Giải Nobel Hòa Bình Không Công Bình

Giải Nobel Hòa Bình 1973 đồng trao cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ. Lê Đức Thọ từ chối nhận giải với lý do, đối phương (Mỹ và VNCH) vi phạm thỏa thuận (về ngưng bắn)! Lê Đức Thọ – Bí Thư Chiến Dịch Hồ Chí Minh – Đánh chiếm Sài Gòn, 30/Tháng 4/1975

Dẫn Nhập: Vào độ tuổi quá 70, tiếp giáp 80, người viết vô tình được ở trong tình cảnh “không nghe/không nói/không làm…” bởi không có ai để tiếp xúc, chuyện trò ở chốn vắng người bản địa, chứ đừng nói với người Việt, một city nhỏ của Tiểu Bang Arizona. Trong tình thế sống như thế, bản thân có đủ 24/24 giờ một ngày để tự hỏi và tự trả lời cho vấn nạn: Tại sao đời sống (của bất cứ cá nhân, xã hội, quốc gia nào…) trên quả đất nầy, tại giờ phút nầy lại khốn đốn, nguy nan đến như vậy?

Câu hỏi hoàn toàn không có nội dung, hình thức mang tính thần học, triết học, siêu hình, kể cả chính trị, văn hóa… phát khởi từ một đạo giáo, học thuật, chế độ chính trị-xã hội nào cả – Những vấn đề mà bản thân (cũng) hiểu rõ không thuộc khả năng, ý hướng, suy nghĩ của mình mà ở tuổi cuối đời không thể (tự) dối trá được. Tại sao vậy? Hỏi về những “nghịch lý” hằng hà thường trực diễn ra với người, và việc nơi cuộc sống trần thế nầy.

Cụ thể đối với Việt Nam trước, sau 1975. Điển hình “Giải Nobel (gọi là) Hòa Bình” đã rất KHÔNG CÔNG BÌNH đối với sinh mệnh, thống khổ Việt Nam trước, sau 1975 – Dân tộc đã một lần nhận được “hòa bình” từ Kissinger và Lê Đức Thọ sau quá trình bàn thảo về cái gọi là “Hiệp Định Ngưng Bắn tại Việt Nam” ký kết ngày 27 Tháng 1, 1973 tại Paris, nước Pháp trước chứng kiến hân hoan của toàn thế giới – Nền “hòa bình” sống được “Hai năm, Ba tháng, Bốn ngày (27/1/1973 – 30/4/1975)”, kết thúc tại Ngày 30 Tháng Tư, 1975 do chiến dịch Hồ Chí Minh bởi chính tay Lê Đức Thọ giữ chức “Bí thư chiến dịch” với quyết tâm nhận từ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản nơi Hà Nội – Không thắng không về! Và cũng đúng như Kissinger ước tính từ khi ký kết: Hiệp Định (sẽ) sống được khoảng hai năm rưỡi! Sự dối trá chính trị của Ủy Viên Trung Ương Đảng CS Hà Nội Lê Đức Thọ được chứng minh bởi trí sáng ngoại giao của Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, Kissinger – Hai tác nhân đồng nhận giải Nobel Hòa Bình 1973! Như thế là thế nào?

Cũng nên nói thêm những chi tiết cần thiết để tránh ngộ nhận vô tình hoặc cố ý sẵn sàng chụp xuống. Gia đình bên ngoại chính gốc họ Ngô Đình, nhưng là “Ngô Đình Phật Giáo/Khu Nam Giao” với những Chùa Từ Đàm, Từ Hiếu, Sư Nữ… Nơi ông Cậu Cả, Ngô Đình Thảng (Nhà ở đường Mã Khái, Thành Nội Huế) đã cùng với ông Ngô Đình Cẩn/Khu Công Giáo Phú Cam đưa nhau lên chơi trong những năm trước, sau 1945. Cậu Cả Ngô Đình Thảng là thân sinh ông anh Ngô Đình Thiếu Dũng/Võ Đình Mai/Họa Sĩ Võ Đình (1933-2009), bạn thân Nhất Hạnh từ 1960’s tại Pháp. Thêm một chi tiết nữa cần kể ra cho chắc: Chị Ngô Thị Thu Minh, con Cậu Hai Ngô Đình Hòe (Hãng nước đá – cà-rem Việt Hưng, Nha Trang) tức Ni Cô Diệu Quang, tự thiêu tại Ninh Hòa, Khánh Hòa sau lần Thầy Quảng Đức, 11/6/1963 tại Sài Gòn. Kể rõ như thế để không thể nào bảo cá nhân tôi là “Phản Thầy/Hại Đạo” được!

Họ nội, họ Phan gốc Quảng Trị với Bác Hai Phan Văn Kinh, Ủy Viên Trung Ương Bí Thư Khu 5 Đảng Đại Việt – Là nguyên nhân (chính trị) khiến người con, Đại Úy Ph H.Hiệp phải mang cấp bậc đại úy những 9 năm (1954-1963). Suốt giai đoạn 1964-1960, Đại Úy Hiệp phải cư ngụ chung với ông cậu, Kịch Sĩ Vũ Đức Duy tại phòng 14 B/Building Cửu Long, 128 Hai Bà Trưng để hàng tuần đi bộ đến trình diện Cục An Ninh Quân Đội tại đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Những chi tiết nêu trên cần phải nói ra để đề phòng những chụp mũ gọi là nhằm “Phục hồi chế độ Ngô Đình” – Loại mũ thô lậu, ngây ngô của những “chiến sĩ chống cộng” lềnh lầy nơi hải ngoại – Những kẻ không hề một ngày chiến trận trước 1975; sau 30/4 không một ngày tù tội cộng sản – Những “trí thức/văn nghệ sĩ yêu nước” đã và sẽ sẵn sàng “về Hà Nội tham quan quê hương giàu đẹp”; cũng sẵn sàng hạ xuống kết tội “cộng sản nằm vùng” cho bất cứ ai không đi với “ta”. Cuối cùng, bài viết dài sau đây thành hình trước cái chết của Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo (22 Tháng 1) và Chiến Tranh Ukraine (24 Tháng 2) năm 2022 nầy – Nếu phải dần đề cập đến là do ngẫu nhiên một cách hợp lý xẩy ra vì MỐI ĐAU CỦA DÂN TỘC VIỆT NẶNG NỀ HƠN, KHỐC LIỆT HƠN.

I – Bài Một

Bác Hồ sống mãi trong Sự Nghiệp Chúng Ta!   

Năm 1968, Nguyễn Chí Thiện nơi nhà tù Miền Bắc luôn nhẩm trong đầu câu thơ khốc liệt mà chắc nói ra lời sẽ bị mất mạng ngay lập tức:

Tôi biết nó!
Thằng nói câu nói đó!
Tôi biết nó!
Đồng bào miền Bắc biết nó!

Tại sao Nguyễn Chí Thiện khẳng định như trên? Hãy xem “bác” nói những gì để bị người làm thơ nguyền rủa nặng lời như vậy. “Bác” nói như thế nầy: Không có gì quý hơn Độc Lập – Tự DoVà sau nầy, năm 1976 Trường Chinh, Tổng Bí Thư Đảng CS (lần thứ hai) trong dịp vào Sài Gòn dự lễ “Thống Nhất Nước Nhà Về Mặt Nhà Nước” lập lại câu nói ý trên với một dạng thức khác: “Xã hội chủ nghĩa dẫu chưa hoàn chỉnh nhưng tốt đẹp gấp vạn lần chế độ tư bản!” Như vậy “Sự Thật” ở nơi đâu? Bác Hồ là “Người học trò ưu tú của Marx-Lenin, áp dụng nhuần nhuyễn tư tưởng Chủ Tịch Mao Trạch Đông vào điều kiện cách mạng nước ta”.

Như vậy, Trường Chinh là học trò ưu tú/kiệt xuất từ những “bậc thầy” tuyệt đối không hề nhầm lẫn, nắm chắc chân lý của thời đại/thời đại cách mạng vô sản thế giới. Vậy phải có một điều gì không hợp lý trong quá trình “học/dạy học/áp dụng” của những con người “Thay mặt/Qua mặt Thượng Đế” nầy?  Chúng ta hãy xem ra từ lịch sử – Mà lịch sử thì không thể sửa đổi gì được cho dù bác có tung lồng kính nơi Hà Nội bước ra đòi thay đổi!

Tài liệu chính thức của đảng CS Hà Nội đầy dẫy chi tiết, dữ kiện: Hồ Chí Minh, một trong những thành viên tích cực của Đệ Tam Quốc Tế CS, chỉ nghĩ tới đảng chứ không phải dân tộc. “Di chúc Hồ Chí Minh”, do đảng CS chính thức công bố, dài 1,127 chữ, nhưng trong suốt “di chúc” không có chữ “Dân Tộc” (Việt Nam) nào. Trong 6 điều để lại trong “di chúc”, điều thứ nhất nói về đảng, điều thứ hai nói về đảng; thứ ba, thứ tư nói về đảng, thứ năm nói về đảng, và kết luận cũng nói về đảng.

Trong quan điểm CS, dân tộc chỉ là một phương tiện, một chặng đường, một chiếc ghe dẫn đến mục đích CS. Câu “Công nhân không có tổ quốc” (Working men have no country) trong Tuyên Ngôn Đảng CS của Karl Marx và Frederick Engels công bố vào tháng 2, 1948 đã khẳng định điều này (Trần Trung Đạo  Chiếc Bẫy Dân Tộc, 11/2021). Và chiến tranh Việt Nam/Chiến Tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954); tiếp Chiến Tranh VN/Chiến Tranh Đông Dương lần Hai (20/12/1960-30/4/1975 CHỈ từ, do, bởi nhân sự gọi là HCM và tổ chức đảng CS của đương sự chứ không ai khác. Xin tiếp chứng minh như sau.

Không phải tự nhiên mà “bác Hồ” – Tên thông dụng của người Việt được dùng trong bài viết, chứ không phải cách gọi “Bác Hồ kính yêu” của phía CS – thủ đắc “thiên tài” gây tai họa như thế – Bác được “dạy”. Vì từ khởi đầu là một cậu nhà quê tên Ba lên tàu Latouche Tréville qua Pháp theo đường làm bồi để đi “cứu nước” mà thật sự chỉ là đi tìm cách sinh sống vì gia đình ở Việt Nam bị kẹt do người cha, Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) phạm tội say rượu giết người khi làm tri huyện ở Bình Định – Có lẽ vì lý do nầy, Nguyễn Sinh Côn/Nguyễn Tất Thành… tức Hồ đã KHÔNG HỀ MỘT CHỮ, MỘT LỜI, MỘT LẦN NHẮC ĐẾN CHA (?!). Điển hình, bác được dạy như thế nầy: “Tôn giáo là một hình thức của một tạo lập áp bức, trái tim của một thế giới vô tâm. Đấy chỉ là tinh thần của một hoàn cảnh không lý tín. Một thứ á phiện của quần chúng!”

