Tặng Em Một Chút Cội Nguồn: Kỷ Niệm 10 Năm Chương Trình Việt Ngữ St. Bernadette

Chiều Chủ Nhật ngày 19 tháng Năm, 2019 là buổi chiều mùa Xuân đẹp từ trong ra ngoài. Trời cuối Xuân rực nắng sau những ngày mưa gió âm u. Tháng Năm cũng là thời điểm sinh viên học sinh nô nức chờ ngày ra trường hay bế giảng. Học sinh Việt Ngữ tại giáo xứ St. Bernadette, Randolph, MA đã cùng với các cô/thầy liên hoan bế giảng và mừng kỷ niệm 10 năm thành lập chương trình Việt Ngữ còn gọi tắt là VNSB (Việt Ngữ St. Bernadette). Đây là lần bế giảng thứ 11 đánh dấu 10 năm sinh hoạt của trường Việt Ngữ. Hơn 200 người kể cả học sinh, phụ huynh và quan khách đã tham dự chương trình và tiệc tình thân từ 2:00 đến 5:00 chiều.
Đầu mùa Xuân 2009, L.M. Nguyễn Tuấn Linh, hiện là cha chính xứ của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam, Dorchester đã cho phép và ủng hộ việc thành lập chương trình Việt Ngữ này. Chương trình tiếp tục sinh hoạt tốt đẹp trong 10 năm qua vì rất nhiều người trong cộng đoàn St. Bernadette và bên ngoài, kể cả những người không phải Công Giáo, đã tham gia cộng tác qua nhiều cách khác nhau, từ dạy học đến những công việc hỗ trợ cho chương trình.
Là một trong vài anh chị em đứng ra thành lập chương trình này, tôi đã gắn bó với trường từ lần khai giảng đầu tiên với vài chục học sinh và một nhóm giáo viên thiện nguyện, đến nay số học sinh và cựu học sinh trong 10 năm đã lên đến vài trăm em. Có nhiều giáo viên thiện nguyện đã nghỉ, nhưng một số vẫn còn gắn bó với trường trong suốt 10 năm qua. Một trong những thành viên sáng lập đã qua đời, bạn tôi, nhạc sĩ/hoạ sĩ Nguyên Long. Tôi còn nhớ Phạm Công Quân, một bạn trẻ đã giúp chương trình từ việc văn phòng đến kỹ thuật truyền thông mà tôi rất quý mến như một người em, bàn với tôi rằng hai anh em sẽ nghỉ sinh hoạt với trưởng sau 5 năm. Quân đã giữ lời hứa, còn tôi thì cứ quanh quẩn với trường cho tới nay. Đấy chính là duyên phận vì chương trình dạy tiếng Việt cho trẻ em Mỹ gốc Việt đã trở thành một phần quan trọng trong đời tha hương của mình. Mười năm tưởng dài nhưng lại ngắn. Dài vì tính theo thời gian, ngắn vì mình thấy học sinh, kể cả con của mình, vẫn cần tiếp tục học tiếng Việt để gắn bó với cội nguồn.
Chương trình bế giảng và kỷ niệm 10 năm được khai mạc bằng nghi lễ tưởng niệm tiền nhân và các anh hùng đã có công dựng nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Học sinh và ban giáo viên cũng tưởng nhớ cố nhạc sĩ/hoạ sĩ Nguyên Long, một thành viên sáng lập chương trình Việt Ngữ St. Bernadette và cũng là một nhà giáo tận tâm với tuổi thơ Mỹ-Việt. Tôi nhắc đến Nguyên Long trong lời tưởng niệm và nhớ về hành trình lưu lạc tha hương của chúng tôi từ căn gác trọ ở Đà Lạt vào tháng 3 năm 1975. Long đã sáng tác nhiều ca khúc về cội nguồn dành riêng cho trường Việt Ngữ. Vài tháng trước khi qua đởi, Long đã nhờ tôi viết bài giới thiệu cho tuyển tập ca khúc Cội Nguồn, nhưng dự tính chưa thành thì Long đã chia tay trường Việt Ngữ, chia tay cuộc đời.
Đứng nghe Linh Mục Philip E. McGaugh, chính xứ của liên hiệp giáo xứ St. Mary-St. Bernadette, khuyến khích học sinh Mỹ gốc Việt cố gắng trau dồi tiếng Việt và hãnh diện về cội nguồn khiến lòng mình vui với niềm hy vọng về tương lại của tuổi thơ gốc Việt tại Hoa Kỳ và khắp nơi. Cha Philip mới được bổ nhiệm về Randolph gần một năm, nhưng rất quan tâm đến đời sống đức tin và văn hoá của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Chương trình cũng có sự hiện diện của L.M. phó xứ Bùi Kim Phong, ngài được bổ nhiệm giúp cha Philip phục vụ cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Cha Phong, trong một thời gian rất ngắn, đã thúc đẩy phát triển các sinh hoạt đức tin bên cạnh các cố gắng nuôi dưỡng tiếng Việt và văn hoá cho trẻ em Mỹ gốc Việt trong liên giáo xứ. Trong bài phát biểu cha Phong đã nhấn mạnh việc truyền đạt văn hoá cho các thế hệ tuổi thơ Mỹ gốc Việt. Mình vẫn tin rằng, ở hải ngoại, sinh hoạt tôn giáo đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho việc giữ gìn, truyền đạt tiếng Việt và văn hoá Việt cho tuổi thơ gốc Việt. Cha chia sẻ cảm nghĩ về sự quan trọng của việc học tiếng Việt qua bài viết in trong đặc san VNSB kỷ niệm mười năm.
“…Tiếng mẹ như là ‘ngọn lửa’ đầu tiên. Nét đẹp cũng như truyền thống được truyền tải trước tiên qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ mở ra cho người biết một thế giới mới chứ không đơn thuần là biết, nghe, nói, đọc, viết….”

