đông.
Đại lộ Nguyễn tri Phương đi từ đường Tô hiến Thành ngang Trường quân y, quân y viện Trần ngọc Minh bên trái. Đối diện là Cục công binh. Đại lộ đi ngang đường Trần quốc Toản với chợ cá ngay tại góc đường. Qua đường sẽ thấy ngay tiệm phở Tàu Bay nằm cuối đường Lý Thái Tổ. Tiệm phở Tàu Bay bắt đầu bằng căn nhà lụp xụp, bao lấy gốc cây điệp. Với sự phát triển của phở, tiệm được cơi lầu, chiếm luôn vĩa hè và khoảng đất gốc cây. Đi tiếp gặp Bà Hạt, Nhựt Tảo, Vĩnh Viễn, Tân Phước, Hòa Hảo, bên trái với trường tiểu học Ngã Sáu (Minh Mạng), ty cảnh sát quận 10. đến ngã Sáu Chợ lớn. Bùng binh Ngã Sáu là nơi hội tụ của các đường Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Trần Hoàng Quân, có tượng An Dương Vương đứng cao sừng sửng, gợi nhớ điển tích Nỏ thần Kim Quy. Tại đây, có sạp cơm tấm bán lâu đời từ những năm 55. Sạp nằm tại góc đường Nguyễn Tri Phương và Trần Hoàng Quân, trước tiệm nước của người Tàu, vô tình làm cho tiệm nước khá lên. Còn xa, đã ngữi được mùi thịt nướng thơm ngào ngạt mời mọc khách vào ăn. Cơm tấm chỉ bán buổi sáng. Bên kia đường, góc Minh Mạng và Trần Hoàng Quân có một công viên nhỏ kế tiếp là phòng mạch của Bác sĩ Võ duy Thượng. Đi tiếp Nguyễn tri Phương, bên trái có tiệm bánh bao Đỉnh Hảo, ăn một lần nhớ mãi. Đi xa nữa thì có Hải Ký mì gia (mì Lacaze), tiệm duy nhứt tại Sài gòn lúc bấy giờ, chuyên bán các loại mì mà nổi tiếng nhứt là mì vịt tiềm. Đường tiệp tục đi tới Hùng Vương, Hồng bàng, Mạc thiên Tích, Nguyễn Trải, Nguyễn Hoàng, Đồng Khánh, chấm dứt tại bến Hàm Tử (rạch Bến Nghé). Góc Nguyễn tri Phương và Minh Mạng có tiệm phở Tương Lai nằm cạnh rạp chiếu bóng Kha Lạc, số nhà 200. Đối diện là trường học Minh Viễn, Nhìn sang đầu đường Đào duy Từ sẽ thấy khu ăn nhậu với vỏ nghêu trắng xóa. Khu nầy chỉ nhộn nhịp kể từ 5 giờ chiều tới khuya.
Theo đường Đào duy Từ sẽ gặp xưởng Công Chánh mà danh từ bình dân gọi là “Máy đá” ngay tại góc đường Triệu Đà (Ngô Quyền) và Đào duy Từ. “Xóm Máy đá” đã có mặt từ trước năm 1950, qui tụ dân lao động sống chen chúc trên miếng đất cạnh vận động trường Cộng Hòa.
Cư xá Nguyễn tri Phương được xây trên bãi tha ma bao bọc bởi các đường Triệu Đà (Ngô Quyền), Trần quốc Toản, Nguyễn Kim, Tân Phước. Đây là cư xá kiểu mẫu những năm 50. Cư xá có chợ, trường tiểu học, hội dục anh (nhà nuôi trẻ), chẩn y viện, bót cảnh sát.v.v. Chợ Nguyễn tri Phương ở số 68 Nguyễn Lâm. Trước chợ có hồ bông súng, nuôi cá. Sau đó, hồ bị lấp. Trường tiểu học Nguyễn tri Phương có sân chơi rộng rãi với hồ bơi, đường chạy bộ nối tiếp đường Nguyễn Lâm. Sân chơi sau nầy bị dân chiếm hữu cất nhà nên cũng mất dấu vết.
Đường Nguyễn Kim nối hai đại lộ Hồng Bàng và Trần quốc Toản, gặp Bà Triệu, Trần hoàng Quân, Đào duy Từ, chạy ngang cửa sân vận động Cộng Hòa, gặp Tân Phước, Vĩnh Viễn, Nhựt Tảo, Bà Hạt, có tiệm phở An lộc của gia đình ca sĩ Giao Linh và tiệm hủ tíu Nam Vang, mùi thơm thật quyến rủ. Trước vận động trường Cộng Hòa có một nghĩa địa mà người bình dân gọi là Đất thánh Tây.
Đường Nhựt Tảo (tên trước 1975) đi từ Lý Nam Đế, xuyên qua cư xá Nguyễn tri Phương, gặp Nguyễn Kim, Nguyễn Lâm, Ngô Quyền, Nguyễn tiểu La, Nguyễn tri Phương, với chợ Nhựt Tảo tại góc đường, chấm dứt tại Nguyễn Duy Dương sau lưng chùa Ấn Quang. Nhựt Tảo là tên một con sông thuộc tỉnh Định Tường (thời Nam kỳ lục tỉnh) với hai câu thơ:
“Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa,
Kiếm bạc Kiên Giang khấp qủi thần”.
Hai câu thơ ca tụng chiến công của anh hùng Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiến hạm của Pháp trên sông Nhựt Tảo vào năm 1861.
Không biết vì lý do gì sau 1975, VC đổi “NHỰT” thành “NHẬT”. Cũng giống như thế, “Tân sân NHỨT” thành “Tân sân NHẤT”. Đã là địa danh, thì phải giữ y cách viết và phát âm theo địa phương. Còn muốn đổi thì bỏ hết tên cũ thay bằng tên mới.
Đường Trần quốc Toản đi từ công trường Dân chủ. Trước tiên, bên trái là Cục quân cụ, Cục quân tiếp vụ, đối diện là kho Quân tiếp Vụ. Đi tiếp, gần tới ngã ba Cao Thắng là Học viện quốc gia hành chánh ở số 10, bên kia là Đại học Minh Đức. Rồi đến Việt Nam Quốc Tự. Ngả ba Pétrus Ký có bến xe đò. Gặp Sư vạn Hạnh với hông của nhà thương Nhi Đồng. Gặp Lý thái Tổ, tới ngã tư Nguyễn tri Phương có chợ cá Trần quốc Toản, với mùi hôi nồng nặc. Đi xa hơn nữa là doanh trại quân đội với danh từ bình dân là “thành lính”. Đối diện là cư xá Nguyễn tri Phương dành cho công chức. Đi tiếp gặp Nguyễn tiểu La, Triệu Đà, Nguyễn Lâm, khu chợ và cư xá Nguyễn tri Phương, Nguyễn Kim, cư xá Nguyễn văn Thoại bên mặt, tới Lý nam Đế, Lê đại Hành, Phó cơ Điều, Lý thành Nguyên, Mạnh Tử, Tôn thọ Tường, Hà tôn Quyền, bến Dương công Trừng, đường 39, 41, 43, chấm dứt tại Công trường bình định vương Lê Lợi, gặp Minh Phụng.
Đại lộ Nguyễn văn Thoại đi từ hông đường Hồng Bàng, gặp Phạm hữu Chí, Bà Triệu, Trần hoàng Quân, Đào duy Từ, Trần Qúy, Tân Phước,Vĩnh Viễn, Nhựt Tảo, chạy sau trường đua Phú Thọ và cư xá Lữ Gia, bên phải là bịnh viện Trưng Vương, nằm ngay góc đường Tô hiến Thành, tới đường Bắc Hải với Trung tâm Kỹ Thuật Phú Thọ nằm ngay góc đường. Cạnh đó có cư xá sĩ quan Chí Hòa, Nghĩa địa Chí Hòa giáp với đường Lê văn Duyệt. Đại lộ Nguyễn văn Thoại chấm dứt khi gặp đường Phú thọ, gần Ngã tư Bảy Hiền với bịnh viện Vì Dân. Ngã tư Bảy Hiền có xóm dệt vải nổi tiếng do di dân Quảng Nam tạo lập, gồm các đường Phú Thọ, Võ Tánh, Lê văn Duyệt, Phạm Hồng Thái. Đi thẳng theo đường Võ Tánh sẽ tới Lăng cha Cả, rồi vào phi trường Tân sân Nhứt.
Qua khỏi hông trường đua, đường Trần quốc Toản gặp Lê đại Hành cắt ngang. Đường Lê đại Hành nối Trần Hoàng Quân, đi tiếp gặp Thuận Kiều, Trần Qúy, Tân Phước, Vĩnh Viễn, Trần quốc Toản, Phó cơ Điều, Lãnh binh Thăng. Trường đua ngựa Phú Thọ có cửa nhìn ra đường Lê Đại Hành, rất nổi tiếng với câu hát:
“Đường vào trường đua, có trăm lần thua, chỉ một lần huề”.
Bên cạnh trường đua là đường và cư xá Lữ Gia.
Đường Lê đại Hành đi tiếp gặp bến Dương công Trừng, đường Bình Thới, rồi đường Phú Thọ. Quẹo phải tại đây, sẽ đi về ngã tư bảy Hiền, Đi thẳng thì ra quốc lộ lên Tây Ninh.
Đường Lãnh binh Thăng nối bến Dương công Trừng và đại lộ Trần quốc Toản có chợ Lãnh binh Thăng.
Bến Dương công Trừng chạy dọc theo kinh Bao Ngạn, nối đường Bắc Hải với bến Phú Lâm và bến Lò Gốm thuộc quận 6. Kinh Bao Ngạn nối rạch Thị Nghè, rạch Nhiêu Lộc. rồi đổ vào rạch Lò Gốm tại đường Phú Lâm.
