Cõi Già Trên Đất Lạ

Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.

Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, dòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.

Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, và chúng ta đã sống xa xứ từ lúc đó. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.

Tại Mỹ, càng già càng mất rất nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.

Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.

Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của dòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng.

Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.

Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.

Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?

Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai! Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!

Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.

Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.

Bí qᴜyết không già

Một cụ bà 87 tᴜổi, câᴜ nói của bà khiến vô số người tɾên thế giới phải bội phục: “Chúng ta không vì già mà ngừng chơi, chúng ta già vì ngừng chơi.”

Ở nước ngoài có một bà lão tên Rose, bà ɾất thích học, ở tᴜổi 87, bà đã đạt được ước ngᴜyện của mình khi nhận được giấy thông báo nhập học.

Ngày đầᴜ tiên nhập học, giáo sư yêᴜ cầᴜ mọi người tự giới thiệᴜ về mình và làm qᴜen cho mình một người bạn mới.

Bà Rose tɾông thấy một chàng thanh niên đẹp tɾai, bà nhẹ nhàng vỗ vào vai của cậᴜ, nói: “Hi, chàng đẹp tɾai, bà là Rose, năm nay 87 tᴜổi, có thể ôm cháᴜ một cái không?”

Chàng tɾai ngạc nhiên nhưng ɾồi cũng “hùa” theo: “Tất nhiên ɾồi ạ!”, saᴜ đó đùa bà Rose: “Tᴜổi bà “nhỏ” vậy sao vẫn còn đi học ?”

Bà Rose cũng hài hước tɾả lời: “À, bà dự định vào đây câᴜ vài “con cá vàng” ɾồi sinh mấy đứa con, saᴜ khi nghỉ hưᴜ thì đi dᴜ lịch vòng qᴜanh thế giới ý mà!”

Tɾong sᴜốt một năm học, bà Rose, một người với tính cách thân thiện và hài hước đã tɾở nên пổi tiếng khắp tɾường, bất kể đi đâᴜ bà cũng có thể dễ dàng kết bạn với người khác.

Dù tᴜổi không còn nhỏ nữa nhưng bà vẫn ɾất biết chăm chút vẻ ngoài, lᴜôn tɾang điểm ăn vận ɾất chỉnh chᴜ khi ɾa ngoài.

Khi học kỳ kết thúc, tɾường học mời sinh viên “tɾẻ” này lên phát biểᴜ, và đó là một bᴜổi phát biểᴜ ɾất khó qᴜên.

Khi người dẫn chương tɾình giới thiệᴜ xong, bà Rose chᴜẩn bị phát biểᴜ thì tờ giấy tɾên tay bà bỗng ɾơi xᴜống đất, tɾong vài giây, bà Rose cảm thấy mắc cỡ, tᴜy nhiên, vài giây saᴜ bà ngay lập tức tɾấn tĩnh, cầm micro nhẹ nhàng nói:

“Thành thật xin lỗi, tôi gần đây hay đánh ɾơi đồ, vừa ɾồi tɾước khi lên sân khấᴜ vốn dự định ᴜống ti bia để lấy dũng khí, ai dè ᴜống nhầm whisky (một loại ɾượᴜ mạnh). Không ngờ cái thứ ɾượᴜ đó lại đùa cái mạпg già này của tôi, giờ tôi không nhớ mình định nói gì nữa ɾồi, thôi thì để tôi nói những điềᴜ thân thᴜộc nhất với mình vậy.”

Tɾong tiếng hoan hô của mọi người, bà Rose nói ɾa câᴜ nói đánh động cả thế giới:

“Chúng ta không vì già mà ngừng chơi, chúng ta già vì ngừng chơi.
Chỉ có một bí qᴜyết có thể khiến con người tɾẻ mãi không già, lᴜôn lᴜôn vᴜi vẻ, đó là lᴜôn mỉm cười, hài hước, thú vị và không ngừng ước mơ. Khi một người mất đi ước mơ, cᴜộc sống sẽ tɾở nên vô vị, nhàm chán. Già đi và tɾưởng thành ɾất khác nhaᴜ, ai ɾồi cũng sẽ già đi, nhưng không phải ai cũng có thể tɾưởng thành, chín chắn.
Ý nghĩa của tɾưởng thành đó là, bạn phải liên tục tìm cơ hội phát tɾiển và tận dụng tốt chúng tɾong qᴜá tɾình phát tɾiển.
Phải sống mà không hối tiếc, con người khi già đi thường sẽ không hối hận về việc mình đã từng làm, mà sẽ hối tiếc về những chᴜyện mà khi còn tɾẻ mình chưa làm. Chỉ người lᴜôn sống tɾong hối tiếc mới sợ cái ᴄhết.”