Khách tham dự chương trình được chứng kiến tuổi thơ Mỹ gốc Việt cất vang lời ca quen thuộc của học sinh lớp hai cô Linh-Amanda, “Tía em hừng đông đi cày bừa…Cùng sống trên đồng bao la.” Bài hát gợi lên trong hồn mình những buổi sinh hoạt thời thời thơ ấu ở sân trường làng quê. Nghe học trò lớp thầy Trần Chí Trung hát “Em nghe gì không hỡi em….Ôi thương quá tiếng chim Việt Nam” khiến lòng mình nao nao ấm lại, nhiều bà con trong hội trường hát theo vì bài hát khơi lại một thời dân Việt mong ước hoà bình thật sự dù chỉ là niềm mong đợi ảo. Học sinh lớp hai cô Uyên-Sa-Hương cất cao tiếng hát, “Việt Nam hai câu nói trên vành môi….” với tiếng vỗ tay đồng ca của hầu hết khách tham dự. Bài hát tôi nhớ và thích nhất là bài hát do cô giáo Xuyến sáng tác, cô giáo nhiệt tình nhất của chương trình Việt Ngữ. Cô Xuyến có khi đứng hàng giờ trong cái lạnh mùa Đông chờ xe bus để đến trường cho kịp. Lời ca đơn sơ như “Tạm biệt trường Việt Ngữ…. Nhớ quá quên sao được trường Việt Ngữ thân yêu…” thoát ra từ trái tim của những em học sinh bé nhỏ làm ấm lòng người. Thú thật, lúc đứng nghe các em tổng dượt, tôi sợ các em sẽ không hát được những bài hát cô-thầy đã tập. Nhưng dường như năm nào cũng vậy, khi các em đứng trên sân khấu nhìn mọi người trong hội trường chăm chú theo dõi, tự nhiên các em biết mình phải làm gì, và đã cố gắng hát hết mình để khỏi phụ lòng cô thầy và quan khách. Các cô giáo như Giang Lê và Quỳnh Giao đã chia sẻ cảm nhận chân tình về học sinh trong lớp mình và những thiếu sót của chương trình cần được quan tâm. Màn múa áo dài của học sinh và các cô giáo do cô Thịnh điều hợp rất vui nhộn và ấn tượng.