Đường Phó cơ Điều nối Trần quốc Toản với Trần hoàng Quân, đi ngang các đường Vĩnh Viễn, Tân Phước, Trần Qúy, Tân Khai, Trần hoàng Quân, Tân Thành, Tân Hưng, BS Phạm hữu Chí. Đường có chợ Thiếc nằm giữa hai đường Tân Phước và Trần Qúy. Tuy có tên là chợ Thiếc nhưng lại là nơi kinh doanh vàng bạc lớn nhứt của quận 11.
Đường Tôn thọ Tường nổi tiếng với các xe bán heo quay, xá xíu, vịt quay, các tiệm bán đồ khô như thịt heo phơi khô, lạp xưởng, vịt khô.v.v.
Đường Hà tôn Quyền song song với đường Tôn thọ Tường, nối Trần quốc Toản và Đồng Khánh, có chợ chuyên bán đồ sắt, thép nằm ở số 165/17 Tân Thành.
Đường Tô hiến Thành nối Nguyễn văn Thoại và Lê văn Duyệt, có chợ Chí Hòa, ở số 24.
Đường sư Vạn Hạnh nối đường Trần quốc Toản và Hùng Vương với cửa nhà thương Nhi Đồng, và chùa Ấn Quang, chùa nằm giữa hai đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn. Đường nối tiếp vào Bùi hữu Nghĩa, xuống bến Hàm Tử.
Đường Vĩnh Viễn song song với đường Nhựt Tảo, đi từ Lý thành Nguyên, gặp Phó cơ Điều, Lê đại Hành, Lý nam Đế, Nguyễn văn Thoại, Nguyễn Kim, Ngô Quyền, Nguyễn tiểu La, Nguyễn tri Phương, Nguyễn duy Dương, Sư Vạn Hạnh, chấm dứt tại Trần nhân Tôn với rạp hát Thành Chung (Vườn Lài). Khi qua khỏi ngả tư Nguyễn tri Phương, bên trái có lò đào tạo ca sĩ của nhạc sĩ Nguyễn Đức, làm nên những tên tuổi thời đó như Hoàng Oanh, Thanh Phong, Phương hoài Tâm, Phương hồng Quế, Phương hồng Hạnh.v.v.
Chung cư Minh Mạng và chợ nằm giữa các đường Trần nhân Tôn, Hoà Hảo và Sư Vạn Hạnh.
Đường Cao Thắng, nối Trần quốc Toản vào Hồng Thập Tự, là con đường ngắn với rạp Đại Đồng ở số 130, gần góc Phan Thanh Giản. Ngã Tư Phan thanh Giản và Cao Thắng là Ngã Tư định mệnh của giáo sư Nguyễn văn Bông, Viện trưởng Học viện quốc gia hành chánh. Ngày 10 tháng 11 năm 1971, Việt Cộng liệng chất nổ dưới gầm xe của giáo sư đang ngừng tại ngã tư nầy. Chiếc xe tan hoang và thi thể giáo sư không còn nguyên vẹn. Gần rạp hát Đại Đồng có chùa Tam Tông Miếu bên trái. Rạp chiếu bóng Văn Hoa Sài gòn (Việt Long, Thăng Long) ở số 19, bên phải, nhìn ra đường Trần qúy Cáp.
Đường Cống Quỳnh bắt đầu từ hông Hồng thập Tự, trước mặt bảo sanh viện Từ Dủ, gặp Phạm viết Chánh. Bùi thị Xuân, Võ Tánh, Phạm ngũ Lão với rạp hát Khải Hoàn, chạy tới Nguyễn cư Trinh có bến xe đò. Đường có trung học tư thục Hưng Đạo của giáo sư Nguyễn văn Phú.
Đường Bùi thị Xuân nối Cống Quỳnh với Lê văn Duyệt đi ngang các đường Đặng đức Siêu, Lương hữu Khánh, Bùi Chu, Ngô tùng Châu. Đường có trường nữ trung học Nguyễn bá Tòng ở số 73-75.
Đường Sương nguyệt Anh (tên đúng là Anh), nhỏ, ngắn chạy song song với Bùi thị Xuân nối Lê văn Duyệt và Bùi Chu, có phòng quang tuyến của BS Lý hồng Chương.
Đường Lương hữu Khánh đi từ Hồng thập Tự, sau lưng bịnh viện Từ Dủ, ngang nhà thờ Huyện sĩ trước khi gặp Võ Tánh.
Đường Hồng thập Tự chạy từ Ngã Sáu Cộng Hòa gặp Cống Quỳnh, Cao Thắng, Lê văn Duyệt, Công Lý, chấm dứt ở cầu Thị Nghè, nối vào đường Hùng Vương (thuộc tỉnh Gia Định). Trước tiên, chúng ta có trụ sở hội Hồng Thập Tư, hông của bảo sanh viện Từ Dũ ngay tại ngã tư Cống Quỳnh, Trường Nữ Hộ Sinh quốc gia Sài gòn. Qua đường Bùi Chu, trước khi gặp đường Lê văn Duyệt thì bên trái có quán chá vịt, bên phải có tiệm bàn ghế Phan văn Nhị và rạp hát Olympic ở số 97, đây là chỗ đóng đô của các đoàn cải lương Kim Chung sau khi đi lưu diễn. Qua ngã tư, bên mặt là trụ sở Bộ Y Tế, câu lạc bộ thê thao Sài gòn, rồi vườn Tao Đàn, hông Dinh Độc Lập, đối diện là trường trung học Lê qúy Đôn ở số 110 (trường nằm giữa hai đường Lê qúy Đôn và Công Lý). Đường Huyền Trân Công Chúa, cô tịch, u buồn, nằm sau dinh Độc lập chia cách vườn Tao Đàn và dinh. Tới góc Hai Bà Trưng và Hồng thập Tự là tòa đại sứ Pháp.Tiếp tục đi tới Đinh tiên Hoàng thì có Đại học Nông Lâm Súc, trụ sở Đài truyền hình VN (THVN). Bên kia đường là sân vận động Hoa lư, nơi tổ chức nhiều đại nhạc hội trẻ. Rồi đến hông của Thảo cầm viên tức Sở Thú mà mặt tiền trổ ra đường Nguyễn bĩnh Khiêm.
Đường Nguyễn bĩnh Khiêm nối Phan thanh Giản, gặp Tự Đức, Phan đình Phùng, Hồng thập Tự, cổng Sở Thú bên trái, đường Thống Nhứt bên phải, Nguyễn Du, Nguyễn trung Ngạn, với trường trung học Võ trường Toản, Nha Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục và trường nữ trung học Trưng Vương (ở số 3), đi thẳng tới bến Bạch Đằng, gặp Hải quân công xưởng, Bộ tư lệnh Hải quân. Đường có Nha An Ninh Quân Đội, hồ bơi Nguyễn bĩnh Khiêm và đình Tân An. Trong sở thú, có đền thờ vua Hùng, Viện bảo tàng.
Đường Hùng Vương Thị Nghè nối Hồng thập Tự vào tỉnh Gia định bằng cầu Thị Nghè, đi ngang xa lộ Biên Hòa, tới cầu Sơn, qua cầu Bình Triệu, theo quốc lộ 13 đi Bình Dương.
Cửa Sở Thú nhìn thẳng ra đại lộ Thống Nhứt, đường nầy gặp đại lộ đại lộ Cường Để, Phủ Thủ Tướng, rồi đường Mạc đỉnh Chi với tòa Đại sứ Mỹ bên góc phải, tới Hai bà Trưng, vòng sau lưng nhà thờ Đức Bà, gặp Duy Tân với Sài gòn Xe Hơi Công Ty tại góc đường, ngang qua Pasteur, Công Lý tới cổng dinh Độc Lập. Đại lộ còn có trụ sở của công ty xăng dầu Esso và Shell, rạp hát Thống Nhứt dành cho xổ số kiến thiết quốc gia, và Trường Cao Đằng quốc phòng.
Đường Alexandre de Rhodes nối Công lý và Duy Tân, nằm trước dinh Độc Lập, song song với đại lộ Thống Nhứt. Đường có trụ sở Bộ ngoại giao. Một con đường nhỏ, mang tên một người có công trình vĩ đại, người đã hệ thống hóa chữ Quốc Ngữ để cho chúng ta tiếng Việt ngày nay..
Đại lộ Cường Để nối Đinh Tiên Hoàng tại Hồng thập Tự với bến Bạch Đằng, đi ngang Thống Nhứt (ngay góc đường có thành Cộng Hòa), Nguyễn Du, Nguyễn trung Ngạn, Lê thánh Tôn, có trụ sở trường Đại học Văn Khoa, Dược khoa, trường Saint Paul tại số 4.
Bến Bạch Đằng đi từ đại lộ Cường Để, qua Đồn Đất, Hai Bà Trưng, Tự Do tại công trường Mê Linh, chấm dứt khi gặp các đại lộ Nguyễn Huệ, Hàm Nghi. Ngoài Bộ Tư lệnh Hải Quân, Phủ đặc ủy Trung Ương tình báo, Cột cờ Thủ Ngữ, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh (nhà hàng bị Việt cộng đặt bom vào năm 1965, giết hại 43 người), còn có Bến đò Thủ Thiêm. Chiều chiều, ra bến đứng nhìn sông nước cuồn cuộn, con đò qua lại rồi nhớ tới hai câu:
“Bắp non mà nướng lửa lò,
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm”
Nơi bến Bạch Đằng, những ngày cuối tháng tư năm 1975, bao nhiều người dớn dác, tất tả đổ xô chạy đến, tìm mọi cách lên tàu vượt thoát giặc Cộng Sản. Thương cho người dân Việt trong giây phút bơ vơ, không còn chánh phủ và quân đội, như chó mất chủ, cõi lòng ủ rủ, tan nát.