Từ Thế Kỷ 19, Karl Marx đã “DẠY” rõ ra như thế thì một “chú Ba” (tên của Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Côn… tiền thân của HCM), năm 1911, với trí năng của một anh thanh niên người An Nam 21 tuổi (sinh năm 1890 trong đơn xin Học Trường Thuộc Địa của Nguyễn Sinh Côn, tức Ba), mới qua bậc tiểu học thì làm sao có khả năng hiểu thấu và không nghe lời dạy của Marx?! Tuy nhiên, “bác” dẫu kém cỏi bao nhiêu cũng phải học – Không học không được?! Không học là chết ngay với Stalin, tên sát nhân lớn của Thế Kỷ 20, thủ lĩnh độc tài của Liên Xô từ 1924. Cũng bởi trong giai đoạn 1933-1938, khi học ở Đại Học Phương Đông (1923) với tên Linov, ngoài cô vợ trên giấy tờ Nguyễn Thị Minh Khai, đồng chí Linov còn có một  người vợ Nga khác. Lẽ tất nhiên, tình báo Liên Xô phải giữ chuyện nầy để ghìm bác. Thế nên, bác đã là một học trò (rất) ngoan và học (rất) giỏi. Tuy nhiên, Stalin chưa phải là đủ. Bác còn một vị thầy siêu đẳng khác: Thầy Mao của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nơi Bắc Kinh.

So với Stalin, Mao hơn hẳn cho dù Stalin làm thầy “bác Hồ” trước. Tuy nhiên bác Mao hơn hẳn Stalin với kỹ thuật, nghệ thuật giết người bẩm sinh, thiên phú, được nuôi dưỡng bởi truyền thống Hán Tộc – Một huyết thống từ hơn hai ngàn năm trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng (260-211 TCN) đã tiêu dùng một triệu dân để xây phần đầu của Vạn Lý Trường Thành (công trình ở quả đất có thể thấy được từ Mặt trăng!).

Năm 1950 sau khi chiếm xong Hoa Lục (1/10/1949), Chủ Tịch Mao bày tỏ: “Tôi không sợ Mỹ, cho dù Mỹ có bom nguyên tử. Bởi Mỹ không thể tiêu diệt hết dân Hoa, và cho dù giết hết vài ba trăm triệu (thập niên 1950-1960, Trung Hoa có dân số gây ấn tượng mạnh từ 600 đến 800 triệu), thì còn một huyện vẫn đủ xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Mao không ngoa ngôn. Chủ tịch nói và làm thiệt. Với tham vọng “vượt trên Anh Quốc trong 10 năm và Mỹ trong 15 năm; Liên Xô là đồ bỏ không cần tính tới” – 1958, Mao khởi động vận động Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward) để trở thành một cuộc “Đại Tụt Hậu” và “Đại Nạn Đói” (Great Chinese Famine, theo cuốn sách của nhà sử học Frank Dikotter, gây nên cái chết cho khoảng 45 triệu người.)

Kết quả từ trí tuệ siêu đẳng của Chủ Tịch Mao, 45 triệu người chết theo cách tính của Frank Dikotter chỉ là số ít, có thể lên tới 55 triệu! Mao thản nhiên kết luận: Chết ấy là do ba năm thiên tai, cũng do lỗi của Phó Thủ Tướng Đặng Tử Khôi, phụ trách Ủy Ban Nông Nghiệp Trung Ương Đảng đã không nghe lời ta! Mà giả sử như ta có sai thì Khổng Tử cũng có khi sai vậy! 

Bài học “chết người/giết người” với cách máu lạnh từ bác Mao, bác Hồ học được rất sớm, rất kỹ và cải tiến thành kỹ thuật “Giết người với chữ – Bằng khẩu hiệu” qua sự kiện: Thập niên 1950, Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận trung ương đảng CS ngoài những thành viên cốt cán gồm Trường Chinh, Hoàng Tùng, Trần Đĩnh… còn có một cây bút “ẩn danh” khác, ký tên CB (một bí danh của bác Hồ mà ai cũng “giả vờ không biết” – Pnn). CB gởi báo (nằm cách bác một vài lán trại) một bài viết “Địa chủ ác ghê” có nội dung: “Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa–thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ: Mụ địa chủ Cát-Hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la...” Địa chủ Nguyễn Thị Năm (chủ hệ thống thương mãi lớn Cát-Hanh-Long) là chủ nhân gia đình đã nuôi ăn, cho chỗ cư trú, đặt trụ sở nhà nước cách mạng với bản thân HCM, đám cán bộ trung ương Việt Minh cộng sản tại Hà Nội trước khi Hồ khai sinh nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ngày 2 Tháng 9, 1945.

Giết bà Nguyễn Thị Năm không phải do hành động đơn lẻ của đội Cải Cách Ruộng Đất, nhưng là một kế hoạch được chỉ đạo nhất quán từ “quyền giết người” của HCM. Nhưng HCM xét ra cũng chỉ là kẻ thừa hành vì mùa Hè năm 1952, Mao gọi Hồ sang Tàu, để sau đó cùng qua Liên Xô gặp Stalin. Gọi sang Liên Xô là để Mao và Stalin cùng buộc Hồ phải thi hành kế hoạch cải cách ruộng đất. Từ lúc tiến hành đến lúc dừng là ba năm (1953-1956) – Đây là sách lược của Bắc Kinh đã rắp tâm đưa đảng cộng sản VN vào quỹ đạo của Trung Cộng như bóng với hình! (Trần Đĩnh, Đèn Cù, 2014, trang 95).

Giết/Giết oan xong 172,008 người (người mang tội danh “địa chủ ác độc” do chỉ sở hữu 0,65 hécta đất, nhà có thúng lúa để dành, và vài con gà, vịt! Số liệu chính xách của Đặng Phong, chuyên viên kinh tế cao cấp trong nước – Pnn), HCM lên đài Hà Nội khóc lóc, nhận lỗi (nhầm lẫn) trong ngày 18 tháng 8, 1956, cùng cách chức Tổng Bí Thư Trường Chinh. Cách khóc lóc nầy không đủ để xóa tội ác của Hồ và đồng đảng. Bởi Hitler, Himmler thậm chí đến Rudolf Hess, chỉ huy trưởng trại hành quyết Auschwitz dẫu không hề bóp cò súng hay bấm nút lò hơi ngạt để giết một ai, nhưng đích thực là những thủ phạm tội ác diệt chủng 6 triệu người Do Thái. Cũng thế, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… tất cả tập đoàn bộ chính trị đảng cộng sản là thủ phạm sách lược tàn sát tập thể người dân Việt một cách có hệ thống kể từ ngày đảng cộng sản thành lập, 1930.

Quá trình tàn sát được thực hiện tại những cao điểm: Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956 ở Miền Bắc; Mậu Thân Huế, 1968; Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị 1972… Và mỗi thước đất, mỗi làng xóm, thị trấn, thành phố của miền Nam dài theo chiến dịch Hồ Chí Minh khởi đi từ 10 tháng 3, 1975 với cuộc tấn công Ban Mê Thuột. “Tội Ác-Đảng Cộng Sản” không ngừng lại tại Ngày 30 Tháng Tư, 1975 với 600,000 người Việt chết trên đường vượt biên, vượt biển bởi kế hoạch “công an tổ chức vượt biên/công an bán bãi vượt biên/công an tàn sát vượt biên”. Tội ác đảng cộng sản Việt Nam được thực hiện bởi một “sợi chỉ hồng xuyên suốt” từ Hồ Chí Minh với thời điểm 2 Tháng 9, 1945 tại Hà Nội, hiện nay vẫn đang tiếp tục…

Quả thật “bác” đã học và làm hay hơn cả gã thầy bên Bắc Kinh. Bác là thiên tài sáng tạo giết người của giòng Việt tộc un đúc từ đất Nghệ An qua lời sấm Nam Đàn sinh thánh! Hãy xem Thánh Nam Đàn “làm phép” với vận mệnh Dân Tộc Việt Nam! Một Dân Tộc CHƯA HỀ CÓ HÒA BÌNH.

II –Bài Hai

21 – Chiến Tranh Việt Nam lần thứ Nhất (19/12/1946 – 20/7/1954) từ đâu? Do ai? 

Bắt đầu từ Mùa Hè năm 1945 Thế chiến Thứ Hai đi vào giai đoạn kết thúc. Oan nghiệt thay khi nhân loại dần ra khỏi cơn ác mộng chiến tranh thì đất Việt lại bắt đầu dậy cơn lửa đạn với một lực lượng gọi là Mặt Trận Việt Minh do đảng cộng sản Đông Dương làm hạt nhân tổ chức và chỉ đạo. Để hiểu rõ tình thế của Việt Nam vào những ngày tháng 8 năm 1945 chúng ta cần tìm hiểu Mặt Trận Việt Minh là gì, do ai lãnh đạo và lực lượng nầy đã đưa đất nước đi về đâu?

Vào đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh từ Trung Hoa về nước đặt căn cứ ở hang Pắc Bó, Châu Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng để trực tiếp chỉ huy lực lượng cộng sản đang hoạt động ở ba nước Việt, Miên, Lào. Nguyễn Ái Quốc tổ chức Hội Nghị Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ 8 vào Tháng 5 năm 1941 đưa Trường Chinh Đặng Xuân Khu lên làm tổng bí thư đảng chuẩn bị cho lần cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội.

Trong cùng thời điểm 1945, Triều Đình Huế với Vua Bảo Đại thành hình Đế Quốc Việt Nam. Đế Quốc Việt Nam là một chính thể chỉ tồn tại từ 11 Tháng 3 đến 23 Tháng 8, năm 1945. Với Dụ số 1 ra Ngày 17 Tháng 3 nhà vua nêu khẩu hiệu “Dân Vi Quý” có nghĩa lấy Dân Làm Quý là phương châm trị nước. Nhà sử học Trần Trọng Kim được bổ làm nội các tổng trưởng thời kỳ mới, được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ vào Ngày 17 Tháng 4. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Độc Lập và Ông Trần Trọng Kim trở thành vị Thủ Tướng đầu tiên của lịch sử dân chủ của quốc gia Việt Nam. Tháng 6 năm 1945 Chính Phủ của Thủ Tướng Trần Trọng Kim đặt Quốc Hiệu là Đế Quốc Việt Nam; lấy Quốc Ca là bài Đăng Đàn Cung; Quốc Kỳ có “Nền Vàng Hình Chữ Nhật giữa có Hình Quẻ Ly gồm Ba Vạch Màu Đỏ thẩm”. Đây là cờ biểu tượng chính thống xuất hiện trên toàn lãnh thổ việt Nam trước khi có lá Cờ Đỏ Sao Vàng của Chính Phủ Lâm Thời do Mặt Trận Việt Minh cướp được từ chính quyền của Thủ Tướng Trần Trọng Kim theo diễn tiến như sau.