Vài năm gần đây, ban giáo viên đã khuyến khích học sinh tham dự thi viết luận văn cho nên ngoài các phần thưởng học giỏi, chương trình còn phát 3 giải thưởng thi luận văn về đề tài “Em là ai? Và Cội nguồn.” Năm nay ban chấm bài thi là ba phụ nữ, không có phái nam tham dự. Có người hỏi “sao không có giám khảo nam?” Cộng đồng Việt Nam từ các tổ chức sinh hoạt tôn giáo đến xã hội vẫn còn thiếu sự lãnh đạo của phái nữ. Nếu chúng ta muốn xây dựng một cộng đồng Việt Nam vững mạnh, chúng ta cần có nhiều phụ nữ tham gia vào các tổ chức và giữ các vai trò lãnh đạo quan trọng. Theo chương trình, ba cô (Thu-Hương, Nhung, và Sương) sẽ đọc một đoạn văn của các em được nhận giải thưởng, nhưng vì thời gian bị kéo dài ngoài dự tính nên không làm được. Tuy nhiên các bài luận văn của học sinh đều được in trong đặc san kỷ niệm 10 năm của trường. Cô giáo Mai Thu-Hương, trưởng ban chấm bài thi, là thành viên sáng lập chương trình Việt Ngữ và là người thiết kế biểu tượng tên (logo) trường Việt Ngữ và biểu tượng tên này đã được dùng trong các thông tin từ 10 năm qua. Hai cô Nhung và Sương chưa tham gia dạy tiếng Việt nhưng hy vọng sẽ trở thành cô giáo Việt Ngữ trong năm tới.
Tờ tập san kỷ niệm 10 năm đáng lý phải rất công phu, nhưng vì ban giáo viên ai cũng bận việc lo cơm áo cho gia đình nên phải chờ đến phút chót, 10 năm rút ngắn trong 10 giờ. Thầy Trần Chí Trung nhận trách nhiệm làm đặc san đã nghỉ làm một ngày để hoàn tất bản thảo cho nhà in. Phút chót, gặp trở ngại kỹ thuật, chúng tôi đã phải nhờ anh Nguyễn Thượng Tuấn (Chủ tịch ban mục vụ) và Nhật giúp. Cuối cùng thì đặc san cũng được in du rất thô sơ nhưng nhiều ý nghĩa. Cô giáo Hương viết về đặc san như sau:
“…Tôi đọc qua và thật sự xúc động vì những gì mà các em đã viết. Mặc dầu các bài viết còn vài [nhiều] điểm ngữ pháp chưa thật chính xác, nhưng những gì mà các em đề cập đến đã chạm đến trái tim của người đọc, và tôi đã rướm nước mắt khi nói ra điều này với cô giáo của các em…”