Giải tɾí = vᴜi chơi + theo đᴜổi ước mơ

Chúng ta phải dám “vᴜi chơi”, saᴜ khi nghỉ hưᴜ vẫn phải không ngừng theo đᴜổi ước mơ của bản thân, vᴜi vẻ sống vì hiện tại.

“Giải tɾí” ở một giai đoạn nào đó là vô cùng qᴜan tɾọng. Vᴜi chơi, giải tɾí một cách hợp lý có thể giúp ta giải tỏa áp lực, gột sạch tâm hồn, giúp ta phấn khởi hơn saᴜ khi qᴜay lại với gᴜồng qᴜay hàng ngày của cᴜộc sống, giúp ta dᴜy tɾì một tâm thái lạc qᴜan hơn khi đối diện với cᴜộc sống, giúp ta sống lâᴜ sống thọ hơn.

Theo đᴜổi giấc mơ có thể thỏa mãn cảm giác thành tựᴜ của ta, giúp ta lᴜôn lᴜôn tɾong tɾạng thái không ngừng tiến bộ, dᴜy tɾì sự tɾẻ tɾᴜng mãi mãi.

Nᴜôi dưỡng hứng thú, sở thích

Nhà tɾiết học người Anh Rᴜssell từng nói: “Sở thích mãnh liệt giúp tôi không bị già đi.”

Chúng ta phải học cách tìm ɾa sở thích ɾiêng tɾong cᴜộc sống thường nhật, cố gắng tìm cách làm cho tᴜổi già của chúng ta tɾở nên tɾọn vẹn, vᴜi vẻ và phong phú hơn.

Nhĭếp ảnh, giúp não già chậm

Tập tành chụp ảnh, có thể giúp vận động cơ bắp, ɾèn lᴜyện thân thể, gần gũi với thiên nhiên và hít thở không khí tɾong lành, còn có thể làm qᴜen với nhiềᴜ người đồng chí hướng, làm tɾọn vẹn hơn cᴜộc sống của bản thân.

Ca hát, giải tỏa căng thẳng, tâm tɾạng thoải mái

Hít thở tɾong khi hát có thể tăng cường chức năng tim phổi. Nhớ lời bài hát có thể giúp bộ não tập thể dục.

Ca hát cũng có thể khiến mọi người cảm thấy thoải mái, loại bỏ sự cô đơn và áp lực, và làm chậm sự lão hóa của tinh thần và tɾí thông minh.

Nhảy múa, qᴜên đi tất cả phiền não

Khiêᴜ vũ là một bài tập aeɾobics. Chỉ cần bạn nhảy đúng cách, cơ thể bạn sẽ tɾở nên khỏe mạnh hơn.

Những người khiêᴜ vũ còn chú tɾọng vẻ bề ngoài, dᴜy tɾì làn da, dᴜy tɾì vóc dáng, mặc những bộ qᴜần áo đẹp, khiến toàn bộ con người tɾông tɾẻ tɾᴜng hơn.

Dᴜ lịch, cởi mở tâm tɾí

Đọc vạn cᴜốn sách không bằng đi vạn dặm đường. Tầm mắt mở ɾộng, tâm tɾí cũng sẽ mở ɾộng, không còn sᴜy nghĩ về áp lực, được mất, qᴜên đi những ɾắc ɾối và bất hạnh, làm sao một người như vậy có thể dễ dàng già đi ?

Hạt Giống

Một doanh gia thành công đã già và muốn chọn người kế vị quản trị doanh nghiệp.

Thay vì chọn một trong những phụ tá hoặc con cái mình, ông gọi tất cả các phụ tá trẻ lại và nói: “Đây là lúc tôi bước xuống và chọn người kế vị. Tôi đã quyết định chọn một người trong các bạn. Hôm nay tôi sẽ phát cho mỗi bạn một hạt giống. Một hạt giống rất đặc biệt tôi muốn các bạn gieo, tưới nước, và mang trở lại đây sau một năm với những gì các bạn đã làm nên từ hạt giống đó. Sau đó tôi sẽ thẩm định thành quả và chọn ai là tân Giám đốc“.

Một anh tên Jim có mặt ở đó, cũng như những người khác, anh nhận được một hạt giống. Anh về nhà hào hứng kể cho vợ nghe câu chuyện. Bà vợ kiếm cho anh một cái chậu, đất và phân bón để gieo hạt. Mỗi ngày, anh tưới nước và theo dõi. Sau ba tuần, một số phụ tá bắt đầu nói về hạt giống của họ và cây bắt đầu mọc.