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, dân chúng Hà Nội kéo đến quảng trường Nhà Hát Lớn họp mít-tinh chào mừng phái đoàn Chính Phủ Trần Trọng Kim từ Huế ra. Cuộc mít-tinh bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ Quẻ Ly bị giật xuốngmột người đeo súng ngắn, đăng đàn diễn thuyết kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh đánh Pháp, đuổi Nhật đòi lại áo cơm, tự do, xóa bỏ gông xiềng… Cuộc mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức với Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh với Cờ Đỏ Sao Vàng. Không một tiếng súng. Không một sự phản kháng do ai, từ đâu (Tô Hải. Hồi Ký Của Một Thằng Hèn – 2009)

Hôm nay 77 năm của Tháng 9 năm 1945 chúng ta có thể chứng minh rằng: Không phải Mặt Trận Việt Minh đã thống nhất đất nước dưới lá cờ cách mạng dân tộc mà Chính Phủ Thủ Tướng Trần Trọng Kim đã thu hồi quyền thống nhất lãnh thổ trước ngày Nhật đầu hàng đồng minh – Mỹ (2 Tháng 9, 1945), và quan trọng hơn là chuẩn bị tái nhập Nam Bộ vào lại lãnh thổ Việt Nam để thực thi sự thống nhất đất nước. Trái lại ngay trong buổi chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông Hồ đã yêu cầu thị dân Hà Nội tuyên hứa 4 điều không làm: “Thề không đi lính cho Pháp. Thề không làm việc cho Pháp. Thề không bán lương thực cho Pháp. Và thề không đưa đường cho Pháp trở lại Việt Nam.” Nhưng không đầy một năm sau vào Ngày 6 Tháng 3, 1946 ông Hồ đã ký Hòa Ước Sơ Bộ thuận để cho quân Pháp trở lại Bắc Việt. Để từ đây khởi đầu cuộc chiến mãi đến 20 Tháng 7, 1954 mới chấm dứt.

22 – Chiến Tranh Việt Nam lần thứ Hai (19/12/1960 – 30/4/1975) từ đâu? Do ai? 

Cách mạng mùa Thu/Cướp chính quyền/Tuyên ngôn độc lập đọc tại Ba Đình ngày 2/9/1945 như phần trên đã trình bày chứng tỏ Đảng không mạnh, Chủ Tịch HCM cũng không bao lăm sức so cùng Thầy Mao với Đảng CS Trung Hoa. Hãy xem sự kiện Tháng 10, 1949 nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc ra đời, nhưng chỉ hai tháng sau, bác Hồ (đã là chủ tịch nước VNDCCH từ 2/9/1945-Pnn) bí mật len qua vùng Pháp đóng ở Phục Hòa, Cao Bằng để đi Tàu triều kiến. Hồ sang kiểm thảo với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai.

Kiểm thảo xong, Lưu Thiếu Kỳ nhận xét, góp ý kiến vì ĐCS/VN là một chi bộ của quốc tế cộng sản /Tức thuộc quyền Đông Phương Vụ của Mao! Hồ đương nhiên chấp nhận vị thế đàn em, biết ơn nên xác định với Mao quan hệ “môi hở-răng lạnh/Vừa là đồng chí – Vừa là anh em” giữa Việt Nam và Trung Cộng. Hồ nhận mình chỉ nêu được có được tác phong/danh vị đối với Việt Nam, còn tư tưởng, lý luận thì lấy tư tưởng Mao làm kim chỉ nam. Từ 1951 đã là vậy huống gì đến năm 1954 với yểm trợ trực tiếp của Trung Cộng từ bát ăn cơm, bánh lương khô, đến khẩu pháo kéo vào trận địa Điện Biên Phủ, nên dẫu đã đoạt thắng trong ngày 7/ Tháng 5, 1954, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã buộc phải đến Liễu Châu theo lệnh từ Bắc Kinh trong lúc thế nước đang hồi quyết định để tiến hành tám lần họp trong ba ngày (3-5 Tháng 7, 1954). Cuộc họp đưa ra quyết định trọng đại tại Hội Nghị Đình Chiến Đông Dương đang họp tại Genève (7/1954) đối với số phận, tương lai của Việt Nam dưới chủ trì của Chu Ân Lai nhận lệnh trực tiếp từ Mao Trạch Đông.

Hội nghị Genève hoàn tất chia đôi đất nước đất nước 20/7/1954 theo kế hoạch có tính cách quyết định bởi Châu Ân Lai, thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc lần đầu tiên ra diễn trường thế giới. Kế hoạch nầy được giải mã trong thập niên 1988’s -1990’s gồm 28 tập hồ sơ tích chứa thư từ, điện tín, báo cáo, chỉ thị giữa Châu và Mao từ phiên họp đầu tiên đầu tiên (26/2/1954) đến phiên họp cuối cùng (21/7/1954). Tập hồ sơ được giải mật mà nay đọc lại tưởng chừng như một chuyện thần tiên được viết bởi những thánh hiền chỉ có trong cổ tích. Đại khái, phần (3) của Hồ sơ thứ nhất có nội dung:

Chúng ta (phái đoàn Trung Cộng – Pnn) phải cố sức tối đa để Hội Nghị Genève không thể kết thúc mà không có kết quả... Cho dẫu không đạt được thỏa thuận nào, chúng ta cũng không để những thảo luận nhằm thiết lập “Hòa Bình Đông Dương” bị thất bại, chúng ta phải tạo nên tình thế gọi là “vừa đánh vừa đàm” để đẩy mạnh Chiến Tranh Lạnh Quốc Tế, tạo nên sự khó khăn trong nước Pháp, gây đối nghịch giữa Pháp và Mỹ…”

Về những câu hỏi liên quan đến tái lập hòa bình ở Đông Dương, phái đoàn Trung Cộng chủ trương rằng: Biện pháp ngưng chiến bên nào ở chỗ đó e rằng không hữu hiệu bằng sự chia cắt hai miền Nam-Bắc theo một đường ngưng chiến khoảng vĩ tuyến Thứ 16! Vâng, vậy quyết định chia cắt đất nước Việt Nam (20/7/1954) không phải từ HCM hay Phạm Văn Đồng mà từ Châu Ân Lai, bởi Mao từ khi hội nghị vừa khai mạc! Phần (3) của hồ sơ Bắc Kinh cũng nhất nhất đề ra những chi tiết (Từ/của Mao) được Châu Ân Lai trình bày và thực hiện tại Genève:

Điều #3/Phần (3): Trong vòng sáu tháng sau khi ký hòa ước, tất cả lực lượng nước ngoài (Quân Đoàn Viễn Chinh Pháp tại Đông Dương – Pnn) bao gồm hải, lục, không quân và binh đội phải hoàn toàn rút khỏi Đông Dương – Lưu ý: Các lực lượng phản chiến/Chống đối chiến tranh ở Miền Nam nơi đường phố Sài Gòn; ở DC, Mỹ; ở Paris Pháp… trong những năm 1966, 1968, 1972 CHỈ LẬP LẠI NHỮNG YÊU CẦU CỦA MAO/CHÂU ĐÃ BÀY RA TỪ 1954 Ở GENÈVE – Pnn    

Điều #4/(Phần (3) còn đề ra những biện pháp “hòa bình” đẹp đẽ tưởng như chuyện thần tiên: Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (của HCM ĐANG trong rừng núi Việt Bắc nhưng được kể ra trước – Pnn) và chính phủ Quốc gia Việt Nam (1948-1955, Quốc Trưởng Bảo Đại, quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao với khối dân chủ toàn cầu, Thủ Đô Sài Gòn, chỉ nhắc đến thứ yếu – Pnn); nhà nước kháng chiến Lào (tương tự như lực lượng cũng CS của HCM) và Chính Phủ Vương Quốc Lào (Tương tự như QGVN/Hoàng Đế Bảo Đại); Ủy Ban Quốc Gia Giải Phóng Cambodia (Tiền thân CS/Khmer Đỏ sau 4/1975 – Pnn) và Chính Phủ Vương Quốc Cambodia (Quốc Trưởng Sihanouk – Pnn)… với sự tham dự của các thành phần dân chủ (Lực lượng thiên tả, thân cộng – Pnn) của ba quốc gia sẽ thiết lập những ủy ban liên hiệp tạm thời nhằm sửa soạn cho việc thống nhất hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ, tự do” của ba nước Đông Dương.

Hãy lưu ý thêm một lần: Cụm danh từ hòa bình/dân chủ/tự do/độc lập dân tộc” đã được Mao-Châu rao giảng từ 1954 ở Genève chứ không phải “sáng kiến riêng” của Martin L. King ở Mỹ; Trí Quang, Nhất Hạnh ở VN/Đám “trí thức thân cộng, phản chiến” Miền Nam trong Mặt Trận Giải Phóng; Báo Đối Diện ở Sài Gòn chỉ là loại ăn ké thứ yếu; hoặc Ché Guavara ở Nam Mỹ… Tóm lại tất cả giải Nobel Hòa Bình/Những “chiến sĩ tranh đấu hòa bình” xưa nay PHẢI ĐƯỢC TÍNH LẠI!!!

Do được Mao Trạch Đông – Châu Ân Lai chuẩn bị đầy đủ (Bản thân Hồ và Giáp lại được “quán triệt” trực tiếp từ Châu Ân Lai tại hội nghị mật Liễu Châu 3-5/7/1954 như trên đã một lần nói đến – Pnn); hiện thực tại Geneve qua lần chia đôi VN (20/7/1954) – Đảng cộng sản, nhà nước Hà Nội chiếm được nửa nước, có bốn năm nghỉ ngơi, Tháng 9, 1960, HCM đảng CS họp Đại hội 3 ở Hà Nội. Đại hội nầy có những nhiệm vụ, những mục tiêu chiến lược:

#1/Bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin (tức là không theo “Chủ nghĩa xét lại/Chung sống hòa bình với Mỹ-Tây Âu của Liên Xô – Pnn).

#2/Thực hiện quan điểm chiến tranh cách mạng của Mao, xây dựng cơ sở vật chất chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tổng tiến công và chiến thắng đế quốc Mỹ ở miền Nam. Lực lượng vũ trang Giải Phóng Miền Nam được thành lập, 15 tháng 2, 1961, do Trung Ương Cục Miền Nam/Đảng CS Hà Nội lãnh đạo, gia nhập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN thành hình từ 20/12/1960 – Hệ thống tổ chức chính trị-quân sự nầy chỉ đạo, thực hiện chiến tranh nhân dân chống lại Hoa Kỳ và chính phủ ngụy Sài Gòn với chi viện về vũ khí và người từ miền Bắc.

Xin ghi nhớ: Tại thời điểm Đại Hội 3 Đảng Cộng Sản nơi Hà Nội, Tháng 9/1960 hoàn toàn chưa nghe ra những danh tính gọi là Trí Quang ở VN; Marin L. King ở Mỹ… Nhất Hạnh (sinh 1926) đang là một tăng sinh nơi Chùa Từ Hiếu, Huế; những người viết sách, làm phim, phản đối chiến tranh Việt Nam như Ken Burns (sinh 1953) được 7 tuổi, và Lynn Norvick (1962) chưa sinh ra đời. Tháng 3, 1965 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng – Tháng 3, 1973 Quân Đội Mỹ hoàn toàn không có mặt tại Việt Nam.

