Nguyễn Cao Quyền: Ý Xé Rào G7 Để Sang Quy Phục BRI – Khôn Hay Dại

BRI (Belt Road Initiative) là dự̣ án của Trung Cộng nhằm tạo ra một Con Đường Tơ Lụa hiện đại. Nó được khởi động từ năm 2013 tại hơn 60 quốc gia với các cơ sớ hạ tầng khác nhau gồm: đường sắt, đường bộ, hải cảng, cầu cống … Một số ước tính về tổng đầu tư cho chương trình này lên tới 1,000 tỷ đô la.
Sáng thứ Bảy 23/3/2019 Tập Cận Bình và thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã chứng kiến việc ký thỏa thuận gia nhập sáng kiến “Vành Đai Con Đường” của Trung Cộng. Ông Conte cho biết quốc gia ông sẽ xây dựng một mối quan hệ hiệu quả hơn với Trung Quốc khi gia nhâp kế hoạch này.
Thỏa thuận trên sẽ mở đường cho Trung Cộng đầu tư vào hệ thống hạ tầng cơ sở các hải cảng, giúp Bắc Kinh có thêm thể lực, bán được nhiều hàng hóa hơn vào thị trường Tây Âu. Một số lãnh đạo Âu Châu lên tiếng khuyến cáo Ý phải cẩn thận trong việc ký kết song phương với Trung Cộng. Nhiều chuyên gia khác cũng bày tỏ lo ngại vì Ý không thảo luận với khối EU và Mỹ trước khi có ký kết này.

Một câu hỏi lớn được nêu lên: tại sao Ý lại hành động như vậy?

Động thái nói trên của Ý được Tập Cận Bình nhận định: “Trung Quốc và Ý là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng”. Thật ra những vụ đầu tư và thương mại giữa Trung Quốc và Ý, từ trước đến nay, chưa bao giờ quan trọng.
Trên thực tế, Trung Cộng chỉ đứng thứ 76 về lượng vốn trong các dự án mới được đầu tư tại Ý trong 10 năm qua. Trong khi đó các khoản đầu tư của Trung Cộng vào quốc gia Đức cũng trong khoảng thời gian này cao gấp 8 lần.
Hơn nữa, Trung Cộng và Ý cũng không phải là hai đối tác thương mại có mối quan hệ khăng khít. Lượng xuất khẩu hàng hóa từ Ý sang Trung Quốc năm 2018 chỉ đạt 13 tỷ Euro, một con số rất nhỏ so với Đức là 94 tỷ USD. Phần trăm xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc chỉ là 6,5 %, còn Đức là 17%
Chính vì những lý do đó mà Tập Cận Bình muốn cải thiện sự qua lại giữa Ý và Trung Cộng để cùng xây dựng các cảng hiện đại nhằm tạo ra một kỷ nguyên mới của “Vành ̣Đai Và Con Đường”. Các cảng được nhắc tới nhiều là Trieste và Genoa nằm ớ phía Bắc nước Ý.
Một nửa thế giới trở nên hoang mang khi Ý thân mật với Trung Quốc và tham gia “Vành Đai Con Đường”. Khi Ý bằng lòng ký biên bản ghi nhớ của BRI thì các đồng minh Âu Châu của nước này đề cảm thấy một mối đe đọa về chủ quyền đối với họ.

Hành động của Ý cũng gây nhiếu tranh cãi tại Washington

Tại Washington hành động của Ý cũng gây nhiều tranh cải. Một quan chức Mỹ cho biết Mỹ lo ngại rằng động thái bất thường của Ý là dấu hiệu cho thấy các đồng minh của họ ở Âu Châu đang có một thái độ khác, thân thiện hơn đối với Bắc Kinh.
Ông Tập đến Pháp sau khi rời Ý. Tại Pháp Tập cũng có một bữa cơm tối với ông Macron nhưng gần đây dân Pháp đều nhớ rằng tổng thống của họ lúc nào cũng vẫn giữ một cảnh báo phản đối sự bành trướng của Trung Quốc.
HIệp định Rome-Bắc Kinh được Paris coi là một sự đe dọa đến từ tham vọng thống trị kinh tế của Trung Quốc. Ông Macron hiện đang nỗ lực gắn kết các đồng minh chủ chốt ở Âu Châu đối với vấn đề này. Ông đã mời thủ tướng Đức Merkel và Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu Jean Claude Juncher cùng tới gặp ông Tập ngày hôm đó.
Mặc dù đã được cảnh báo nhưng, ngày hôm đó, Ý vẫn ký kết biên bản ghi nhớ BRI cùng với 29 thỏa thuận đầu tư và thương mại ở nhiều lãnh vực như nông nghiệp, truyền thông và ngân hàng. Ngoài ra thỏa thuận còn cho phép Công Ty Kiến Thiết Giao Thông Trung Quốc (CCCC) đầu tư và quản lý hai cảng biển lâu đời của nước Ý.