Chương trình kéo dài cả hai giờ, nhưng cô giáo Tâm Bùi đã điều khiển chương trình rất khéo và duyên dáng. Dù phải ngồi lâu, học sinh rất ngoan và biết nghe lời cô/thầy giữ trật tự nghiêm túc. Đáng khen. Cả gia đình anh chị Thu-Luận đã tham gia từ việc dàn dựng âm thanh đến đệm đàn cho chương trình. Cô Thu là một trong vài cô giáo đầu tiên của chương trình, anh Luận đã tham gia dạy tiếng Việt và cả ba cháu là học sinh cũ của chương trình. Nếu tôi nhắc tên của tất cả những anh chị em đã tham gia đóng góp cho chương trình Việt Ngữ, bài viết sẽ rất dài.
Đại diện học sinh cũ, em Các Vy, sinh viên năm thứ ba, đã chia sẽ cảm nghĩ của em trong bài phát biểu: “Mười năm trước, mẹ tôi khuyến khích tôi ghi danh vào chương trình Việt Ngữ tại Saint Bernadette để biết học tiếng Việt. Lúc ấy, Tôi đâu biết rằng chương trình sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho tôi. Các cô thầy đã đối xử với tôi bằng thương yêu và sự tôn trọng như thể tôi là con của họ, và bạn cùng lớp đã trở thành bạn suốt đời. Tôi đã có thể bắt đầu nhắn tin cho gia đình bằng tiếng Việt và tiếp tục mối quan hệ của tôi với những người thân đang sống ở Việt Nam… Mặc dù tôi đã phải nghỉ học tiếng Việt lúc tôi lên đại học, chương trình Việt Ngữ vẫn còn trong tim tôi và tôi cố gắng quay lại thường xuyên. Mỗi lần tôi đến thăm, các cô thầy luôn vui vẻ chào đón tôi với vòng tay rộng mở…”
Bên cạnh ban giáo viên và các thiện nguyện của chương trình Việt Ngữ còn quý ban mục vụ (những thiện nguyện viên được tuyển chọn để giúp L.M. quản trị phục vụ cộng đoàn) luôn cổ võ và bắt tay giúp cho trường Việt Ngữ trong tất cả những sinh hoạt. Ông Nguyễn Thượng Tuấn, mới được bầu nhận trách nhiệm chủ tịch ban mục vụ đã thay mặt giáo xứ để chúc mừng và khuyến khích học sinh. Các phu nhân của ban mục vụ dù được mời đến tham dự, nhưng lại xắn tay áo vào bếp phụ giúp bữa tiệc. Cộng đoàn này sinh hoạt tốt đẹp vì có những tấm lòng nhiệt tình và rộng lượng như vậy. Ông Tuấn đại diện ban mục vụ và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tặng quà chia tay cô Uyên-Sa. Cô sẽ di cư đi dạy học ở một đại học bên Texas. Cũng như nhiều cô thầy đã chia tay trường Việt Ngữ, nhưng vẫn gắn bó với mọi người, tôi tìn rằng cô cũng sẽ giữ mãi mối thân tình ấy. Chẳng hạn như cô Thu-Hằng và thầy Hùng Henry, dù không còn trực tiếp dạy học nhưng vẫn trở lại tham dự ngày bế giảng hôm nay.
Tiệc liên hoan do chính các cô/thầy thức khuya dậy sớm nấu món ăn đãi học sinh và quan khách. Một giáo viên khách từ Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang đã tỏ ra ngạc nhiên về tấm lòng các cô thầy của VNSB dành cho học sinh. Các món ăn đơn sơ nhưng ngon miệng do các cô Huyền, Tâm, Linda, Hương (cô giáo mới tinh) nấu được học sinh và khách nhiệt tình thưởng thức. Hình như cũng có sự đóng góp của một vài phụ huynh. Từ nhiều năm qua, nếu không có các cô Huyền-Tâm-Linda đứng ra tổ chức các bữa tiệc, các buổi liên hoan làm gì được rôm rả xôm tụ như thế. Tiệc nào cũng có hoa tươi trên bàn là do bàn tay khéo léo và sáng kiến của cô Huyền. Bên cạnh ba cô này là các ông chồng sẵn sàng vui vẻ nhận chỉ thị của vợ nên việc gì ở trường Việt Ngữ St. Bernadette cũng nề nếp và trôi chảy. Có lẽ các phụ huynh nên tích cực phụ tay ban giáo viên về những sinh hoạt văn hoá cho con em trong tương lai.
Nếu không nhắc đến ca trưởng Tạ Thanh Phong thì là điều thiếu sót lớn. Ca Trưởng Phong lúc nào cũng hăng hái trong các sinh hoạt từ Thánh Ca đến văn hoá cộng đồng. Trước ngày bế giảng, anh đã giúp tôi thiết kế âm thanh và đệm đàn cho ca sĩ hát trong chương trình ra mắt thi phẩm mới của nhà thơ lão thành Hoa Văn, dù anh mới về từ chuyến đi xa rất dài. Hôm nay lại bỏ cả buổi chiều Chủ Nhật đẹp đến giúp đệm đàn cho các em hát. Trong đời còn những người bạn như Tạ Thanh Phong là tôi vẫn còn được sinh hoạt thiết tha với cộng đồng tha hương Việt Nam.
Khi tôi gửi điện thư mời một số cá nhân và hội đoàn đến chia sẻ với học sinh Việt Ngữ. Thư vừa gửi ra, Võ Sư Tấn Nhật Bích trả lời là ông muốn tặng quà thưởng cho học sinh, rồi B.S. Vũ Linh Huy cũng nhanh nhẹn hứa cho quà, nhưng bận không thể tham dự được. Các vị Chủ tịch hội Diên Hồng (Ông Đỗ Đăng Doanh), Hội Phụ Nữ (Bà Khánh Yên, Minh-Xuân), Trung Tâm Văn lang (Thầy Hiếu) cũng nhiệt tình hồi đáp thư mời. Học sinh và toàn ban giáo viên chương trình Việt Ngữ St. Bernadette chân tình ghi nhận quà của các ân nhân cho học sinh trong chương trình bế giảng và kỷ niệm 10 năm.