Qua hai bài viết 1, 2 chúng ta đã điểm mặt đúng, đủ người, việc đã có mặt, từng xẩy ra hơn nửa thế kỷ từ 1945, 1954, 1960, 1965, 1975 trên đất nước Việt Nam, ở Hà Nội, nơi Bắc Kinh, tại Genève để đến đây có thể kết luận lại một cách chung cuộc: VIỆT NAM KHÔNG HỀ CÓ HÒA BÌNH. Phần viết tiếp sẽ trả lời cho vấn nạn đau thương nầy.

III – Bài Ba

Hòa Bình là gì? Với ai? Như thế nào?

Từ trí nhớ đầu tiên lúc ba tuổi sau lần “Vỡ Mặt Trận/Chiến tranh Pháp-Việt Minh” cuối năm 1946, tản cư về vùng Giạ Lê (?) Thừa Thiên, ngồi trong hầm đất lạnh lạnh với bà nội, cho đến sáng 29 tháng 4, 1975 nơi Tân Sơn Nhất bập bùng, dẫy dụa bởi đạn pháo cộng sản, quả tình bản thân chưa một lần trong đời “ham” chuyện “đánh nhau”, cho dù đi lính tác chiến nhảy dù từ ngày ra trường Đà Lạt, 23 Tháng 11, 1963. Cũng chưa hề viết xuống một chữ, một dòng ca ngợi chiến tranh từ buổi đầu cầm viết trong máu lửa Mậu thân ở Huế, 1968 cho tới hôm nay, cuối đời, cuối cuộc. Suốt một đời sống nơi Miền Nam cho đến Tháng 19/6/1976, tiếp năm dài biệt xứ lưu đầy nơi Miền Bắc (1976-1988), và sau 5 Tháng 11, 1993 nơi đất Mỹ, đi vòng thế giới.

Nơi đâu cũng chỉ thấy ra thực trạng (của chính bản thân, gia đình, xã hội Miền Nam (trước, sau 1954; khắp cả nước sau 1975…) với câu hỏi cay đắng não nề: Sao Con Người khổ đến vậy? Sao Người Việt khổ đến vậy? Và câu trả lời chung nhất/chính xác/cụ thể nhất: CHIẾN TRANH là cội nguồn của tất cả Thống Khổ – Từ đấy HÒA BÌNH MƠ ƯỚC LỚN NHẤT/ĐỘC NHẤT CỦA TẤT CẢ MỌI CON NGƯỜI/TOÀN DÂN TỘC VIỆT NAM/NHƯNG HÒA BÌNH CHƯA HỀ CÓ/KHÔNG HỀ CÓ! TẠI SAO?

Hòa Bình chưa hề có/không hề có với Dân Tộc Việt Nam vì trên đất nước nầy đã thành hình, đang hoàn tất Hệ Thống Tội Ác được chỉ đạo, thực hiện với những hình thức và đối tượng thụ nạn khác nhau. Cụ thể có thể kể ra là đợt “Cải Cách Công Thương Nghiệp miền Bắc” tai họa năm 1958-1960. Kế hoạch lùa hết thành phần thị dân thuộc các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… lên miền thượng du Bắc Việt. Tình trạng “lưu đày” nầy kéo dài từ 1956 cho đến Tháng 2, 1979, lần Tàu đánh sáu tỉnh biên giới Việt-Hoa. Đấy cũng là tiền đề, kinh nghiệm “Chiến dịch cướp chiếm cấp nhà nước/Cải Tạo Công Thương Nghiệp Miền Nam (1976-1980)“sau lần tiến công quân sự/Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc tại Ngày 30 Tháng 4, 1975. Và hiện tại, qua Thế Kỷ 21 là bước Chiếm đoạt Quyền Sống/Đất sống của 90 triệu người dân Việt – Toàn khối dân chúng (Bắc lẫn Nam) bị xóa bỏ Quyền Sở Hữu Đất trên khu đất, nhà ở từ trăm năm trước do tổ tiên để lại. Cuộc cướp chiếm được Hiến Định Hóa bởi Điều 4 Hiến Pháp – Áp dụng sách lược: Đảng Lãnh Đạo – Nhân Dân Làm Chủ – Nhà Nước Quản Lý. Nhân Dân là gì? Là những ai?

Nhưng không chỉ có thế, chẳng phải đợi đến ngày 30 Tháng 4, 1975 với lần cưỡng chiếm Miền Nam, mà đã có rất lâu lời kêu gọi đẫm máu trong Ngày 19 tháng 12, 1946: Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên… Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc… Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước! Giặc gọi là “Thực Dân Pháp năm 1946” chỉ là một cái cớ! Tết Mậu Thân, 1968 Hồ Chí Minh từ đất Tàu ban lệnh tiến công/giết dân miền Nam với một kẻ thù được cải biên gọi là “Giặc Mỹ qua lời đòi máu gọi là “thơ”:

Xuân nầy hơn hẳn mấy Xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà. Nam Bắc thi đua diệt giặc Mỹ. Tiến lên toàn thắng ắt về ta!” Những nội dung kêu gọi máu, đẫm mùi xác chết từ 1946, 1968… kia không là khẩu hiệu suông, chúng biến thành “Quốc ca – Đường vinh quang xây xác quân thù. Thề phanh thây uống máu quân thù… Tiến Quân Ca, Văn Cao”; hoặc là “Thơ cách mạng – Giết! Giết! Giết Bàn tay không phút nghỉ – Thơ Tố Hữu”..

Tất cả câu hát, lời thơ kể trên thấm vào máu, ghim sâu xuống bộ não, kiến tạo nên “tâm thức sát nhân – Giết người là một nghĩa vụ” đối với những thế hệ người Việt sinh vào những năm 1940, 1950, 1960 nơi Miền Bắc, ở vùng “giải phóng” trong Nam, và hoàn chỉnh sau 1975, tác động khắp cả nước. Những nhân vật “huyền thoại” không hề có dần được khai sinh… Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Tám nổ kho đạn, đốt cháy thân mình trong chiến tranh chống Pháp, tiếp Kan Lịch (?), Út Tịch (?) trong chiến tranh chống Mỹ (1960’s) với lời nguyền quyết liệt “còn một lai quần vẫn đánh Mỹ”…

Tác động của loại “chữ nghĩa” đẫm máu nầy không chỉ ảnh hưởng riêng đối với lớp người bình dân, ít học như vừa kể ra, nhưng ngay cả giới viết báo, viết sách chuyên nghiệp như Trần Đĩnh từ 1951, từng được cử đi học ở Nga, Tàu cũng đã viết nên những “tác phẩm” lớn như Bất Khuất để nêu cao tinh thần chống thực dân Pháp (trước 1954). Và sau 1975 vào Sàigòn, tiếp hoàn tất Đèn Cù (NXB Người Việt, Nam Cali, 2014) nhằm chạy tội cho CS Hà Nội, đồng thời mô tả, hạ thấp bọn “Ngụy Quân-Ngụy Quyền” theo cách đểu cáng, xách mé, tương tự của Nguyễn Khải (1930-2008), mang cấp đại tá, giữ chức vụ đại biểu quốc hội, chủ tịch hội nhà văn Miền Bắc viết ra hả hê trong Tháng Ba Tây Nguyên, 1976.

Tóm lại, loại văn hóa, văn học “máu me, xác chết” của Hà Nội mở rộng, đào sâu tác động nên những chữ nghĩa gọi là “chống đế quốc Mỹ trước 1975; chống Ngụy Quân-Ngụy Quyền sau 30 Tháng 4, 1975” thấm sâu vào thứ loại gọi là “liệt sĩ” Đặng Thùy Trâm, “nhà văn” Nguyễn Văn Thạc… để viết nên những lời hừng hực khí thế: “Thằng Mỹ như thế nào? Tôi muốn đâm lưỡi dao vào trái tim đen đúa của nó… (Nguyễn Văn Thạc. Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi. NXB Thanh Niên, VN, 2005). “Nhà văn chiến sĩ” Thạc đã vào Nam quá trễ nên không hề thấy được “thằng Mỹ”, bởi từ 27/3/1973 Quân Lực Mỹ đã sạch bóng nơi Miền Nam theo điều khoản “hòa bình” mà Bí Thư trung ương Lê Đức Thọ đã ký kết với đế quốc Mỹ Kissinger.

Khổ nỗi, có lẽ nhà văn Thạc cũng không biết Kissinger là ai? Hiệp Định Paris là cái quái quỉ gì? Và tại sao đồng chí Bí Thư Thọ lại được trao tặng cái giải hòa bình thảm hại kia?! “Nhà văn bộ đội cụ Hồ” Thạc chắc chắc cũng KHÔNG biết rằng kể từ 1970, bộ binh Mỹ không còn tham chiến ở VN để Thạc có dịp đâm vào quả tim đen đúa của nó?! Sự kém cỏi hiểu biết của Thạc không chỉ giới hạn đối với phía cộng sản Hà Nội mà ngay với thành phần gọi là “học giả/chuyên viên nghiên cứu cao cấp Mỹ” như Ken Burns, Lynn Novick cũng nhận định rằng: Chiến Tranh Việt Nam bắt đầu từ 1965 khi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng! Nói gì đến một “nhà văn/bộ đội” hai mươi tuổi học hành không bao nhiêu ra đi từ Hà Nội vào Nam giải phóng!

Giải (gọi là) Nobel Hòa Bình với chữ nghĩa và những con người như trên vừa trình bày, Hòa Bình Việt Nam không bao giờ có. Không thể có.

La Vang 1972 (Getty Images)

IV – Bài Bốn

Hòa Bình/Phản Chiến là gì? Với ai? Như thế nào?

Hòa Bình với NỘI DUNG, ĐỊNH NGHĨA/CÁCH THỨ VẬN ĐỘNG/TÁC NHÂN THỰC HIỆN qua ba bài viết đã giúp cho Người Việt Nam thấy ra điều cay nghiệt: Hòa Bình Thế giới/ Hòa bình Việt Nam không bao giờ có. Không thể có. KHÔNG CÓ TRONG THỰC TẾ LỊCH SỬ TỪ 1945, 1954, 1960, 1968, 1972, 1975… cho tới hôm nay. Bài viết Thứ Tư sẽ nói rõ cho ra lẽ nỗi uẩn khúc cay đắng nầy với những thứ, loại “chiến sĩ (đấu tranh) hòa bình” bất cứ nơi đâu đã có trên diễn trường thế giới mà bi hí kịch gọi là “tranh đấu (cho) hòa bình” càng ngày càng tồi tệ – Không thiếu một ai, lẽ tất nhiên bao gồm nhân sự gọi là Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo buộc (sẽ) phải đề cập đến như sau.

41- Phản kháng chiến tranh – tranh đấu hòa bình – Ông là ai?