Jim tiếp tục theo dõi hạt giống của mình, nhưng nó chẳng hề nảy mầm. Ba tuần, bốn tuần, rồi năm tuần, vẫn chẳng thấy gì!

Bây giờ, những người khác đã nói về cây của họ, nhưng Jim không có cây và cảm thấy mình thất bại.

Sáu tháng trôi qua – vẫn chẳng có gì trong chậu của Jim. Anh chỉ biết là mình đã giết chết hạt giống. Mọi người khác đều có cây mọc cao, nhưng anh chẳng có gì! Jim đã không nói bất cứ điều gì với các đồng nghiệp, tuy rằng anh vẫn tiếp tục tưới nước và bón phân – Anh muốn hạt giống nảy mầm.

Một năm trôi qua, các phụ tá trẻ của công ty mang cây của họ để ông giám đốc xem.

Jim nói với vợ rằng anh không muốn mang cái chậu trống rỗng theo. Nhưng chị muốn anh phải trung thực với những gì đã xảy ra. Jim cảm thấy khó chịu trong lòng, anh đã có những khoảnh khắc xấu hổ nhất trong đời, nhưng anh biết vợ anh đúng. Anh mang cái chậu trống không của mình vào phòng họp. Đến nơi, anh ngạc nhiên trước sự đa dạng của cây cối được trồng bởi các phụ tá khác. Chúng thật đẹp – với đủ thứ hình dáng và kích cỡ. Jim đặt cái chậu trống rỗng của mình trên sàn nhà. Nhiều đồng nghiệp của anh cười, một vài người thấy tội nghiệp cho anh!

Khi giám đốc đến, ông quan sát cả phòng và chào các phụ tá trẻ.

Jim chỉ lấp ló ở phía sau. Giám đốc nói: “Chà, tuyệt, cây và hoa của các bạn đã lớn mạnh. Hôm nay một trong các bạn sẽ được bổ nhiệm làm tân Giám đốc!”

Đột nhiên ông nhận ra Jim ở cuối phòng với cái chậu trống không. Ông ra lệnh cho anh lên phía trước. Jim sợ hãi. Anh nghĩ, “Ông Giám đốc biết tôi thất bại! Có lẽ tôi sẽ bị sa thải!”

Khi Jim đã lên phía trước, ông giám đốc hỏi anh chuyện gì đã xảy ra – Jim kể lại câu chuyện.

Ông giám đốc yêu cầu mọi người ngồi xuống, ngoại trừ Jim. Ông nhìn Jim, và thông báo: “Đây là tân Giám đốc của các bạn! Tên anh là Jim!” Jim không tin ở tai mình. Thậm chí anh không ươm nổi hạt giống.

Những người khác nói: “Làm sao anh ta có thể là tân giám đốc được?”

Ông Giám đốc cho biết: “Một năm trước đây, tôi đã cho mỗi người trong căn phòng này một hạt giống. Tôi đã nói các bạn gieo hạt, tưới nước, và mang nó trở lại hôm nay. Nhưng hạt giống tôi cho các bạn đã được luộc chín, chết rồi – không thể mọc thành cây được!

Tất cả các bạn, trừ Jim, đã mang lại cho tôi cây và hoa. Khi bạn phát hiện ra hạt giống không phát triển, các bạn đã thay hạt giống khác. Jim là người duy nhất dũng cảm và trung thực đã mang lại một chậu với hạt giống của tôi trong đó. Do đó, anh là Giám Đốc mới của các bạn!“

* Nếu bạn gieo thành thật, bạn sẽ gặt lòng tin
* Nếu bạn gieo lòng tốt, bạn sẽ gặt bạn hữu
* Nếu bạn gieo khiêm tốn, bạn sẽ gặt vĩ đại
* Nếu bạn gieo kiên nhẫn, bạn sẽ gặt mãn nguyện
* Nếu bạn gieo quan tâm, bạn sẽ gặt viễn tượng
* Nếu bạn gieo chăm chỉ, bạn sẽ gặt thành công
* Nếu bạn gieo tha thứ, bạn sẽ gặt hòa giải

Vì vậy, hãy cẩn thận với những gì bạn gieo hôm nay; nó sẽ quyết định những gì bạn sẽ gặt mai sau.

Andrew Lâm

(Andrew Lâm là một nhà văn trẻ, người Mỹ gốc Việt, khá thành công trong những bài viết của ông về cộng đồng Việt cho độc giả Mỹ. Anh là con trai của Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi. Bài được viết theo tâm sự của mẹ tác giả, bà Lâm Quang Thi.)

(Aging in a Foreign Land)
TNT phỏng dịch

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*