Dien Hong Foundation
Ô.B. Nguyễn Tuấn & Lệ Dung
Ca Đoàn St. Bernadette
BS Vũ Linh Huy
Trường Huấn Luyện Võ Thuật Bình Định Boston
Ô. Ánh Phạm
Hội Phụ Nữ Việt Nam/MA
Ông Bà Lê Thức
GĐ Thư Thơ
Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang

Chúng ta, những người Việt tha hương biệt xứ vì lý tưởng tự do, cần bắt tay nhau khuyến khích con em yêu mến tiếng Việt và tích cực ủng hộ các chương trình dạy tiếng Việt cho con cháu chúng ta, những thế hệ sinh ra ở xứ người. Đa tạ những tấm lòng đã bắt tay với chương trình Việt Ngữ St. Bernadette để cho con em một chút cội nguồn.

Trần Thành
Thành Viên Sáng Lập VNSB

5 Comments

  1. Là người yêu thích CDVN ngay từ ngày dời xa quê hương trên con tàu HQ505 vào ngày định mệnh 30 tháng 4/75.Tôi coi CDVN là hơi thở là sức sống của tôi.Trải qua không biết bao nhiêu CĐ?Mỗi CĐ là một kỷ niệm đẹp của cuộc đời khó quên.Cái thuổ ban đầu lưu luyến ấy,ngàn năm hồ dễ mấy ai quên?Giáo sứ thánh Bernadette là một CĐ đức tin Công Giáo,sãn sang đón nhận mọi thành phần trong xã hội cũng như các sác dân trên thế giới’Giáo sứ nỗ lực sống đoàn kết theo gương Chúa Kito và những diều người dạy,đồng thời ra sức truyền đạt đúc tin Kito giáo cho các thế hệ tương lai.Tôn sùng Thánh Thể là trọng tâm của giáo xứ vì Thánh Thể quy tụ,nuôi dưỡng và thách thức Kito hữu sống theo lời Chúa.Sau hết giáo xứ nỗ lực phát triển và củng cố đức tin qua việc phục vụ lẫn nhau,với niềm hy vọng sẽ trở nên những gì mình lãnh nhận.Nhiệm thể Chúa Kito.Giáo dục tiếng Việt cho thiếu nhi là một sứ mạng cao cả của giáo dân VNHN.Tiếng Việt còn GHVN còn . . . .Bông hồng đẹp nhất cho thày Thành . . .và các em thiếu nhi VN.Nếu quý vị nào chưa từng nghe các em TNVN nhà thờ đọc thánh thư tiếng Việt xin đến một lần cho biết, các em đọc bằng trái tim và hồn VN.Mỗi lần nghe các em đọc, tôi lại rưng nước mắtcảm động vì thế hệ tương lai VNHN . . . .Xin Chúa và Mẹ gìn giữ những bông hoa hồng quý của Giáo xứ Bernadette của tôi bây giờ và mãi mãi.Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau . . .Mùa xuân 2019 . . /-