Thanh niên Nguyễn Xuân Bảo, sinh 1926 ở Huế; năm 1960 Bảo nhận được học bổng Fellowship Fulbright qua Mỹ nghiên cứu môn tôn giáo đối chiếu tại Đại Học Princeton; tiếp 1961 theo lớp Thần Học Đại Học Princetone vào năm 1961. Năm 1962, Nguyễn Xuân Bảo được chỉ định nhiệm vụ thỉnh giảng về Phật Giáo tại Đại Học Columbia, và công việc tương tự tại Đại Học Cornell. Sau đảo chính quân sự 1 tháng 11, 1963, Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại, 16 Tháng 12, Nguyễn Xuân Bảo trở về nước, vào Chùa Ấn Quang theo lời yêu cầu (Yêu cầu do ai? Từ đâu – Pnn) của Trí Quang nhằm chấn chỉnh lại giềng mối điều hành Phật Giáo Việt Nam (Lưu ý, chưa có danh tính Nhất Hạnh – Pnn)

Như vậy từ hồ sơ du học năm 1960 cho đến thời điểm sau đảo chính 1/11/1963, qua điều kiện cụ thể của chính bản thân, quá trình nghiên cứu (của Nghiên Cứu Sinh Nguyễn Xuân Bảo/Không có tính danh Nhất Hạnh trong hồ sơ của Nha Du Học/ Bộ Giáo Dục VNCH – Pnn) với tình trạng THẬT của tôn giáo-xã hội-chính trị-quân sự Việt Nam/Miền Nam ĐƯỢC CHỨNG MINH BỞI THỰC TẾ LỊCH SỬ TỪ 1960, 1963 (Có thể sử dụng thêm những thực tiễn sau 1963, 1965, 1968, 1972, 1975… đến hiện tại) cho chúng ta những xác nhận như sau:

#1/Hoạt động của cá nhân Trí Quang/Khối Phật Giáo Ấn Quang từ trước, sau 1954, 1963, 1964, 1968…; trước, sau 1975 đến hiện nay (2021-2022) hoàn toàn KHÔNG VÌ/DO/BỞI PHẬT PHÁP VÀ DÂN TỘC (Đúng, sai không phải là vấn đề của bài viết nầy).

#2/Từ #1 thấy ra: Dưới Chế độ Quốc Gia VN (1948-1955), và hai nền Cộng Hòa (1955-1975) Phật Giáo Việt Nam Đàcó điều kiện phát triển, tổ chức, người và giáo hội TỐT ĐẸP GẤP BỘI SO VỚI CHẾ ĐỘ CS HÀ NỘI TỪ SAU 20/7/1954 qua sự kiện thành hình Hệ Thống Trường Trung Học Bồ Đề, Đại Học Vạn Hạnh; hệ thống chùa các địa phương được tu bổ, được phát triển quy mô lớn ở Sài Gòn (cụ thể với các Chùa Ấn Quang, Vĩnh Nghiêm, Việt Nam Quốc Tự).

#3/ Từ #2 chứng tỏ cá nhân Tăng Sinh/Công Dân VNCH Nguyễn Xuân Bảo KHÔNG HỀ bị các chế độ Quốc Gia VN; Đệ Nhất-Đệ Nhị Cộng Hòa bách hại, chèn ép nếu không nói Nguyễn Xuân Bảo là thành phần được ưu đãi – ĐƯỢC ƯU ĐÃI NHẤT.

#42 – Chiến Sĩ Tranh Đấu Hòa Bình Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo nói, làm những gì?

#421- 16 tháng 12, 1963, Tăng Sinh Nguyễn Xuân Bảo trở về nước, góp phần thành hình Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất (theo chủ trương (thiên tả) của Chùa Ấn Quang/Trí Quang). Kể từ Tháng 1/1964 danh tính Nhất Hạnh bắt đầu xuất hiện với quần chúng qua những hoạt động đa dạng trong lãnh vực văn hóa, tôn giáo, xã hội… Báo Làng Mai kể lại: Vào những năm 1960, thầy Thích Nhất Hạnh đã đóng một vai trò tích cực thúc đẩy hòa bình trong những năm chiến tranh ở Việt Nam. Ông đã thành lập một số tổ chức dựa trên các nguyên tắc bất bạo động và từ bi của Phật giáo. Năm 1965, thầy Thích Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội và khai giảng khóa đầu tiên. Trường là một tổ chức cứu trợ cơ sở, bao gồm 10.000 tình nguyện viên và nhân viên xã hội cung cấp viện trợ cho các ngôi làng bị chiến tranh tàn phá, xây dựng lại trường học và thành lập các trung tâm y tế... Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung năm 1964 dưới cảnh bom đạn. Bài và ảnh: Làng Mai – Báo Lao Động trong nước trích đăng (1/2022).

Bài viết và hình ảnh do Làng Mai phổ biến như trên KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT – HOÀN TOÀN DO XUYÊN TẠC, DỐI TRÁ, DỰNG ĐỨNG, VU CÁO. Chúng tôi chứng minh:

#422- Năm 1965, thầy Thích Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội..là một tổ chức cứu trợ cơ sở, bao gồm 10.000 tình nguyện viên và nhân viên xã hội cung cấp viện trợ cho các ngôi làng bị chiến tranh tàn phá, xây dựng lại trường học và thành lập các trung tâm y tế..Cho là có thật số lượng 10.000 (?) tình nguyện viên và nhân viên xã hội trong tổ chức nầy, thế thì phải trả lời cho câu hỏi: Trụ sở của trường đường Công Lý (trước Chùa Vĩnh Nghiêm) do ai cấp phát? Và 10.000 tình nguyện viên và nhân viên y tế là những ai, nếu không phải là thanh niên, sinh viên, học sinh nam nữ từ Sài Gòn. Và nhân viên y tế xã hội nào, nếu không là nhân viên của chính phủ VNCH cung cấp, đề cử…

Cuối cùng: … cung cấp viện trợ cho các ngôi làng bị chiến tranh tàn phá, xây dựng lại trường học và thành lập các trung tâm y tế... Ai cung cấp? Ai xây dựng? Ai thành lập? Nếu không là người, tổ chức xã hội, y tế, giáo dục của CHẾ ĐỘ VNCH. VÀ CÂU HỎI THEN CHỐT: AI PHÁ HOẠI MIỀN NAM NẾU KHÔNG PHẢI TỪ LẦN THÀNH LẬP MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, 20/12/1960 – THÀNH LẬP DO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI 3 ĐẢNG CỘNG SẢN HÀ NỘI, 3 Tháng 9, 1960? Người Mỹ/Quân Đội Mỹ/Đế quốc Mỹ ở đâu trước ngày TQLC Mỹ đổ quân lên Đà Nẵng, 8 tháng 1965?!       

#423. Sự DỐI TRÁ đạt tới cao điểm tệ hại qua mô tả…  “Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung năm 1964 dưới cảnh bom đạn. Bài và ảnh: Làng Mai – Báo Lao Động trong nước trích đăng (1/2022)” Hoàn toàn không phải như thế vì:

#423/A: “Năm 1965, thầy Thích Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội – Trích dẫn từ #431”, thì lấy người nào, và tổ chức đâu mà thực hiện cứu trợ đồng bào bị lũ lụt tại Miền Trung năm 1964?!

#423/B: “Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung năm 1964 dưới cảnh bom đạn... Trích dẫn từ #431”. Trời đất! “Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở đâu? “Cảnh bom đạn nào?” trong bức hình mà Làng Mai trưng ra – Hình ảnh một số dân  làng gồm trẻ con đứng chờ cứu trợ tại một địa điểm có lá Cờ Phật Giáo.

Sự thật ở đâu? Xin dẫn chứng trích dẫn: ... Nhà tôi ở phía Bắc thành phố Quảng-Ngãi gần con sông Trà Khúc… Là đoàn-trưởng trong tổ chức “Gia-Đình Phật Tử” tại Tỉnh, giống như tổ chức “Hướng Đạo Sinh”, tôi tập hơp một số thanh thiếu niên, và tiếp tục đi cứu trợ, tìm kiếm xác của những gia-đình mất tích. Cuộc cứu trợ được thực hiện với người (vừa kể trên) và diễn tiến như sau… Một tuần lễ sau, có đoàn cứu trợ bão lụt miền Trung từ Sài Gòn và Nha Trang ra tỉnh Quảng Ngãi... Phối hợp với toán Hướng Đạo từ Nha Trang chúng tôi vác gạo từ trên đường Quốc Lộ 1 xuống bãi cát, chất vào ghe đưa đến tận nơi để tiếp cứu cho đồng bào bị lụt… Có sự giúp đỡ của Quân Đội, chính quyền Tỉnh, Quận địa phương, có xe đưa chúng tôi đi đến các quận như Nghĩa Thắng/Nghĩa Kỳ… Hồi ức viết xong cuối năm Tân Mẹo, 2011 của Thủy Tọa (Võ Long K7, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, Sài Gòn).

Hy vọng tác giả bài viết hôm nay (2022) vẫn còn sống để xác chứng:

1/. Thành phần thực hiện cứu trợ đầu tiên và thực lực chính của công tác cứu trợ là đoàn sinh của Gia Đình Phật Tử Quảng Ngãi và Hướng Đạo Sinh từ Nha Trang đến. Gia đình Phật Tử và Phong Trào Hướng Đạo (Bản thân là đoàn sinh trước khi đi lính, 1960) CÓ TỪ THẬP NIÊN 1950 (TRƯỚC rất xa năm 1965, thời điểm Thích Nhất Hạnh thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội ở Sài Gòn!)

2/. Hình ảnh tác giả Võ Long trình bày: “… Có sự giúp đỡ của Quân Đội, chính quyền Tỉnh, Quận địa phương“– Chứng minh hoạt cảnh “tưởng tượng dựng vu cáo” … Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung năm 1964 dưới cảnh bom đạn! Vâng, chính chúng tôi chứ không ai khác, những đơn vị QLVNCH phải ngưng các hoạt động hành quân chiến thuật để yểm trợ, bảo vệ các toán cứu trợ khỏi bị cộng sản tấn công. Lá cờ Phật Giáo mà Làng Mai phổ biến là dấu hiệu của địa điểm cứu trợ nhằm hy vọng “Việt cộng đừng tấn công các địa điểm cứu trợ để cướp lương thực, thực phẩm” – Hành vi cướp của dân bị nạn (MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG DO NHÀ NƯỚC TỔ CHỨC) được “hợp thức hóa/đảng hóa” sau 30/4/1975 – NGAY TẠI HÔM NAY.

Chúng tôi tiếp phần khi Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo góp mặt “phản chiến/chống chiến tranh VN” tại Mỹ – 1966.

V – Bài Năm       

51- Giả Trá Văn Hóa (Hòa Bình)/Giả Trá Phản Kháng Hòa Bình

Trước khi nói tiếp về “Nobel Hòa Bình”, người viết xin nói rộng ra với Nobel Văn Học (cũng có liên quan đến Hòa Bình cho VN). Giải Nobel Văn Học 1971 được trao cho Pablo Neruda, thi sĩ người Chile (1904-1973) với lời tuyên dương trang trọng: “Về một nền thi ca với sức mạnh chiến đấu chuyển đổi thân phận và giấc mơ của một đại lục (Thế giới thứ Ba/ Vùng nghèo khó Nam Mỹ/Nước Chile của Pablo Neruda).  chính ông cũng là nhân vật hàng đầu phản đối việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam với lời thơ mạnh mẽ… “Tại sao họ (Lính Mỹ-Pnn) bắt buộc phải giết người/những người vô tội quá xa nước Mỹ… Tại sao họ (Lính Mỹ-Pnn) phải đến một nơi xa xôi để giết người? Tại sao họ đi tới nơi xa để chết”.

