Giải Đáp Của Ứng Cử Viên Phó TT Mike Pence Trong Cuộc Tranh Luận Mike Pence – Kamala Harris

Trong cuộc tranh luận giữa 2 Ứng Cử Viên Phó Tổng Thống Mike Pence và Kamala Harris tại Salt Lake City, Utah, trong đêm 7/10/2020; bà Susan Page của USA Today, Điều Hợp Viên, đã đặt câu hỏi cuối cùng với cả 2 để kết thúc cuộc tranh luận. Nhưng đây không phải là câu hỏi của chính bà mà là câu hỏi của em Brown, một nữ sinh Lớp 8 của Trường Trung Học Springville High, tiểu bang Utah :

When I watch the news, all I see is citizens fighting against citizens. When I watch the news, all I see are 2 candidates from opposing parties try to tear each other down. If our leaders can not get along, how are the citizen supposed to get along. Your examples could make all the difference to bring us together.

Đại ý:
Khi tôi xem tin tức, tất cả những gì tôi thấy là các công dân chống đối nhau. Khi tôi xem tin tức, tất cả những gì tôi thấy là Ứng Cử Viên của 2 đảng đối lập cố gắng triệt hạ nhau. Nếu các vị lãnh đạo không thể đến với nhau, thì làm thế nào mà người dân có thể đến với nhau được? Xin cho thấy những tấm gương của quý vị, để từ những khác biệt mà chúng tôi có thể đến với nhau.

Đáp lại, ứng cử viên Kamala Harris không trả lời thẳng vào câu hỏi, tức là không dám nhìn vào sự thật, mặc dù bà luôn luôn đòi hỏi người khác phải nói lên sự thật, tell the truth, speak the truth!
Trong khi đó, Phó Tổng Thống Mike Pence đã có câu trả lời rất rõ ràng như sau:
(Vice president Pence:)

That’s a wonderful question. And let me just commend you for taking an interest in public life. I started following the news when i was very young. And in america, we believe in a free and open exchange of debate. And we celebrate that. It’s how we created the freest and most prosperous nation in the history of the world. I would tell you that — don’t assume that what you are seeing on your local news networks is synonymous with the american people.

I look at the relationship between justice ruth bader ginsburg, the late justice who we just lost in the supreme court, and the late justice antonin scalia. They were on polar opposites on the supreme court of the united states. One very liberal, one very conservative. What has been learned since her passing was the two of them and their families were the closest of friends.

Here in america, we can disagree, we can debate vigorously, as senator harris and i have on this stage tonight , but when the debate is over, we come together as americans. That is what people do in big cities and small towns across this country.

I want to encourage you. I want to tell you that we will work every day to have a government as good as its people. The american people each and everyday love of the debate. We love a good argument. But we always come together and we are always there for one another in times of need, and we have especially learned that through the difficulties of this year.

Đại ý:
Đây là một câu hỏi tuyệt vời. Khá khen cháu đã quan tâm đến cuộc sống của mọi người. Ngay từ lúc còn rất trẻ, tôi đã theo dõi tin tức. Ở đất nước Hoa Kỳ này, tôi tin tưởng vào sự tự do và sự cởi mở của những trao đồi, tranh luận, và chúng ta cùng hoan hỉ (ăn mừng) về điểm này. Đó là phương cách chúng ta tạo dựng một quốc gia tự do và thịnh vượng nhất trong lịch sử thế giới. Tôi cũng xin nói với cháu về điều này – đừng luận đoán rằng những tin tức mà cháu nghe thấy từ các cơ quan truyền thông tại địa phương là đồng bộ với người dân Hoa Kỳ.

Tôi nhìn vào sự giao tiếp giữa hai vị cố Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện là Bà Ruth Bader Ginsburg và ông Antonin Scalia. Hai vị là hai cột trụ đối lập về tư tưởng trong Tối Cao Pháp Viện, một vị rất Cấp Tiến và một vị rất Bảo Thủ, tuy nhiên, giữa hai vị và gia đình họ có mối giao hảo rất thân tình, điều này tôi được biết sau khi bà Ginsburg qua đời.

Đây là Hoa Kỳ, chúng ta có những bất đồng, chúng ta có những tranh luận quyết liệt như cuộc tranh luận của bà TNS Harris và tôi tại sân khấu này trong đêm nay, tuy nhiên sau cuộc tranh luận, chúng ta vẫn đến với nhau như những công dân Hoa Kỳ. Đó là những gì mà dân chúng vẫn làm tại các thành phố lớn cũng như những thị trấn nhỏ khắp nơi trên đất nước này.

Tôi muốn khuyến khích cháu, tôi muốn nói với cháu rằng chúng ta hãy cùng nhau làm việc mỗi ngày để có một chính phủ tốt lành như những công dân của họ. Hằng ngày, mỗi người Mỹ vẫn yêu thích sự tranh luận. Chúng ta yêu thích sự tranh luận hữu ích và luôn luôn đến với nhau. Chúng ta luôn có mặt đúng lúc mỗi khi có người nào cần đến. Đặc biệt, chúng ta học được bài học này xuyên qua những khó khăn trong năm nay.

Kính thưa quý vị,
Câu trả lời của Ứng Cử Viên Phó Tổng Thống Mike Pence cũng là lời giải đáp cho câu hỏi sau cùng trong cuộc tranh luận, và giải đáp này liệu có thể hóa giải những bất hoà hiện nay như sự mong đợi của cô nữ sinh Lớp 8 tên Brown?