Đường Đinh tiên Hoàng bắt đầu tại Hồng thập Tự đi về Đa Kao. Tại góc,đường có trụ sở Đại học Nông Lâm Súc. Đường đi ngang sân vận động Hoa lư, gặp Phan đình Phùng, Tự Đức, Phan thanh Giản, ngã ba Huỳnh khương Ninh và Nguyễn văn Giai, chấm dứt tại Hiền Vương, phía bên mặt có nhà hàng bán thức ăn Pháp nổi tiếng. Quẹo phải tại Hiền Vương là đi tới cầu Bông. Qua cầu, là đường Lê văn Duyệt Gia định, bên phải là Lăng Ông, chợ Bà Chiểu, bên trái là trường nữ trung học Lê văn Duyệt ở số 95, đi thẳng gặp Tòa hành chánh tỉnh Gia Định tại đại lộ Chi Lăng. Đứng tại sân vận động Hoa Lư trong buổi mai lộng gió, mà đầu óc cứ mơ màng đến “cờ lau lập trận” nơi đất Hoa Lư ngày nào với lời ca oai hùng “Ngàn bông lau reo đưa, theo chiều gió phất phới, hay bóng cờ năm xưa còn đâu đây…” (Hoàng Qúy) , mà cảm khái vô cùng sự nghiệp của tiền nhân.
Góc Trần quang Khải và Hiền Vương có rạp Casino Đa kao, thạch chè Hiển Khánh. Đi tiếp là tới rạp hát Văn Hoa Đa kao, gặp Bà lê Chân bên trái, đường Trần nhật Duật bên phải. Đường Trần quang Khải có nhiều đình như đình Nam Chơn số 29, Phú Hòa Vạn số 4, Nghĩa Hòa số 124, Phú Hòa số 159, chùa Cô Hồn số 188.
Đường Bà Lê Chân đi từ Trần quang Khải gặp Mã Lộ (trước kia là bến xe ngựa nằm sau chợ Tân Định), hông chợ Tân Định, tới Hai bà Trưng với Y viện Tân Định.
Đường Trần nhật Duật nối Bà Lê Chân và Trần quang Khải thành ngã tư, đi ngang các đường Đặng Dung, Đặng Tất, Trần qúi Khoách, Trần khánh Dư. Chấm dứt tại rạch thị Nghè. Trường trung học Huỳnh thị Ngà tại số 10.
Đường Trần qúi Khoách nối Nguyễn hữu Cảnh và Trần nhật Duật, có Việt Nam Học đường và trường Văn Lang tại số 51.
Đường Đinh công Tráng nối Hai bà Trưng vào Lý trần Quán, có quán bánh xèo nổi tiếng khắp nơi và các trường tư thục như Tân Thịnh, Les Lauriers, Văn Minh.
Đường Huỳnh khương Ninh nối Phan Liêm với Đinh tiên Hoàng, đi song song với Phan thanh Giản, có trường trung học tư thục Hùynh khương Ninh nổi tiếng tại số 61.
Đường Nguyễn huy Tự nối Trần quang Khải với Nguyễn văn Giai, gặp đường Trương hán Siêu với chợ Đa Kao, đền thờ Phan chu Trinh, và quán bánh cuốn Tây Hồ nhưng chẳng có hồ Tây ở đây. Đường còn có chùa Ngọc Hoàng.
Đường Nguyễn văn Giai đi thẳng gặp cầu Sắt bắt qua rạch thị Nghè, nối với đường Bùi hữu Nghĩa (Gia Định). Cầu Sắt nằm giữa cầu Bông và cầu Phan Thanh Giản.
Đường Yên Đổ nối Trần quang Khải, tại Hai bà Trưng, gặp Huỳnh tịnh Của, Pasteur, Công Lý, Trương minh Giảng, Đoàn thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Thông, tới công trường Dân chủ. Đường có đình Xuân Hòa ở số 129, cư xá Đắc lộ, trường anh văn Khải Minh.
Đường Mạc đỉnh Chi nối Phan Thanh Giản, đối diện nghĩa trang Mạc đĩnh Chi đi ngang Tự Đức, Phan đình Phùng, Trần cao Vân, Hồng Thập Tự, Thống Nhứt, tới Nguyễn Du sau lưng bịnh viện Đồn Đất. Đường có trụ sở Hội Việt Mỹ với thư viện Abraham Lincoln tại số 55, Ty cảnh sát Quận 1, tiệm phở Cao Vân ở số 25, và trụ sở Bộ Canh Nông.
Đường Hiền Vương đặc biệt có tiệm phở gà duy nhứt tại Sài gòn, tiệm giò chả Phú Hương. Đường Hiền Vương gặp Nguyễn phi Khanh, Lý trần Quán, Hai bà Trưng, đường Pasteur với khu ăn uống ngay góc đường, qua hông viện Pasteur Sài gòn, Công lý, Lê qúy Đôn, Trương minh Giảng, Đoàn thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan, cư xá Nguyễn Thông, rồi đi thẳng tới công trường Dân chủ. Đường có Viện dược phẩm Nguyễn chí Nhiều.
Đường Hai bà Trưng bắt đầu từ cầu Kiệu đi ngang Trần quang Khải và Yên Đổ, Nguyễn văn Mai, bà Lê Chân, chợ Tân Định ở số 336, với rạp hát Kinh Thành nằm bên hông, tới Nguyễn đình Chiểu,Trần văn Thạch, Đinh công Tráng, bên mặt là nhà thờ Tân Định, cạnh nhà thờ là trường Thiên Phước ở số 295, với nữ sinh đồng phục màu hồng, màu yêu đời của tuổi mộng mơ. Hẻm số 102/8 là lớp nhạc Lê minh Bằng, nơi đào tạo đôi song ca Mạnh Quỳnh-Giáng Thu nổi tiếng một thời. Tiệm giày Trinh Shoes với các kiểu giày thời thượng và đóng theo ý khách hàng. Đường đi tiếp gặp Hiền Vương, rồi tới nghĩa trang Mạc đỉnh Chi, Phan thanh Giản, Phan đình Phùng. Trần cao Vân, bên hông tòa đại sứ Pháp góc Hồng Thập Tự, qua Thống Nhứt, Nguyễn Du (tại Ngã tư Hai bà Trưng và Nguyễn Du, Tổng trưởng Bộ Giáo Dục, BS Lê minh Trí bị sát hại bằng lựu đạn vào sáng ngày 6/1/1969), tiếp đến Gia Long, Lê Thánh Tôn. Đường chạy thẳng sau lưng trụ sở Quốc Hội, với Công ty điện lực ở số 72, hãng nước đá BGI, tới bến Bạch Đằng, với công trường Mê Linh bên phải. Tại đây, có tượng Đức Trần Hưng Đạo, đứng sừng sửng, nhìn về hướng Bắc qua sông Sài gòn. Khung cảnh gợi lại hình ảnh hào hùng của bậc đại tài trên sóng nước sông Bạch Đằng ngày nào. Đoạn Hai bà Trưng giữa Phan thanh Giản và Phan đình Phùng, hai bên lề đường trồng nhiều cây bồ hòn. Cây cao cỡ 4 mét, mãnh mai, cho trái như nhãn. Trái nhiều nhưng không ai hái vì nếm thử thì biết câu “đắng như bồ hòn”.
Tượng Trần hưng Đạo tại công trường Mê Linh
Từ cầu Kiệu đi về Phú Nhuận là đường Võ di Nguy (PN) gặp chợ Phú Nhuận và rạp hát Văn Cầm, tới Nguyễn minh Chiếu. Võ di Nguy gặp Võ Tánh (PN), và Chi lăng tạo nên Ngã Tư Phú Nhuận với bịnh viện Cơ Đốc ở góc Võ Tánh-Võ di Nguy. Đường Võ Tánh có tiệm Phở Quyền ở số 33, doanh trại Bộ Tống Tham Mưu QLVNCH, đi tiếp về Lăng cha Cả, thẳng tới Ngã Tư bảy Hiền, gặp Lê văn Duyệt với bịnh viện Vì Dân ngay tại góc đường. Đại lộ Chi Lăng đi về Bà Chiểu gặp Trình minh Thế, Nhất Linh, Hoàng hoa Thám, Nguyễn văn Học, với bịnh viện Nguyễn văn Học, rồi tới tòa hành chánh tỉnh Gia Định. Theo đường Nguyễn văn Học sẽ gặp Lê quang Định tại ngả tư Bình Hòa, cầu Băng Ky, tới cầu Bình Lợi, đi về Thủ Đức. Cầu Bình Lợi bắt ngang sông Sài gòn, rất nổi tiếng vì là nơi các cô cậu chán đời rủ nhau nhảy xuống. Đi tiếp Võ di Nguy PN gặp Nguyễn đình Chiểu, cư xá Phú Nhuận, đối diện là sân golf. Võ di Nguy nối với hương lộ số 17 đi qua Trung tâm tiếp huyết, Tổng y viện Cộng hòa bên mặt, bên trái là Cục quân y, tới Ngã Năm chuồng chó, hướng đi về Xóm mới và Lái Thiêu. Tại Ngã năm có trại quân khuyển, chuyên môn huấn luyện chó thám sát. Ngày 30/4/1975, khi vào tiếp thu, các đồng chí thấy kho thực phẩm đồ hộp dành cho chó. Nhìn hộp nào cũng có hình con chó, họ tưởng rằng thịt chó đóng hộp. Mừng qúa, thịt chó là món ưa chuộng của các đồng chí. Mở một hộp ăn thử, ngon ơi là ngon. Họ vội vàng chuyển chiến lợi phẩm qúi giá về cho Bộ chính trị thưởng thức. Tới khi biết đó là đồ ăn của chó thì các cha chỉ còn kêu trời: bọn Ngụy ác ôn, đã chạy còn chơi khăm chúng ta.
Đường Nguyễn minh Chiếu nối Võ di Nguy, gặp Trương tấn Bửu, tới cổng xe lửa với quán bò bảy món Ánh Hồng, đệ nhứt thủ đô. Khách thưởng được thức món ăn ngon giữa hương đồng gió nội.