Không thể nghi ngờ ý “hướng thiết tha/chân thành kêu gọi hòa bình” của Pablo Neruda, tuy nhiên ông chết vào ngày 23 tháng 9, 1973 nên hẳn phải biết rằng: 60 ngày sau ngày ký kết Hiệp Định Hòa Bình tại Ba Lê 27/1/1973 người Lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Việt Nam! Thế nên, Neruda có đủ thời gian và thực tế để PHẢI xóa bỏ nhưng lời thơ chỉ chân thành một nửa/không trung trực toàn phần đối với chiến tranh VN vì thảm cảnh VN sau lần Lính Mỹ ra đi (27/3/1973) đã tăng lên gấp bội và kể từ năm ông lìa đời kia (1973), tiếp trước, sau 30/4//1975… kể đến hôm nay, 47 năm sau Việt Nam dưới tay trấn áp đảng cộng sản Hà Nội. Ở đâu là tương lai/hòa bình (?) của Việt Nam dưới đe dọa thâm u càng ngày càng hiện thực từ Bắc Kinh?!

Pablo Neruda không nói một mình. Hội Đồng Nobel Thụy Điển không chỉ bày ra trò giả trá với Nobel Văn Học mà còn có thêm giải điếm nhục gọi là “Nobel Hòa Bình” với những tay bợm nổi tiếng toàn cầu về tính man trá và man rợ (sẽ kể liền sau). Nhưng trước nhất, cụ thể Pablo Neruda như trên vừa trình bày, do đã được hướng dẫn bởi một tên tuổi lừng lẫy, Martin Luther King (1929-1968), Nobel Hòa Bình 1964. Hãy xem King vận động hòa bình cho VN.

Ngày 25 Tháng 3, 1967, King dẫn đầu cuộc diễn hành phản đối “Chiến Tranh Vietnam ở Chicago (lần đầu tiên) với tuyên dương chủ đạo: “Trái bom (quân đội Mỹ sử dụng – Pnn) ở Việt Nam nổ trên đất Mỹ – Những trái bom ấy tàn phá giấc mơ (của dân Mỹ – Pnn) và khả năng về một xứ sở Mỹ thuần lương!

Chưa đầy một tháng sau, tiếp ngày 4 Tháng 4, 1967. King tuyên đọc bài giảng lên án Chiến Tranh VN tại nhà thờ Riverside, New York City. “Lương tâm tôi không cho phép (tôi) có chọn lựa nào khác. Bởi những tai họa (của chiến tranh VN – Pnn) tác động cùng một lúc lên người Mỹ nghèo khổ và nông dân Việt Nam. Thế nên, điều luân lý tối thượng buộc nước Mỹ phải có những bước căn bản để ngưng cuộc chiến qua nhũng biện pháp bất bạo động!

Trời đất! Người nông dân Việt Nam nào yêu cầu ngưng (Mỹ) thả bom? Mà chỉ có THẬT toàn thể người Việt (kể cả cán binh, bộ đội, dân chúng Miền Bắc) đồng gập đầu xuống để xin HCM và Bộ Chính Trị đảng cộng sản nơi Hà Nội ngưng thực hiện kế hoạch: Xuân nầy hơn hẳn mấy Xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà. Nam Bắc thi đua diệt giặc Mỹ. Tiến lên toàn thắng ắt về ta!” – Lệnh Tổng Tấn Công toàn Miền Nam, Giao thừa Tết Mậu Thân, 31/1/1968 từ “thơ” của HCM đọc tại Bắc Kinh phát đi từ Hà Nội. King có thể hỏi Walter Cronkite đã có mặt tại Huế (2/1968) về “kế hoạch giải phóng” của bộ đội cộng sản (cộng sản chính gốc đi từ Hà Nội, Miền Bắc) chứ không phải “Việt cộng” từ bưng biền Miền Nam. Cách “giải phóng” mà bọn đao phủ ISIS học được để sau nầy thực hiện với tù binh Mỹ sau khi quân đội Mỹ hoàn tất cuộc rút quân tháo chạy khỏi VN, 30/4/1975. Khổ thay, 4 Tháng 4, 1968 Mục Sư King bị ám sát chết – Hiện thực lời kêu gọi “bất bạo động” của ông không được một ai thi hành – Những người Mỹ gốc da den với phong trào Black Lives Matter hôm nay, Thế Kỷ 21 hầu như không biết đến lời kêu gọi “bất bạo động“ của ông mảy may nào cả!

Sự kiện “phản đối chiến tranh VN” năm 1967, 68 kia đã thành một phong trào toàn cầu và đồng nhất. NÓ CÓ NGUYÊN NHÂN/DO CÓ NGƯỜI TIỀN HÔ/SỨ GIẢ ĐẾN TỪ VIỆT NAM.

52- Tranh Đấu Hòa Bình/Phản Đối Chiến Tranh/Chiến Tranh VN giữa chúng ta

Cần trở lại Martin L. King Jr. Có một điều cần phải được phân giải rõ như sau: Năm 1964, Martin Luther King 35 tuổi, người trẻ nhất đoạt Giải Nobel Hòa Bình với chủ trương Phản Kháng Bất Bạo Động đối với nạn phân biệt bất bình đẳng sắc tộc Đen/Trắng. Do ảnh hưởng từ Gandhi, King và những đồng chí đã áp dụng biện pháp Bất Bạo Động – Bất Hợp Tác trong các cuộc biểu tình khắp tiểu bang Miền Nam nước Mỹ, thâu đạt được sự yểm trợ của chính quyền liên bang cũng như thành phần người Mỹ da trắng ở miền Bắc.

Năm 1963, King dẫn đầu cuộc tuần hành vĩ đại Tiến Về Washington với bài diễn văn mạnh mẽ “Tôi Có Một Giấc Mơ”. Phong trào do Martin L. King từ những vận động nầy thâu đạt được hai luật định quan trọng: Tu Chính Án 24 hủy bỏ Luật Thuế Bầu Cử (Poll Tax- Sắc Thuế thiết lập từ Thế Kỷ 19, hạn chế thành phần cử tri chỉ được đi bầu khi đã thanh toán xong khoản thuế lợi tức). Và Hiến Ước Nhân Quyền 1964 – Human Right Act 1964 cấm phân biệt sắc tộc trong việc làm, giáo dục và nơi những dịch vụ công cộng. Hiến Ước Nhân Quyền 1964 do Tổng thống Johnson ấn ký thi hành. Trong hai năm 1963-1965, Tổng thống Johnson và Martin L. King đã phối hợp với nhau trong một sách lược chung: Thúc đẩy mạnh mẽ những nền tảng về Nhân Quyền trong thế kỷ 20. Cần phải nói rõ, Tổng thống Johnson đã từng ủng hộ những dự luật Nhân Quyền từ khi ông giữ vị thế Chủ Tịch Khối Đa Số Thượng Viện từ những năm 1957, 1960 trước khi nhận chức Phó Tổng thống cho Tổng thống Kennedy, cũng là một lãnh đạo ủng hộ Nhân Quyền.

Từ vị thế chính trị-xã hội ưu thắng qua liên hệ tốt đẹp với Martin L. King, Tổng thống Johnson đã đạt được sự đồng thuận gần như tuyệt đối của lưỡng viện quốc hội Mỹ. Nghị Quyết Vịnh Bắc Việt, 10 Tháng 8, 1964 ấn định cho Tổng thống Johnson toàn quyền sử dụng mọi biện pháp trả đũa các cuộc tấn công quân sự của Bắc Việt nhằm ngăn ngừa những cuộc tấn công mai hậu nhắm vào quân lực Mỹ. Nghị Quyết đạt được số phiếu tối đa, 461-0 của Hạ Viện; và 88-2 của Thượng Viện. Đối với quần chúng, những cuộc biểu tình lớn được tổ chức với khẩu hiệu: Chúng tôi yểm trợ Johnson sau lần tàu Maddox bị tàu Bắc Việt tấn công, 2/8/1964. Theo lệnh Tổng thống Johnson, ngày 8 Tháng 3, 1965 hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng.

NHƯNG tất cả liên hệ tốt đẹp giữa Chính Phủ Mỹ/Tổng thống Johnson với quốc hội, báo chí, dư luận Mỹ, cụ thể với cá nhân Martin L. King hoàn toàn đổ vỡ kể từ 1966, 1967, với cao điểm 1968. Ngày 25 Tháng 3, 1967, lần đầu tiên King dẫn đầu cuộc diễn hành phản đối “Chiến Tranh Việt Nam” ở Chicago. Tai sao? Từ đâu? Do ai?

53- Trò (ma) chính trị trên thân phận Nam Việt Nam  

Cần trở lại chuyện nơi Miền Nam trước khi tiếp chuyện phản chiến ở Mỹ. Trong hai ngày 6 và 8 Tháng 6, 1969, một hoạt động chính trị gọi là Đại Hội Đại Biểu Quốc Dân Miền Nam Việt Nam, mà Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, cùng với Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam do Luật Sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ Tịch, là nòng cốt, đã bầu ra Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam do Kiến Trúc Sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ Tịch, và Hội Đồng Cố Vấn Chính Phủ do Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.

Đại Hội do ông Nguyễn Hữu Thọ và Trịnh Đình Thảo chủ trì. Tất cả màn múa rối với những con cờ (hạng thứ cấp) chính trị nầy do một tay Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam/Đảng CS Hà Nội Nguyễn Văn Linh dàn dựng và điều hành – Tất cả hệ thống nhân sự trong tổ chức gọi là mặt trận, liên minh, chính phủ nầy hoàn toàn bị tiêu vong không còn một dấu vết gì kể từ Hội Nghị Hiệp Thương Nhà Nước (5 Tháng 11, 1976) theo lệnh của Hà Nội. Được cho sống sót là may, có kẻ phải vượt biên lưu vong như Trương Như Tảng có vai tuồng gọi là “Bộ trưởng tư pháp”. Tạm gác sự kiện sau 30/4/1975, trở lại chuyện năm 1969 với chính phủ lâm thời (ma) của Chủ Tịch Thọ (?).

Không biết căn cứ từ đâu ra, chính phủ (ma) lâm thời nầy được Hà Nội đánh giá: Ngay sau khi thành lập, Chính phủ “Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam VN” đã được 23 nước công nhận (?), trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao! Của đáng tội, quả có một lần: Sau Hiệp Định Ba Lê, 27/1/1973 Fidel Castro của Cuba có đến một nơi nào đó ở Quảng Bình (Bên kia Bến Hải, nơi gần Miền Nam nhất), và nói một câu xanh rờn: Vì Việt Nam, Cuba cho đến máu của mình! Tháp tùng chuyến đi với Fidel có Tướng CS Hà Nội, Võ Nguyên Giáp, chứ Fidel đâu có biết Chủ Tịch Thọ là anh cha căng chú kiết nào? Năm 1973, ký kết Hiệp Định Ba Lê xong đã như vậy, thì tại năm 1969 xa xôi kia, Chủ tịch chính phủ lâm thời Thọ là con ma nào hở?