Thật ra, giải đáp của Phó TT Mike Pence không phải là một điều mới lạ mà là một nguyên tắc bất di bất dịch trong sinh hoạt chính trị của Hoa Kỳ đã có từ ngày lập quốc:
– Nói chung, sau những tranh cãi và bất đồng, người dân Hoa Kỳ vẫn không bất hòa mà cùng hợp tác với nhau trong tinh thần tiến bộ.
– Đặc biệt nói riêng về các cuộc bầu cử trong đó có bầu cử Tổng Thống, thì sau khi bầu cử kết thúc, những người thua cuộc đều chấp nhận kết quả và cùng với người thắng cử chung tay xây dựng đất nước trong tinh thần bất đồng nhưng không bất hòa như đã nói ở trên.
– Lịch sử nước Mỹ cũng cho thấy một khi đã hết nhiệm kỳ, vị Tổng Thống Mãn Nhiệm không phê bình, không can thiệp vào việc điều hành quốc gia của vị Tổng Thống Đương Nhiệm.

Truyền thống này đã được các đời Tổng Thống Hoa Kỳ tuân thủ chặt chẽ, cho đến khi ông Trump đắc cử Tổng Thống thứ 45, thì tất cả những nguyên tắc và truyền thông tốt đẹp nói trên đều bị phá bỏ bởi đảng Dân Chủ, Truyền Thông Dòng Chính, và những người chống Trump.
Họ vừa tiến hành các kế hoạch phá hoại với những thủ đoạn mưu mô triệt hạ TT Trump vừa đổ tội cho TT Trump rằng chính ông là nguyên nhân gây ra những xáo trộn hiện nay, ông là người kỳ thị, độc tài, gây chia rẽ v.v…

Tuy nhiên, hãy nhìn lại những gì mà các thành phần nói trên cấu kết với nhau để triệt hạ TT Trump như đàn hặc, luận tội, truất phế, bôi bẩn….

1- Bịa ra câu chuyện Trump thông đồng với Nga, dẫn đến cuộc điều tra của Bob Mueller kéo dài trên 2 năm, tiêu phí hết 40 triệu mỹ kim tiền thuế của dân mà kết quả là con số không to tướng.

2- Cáo buộc TT Trump dùng tiền viện trợ của chính phủ để “đổi chác” với TT Ukraine Zelensky, tuy nhiên khi cuộc điện đàm của 2 Tổng Thống được bạch hóa thì không có gì đáng nói nhưng lại lòi ra việc ông Joe Biden “bắt chẹt” chính phủ Ukraine nhiệm kỳ cũ phải sa thải công tố viên đang điều tra hãng Burisma để “đổi chác” tiền viện trợ trên 1 tỷ mỹ kim của chính phủ Obama, từ đó lại lòi thêm chuyện cấu kết tham nhũng của Hunter Biden và hãng Burisma.

3- Viết sách bôi bẩn TT Trump:
– Fire & Fury: Micheal Wolff, xuất bản tháng 1/2018
– Fear: Bob Woodward, xb tháng 9/2019
– The Room Where It Happen: John Bolton, xb tháng 3/ 2020
– Too Much and Never Enough: Mary Trump, xb tháng 7/2020
– Rag: Bob Woodward, xb tháng 9/2020
……
Tuy nhiên, những cuốn sách này chỉ gây sự ồn ào trong 1 vài tuần do TTDC ra sức khuấy động rồi thì chìm vào quên lãng, không giúp ích được gì cho kế hoạch hạ bệ ông Trump. Cũng nên nói thêm, ngoài 2 tên tuổi nặng ký là John Bolton và Bob Woodward, có nhiều người vô danh nhờ viết sách nói xấu ông Trump mà nổi tiếng và kiếm được bộn tiền, những người này tốt hơn hết là nên cám ơn ông Trump!

4- Truyền thống tốt đẹp Tổng Thống Mãn Nhiệm không can thiệp vào công việc của Tổng Thống Đương Nhiệm đã bị TT Obama hủy hoại qua các hành động và lời nói nhằm gây bất lợi cho TT Trump, nhưng cũng đã không có bất cứ tác dụng gì!

5- Bà Hillary Clinton vẫn cay cú, không chấp nhận minh đã thua, tiếp tục gây phiền toái cho đương kim TT, bây giờ đang bị phiền toái vì 33 ngàn emails mà bà ta cố tình tiêu hủy đang nằm trong tay Bộ Ngoại Giao, sẽ được công bố.

Trở lại câu hỏi của nữ sinh Lớp 8 tên Brown và lời giải đáp của Phó TT Mike Pence, ta thấy vấn đề rất đơn giản: muốn tháo dây phải cần người buộc dây. Tất cả những mớ dây buộc ông Trump đều phát xuất từ đảng Dân Chủ và Truyền Thông Dòng Chính, do đó:
– Chỉ cần đảng Dân Chủ trở lại truyền thống và nguyên tắc dân chủ của nước Mỹ là tôn trọng sự khác biệt ý kiến, agree to disagree, và chấp nhận kết quả các cuõc bầu cử hợp pháp hợp hiến trong tinh thần thượng tôn pháp luật.
– Chỉ cần Truyền Thông Dòng Chính tôn trọng sự thật, không loan Fake News, mà trường hợp điển hình là fake news về nam sinh Nicholas Sandmann do các hãng truyền thông sau đây loan tải: CNN, Washington Post, New York Times, Gannet, Rollingstone, ABC News, CBS News.
(CNN và Washington Post đã phải điều đình bồi thường cho nạn nhân Nicholas Sandmann một số tiền khá lớn)
Hai điều này thật là giản dị đối với chúng ta, nhưng không giản dị với đảng Dân Chủ và Truyền Thông Dòng Chính!
Khó lắm, quý vị ơi!

Nguyễn Thị Bé Bảy
Ngày 11/10/2020

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*