Đường Tự do bắt đầu từ bến Bạch Đằng, đi song song với đại lộ Nguyễn Huệ, nối với công trường Mê Linh bên phải bằng đường Hồ huấn Nghiệp, có khách sạn Majestic bên trái chiếm số 1, kế khách sạn là cinéma Majestic. Đây là con đường tập trung phòng trà, ca nhạc, vũ trường nổi tiếng như Maxim’s (số 13-17 Tự Do) của nhạc sĩ Hoàng thi Thơ. Nhạc sĩ đã cho thấy tài năng âm nhạc, tổ chức, đạo diễn các chương trình ca vũ nhạc kịch thật xuất sắc. Góc Tự Do, Ngô đức Kế có Saigon Palace Hotel (Sài gòn Đại lữ quán) ở số 8 Tự Do. Ngã ba Tự Do và Hồ huấn Nghiệp có Eden Roc hotel & bar. Ngã tư Tự Do và Nguyễn văn Thinh có café Imperial. Đường Thái lập Thành nối Tự Do với Đồn Đất, ngang qua Hai bà Trưng, và Thi Sách. Ngã ba Tự do và Thái lập Thành có phòng trà ca nhạc, vũ trường Tự Do ở số 80, với tiếng hát Lệ Thu “cao vút bay trên hàng phố bâng khuâng”. Nằm giữa Nguyễn Thiếp (tên đúng là Thiếp) và Lê lợi là cinéma Catinat và phòng trà Đêm màu Hồng của nhạc sĩ Phạm đình Chương (phòng trà nầy thoát thai từ vũ trường Chez Jo Marcel). Góc Tự Do và Nguyễn Thiếp có café Brodard ở số 131 Tự Do. Trước khi gặp Lê Lợi thì bên mặt có khách sạn Caravelle, đối diện quán cà phê Brodard. Khi đường Tự Do đi ngang trụ sở Quốc Hội, gặp Lê Lợi thì có khách sạn Continental tại góc phải, thương xá Eden góc trái với cinéma Eden và quán café Givral. Passage Eden nối Tự Do thông ra đại lộ Nguyễn Huệ cho nên rạp Eden có thể vào bằng lối đối diện với công viên Đống Đa Tòa đô chánh. Cạnh cinéma Eden là nhà sách Xuân Thu, nhà sách sang trọng, chuyên về sách ngoại ngữ như Pháp, Anh. Bên kia đường là số 138 Cars international. Ngã tư Tự Do (ở số 209) và Lê thánh Tôn (ở số 47) có quán café La Pagode, đối diện công viên Chi lăng. La Pagode là nơi gặp gở của nhà báo, văn nhân, thi sĩ với sáng tác cho đời, điển hình là học sinh Nguyễn tất Nhiên gặp “bố già” Du tử Lê nhờ giới thiệu thơ. Từ đó, Tự Do gặp Gia Long, Nguyễn Du, đi thẳng đến nhà thờ Đức Bà, với Bưu điện trung ương bên phải. Cửa Bưu điện nhìn ra công trường trước nhà thờ, một bên có quán bánh mì, bánh ngọt Hương Lan, bên kia là kiosque của Bưu điện, sau lưng là đường Hai bà Trưng.
Đại lộ Nguyễn Huệ đi từ trước Tòa Đô Chánh, công viên Đống Đa, song song với Tự Do, bên phải có Kyxaco số 155 (góc Lê thánh Tôn), rạp ciné Rex, mini Rex và Rex hotel, bên trái có rạp Eden, rồi thương xá TAX ở số 135, qua công trường Lam Sơn là trụ sở Sài gòn ngân hàng, gặp Tòa Hòa Giải giữa Tôn thất Thiệp và Huỳnh thúc Kháng. Đối diện Sài gòn ngân hàng là quán café Pole Nord. Nguyễn Huệ gặp Nguyễn văn Thinh có chung cư ở số 42, kế đó là Palace hotel. Cạnh Ngô đức Kế là Tổng nha Ngân Khố. xuôi thẳng tới bến Bạch Đằng. Đại lộ vởi hai dảy kiosques bán bông, chụp hình, sang băng nhạc, cho mướn xe đám cưới. Đường có nhiều nhà hàng, khách sạn và đại lý xe như Sài gòn garage ở số 100. Đại lộ là nơi duy nhứt có chợ bán bông, cây kiểng vào dịp Tết.
Phòng trà, ca nhạc Maxim’s
Hội trường Diên Hồng nhìn ra bến Chương Dương
Góc Đại lộ Lê Lợi, Tự Do với Continental Palace
Đường Nguyễn văn Thinh nối đại lộ Nguyễn Huê với Hai bà Trưng, băng ngang Tự Do, có tòa soạn nhựt báo Thần Chung của ông Nguyễn kỳ Nam.
Đường Tôn thất Thiệp ngắn và nhỏ bé, với đặc điểm là ngôi đền Murugan (chùa Chà Và) cùng các kiến trúc thương mại do người Ấn Độ xây dựng. Ngoài ra, còn có các tiệm hủ tíu Mỹ Tho, Thanh Xuân (ở số 62), địa điểm duy nhứt tại Sài gòn cho tới năm 1975. Đối diện là nhà hàng Tài Nam. Đường nầy gặp Tôn thất Đàm (tên đúng là Đàm), Võ di Nguy của khu chợ cũ Sài gòn (chợ cũ có trước chợ Bến Thành). Có lẽ do ảnh hưởng của Ấn Độ mà các tiệm bán vải tràn ngập khu nầy.
Cầu Khánh Hội đi từ đường Võ di Nguy bắt qua rạch bến Nghé, nối vào đường Trình minh Thế, gặp Đoàn nhữ Hài, cắt ngang Hoàng Diệu, gặp Tôn Đản, Xóm Chiếu, qua cầu Tân Thuận đi Nhà Bè.
Tòa Đô chánh Sài gòn
Đường Huỳnh thúc Kháng song song với Tôn thất Thiệp nối Nguyễn Huệ và Công Lý, có trường kỹ thuật Cao Thắng tại số 65. Trước mặt trường là Bộ Công chánh. Lề đường Huỳnh thúc Kháng có chợ trời.
Đại lộ Hàm Nghi đi từ bến Bạch Đằng, đầu đường có trụ sở Tổng nha Quan Thuế. gặp Phủ Kiệt với tòa nhà Pháp Hoa ngân hàng (BFC), tới Võ di Nguy, Tôn thất Đàm, với khu chợ cũ (trước khi có chợ Bến Thành) có chợ chim, chó, mèo.v.v. Góc Tôn thất Đàm có trụ sở của Việt Nam Thương Tín bên trái. Tiếp tuc đi tới góc Hàm Nghi-Pasteur gặp mặt sau trường Kỹ thuật Cao Thắng bên phải, Giao Thông ngân hàng bên trái, đối diện là Tổng Nha Thuế Vụ. Góc Hàm Nghi-Công Lý, có Công thương ngân hàng. Đầu đường Hàm Nghi nhìn ra công trường Diên Hồng có Sở Hỏa Xa. Trước khi tới công trường Diên Hồng, có bến xe buýt Sài gòn (xe buýt các nơi đều tập trung về đây).
Bến Chương Dương nối bến Bạch Đằng với bến Hàm Tử, chạy dọc theo rạch bến Nghé, với các tòa nhà của Hội trường Diên Hồng số 45-47 (trụ sở Thượng Viện), kế bên là Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, gặp cầu Ông Lãnh bên trái, cuối đường Nguyễn Thái Học, bên phải.
Đường Công lý đi từ cầu Công Lý, có quán phở Dậu ở số 288, với hương vị chánh gốc phở Bắc, qua chùa Vĩnh Nghiêm, gặp Yên Đỗ, Nguyễn đình Chiểu, tới viện Pasteur Sài gòn trước khi gặp Hiền Vương, số 159 là trường Marie Curie, rồi Tú Xương, Phan thanh Giản, Ngô thời Nhiệm, Phan đình Phùng, Trần qúy Cáp, ngang Pháp đình (tòa thượng thẩm) Sài gòn, Hồng thập Tự, qua cổng dinh Độc Lập gặp Alexandre de Rhodes, Thống Nhứt, Hàn Thuyên, Nguyễn Du, Gia Long, Lê thánh Tôn, Lê Lợi, Huỳnh thúc Kháng, Hàm Nghi, Nguyễn văn Sâm, Nguyễn công Trứ, chấm dứt tại bến Chương Dương với hội trường Diên Hồng bên góc phải.
Tượng Trần nguyên Hãn, Quách thị Trang tại công trường Diên Hồng, trước chợ Bến Thành
Từ cầu Công Lý đi về Phú Nhuận theo đại lộ Cách mạng 1-11, gặp Nguyễn huỳnh Đức, Trương tấn Bửu, Hồ biểu Chánh, Trương quốc Dung, Nguyễn minh Chiếu, Võ Tánh, đi tiếp vô phi trường Tân sân Nhứt.
Cầu Công Lý gắn liền với anh thợ điện Nguyễn văn Trổi. Là một thành viên của Biệt động thành. anh đã thất bại trong âm mưu giựt mìn chiếc cầu để sát hại Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ Mc. Namara vào ngày 9/5/64. Anh được VC phong anh hùng sau khi bị xử tử. Nếu anh còn sống tới hôm nay, anh có hối hận vì mình đã góp phần phá hoại miền Nam để xây dựng chế độ XHCN tham nhũng tràn lan.
Hai đường Công Lý (đổi thành Nam kỳ khởi nghĩa) và Tự Do (đổi thành Đồng Khởi) đã gợi hứng cho hai câu thơ, xuất hiện sau năm 1975, đi vào lịch sử của Sài gòn:
Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý.
Đồng khởi vùng lên mất Tự Do.
Hai câu thơ khiến dân miền Nam ngâm nga, chua xót nhìn đời hơn nửa thế kỷ.