Trung Quốc đang ngày càng tiến xâu vào lối mòn của Liên Xô

Nguy cơ sụp đổ đến từ chiến tranh thương mại với Mỹ. Nỗi sợ này khiến Tập phải sang Âu Châu dụ dỗ EU tham gia sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường. Trong chuyến đi này, Tập được coi là đã thành công vì đã lay chuyển được Ý làm theo ý Tập.
Nhưng câu chuyện đến đây chưa chấm dứt. Vào cuối tháng 11 này, tại Bắc Kinh Tập còn cho lệnh mở cửa đón mời cả thế giới đến tham gia sáng kiến BRI. Nhà ngoại giao Dương Khiết Trì đã thông báo như vậy. Và ngay từ bây giờ ông Trì đã cho biết là sẽ có khoảng 60 nhân vật quan trọng của thế giới đến tham dự. Tuy nhiên ông cũng thông báo là Hoa Kỳ sẽ không có một người đại diên nào trong hội nghị sắp tới.
Người Mỹ đã biết là Trung Quốc sẽ không đứng vững trong vị thế kinh tế hiện nay và Trung Quốc sẽ sụp đổ vì BRI chỉ là một loại ngoại giao bẫy nợ. BRI là một đặc trưng của chính sách ngoại giao Tập Cận Bình. Mặc dầu chính sách này đã được thu hẹp lại một cách đáng kể từ năm 2015 nhưng Tập vẫn tuyên bố với thế giới và nhân dân Trung Quốc là nó không được phép thất bại vì đã được ghi vào hiến pháp của đảng CSTQ.
Tại Đại Hội Đảng lần thứ 19 (10/2017) Tập Cận Bình đã cam kết theo đuổi sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường. Đây là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tạo ra những phương pháp thúc đẩy tham vọng của họ thành công.

Tham vọng không phải là hiện thực

Tham vọng không phải là hiện thực vì từ năm 2013 đến nay tham vọng BRI của Trung Quốc vẫn chỉ là ảo tưởng. Hơn 173 dự án đầu tư hạ tầng cơ sở của Trung Quốc được mang ra thi hành dường như đã đi trật hết cả ra ngoài ước định. BRI không xuất hiện như là một phần của một thiết kế phải thực hiện tốt mà chỉ là những lời nói vu vơ cơ hội.
Trong một bài báo được Bloomberg đăng tải gần đây, có người đã bình luận rằng BRI không phải là một kế hoạch tống thể được kết nối để giúp cho sự lên ngôi toàn cầu của Trung Quốc.
Thêm vào đó sự lãng phí vì kém tính toán đã xảy ra trước mắt. Một đường ống dẫn dầu và khí đốt trị giá 9.6 tỷ đô la , chạy dài từ Myanmar đến Vân Nam, đã không được sử dụng 5 năm từ sau khi ra mắt. Tại Indonesia, một dự án tàu cao tốc kết nối Jakarta với Bandung cũng không bao giờ thực hiện.

Quan ngại về đầu tư cho BRI

Quan ngại về đầu tư cho BRI đang gia tăng. Cái mà người ta lo ngại thì nó đã trở thành hiện thực. Về phương diện này, nạn nhân đầu tiên của Trung Quốc là Sri Lanka. Nước này mắc nợ không trả được đã buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota 99̣ năm. Gương Sri Lanka đã khiến Malaysia hoảng sợ. Thủ tướng Malaysia, tháng 8 năm 2018 đã lớn tiếng công bố với thế giới là họ sẽ không tiếp tục thực hiện 3 dự án đã ký với Bắc Kinh trị giá 20 tỷ đô la.
Đó là những “bẫy nợ” lên quan đến BRI cũa Trung Quốc mà thế giới không thể nào không biết tới. Nước Ý có cách nào để thoát khỏi bẫy nợ này mà cứ thản nhiên tiến bước trên con đường dẫn tới một nơi không phải là “thiên đàng hạ giới”./.

Bài viết hoàn tất ngày 17/4/2019
NGUYỄN CAO QUYỀN

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*