Được đà, thầy (tà) pháp tại Hà Nội tiếp tục dựng âm binh. Trong hai ngày 24 và 25 tháng 4, 1970, Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương được tổ chức tại một địa điểm gần biên giới ba nước Việt Nam – Trung Cộng – Lào. Tham dự hội nghị có: Đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa/Bắc Việt do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu; Hoàng Thân Xupha -nouvong dẫu đầu đoàn Lào; Sihanouk đoàn Campuchia; Chủ Tịch Thọ, đoàn chính phủ (ma) lâm thời Miền Nam; Nghị hội đặt dưới quyền chủ trì của Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Cộng, Chu Ân Lai. Hội nghị ra Tuyên Bố Chung làm cương lĩnh đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương: Độc lập, hòa bình, trung lập, không cho phép nước ngoài có quân đội hoặc căn cứ quân sự – Cái nền để Mỹ rút quân theo Hiệp Định Ba Lê 1973 – Mục  tiêu, yêu cầu của tất cả phong trào, vận động phản chiến từ Nam Việt Nam, của quốc hội, báo chí, học đường, sách vở, phim ảnh, phản chiến ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới từ 1964, 1965, 1968, 1972, 1975… cho tới hôm nay, qua Thế Kỷ 21!

Ma thuật chính trị/phản chiến gồm màn giáo đầu rất kích động, có hiệu quả với Nhất Hạnh, Nguyễn Xuân Bảo, chuẩn bị, diễn tuồng từ trước, sau 1963, 1964, 1966 ở Việt Nam trước khi chuyển qua Mỹ. Thế nên, từ phần sau chúng tôi đề cập đến nhân sự có tên thế tục Nguyễn Xuân Bảo hơn là tăng sĩ Phật Giáo Nhất Hạnh để đúng với người, việc hơn.

VI – Bài Sáu

#61- Phong Trào Phản Chiến/Chống Chiến Tranh VN tại Mỹ như thế nào? Từ đâu?

Phong trào phản đối Chiến Tranh VN bắt đầu từ những nhóm nhỏ vận động hòa bình, trí thức thiên tả tại các khu cư xá đại học dần trở nên một phong trào rộng lớn kể từ năm 1965 – Năm Mỹ đổ quân bộ chiến lên Đà Nẵng (8/3/1965), sau lần Mỹ dội bom Miền Bắc (Tháng 8/1964). Phong trào lên tới cao điểm trong năm 1968 sau Tổng Công Kích Tết Mậu Thân (31/1/1968), mà theo nhận định điển hình của Walter Cronkite từ Việt Nam thì: Chiến tranh (quân sự) không có lối thoát nào khác ngoài việc phải đàm phán (với cộng sản Hà Nội) – Hội Nghị Paris chính thức khai mạc, 12/1968.

Phong trào phản chiến ở Mỹ không riêng rẽ, đấy là một vận động toàn cầu [Do ai (thật) chủ xướng, điều động không phải là trọng tâm của bài viết nầy, của người viết Pnn] điển hình với phong trào sinh viên Pháp nổi loạn chiếm giảng đường, đòi lật đổ cơ cấu lãnh đạo của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp với vị anh hùng Charles de Gaulle. Phong trào do sinh viên Cohn Bendit lãnh đạo (sinh 1945) đã đưa Thủ Đô Paris vào cảnh tượng một cuộc nội chiến, tình thế nước Pháp thời đểm đó rơi xuống dốc, Tổng Thống De Gaulle phải từ nhiệm. Lần nổi loạn của sinh viên Pháp không chỉ giới hạn trong năm 1968, đấy là diễn tập cho lần xuống đường của nhóm Áo Khoác Vàng (Yellow Jacket) kéo dài từ tháng 11, 2018 , tạm yên năm 2020 và bùng nổi lại đợt hai cho đến hiện nay. Chỉ riêng vụ 2018 đã gây thương tích cho 4, 439 nhân viên cảnh sát và thường dân Pháp. Phong trào “Áo Khoác Vàng” tác động không giới hạn trong nước Pháp.

Qua thế kỷ 21, có thể nói không sợ sai lầm: Phản chiến/Chống đối chiến tranh VN chỉ là một Cái Cớ! Và nước Mỹ chỉ là một Diễn Trường – Cái cớ cụ thể nhất – Diễn trường chính yếu của thế giới. Antifa, BLM của nước Mỹ hiện tại không có liên hệ gì với chiến tranh VN đã chấm dứt từ Hiệp Định 1973, sau 30/4/1975 tại Sài Gòn, đối với người, nước Mỹ.

Trở lại cao điểm của phong trào phản chiến nổ bùng tại Mỹ năm 1968 – Từ phản đối chiến tranh VN buộc nước Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với Hà Nội – Chính trường Mỹ cụ thể với người và Đảng Dân Chủ chưa bao giờ rơi vào một tình trạng hỗn loạn, suy sụp cực độ như đã xẩy ra suốt hai thập niên 1960’s, 1970’s. Tổng Thống Kennedy bị sát hại (22/11/1963); TT Johnson không tái tranh cử nhiệm kỳ hai; Đại Hội Đảng Dân Chủ bị tan vỡ, 26 Tháng 8, 1968. Chỉ trong một năm 1968, Martin Luther King (4/4/1968); Robert Kennedy (6/6/1968) liên tiếp bị ám sát! Biểu tình phản chiến tràn lan, xé toang nước Mỹ; San Francisco, New York, Oakland, Trường Berkeley là những bộ chỉ huy cuộc tổng nổi loạn; tuy nhiên Washington, DC vẫn là diễn trường chính, xâm chiếm chân đồi Điện Capitol, tiến đến sát sân trước Tòa Bạch Cung.

Trong tình thế cực độ hỗn loạn với cao trào PHẢN CHIẾN/CHỐNG ĐỐI CHIẾN TRANH VN ĐÃ LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC QUYẾT ĐỊNH –  CHIẾN SĨ ĐẤU TRANH HÒA BÌNH NHẤT HẠNH-NGUYÊN XUÂN BẢO ĐẾN TỪ VN LÀ MỘT ĐÁP SỐ ĐÚNG VÀ ĐỦ.

#62- Sứ giả “hòa bình-phản chiến” (đến từ Nam Việt Nam) nói gì với Người Mỹ?

Năm 1966 (từ chiến trường-chính trường-xã hội hỗn loạn ở Nam VN/Biến loạn Miền Trung, 1966 do Trí Quang thủ lãnh) Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo đến Mỹ theo lời mời của Giáo Sư George McTurnan Kahin, chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á, thành phần trí thức thiên tả, chống dối chiến tranh VN cơ hữu của Đại Học Cornell. Tăng Sinh Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo được chỉ định hướng dẫn lớp hội thảo chuyên đề Phật Giáo Việt Nam- Nhưng công tác chính của Bảo là, “Vận động hòa bình/Hòa bình theo định nghĩa của thiên tả Mỹ.

Phần #61/Hòa bình chung mục tiêu của “Đại Hội Đại Biểu Quốc Dân Miền Nam Việt Nam – Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam –Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam/Phần #53-Bài Năm”! Giáo sư (phản chiến) nào từ Cornell, của tất cả đại học Mỹ, kể cả giới chức cao cấp nơi Phòng Tình Hình Tòa Bạch Ốc nghe được chỉ thị của Hà Nội qua lời Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam Nguyễn Văn Linh nói với Chủ Tịch Thọ, Luật Sư Thảo, Kỹ Sư Phát trong rừng ở Tây Ninh?!

Vừa đến Mỹ, ngày 1 Tháng 6, Bảo phổ biến đến Chính Phủ Mỹ một thông cáo gồm 5 điểm chính: 1/ Yêu cầu chính phủ Mỹ nói rõ mục đích giúp dân tộc VN đúng theo “nguyện vọng của người Việt Nam”; 2/ Quân Đội Mỹ và VNCH ngưng dội bom trên toàn thể lãnh thổ VN; 3/ Tất cả các cuộc hành quân chống cộng sản chỉ được thực hiện trong mục tiêu phòng thủ; 4/ Chính phủ Mỹ phải tỏ rõ quyết tâm rút quân trong vài ba tháng; 5/ Mỹ phải trả phí tổn tái kiến thiết! Quả thật Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo đòi hỏi hơn cả Bộ Chính Trị CS Hà Nội mong muốn. Bảo cũng chứng tỏ có khả năng “khuất phục” Mỹ hơn cả Mao và Brezhnev cộng lại.

#63- Sứ giả “hòa bình-phản chiến” (đến từ Nam Việt Nam) làm gì ở Mỹ?

Nguyễn Xuân Bảo không nói suông với người trong quốc hội và chính quyền Mỹ, chiến sĩ hòa bình Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo tìm đến Hành Giả Thomas Merton của giòng tu Tâm Linh để nói lên ý hướng “quyết liệt- Bất kỳ ai lắng nghe tôi, hãy làm chứng: Tôi không thể chấp nhận cuộc chiến nầy. Hành Giả Merton khen: “Nhất Hạnh là người Anh Em tôi” . Cho đến bấy giờ, 1966, TỪ VIỆT NAM ĐẾN MỸ Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo KHÔNG MỘT CHỮ NÓI ĐẾN VIỆT CỘNG – CỘNG SẢN BẮC VIỆT! KHÔNG BAO GIỜ! KỂ TỚI HÔM NAY, thế kỷ 21.

Nguyễn Xuân Bảo không ngừng vận động. Đương sự tìm đến Martin Luther King Jr, thúc giục King cùng ra thông cáo Phản Đối Chiến Tranh Việt Nam. King hoàn toàn “được” thuyết phục. Năm 1967 King phổ biến tuyên cáo: Hậu Trường (cuộc chiến) Việt Nam: Thời Điểm phá vỡ Im Lặng, tại Nhà Thờ Riverside ở New York City. Đây cũng là lần đầu tiên King công khai đặt vấn đề về việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Cần nhắc lại, trong năm 1964, King là người hỗ trợ quyết định dội bom Bắc Việt của Tổng Thống Johnson! 1964-1966, 1967 chỉ là một chớp mắt rất ngắn để thực hiện, thay đổi một chiến lược quốc gia có tầm thế giới. Nói ra như thế để thấy Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo “hướng dẫn/giáo dục” Martin L. King tài giỏi đến thế nào?