Đường Pasteur đi từ bến Chương Dương, ngay chân cầu Mống, ngược chiều và song song với Công lý, gặp Nguyễn công Trứ, Hàm Nghi, Huỳnh thúc Kháng. Trước khi băng ngang đại lộ Lê Lợi, có gánh đu đủ khô bò bên hông Bộ Công Chánh (gan chấy là món đặc biệt ở đây) và bên kia đường là quán nước mía Viễn đông. Tới góc Pasteur và Lê Lợi có rạp hát Casino Sài gòn, thêm vài bước là tới con hẻm 63/16 của phở Minh, phở ngon nổi tiếng. Làm sao quên được những chiều cuối tuần đi dạo chợ sách, chợ trời mỏi chân, ghé vào quán phở với mùi thơm ngào ngạt. Ngoài phở, còn có bánh cuốn, bún.v.v. Đi nữa, gặp Lê thánh Tôn, Gia Long, Nguyễn Du, Hàn Thuyên, Thống Nhứt, Alexandre de Rhodes, Hồng thập Tự, Trần qúi Cáp, Phan đình Phùng, Phan thanh Giản. Đại học kiến trúc ở số 196. Qua ngã tư Hiền Vương, bên phải có phở Hòa Pasteur, khu ăn uống, nhà may áo dài Thiết lập nổi tiếng một thời, bên trái là viện Pasteur Sài gòn, gặp Nguyễn đình Chiểu, Yên Đổ, đường chấm dứt tại rạch Thị Nghè.
Cầu Mống bắt qua rạch bến Nghé, nối bến Chương Dương (ngay tại Pasteur) với bến Vân Đồn, gặp Nguyễn trường Tộ, Hoàng Diệu của khu Xóm Chiếu quận 4.
Đường Hoàng Diệu cắt ngang Đỗ thành Nhơn, Lê quốc Hưng, Nguyễn trường Tộ, Trình minh Thê đi tới bến Thương Khẩu, nơi tàu cặp bến lên xuống hàng hóa cùng các nhà kho. Vùng nầy tên là xóm Chiếu, qui tụ nhiều thợ đóng giày, nổi tiếng nhứt là tiệm giày Gia với nhiều chi nhánh khắp Sài gòn. Ngoài ra, cạnh chợ xóm Chiếu có quán nhậu Tư Sanh với nhiều món ăn chơi ngon hơn ăn thiệt.
Đường Duy Tân bắt đầu từ Hiền Vương, đi song song với Pasteur, cắt ngang Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng, gặp Trần qúy Cáp, Trần Cao Vân tại Công trường con rùa, đi ngang Hồng Thập Tự, Nguyễn văn Chiêm (tên đúng là Chim), Alexandre đe Rhodes, rồi chấm dứt tại đại lộ Thống Nhứt sau lưng nhà thờ Đức Bà. Đường có nhiều cây cao, bóng cả, với quán cà phê vĩa hè, xe bò bía, tụ tập gần công trường, với trụ sở của Viện đại học Sài gòn, rồi Tổng hội sinh viên Sài gòn ở số 4, không xa mấy có Đại học Kiến Trúc, Đại học Luật Khoa.
Đường Trương Minh Giảng, song song với Lê qúy Đôn, bắt đầu từ Trần qúy Cáp, gặp Phan đình Phùng, Ngô thời Nhiệm, Phan thanh Giản, Tú Xương, Hiền Vương, Yên Đổ, Kỳ Đồng. Đường có nhà thờ giáo xứ vườn xoài tại số 413, chợ vườn xoài, rạp hát Minh Châu. Gần cầu Trương minh Giảng, là chợ Trương minh Giảng, Đại học Vạn Hạnh ở số 222, xe bánh mì thịt nguội Ba Lẹ nổi tiếng khắp Sài gòn. Qua cầu, đường Trương minh Giảng đổi thành Trương minh Ký đi về quận Phú Nhuận, gặp Trần quang Diệu, Nguyễn huỳnh Đức, rồi tới nhà thờ Ba chuông. Kê tiếp gặp Huỳnh quang Tiên, Thoại ngọc Hầu, Bùi thị Xuân, Nguyễn minh Chiếu, tới Lăng cha Cả. Quẹo phải tại Võ Tánh (PN) để đi phi trường Tân sân Nhứt (tại đây có cổng Phi Long đi vào Bộ Tư Lịnh Không Quân QLVNCH), quẹo trái đi Ngã Tư Bảy Hiền.
Đường Nguyễn Thông nhỏ bé nối Khái Hưng, đi ngang Kỳ Đồng với quán bún bò nổi tiếng. Đường chạy bên hông bịnh viện Saint Paul, ngang cư xá Phục Hưng, sau lưng chùa Xá lợi, chấm dứt bên hông bịnh viện Hoa Liễu, khi gặp đường Hồ xuân Hương.
Đường Kỳ Đồng nồi Trương minh Giảng với Nguyễn Thông có nhà thờ Dòng chúa cứu thế.
Hai đường Nguyễn Thông và Kỳ Đồng tạo nên ngả ba chợ trời với đủ thứ hàng từ PX của quân đội Mỹ chuồn ra.
Đường Tú Xương nối đường Công lý với đường Nguyễn Thông, đi ngang Lê qúy Đôn, Trương minh Giảng, Đoàn thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan, gặp trường và Nữ Học viện Bách khoa Regina Pacis tại số 42. Đây là một trung tâm giáo dục nổi tiếng đã đào tạo bao nhân tài cho miền Nam trước 1975.
Công trường Cộng hòa là nơi hội tụ của các đường Hồng thập Tự, Lý Thái Tổ, Cộng Hòa, Hùng Vương, Nguyễn Hoàng, Phạm viết Chánh.
Đường Cộng Hòa với bên trái là phía sau của Bộ Tư Lệnh Cảnh sát, bên phải là trường trung học Pétrus Ký, Đại học Khoa học, Đại học Sư Phạm tới góc Thành Thái. Đường nầy, hai bên trồng toàn cây điệp (phượng) nên mùa hè bông nở đỏ với tiếng ve kêu inh ỏi. Đại lộ Cộng Hòa chạy thẳng tới bến Chương Dương với chợ Nancy, sau khi gặp Thành Thái, Nguyễn Trải, Phan văn Trị, Trần hưng Đạo, Cao Đạt.
Song song với đường Cộng Hòa, đường Trần bình Trọng đi từ Lý thái Tổ chạy qua Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo Dục, sân vận động của trường Pétrus Ký, nhà thờ Chợ quán, đến bến Hàm Tử.
Đường Phát Diệm nội Võ Tánh, gặp Nguyễn cư Trinh, Trần hưng Đạo, chấm dứt tại bến Chương Dương. Đường có chợ Cầu Kho.
Bến Hàm Tử nối bến Chương Dương tại đầu đường Cộng Hòa, đi dọc theo rạch Bến Nghé về Chợ Lớn. Trước hết, gặp nhà đèn Chợ Quán, nơi cung cấp điện cho thủ đô Sài gòn. Kế bên là bịnh viện Chợ Quán mà người bình dân kêu là “Nhà thương Chợ Quán” hay “Nhà thương điên Chợ Quán” vì nơi đó có trại bịnh tâm thần. Sau 1975, trẻ em trong các xóm lao động hay nghêu ngao: “Như có bác Hồ trong nhà thương Chợ quán”, nghe mà thán phục óc khôi hài, châm biếm của tác giả.
Đường Nguyễn Biểu nối Nguyễn Trải với bến Hàm Tử, đi qua cầu chữ Y tới Chánh Hưng, nằm giữa và song song với hai đường Cộng Hòa và Trần bình Trọng, cắt ngang đường Phan văn Trị, Trần hưng Đạo, Cao Đạt. Góc Nguyễn Biểu và bến Hàm Tử có cinéma Văn Cầm Chợ Quán.
Qua khỏi cầu chữ Y, quẹo phải đi theo đường Hưng Phú gặp chợ Hưng Phú, Viện Y tế công cộng. và lò heo Chánh Hưng, nơi cung cấp thịt tươi cho Sài gòn. Đường Hưng Phú nằm trên cù lao, bao bọc bởi rạch Bến Nghé và kinh Đôi. Quẹo trái tại cầu chữ Y, sẽ gặp bến Phạm thế Hiển, rồi đi về phường Rạch Ông với Trại Tế Bần, nơi giam giữ trẻ bụi đời.
Đường Nguyễn Hoàng đi từ công trường Cộng Hòa, cắt ngang Trần bình Trọng, Pétrus Ký, Huỳnh mẫn Đạt, Bùi hữu Nghĩa, Nguyễn Huỳnh Đức, An Bình, chấm dứt khi gặp Nguyễn tri Phương. Đường có hãng sản xuất thuốc lá MIC với các hiệu Cotab, Ruby, Capstan.v.v.
Đại lộ Lý Thái Tổ đi từ công trường Cộng Hòa, qua Ngã Bảy, chấm dứt khi gặp Trần quốc Toản. Khởi thủy, hai bên đường có nhiều cây điệp, tạo bóng mát cùng bông nở đỏ rực những khi hè về. Lần hồi, lề đường bị lấn, hàng cây điệp bị đốn. Tiệm phở Hợp Lợi năm ngay đầu đường, bên phải. Cuối đường là tiệm phở Tàu Bay ở số 433.
Đường Pétrus Ký đi từ Trần quốc Toản, gặp Ngã Bảy, Vĩnh viễn, Hòa Hảo, Hùng Vương (cinéma Hùng Vương ở số 286), Nguyễn Hoàng, Thành Thái, Nguyễn Trải, Phan văn Trị, Trần hưng Đạo, Cao Đạt, chấm dứt tại bến Hàm Tử. Đường có bến xe đò đi miền Đông, đậu dài từ Trần quốc Toản đến Nguyễn Hoàng (hãng thuốc lá MIC)
Đại lộ Hùng Vương đi từ Công trường Cộng Hòa về Chợ lớn, bên trái có quán hủ tíu bà Năm Sa Đéc, bánh bao ông cả Cần, bên phải là khu quân sự, gặp Trần bình Trọng, Pétrus Ký, Trần nhân Tôn, Nguyễn Duy Dương, Trần hoàng Quân, Sư vạn Hạnh, Nguyễn tri Phương, tới nhà thờ bên tay mặt, công viên Văn lang bên trái, cắt ngang đường Ngô Quyền, nhập vào đại lộ Hồng Bàng.
Đại lộ Hồng Bàng nối đại lộ Thành Thái, bắt đầu với viện bài lao Hồng Bàng, gặp đường Hưng Long, trường học Hùng Vương, Nguyễn Kim, bảo sanh viện Hùng vương số 128. Đối diện là trụ sở mới của trường đại học Y khoa Sài gòn kể từ năm 1966. Đường Hồng bàng đi ngang Phù đổng thiên Vương, Triệu quang Phục, Lương như Học, Tổng đốc Phương, Phùng Hưng, Lý thành Nguyên, Mạnh Tử, Học Lạc, Tôn thọ Tường, Hà tôn Quyền, qua bến Dương công Trừng, đi vào đại lộ Lục Tỉnh. Đường có chùa Minh Hương hay Phước An hội quán tại số 184.
Sài gòn có hệ thống xe buýt chạy qua các lộ trình chính như sau:
1/ Chợ Thiếc-Chợ Bến Thành (qua các đường Phó cơ Điều, Lê đại Hành, Trần quốc Toản, Lý thái Tổ, Hồng thập Tự, ngã sáu Sài gòn).
2/ Chợ Bình Tây-Chợ Bến Thành (qua các đường Tháp Mười,Tổng đốc Phương, Trần Hoàng Quân, Minh Mạng, Phan thanh Giản, Lê văn Duyệt, ngã sáu Sài gòn).
3/ Chợ Hòa Hưng-Chợ Bến Thành (qua các đường Lê văn Duyệt, ngã sáu Sài gòn).
4/ Chợ Bến Thành-Gò Vấp
Ngã Sáu Sài gòn là nơi hội tụ của Lê văn Duyệt, Ngô tùng Châu, Võ Tánh, Phan văn Hùm, Phạm hồng Thái, Gia Long. Bùng binh có tượng Phù đổng Thiên Vương.
Đường Phạm hồng Thái đi từ ngã sáu Sài gòn ra chợ bến Thành, được mệnh danh là “trung tâm phát hành báo chí” vì nơi đây báo và tạp chí được tập trung và phân phối cho đô thành và các tỉnh. Đường có tòa soạn báo Dân Ta của Nguyễn Vỹ.
Đường Phan văn Hùm có bến xe đò đi miền đông.
Đường Lê văn Duyệt đi từ Ngã Sáu Sài gòn về hướng Chí Hòa, bên phải có trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, cửa vườn Tao Đàn, hông của tòa nhà Bộ Y Tế, bên trái có Tòa đại sứ Cambodia, đường Bùi thị Xuân, Sương nguyệt Anh, ngang qua Hồng Thập Tự, Trần qúy Cáp với rạp Nam Quang, Phan đình Phùng, Phan Thanh Giản ( Ty cảnh sát quận 3 nằm bên trái), qua công trường Dân chủ, tới trại Lê văn Duyệt của Biệt khu thủ đô, gặp đường Hòa Hưng, với Trung tâm cải huấn Chí Hòa. tới rạp cinéma Thanh Vân, rồi Tô hiến Thành với chợ Hòa Hưng ở số 539A ngay góc đường. Những năm 50, xe thổ mộ (người bình dân kêu là xe ngựa) còn tung hoành trên đường Lê văn Duyệt. Đó là loại xe dùng một ngựa để chở hành khách và hàng hoá. Khách ngồi bó gối tựa vào nhau trong thùng xe. Qua những năm 60-70, xe lam ba bánh thay thế xe ngựa, trở thành phương tiện chuyên chở thông dụng.
Đường Lê văn Duyệt đổi thành đường Phạm hồng Thái (PN) sau khi gặp đường Bắc Hải. Đường Phạm hồng Thái (PN) gặp Thoại ngọc Hầu (PN) tạo thành Ngã Ba ông Tạ, nổi tiếng khắp nơi với các quán thịt chó sau 1954. Chợ ông Tạ có rạp hát Đại Lợi. Đi tiếp Phạm hồng Thái (PN), gặp Võ Tánh (PN) tạo nên Ngã Tư Bảy Hiền. Sau đó, Phạm hồng Thái nối vào quốc lộ 1 đi Tây Ninh. Bên trái Ngã Tư Bảy Hiền là bịnh viện Vì Dân, bên phải đi theo Võ Tánh (PN) là Trường trung học tư thục Nguyễn thượng Hìền, rồi đến Viện quốc gia nghĩa tử, nơi nuôi dạy con em gia đình tử sĩ VNCH trước 1975
Đường Võ Tánh (SG) nối Gia long tại ngả sáu đi vê Chợ lớn. Có tiệm phở 79 khá nổi tiếng. Võ Tánh đi ngang nhà thờ Huyện Sĩ khi gặp Bùi Chu và Lương hữu Khánh. Đi tiếp gặp Cống Quỳnh, với bên phải là Bộ tư lệnh cảnh sát, bên trái là rạp Quốc Thanh, rồi chấm dứt tại Đại lộ Cộng Hòa.
Đường Nguyễn Trải nối Võ Tánh đi về Chợ Lớn, gặp Cộng Hòa, Nguyễn Biều, Trần bình Trọng, Pétrus Ký, đi ngang cổng Bác Ái Học Viện, Huỳnh mẫn Đạt, Bùi hữu Nghĩa, Phở Lệ số 415, Nguyễn huỳnh Đức. Gần tới góc Nguyễn tri Phương có bịnh viện Quảng Đông ở số 468. Bước qua góc đường là rạp hát Hào Huê số 372-374. Đi tiếp sẽ thấy Ngô Quyền, Châu văn Tiếp, Trường Đại Học Nha khoa Sài gòn, Phù đổng Thiên Vương, số 676 của Hội quán Nghĩa An (chùa Ông), Triệu quang Phục (góc đường là Hội quán Tuệ Thành “chùa Bà” ở số 710,), Lương như Học, tiệm bán “dim sum” Lĩnh Hải ăn quên thôi. Đường có nhà hàng Pagolac (đối diện chùa Bà) bán bò bảy món nổi tiếng từ những năm 50.
Đường Lão Tử đi song song với đại lộ Hồng Bàng và đường Nguyễn Trải, giới hạn bởi hai đường Phùng Hưng và Lương như Học, cắt ngang Tổng đốc Phương. Đường có Hội quán Ôn Lăng tại số 12
Đường An Bình nối Nguyễn Trải với bến Hàm Tử, gặp Phan văn Trị, Trần hưng Đạo, Nghĩa Thục, Bạch Vân, Đào Tấn. Bệnh viện Triều Chàu nằm ở số 146.
Đường Bạch Vân cắt ngang An Bình, Nguyễn Huỳnh Đức, Bùi hữu Nghĩa, có chợ Hòa Bình tại số 37, chuyên kinh doanh vàng bạc.
Đại lộ Thành Thái nối Nguyễn Cư Trinh tại Võ Tánh, gặp Cộng Hòa, đi ngang trường Đại học Sư Phạm, đối diện là Bác Ái Học Viện, tới Trần bình Trọng. Pétrus Ký. Huỳnh Mẫn Đạt, Yết Kiêu, gặp chợ An Đông ở số 34-36, chấm dứt tại Nguyễn Duy Dương. Chợ An Đông có tiệm cơm gà Siu Siu ngon nổi tiếng.
Đại lộ Lê Lợi đi từ công trường Diên Hồng trước chợ Bến Thành, bên mặt với bịnh viện Đô Thành, bót cảnh sát, nhà hàng Kim Sơn (trên lầu là phòng trà ca nhạc Bồng Lai), quán ăn Thanh Bạch (trên lầu là vũ trường Olympia), rạp chiếu bóng Vĩnh Lợi, băng ngang Công Lý, gặp Pasteur với chợ sách cũ (Những năm 60-70, có sạp sách cũ với chủ nhân là một người trung niên, ông nầy thuộc lòng các loại sách, tên sách, tên tác giả kể cả sách Pháp, nên rất tiện cho khách mua, Không biết nhân tài nầy ra sao khi Việt cộng thi hành chánh sách “đốt sách, chôn học trò” sau năm 1975). Bên kia đường có rạp ciné Rạng Đông (góc Công Lý), nhà sách Khai Trí ở số 60-62, một trong những nhà sách lớn nhứt Sài gòn, tiệm bánh Givral trong thương xá Eden. Đi qua công viên và công trường Lam Sơn, chấm dứt tại đường Tự Do trước trụ sở Quốc Hội. Ngày 30 tháng tư năm 1975, nơi công viên, dưới chân bức tượng hai người lính TQLC đang ở thế xung phong, trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long đã tự sát khi có lệnh đầu hàng của Dương văn Minh.
Trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long nằm dưới chân tương đài TQLC
Nhìn tượng đài TQLC trên đưởng Lê Lợi mà xót xa cho lệnh đầu hàng. Ôi! Anh hùng Lê Lợi với “10 năm chống giặc Minh”, còn chúng ta sao lại để nước mất vào tay giặc trong vòng mấy tháng.
Chợ Bến Thành với bùng binh có tượng Trần Nguyên Hãn và Quách thị Trang (một nữ sinh bị bắn chết trong cuộc biểu tình ngày 25/8/1963), qui tụ các đường Phạm Hồng Thái, Lê Lợi, Trần hưng Đạo, Hàm Nghi, Lê Lai. Đường Lê Lai với nhà ga xe lửa Sài gòn và trụ sở Air Việt nam.