King tán tụng Bảo: “Cá nhân tôi chưa hề thấy ai xứng đáng Nobel Hòa Bình bằng người tu sĩ lịch duyệt đến từ Việt Nam nầy. Quan điểm hòa bình của vị nầy nếu được thực hiện sẽ xây nên tượng đài kết hợp Nguyên Tắc Cơ Đốc Giáo, Huynh Đệ Toàn Cầu, cho cả nhân loại.” King đề nghị cho Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo Giải Thưởng Nobel Hòa Bình 1967. Không được mà hóa hay, bởi 4 Tháng 4, 1968 King bị bắn chết và Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo không được Nobel Hòa Bình 1967! Nếu được, Nhất Hạnh sẽ nói được gì về hơn 5.000 ngàn người Huế – Quê hương của Nguyễn Xuân Bảo bị chôn sống? Vùng Chùa Từ Đàm, Từ Hiếu lên núi Ngự Bình không thiếu nạn nhân của cộng sản – Cần nhắc lại – cho đến bấy giờ, 1966, 1967, 1968…, TỪ VIỆT NAM ĐẾN MỸ, Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo KHÔNG MỘT CHỮ NÓI ĐẾN VIỆT CỘNG – CỘNG SẢN BẮC VIỆT! KHÔNG BAO GIỜ! KỂ TỚI HÔM NAY, THẾ KỶ 21.

#63- Bom sát thủ của Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo

Nói và làm như trên xét thấy chưa đủ cường dộ đốt nóng ngọn lửa phản chiến. Bảo cho nổ quả bom lớn: Phi cơ Mỹ dội bom chết 300.000 người ở Bến Tre (??!!). Bom được kích hỏa trong buổi phỏng vấn được đăng lại trên báo The New Yorker, số ngày 25 Tháng 6, 1966, trang 21. Bảo không nói do ngẫu hứng, nhưng được sửa soạn, tính toán kỹ sau nhiều phát biểu tại nhiều cuộc hội thảo, thuyết giảng. Bảo nhận định: “Việt Cộng có được lợi thế là không thể phân biệt với nông dân. Khi quân Mỹ phản công truy kích mà báo chí của các anh (phía quân đội Mỹ/VNCH) báo cáo rằng có 600 lính cộng bị giết tức là bao gồm 590 người nông dân vô tội!”

Bào kể “kinh nghiệm/cứ như thật”: Tôi đã ở trong một ngôi làng, ngoại ô Sài Gòn (làng nào?), sau khi Việt Cộng pháo kích căn cứ không quân Mỹ. Sáu Việt Cộng di tản qua làng và rút vào rừng. Thế là cuộc dội bom bắt đầu. Nhiều nhà bị phá sập và người dân vô tội bị giết. Một mảnh hỏa tiễn rơi cách tôi chỉ một thước! (Mô Phật – Pnn!) Tất cả “bom” lớn, nhỏ Bảo thả trên đất Mỹ đều quy về một mục tiêu: “Mỹ phải khởi động trước… Do Mỹ vốn mạnh nên không cần đợi phía Hà Nội đề nghị. Mỹ chỉ cần ngưng tấn công, chỉ nên giữ thế thủ để chứng tỏ cần có hòa bình! Nói như thế nầy mà Giải Nobel Hòa Bình năm 1968 không cho “Thiền Sư Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo” thì quá tệ! Năm 1973 lại đem gắn cho Lê Đức Thọ, Bí thư Chiến Dịch HCM đánh chiếm Sài Gòn!

Chúng tôi kết thúc hài kịch “Giải Nobel Hòa Bình” (dự trù) năm 1968 và năm nay (2022) cho Nhất Hạnh/Nguyễn Xuân Bảo với những điều như sau: 1/ Năm 1966 kiếm đâu ra ở Bến Tre một dân số đến 300 ngàn người để chết vì bom Mỹ! 2/ Không lực Mỹ KHÔNG BAO GIỜ THAM CHIẾN Ở VÙNG IV/VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 3/ Không những Không Lực Mỹ không tham chiến mà Bộ Binh Mỹ cũng không điều động xuống Vùng IV – Chỉ một lực lượng thủy bộ là Giang Đoàn 117/Sư Đoàn 9 Mỹ được tăng cường để bảo vệ hải trình sông ngòi Vùng IV – Lực lượng Thủy Bộ 117 nầy chỉ được đưa đến Căn Cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho sau tháng 4/1968.

Nói láo, vu oan cho người là một TRỌNG TỘI. Không cần là “Thiền Sư”, một người có lương tri, lương năng bình thường ắt phải biết!

VII – Bài Bảy         

Hậu Từ: Chiến sự ở Ukraine đang tiếp diễn khốc liệt. Báo chí thế giới, kể cả đám báo chí thiên tả phản chiến Mỹ cũng không thể về hùa với phe xâm lược Nga. Dư luận khắp nơi đồng đề cao tinh thần chiến đấu của người Ukraine, điển hình lần hy sinh của Natasha Perakov, nữ phi công phi cơ phản lực chiến đấu của Không Lực Ukraine bị bắn hạ trong ngày 26 Tháng 2… Từ gương chiến đấu ở Ukraine, bài viết dài hôm nay có một mục đích nhìn lại cuộc chiến VN với một thảm kịch mà không một ai nhắc tới. Báo chí Miền Nam ngày trước cũng chỉ nói Mậu Thân, Huế 1968; Quảng Trị, An Lộc 1972… Trước 1975 đã thế huống gì đến bây giờ 47 năm sau 1975.

Thảm sát nơi Dak Seang xẩy ra 5 tháng 12, 1967 trước Giao Thừa Mậu Thân, 31/1/1968  ở Huế và khắp 40 tỉnh Miền Nam. Hai tiểu đoàn quân cộng miền Bắc tấn công vào Dak Seang do lực lượng Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ) khoảng 2.000 người Thượng canh giữ, chỉ huy trực tiếp bởi toán Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB/US Special Force). Từ suy diễn do được Mỹ chỉ huy nên quân cộng sản đánh giá: Đây là thành phần cấu kết (trực tiếp) với “giặc Mỹ”, có “nợ máu với nhân dân (?)” nên bộ đội miền Bắc tàn sát không gớm tay.

Kết quả, quân cộng sản dựng nên thành tích “giải phóng – Đường vinh quang xây xác quân thù với 114 xác lính Dân Sự Chiến Đấu và 252 thường dân. Người chết không bởi cách giết người thông thường – Bộ đội cộng sản “giết/thiêu sống” người bằng súng phun lửa do khi kêu gọi đầu hàng, lính DSCĐ và cư dân Dak Seang không hiểu âm nói, tiếng lời của quân miền Bắc. Thiêu sống người chưa đủ, bộ đội cộng sản còn bắn thêm 60 lính DSCĐ, và bắt theo 160 người làm con tin trên đường rút lui để đề phòng phía Mỹ, quân đội VNCH phản kích.

Thảm sát Dak Seang được Báo Times mô tả nhanh chóng và đầy đủ hình ảnh trong số báo ngày 15 Tháng 12, 1967 do có lính LLĐB Mỹ bị giết. Nhưng bi thảm nầy hoàn toàn không được giới học giả như Stanley Karnow; thành phần truyền thông thiên tả, chống chiến tranh như Martin L. King, Joane Baez, Jane Fonda, John Kerry… từ thế kỷ trước, hoặc đám mới lớn sau nầy như Ken Burns, Lynovick nói tới một lần, viết ra một chữ. Phe “tranh đấu hòa bình” ở Sài Gòn, nơi Miền Nam kiểu Ngọc Lan, Chân Tín, Lý Chánh Trung… phía Công Giáo; hoặc Trí Quang, Nhất Hạnh Nguyễn Xuân Bảo, Ni Sư Huỳnh Liên, Ngô Bá Thành, Huỳnh Tấn Mẫm… phía Phật Giáo cũng KHÔNG một tiếng chia sẻ đau thương, một lời nguyện cầu siêu độ, giải oan?! Phải chăng vì nạn nhân là người sắc tộc Stiêng nên không xứng đáng để nêu lên trên Báo Công Giáo Đối Diện, nguyệt san thiên tả Trình Bày, biểu ngữ Phật Giáo của Chùa Ấn Quang lúc ấy?!

Chiến tranh Việt Nam là “cuộc chiến kéo dài, đẫm máu, tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại.” Cuộc chiến ấy bi thảm bởi thế giới (toàn thế giới) có ý muốn phủ nhận Lý Chính Nghĩa chiến đấu để tự vệ của Dân và Lính Nam Việt Nam. Sau khi cộng sản đánh chiếm Miền Nam (30/4/1975), cả nhân loại khiếp nhược đã cúi đầu trước bạo lực, phụ họa với phía cộng sản, lực lượng phản chiến toàn cầu, cụ thể nơi nước Mỹ, bôi nhọ, coi khinh VNCH – Quốc gia đã từng được tuyên dương là “Tiền Đồn Chống Cộng” của Thế Giới Tự Do – Bởi không có Chiến Tranh Việt Nam (1946-1954; 1960-1975) làm Diễn Trường Giải Quyết xung đột Chiến Tranh Lạnh (1945-1990) giữa Liên Xô-Mỹ-Trung Cộng thì vùng Đông Nam Á (Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Phi, Nam Dương…) bao gồm Nhật, Đại Hàn mới có gần nửa THẾ KỶ BÌNH AN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TỪ SAU 1945 mãi đến biến cố 911 xẩy ra, 2001 – Trật tự  thế giới mới dần hoàn thành để đưa tới tình trang suy hại hôm nay!

Cuối cùng, nếu không có năm dài chiến đấu dũng cảm, kiên trì của Quân Lực  VNCH, làm sao nước Mỹ có thể rút ra khỏi cái gọi là “vũng lầy Việt Nam” một cách dễ dàng và an toàn sau Hiệp Định Paris, 27/1/1973? Tại sao và tại sao?

Dân và Lính VNCH, những người đã sống còn sau cuộc chiến VN, trong khói lửa dậy lên từ Ukraine xin hãy nhớ đến đồng đội, đồng bào, hoài niệm, tri ơn những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống hôm nay. Hãy cùng nhau đốt lên ngọn lửa, soi sáng niềm tin, giữ vững tinh thần, ý chí, làm sáng danh Chính Nghĩa Quốc Gia. Hãy vẽ lại chân dung đích thực của Người Lính VNCH.

Bản thân đã buộc phải im lặng suốt bao năm qua, nhưng nay từ chiến sự nơi Ukraine với Putin dù với danh xưng khác – Nhưng Cộng Sản vẫn luôn là Cộng Sản – Điều đơn giản nầy sao không mấy ai nhận ra? Thế giới đã nhầm lẫn trao giải Nobel Hòa Bình 1973 cho Lê Đức Thọ, bí thư Chiến Dịch HCM, kẻ chỉ huy đánh chiếm Sài Gòn, ngang nhiên xé bỏ Hiệp Định Ba Lê 27/1/1973 trước đồng thuận của cả toàn cầu, điển hình với Chính Phủ, Quốc Hội, Học Giới, Báo Chí Mỹ. Năm nay, 2022 lại đang có vận động trao giải Nobel Hòa Bình thêm một lần… Người Lính KHÔNG THỂ IM LẶNG BỞI IM LẶNG CÓ NGHĨA ĐỒNG THUẬN VỚI SỰ ÁC.

US-Ukraine, Tháng Ba, 2022

Việt Nam, Tháng Ba, 1975

Di Tản Cao Nguyên, mất Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…

Phan Nhật Nam
Theo SGN ngày 27 tháng 3, 2022

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*