Đường Tạ thu Thâu đi từ hông chợ Bến Thành (cửa đông) ra đường Nguyễn trung Trực, có tiệm bánh Nguyễn văn Đắc rất nổi tiếng, thêm nhà hàng Thanh Thế với món suông không đâu bằng, nhà sách và xuất bản Phạm văn Tươi, nhà thuốc Nguyễn văn Cao.
Mặt sau của chợ Bến Thành (cửa Bắc) nhìn ra đường Lê Thánh Tôn. Đường nầy chạy từ Hải quân Công xưởng, qua Nguyễn bĩnh Khiêm, Cường Để, hai bà Trưng, Tự Do, trụ sở Bộ quốc gia Giáo Dục, Pasteur, gặp Công Lý với thương xá Crystal Palace, rạp ciné Lê Lợi. Khi sắp tới chợ Bến Thành đường trở nên rất sầm uất với nhiều tiệm giày bên trái, các tiệm vàng nằm bên mặt như Nguyễn Thế Tài, Nguyễn Thế Năng, Đức Hiền, Kim Tín, Kim Ngọc, Kim Hoàng.v.v.
Đường Gia Long bắt đầu từ Ngã Sáu Sài gòn, đi song song và ngược chiều với đường Lê Thánh Tôn. Trước tiên, bên trái có rạp hát Long Phụng, chuyên chiếu phim Ấn Độ. Đi tới là tiệm giày Gia và các tiệm Cự Thất. Bên phải đường nầy có nét đặc biệt là các tiệm cho mướn mâm lễ, đồ cưới hỏi, bánh trái, Bảo hiên rồng vàng, tiệm Giao sports (chuyên bán đồ thể thao). Đường đi tiếp gặp Trương công Định. Thủ khoa Huân, Nguyễn trung Trực, Công Lý, Pasteur, Tự Do (có thư viện Hội đồng minh Pháp văn ở số 22), rồi Hai bà Trưng, Thư viện quốc gia ở số 69, Dinh Gia long ở số 65 ngay góc Công Lý (trụ sở của Tối Cao Pháp Viện), Bộ Quốc Phòng, bịnh viện Đồn Đất ở số 14, chấm dứt tại đường Cường Để. Đường có tòa soạn nhựt báo Tiếng Chuông của ông Đinh văn Khai, Tiếng Dội của Trần Tấn Quốc.
Đường Đồn Đất bắt đầu trước cửa nhà thương Đồn Đất gặp Gia Long, Lê thánh Tôn, đi thẳng xuống bến Bạch Đằng. Đường có thư viện của Phái bộ văn hóa Pháp ở số 31.
Chợ Bến Thành Sài gòn
Đường Nguyễn Du nối Lê văn Duyệt ngay phía sau Công viên Tao Đàn, gặp Trương công Định, Công chúa Huyền Trân, hông dinh Độc lập, Thủ khoa Huân, Nguyễn trung Trực, Công lý, Pasteur, Tự Do, Hai bà Trưng, phía sau bịnh viện Đồn Đất, gặp Lê văn Hưu, Chu mạnh Trinh, Cường Để, chấm dứt tại Nguyễn bỉnh Khiêm trước Sở thú. Đường Nguyễn Du đi song song với đường Gia Long, có nhiều cây me cho bóng mát và lá me bay. Trường trung học Lasan Taberd mở ra 2 cổng: Nguyễn Du và Gia Long. Đây là trường tư thục nổi tiếng đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước. Đường có Trường quốc gia Âm nhạc và Kịch Nghệ tại số 112. Ngoài ra, còn có Trung tâm văn hóa Pháp (Centre culturel francaise) với các lớp Pháp Văn miễn phí nhưng số học viên ít ỏi vì thời đó phong trào học tiếng Anh bắt đầu thịnh hành.
Đại lộ Trần hưng Đạo nối Đồng Khánh ngay tại ngả tư An bình, đi từ Chợ lớn đến công trường Diên Hồng, trước chợ Bến Thành. Trược tiên, Trần hưng Đạo gặp Nguyễn huỳnh Đức, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh mẫn Đạt, Pétrus Ký, Trần bình Trọng, Nguyễn Biểu, đại lộ Cộng Hòa, Nguyễn cảnh Chân, Phát Diệm (có vũ trường Ritz của Jo Marcel), Huỳnh quang Tiên, Nguyễn khắc Nhu, Đề Thám, Nguyễn thái Học, Ký Con, BS Calmette. Đường đi qua rạp Oscar (gần Huỳnh mẫn Đạt), nhà thờ Chợ Quán (góc Trần bình Trọng), Sở cứu hỏa đô thành, rạp hát Hưng Đạo (góc Nguyễn cư Trinh), rạp Palace (Đống Đa), rạp Nguyễn văn Hảo ở số 30, phòng trà Tour D’Ivore, rạp Đại Nam (gần Nguyễn thái Học). Cửa sau của rạp Nguyễn văn Hảo trổ ra đường Bùi Viện. Đường nầy gặp Đề Thám tạo thành “ngã tư quốc tế”. Có tên như vậy vì tại đây, chính trị gia, đào, kép cải lương, ký giả kịch trường, các bầu gánh tụ họp tại hai tiệm nước ở góc đường lấy tin tức, bàn chuyện làm ăn, mua chuộc đào, kép.v.v.
Đường Bùi Viện có quán Anh Vũ ở số 43, ban ngày bán cơm bình dân, ban đêm là phòng trà. Quán mở năm 1960, chỉ sống được vài năm nhưng qui tụ nhiều giọng ca đang lên thời đó như Thanh Thúy, Lệ Thanh, Minh Hiếu, Duy Khánh, Việt Ấn, Cao Thái, Duy Trác,v,v,
Đại lộ Nguyễn thái Học nối đường Phạm Ngũ Lão tới bến Chương Dương với trường trung học tư thục Nguyễn văn Khuê, cầu ông Lãnh và chợ, có rạp hát Đình tân Kiểng và Nam Tiến dành cho Hồ Quảng, hát Bộ, rạp cải lương Thành Xương. Đường đi ngang Đại lộ Trần hưng Đạo, Cô Giang, Cô Bắc. Cầu ông Lãnh đi từ bến chương Dương qua rạch Bến Nghé tới bến Vân Đồn,Vĩnh Hội.
Đường Cô Giang có chợ và rạp hát cầu Muối.
Đường Phạm ngũ Lảo nằm sau ga xe lửa Sài gòn, song song với đường Lê Lai, có chợ Thái Bình và rạp hát Thanh Bình. Bắt đầu từ Cống Quỳnh gặp đường Đề Thám, Nguyễn thái Học, BS Calmette. đi tới công trường Diên Hồng, với nhà sách Lê Phan ở số 41, chuyên về sách Pháp. Đường có tòa soạn báo Sài gòn Mới của bà Bút Trà, nhà xuất bản Sóng Nhạc ở số 37.
Đường BS Calmette song song với hai đường Phó đức Chính và Ký Con, đi từ Phạm ngũ Lão, Trần hưng Đạo, công trường Diên Hồng, gặp Hồ văn Ngà, Nguyễn văn Sâm (có rạp hát Kim Châu), Nguyễn công Trứ, qua cầu Calmette, tới Đỗ thành Nhơn Khánh Hội. Đường Tôn Đản và đường Xóm Chiếu nối Đổ thành Nhơn vô đường Tôn Thất Thuyết, nơi đây có hãng thuốc lá Bastos nổi tiếng.
Đường Đồng Khánh nối Trần hưng Đạo đi về Chợ lớn. Đi từ ngả tư An Bình, với tửu lầu Đồng Khánh cao ngất 3 từng lầu dành cho đám tiệc. Đôi diện là dấu tích của sòng bài Đại thế Giới, rạp hát Lido, đi tới gặp Nguyễn tri Phương, Ngô Quyền, rạp hát Lệ Thanh B (đối diện là rạp Tân Việt), tới Phan phú Tiên với rạp hát Lệ Thanh A, rồi Tản Đà, Triệu quang Phục, Lương như Học, Tổng đốc Phương, Phùng Hưng, Lý thành Nguyên, Mạnh Tử, chấm dứt khi gặp đường Học Lạc. Đường có vũ trường Đại kim Đô ở số 107, chùa Bà Hải Nam hay Hội quán Quỳnh Phủ sỗ 276, vũ trường Arc-en-Ciel, chùa Minh hương Gia Thạnh ở số 380, Hội quán Lệ Châu số 586, tửu lầu Á Đông, Bát Đạt, nhiều tiệm buôn lớn, xe cộ qua lại không ngớt.
Đường Học lạc, có nhiều vị không biết ở đâu. Nhưng con đường đó dính tới biến cố lịch sử ngày 1/11/1963. Đường Học Lạc nằm giữa hai đại lộ Hồng Bàng và Đồng Khánh, thuộc quận 5 Chợ Lớn. Nơi đó có nhà thờ cha Tam ở số 25. Sáng ngày 2/11/1963, TT. Ngô đình Diệm và cố vấn Ngô đình Nhu đến nhà thờ cầu nguyện sau một đêm lẫn trốn tại nhà ông Mã Tuyên. Lúc đó hai ông đã liên lạc với phe đảo chánh và đầu hàng. Hai ông bị bắt và bị đẩy lên xe thiết giáp M113 đưa về Bộ tổng tham mưu QLVNCH. Dọc đường, hai ông đã bị giết chết ngay trong xe thiết giáp.
Chúng ta đang ở trong vùng Chợ lớn, nên đừng ngạc nhiên xen lẫn trong tiếng ồn ào có tiếng rao hàng:
– Chí mà phủ (chè mè đen).
– Lào lìng (trái sầu riêng).
Hay tiếng gọi vang lên từ trong tiệm nước:
– Dách cô phế nại (một ly cà phê sữa).
– Lượng cô tài báo (hai cái bánh bao)
Tục ngữ có câu “ồn ào như chệt chìm tàu” qủa không sai.
Đại lộ Hậu giang đi từ xa cảng và mủi tàu Phú lâm, nối quốc lộ 4 vô quận 6. Trước tiên gặp Phú Định, qua cầu Renault, tới Mai xuân Thưởng, Phạm đình Hổ, trở thành đường Tháp Mười ngang chợ Bình Tây hay Chợ Lớn Mới tại số 57A, rồi chấm dứt tại đường Trần thanh Cần. Chợ Bình Tây có bến xe buýt đi chợ Bến Thành.
Đại lộ Lục tỉnh nối quốc lộ 4 vô Sài gòn. Đi từ mủi tàu Phú Lâm, cư xá Phú Lâm C, nằm giữa hai cư xá Phú Lâm A và B, gặp Phú Định, Hương lộ số 10, đường Phú Lâm, đường 49, Nguyễn phạm Tuân, Minh Phụng, đường 43, 41, 39, đường Phạm đình Hổ, bến Dương công Trừng, nối với Hồng Bàng. Hội quán Phước An ở số 184. Giữa đường Phạm đình Hổ, bến Dương công Trừng và đại lộ Luc tỉnh có đồn Cây Mai, trụ sở của Trường Quân Báo QLVNCH.
Đại lộ Hậu Giang và Lục tỉnh là hai ngõ chánh từ đó xe cộ trên quốc lộ số 4 về từ miền Tây đi vào Sài gòn.
Đại lộ Khổng Tử nối Trần thanh Cần, gặp Phùng Hưng, Bưu điện Chợ lớn, Tổng đốc Phương, Vạn Kiếp, Lương như Học, Triệu quang Phục, đi tới bến Lê quang Liêm. Đây là con đường đặc biệt với nhiều tiệm và kho thuốc bắc qúi hiếm, nhứt là gần đường Lương như Học. Qua mấy đợt kiểm kê, các kho thuốc qúi được đưa ra miền Bắc dâng lên các đồng chí lãnh đạo. Chùa ông Bổn hay Miếu Nhị Phủ ở số 264. Đường có nhà hàng Á Đông số 301-303. Ngoài ra, còn có Chợ Kim Biên được coi là vựa hóa chất lớn nhứt VN. Chợ Kim Biên có ngõ trổ ra đường Kim Biên và đường Vạn Tượng (ở số 37). Chợ nầy bán đủ loại hóa chất để pha trộn vào thực phẩm giúp tươi ngon. Cứ ăn, chừng nào chết thì biết liền. Nói đến đường hay bến Kim Biên là phải nói tới Hãng xà bông Việt Nam của ông Trương văn Bền ở số 40-49. Ở đây, lại phải nói về cầu Ba Cẳng ở gần đó. Cầu có 3 Cẳng: cẳng 1 tại bến Bãi sậy, cẳng 2 tại bến Nguyễn văn Thành, cẳng 3 tại đường Vạn Tượng. Năm 1920. cầu được trùng tu nhờ sự đóng góp của công ty Trương văn Bền. Bến Bãi Sậy và bến Nguyễn văn Thành chạy dọc hai bên kinh Tàu Hủ. Kinh nầy nối rạch Bến Nghé với rạch Lò Gốm thuộc quận 6.
Đường Phùng Hưng nối đại lộ Hồng bàng, gặp Lão Tử, Nguyễn Trải, đại lộ Đồng Khánh, đại lộ Khổng Tử, Trịnh hoài Đức, đi tới bến Lê quang Liêm. Đường có chợ Phùng Hưng ở số 220 .
Trường học Phước Đức nằm ngay góc Khổng Tử và Phùng Hưng. Ngày 2 tháng 6 năm 1968, tại ngôi trường nầy, trong cuộc họp hành quân chống lại cuộc tổng tấn công của Việt Cộng tại Chợ Lớn, một số sĩ quan VNCH của bộ chỉ huy đã tử thường vì rocket của trực thăng Mỹ. Trong số đó, có thiếu tá Lê ngọc Trụ, trưởng ty CSQG quận 5 Chợ Lớn.
Đường Triệu quang Phục đi từ Hồng Bàng, gặp Kỳ Hòa, Nguyễn Trải, Đồng Khánh, Khổng Tử, tới bến Lê quang Liêm có cơ sở sản xuất dầu Nhị thiên Đường ở số 47, hội quán Tam Sơn ở số 118 do người Phước Kiến xây dựng. Thập niên 50-60, người Việt xài dầu Nhị thiên Đường để trị bá chứng như dầu xanh ngày nay. Ngoài ra, đường còn có rạp hát Hoàng Cung.
Đường Lương như Học song song với đường Triệu quang Phục, có rạp hát Samtor ngay góc Nguyễn Trải.
Đường Phù Đổng Thiên Vương nằm bên hông trường Đại Học Y Khoa Sài gòn, đi song song với đường Triệu quang Phục, bắt đầu tại đại lộ Hồng Bàng, gặp Kỳ Hòa, Nguyễn Trải, rồi chấm dứt tại đại lộ Đồng Khánh. Đường có chợ Xã Tây ở số 36.
Đường Tản Đà đi từ hông Nguyễn Trải, trước trường Đại học Nha Khoa Sài gòn, gặp đại lộ Đồng Khánh, An Điềm, tới bên Lê quang Liêm, qua cầu Xóm Chỉ, tới bến Bình Đông.
Đường Vạn Kiếp nối Đại lộ Khổng Tử với bến Lê quang Liêm, qua cầu Chà Và, tới bến Bình Đông.
Bến Bình Đông, đối diện bến Lê quang Liêm, đi dọc theo kinh Tàu Hủ, từ cầu Chà Và đến bến Lò Gốm. là nơi tập trung ghe chở sản phẩm từ miền tây lên Sài gòn, trong đó ghe chở lúa chiếm đa số. Các ghe lại chở ngược hàng hóa từ Sài gòn về Lục tỉnh. Trên bờ, có nhiều nhà máy xay lúa, chành (vựa) gạo. Những ngày cận Tết, ghe chở bông và cây kiểng tấp nập kéo về tạo nên chợ nổi duy nhứt tại Sài gòn. Bến Bình Đông còn có hãng rượu Bình Tây, hãng bột mì Bình Đông, Long Hoa Tự (ở số 360A).
Cầu Nhị thiên Đường bắc qua kinh Đôi, nối bến Nguyễn Duy (Xóm củi) với bến Phạm thế Hiển (quận 8). Cầu đi vào liên tỉnh lộ số 5 về Gò Công.
Đường Xóm Củi nối bến Phạm thế Hiển, đi dọc theo rạch Xóm Củi về Cần Giuộc.
Chúng ta lang thang trên hè phố Sài gòn, ngoài các gánh hàng rong, còn có:
1/ Xe chiếu bóng:
Đó là chiếc xe đạp, có cái thùng lớn đặt phía sau với nhiều cửa sổ, một máy chiếu film. Món nầy hấp dẫn con nít các xóm lao động (vì chỉ dân lao động mới có nhiều con). Muốn coi thì sau khi trả tiền, người chiếu mở cửa sổ, người coi đặt mắt vào. Có khi người chiếu đồng ý cho hai đứa coi cùng một lúc thì mỗi đứa coi bằng một con mắt với giá tiền ½ cho mỗi đứa. Những đứa nhà nghèo không tiền thì năn nỉ bạn cho coi ké.(Đại khái: mầy cho tao coi đi thì tao chơi với mầy).
2/ Sơn đông mãi võ:
Đây là những gánh hát nho nhỏ, thường thấy ở các góc chợ, do 1, 2 người biểu diễn võ thuật để bán thuốc, có thêm một thằng nhỏ đánh trống hay vỗ xập xỏa, Những thứ thuốc của các tiêm Tàu Chợ lớn bào chế như thuốc rượu nhức mõi, tê thấp, dầu Nhị thiên Đường. Nổi tiếng nhứt là hiệu thuốc Thảo Nam Sơn. Đặc biệt, gánh hát Lê văn Qúi thì do một mình ông biễu diễn không phải võ thuật mà là ảo thuật. Trò thường thấy là những vòng thép dính vô má, môi, mà không làm chảy máu và không để lại vết tích. Lê văn Qúi còn có màn nhổ răng không đau bằng máy điện. Không biết, sau khi ông nhổ răng có người nào phải đi nha sĩ vì ông đâu có qua trường lớp nào.
Bạn vừa cùng tôi đi dạo những con đường Sài gòn nhộn nhịp tiếng ngựa xe, tiếng hỏi, câu chào, tiếng rao hàng lãnh lót của những gánh hàng rong, với những cơn mưa rào trong nắng hạ, những hàng cây râm mát, những quán cóc ven đường. Người dân Sài gòn thật hiền hòa, hiếu khách trước năm 1975. Nhưng Sài gòn đã mất kể từ 30 tháng tư năm 1975.
Bốn mươi bảy năm trôi qua. Cảnh cũ thay đổi mà lòng người cũng đổi thay. Người xưa không còn mấy. Sài gòn bây giờ tiếng chửi thay câu chào, giao dịch bằng đánh nhau, nhà cửa xây cất hỗn độn, lề đường bị lấn chiếm, người Sài gòn tranh nhau trên đường phố để kiếm sống, hai chữ văn hóa bị lạm dụng, chỉ còn là “văn hóa chửi”, “văn hóa bao thơ”, “văn hóa lường gạt”. Sài gòn không ngủ vì người dân ăn chơi thâu đêm suốt sáng. Hằng năm, hơn 10 tì USD từ hải ngoại gởi về, xài sao cho hết. Sài gòn của cởi truồng và hò hét khắp đường phố để ăn mừng chiến thắng đá banh (thắng đội hạng bét Thái Lan). Có ai đứng thẩn thờ bên hàng hiên thờ dài, ngậm ngùi, thương tiếc một thời qúa khứ.
Tất cả đã không còn.
Ôi! Sài gòn, “Hòn ngọc Viễn Đông” vang bóng một thời.
Nguyễn Đan Tâm
2022
(Riêng tặng đàn chim mất tổ)
Be the first to comment