  2. Sức sống của xứ đạo là giói trẻ.Đặc biệt là thiếu nhi,nhìn thiếu nhi sinh hoạt,chúng ta có thể đánh giá được xứ đạo đó . . .Ngay ngày đầu tiên đến Boston.Tôi đã tham dự vào xứ đạo Saint Aden xứ đạo đầu tiên của GDVN tại Boston,chỉ vỏn vên vài chục gia đình . . .Cha Ngô châu Minh người đã ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống Công Giáo của tôi.LM nhà giáo,nhà văn hết lòng yêu giới trẻ đã cống hiến nhiều công trình giá trị cho chúng tôi thời đó . . .Là thành viên ban mục vụ giáo sứ đặc trách giới trẻ, đã cho tôi nhiều kinh nghiệm những bài học để đời.Điều kiện át có và đủ đối với giới trẻ là phải yêu thương, tin tưởng và nhiệt thành.Nhìn các anh chị em giáo viên có thể đoán được các học sinh sẽ đi về đâu?Những tờ giấy trắng đó sẽ vẽ cuộc đời của các em,phần lớn ở những người hướng dẫn giáo viên.Chúng tôi những người xứ đạo cầu nguyện đặc biệt cho các anh chị hồn an xác mạnh . . . .Chúng tôi đề nghị các thầy cô nên khuyến khích và phổ biến rộng rãi đến các em và phụ Huynh chẳng những người Công Giáo mà cả những người không cùng tôn giáo để mọi em có cơ hội học tiếng Việt.Vô tri thì bất mộ,không hiểu thì không yêu mến.Dạy tiếng Việt trong sáng là tiếp tay bảo tồn văn hóa Việt.Cái đẹp và cao quý nhất là còn được nghe các em nói tiếng Việt trong khuôn viên nhà thờ . . . Làm thế nào để các em coi nhà thờ là cái nhà của gia đình Công Giáo,tạo điều kiện cho mọi người đóng góp.Không bè phái bầy đàn làm gương mù gương xấu cho giới trẻ.Cầu nguyện yêu thương là châm ngôn của mọi người.Xin Chúa chúc lành cho mọi người , , ,./-

  3. Một hình ảnh đẹp và dễ mến mà tôi nhận được nơi Giáo Xứ Bernadette trong những buổi lễ chủ nhật mà tôi tham dự.Ngồi trước tôi là một gia đình người trẻ với hai đứá con trai,đứa bé khoảng hơn 2 tuổi,không lúc nào ngồi yên hết đi lại phá,khóc,nhưng đến khi chúc bình an tôi đưa tay cầm tay em chúc bình an thì em thân thiện và nhoẻn nụ cười thơ ngây đẹp tuyệt vời và trong trắng . . . Tôi quan sát người anh,khoảng 7, 8, tuổi mà tôi quý mến và chính người anh này đã thúc đẩy tôi phải viết về em,về gia đình trẻ này tại sứ đạo tội.Có lẽ suất cuộc đời của tôi chưa bao giờ được chứng kiến cảnh người anh công giáo lo cho em phá và nghịch trong suốt buổi lễ chủ nhật. . . .tai nghe không bằng mất thấy,dù viết thế nào cũng không thể diễn tả được cái đẹp và cao quý của người anh. . .tôi để ý không bao giờ thấy người đàn ông nào đi chung với gia đình chị trong các buổi lễ ngày Chủ nhật đã nhiều lần . . .Chi tham dự lễ rất sốt sắng nhưng không thấy chị rước lễ.Còn đứa con trai lớn nhìn cung cách cháu lên rước lễ chấp tay nghiêm trang đạo đức thì không bút mực nào diễn tả hết ý . . .Tôi tin chắc là em đã được giáo dục về đạo rất chu đáo.Từ ngày tôi được chứng kiến cảnh người anh chăm lo cho đứa em đã đánh động tôi về gia đình trẻ và tôi không quên cầu nguyện cho các gia đình trẻ VN tại Mỹ.Tôi cảm thấy vui và mừng vì Chúa luôn đồng hành với chúng ta và thấu hiểu những khó khan của từng người từng hoàn cảnh Cảm hứng và suy tư này xin được trao tăng cho người anh Công Giáo lo cho người em.Tấm gương sáng và sống động của xứ đạo tôi . . .Mùa Xuân 2019 viết trước vài giờ lên máy bay đi tham dự lễ trao giải thưởng TDTG tại Seattel . …/-

  4. Về đến nhà bằng an và mọi sự tốt đẹp,cảm ơn Chúa . . . .và cảm ơn những người mà tôi đã có dịp gặp và quen biết trong suốt hai tuần tai TB Washington.Một công ba chuyện . . .Lễ trao giải thưởng TDTG thành công tốt đẹp cả phần tâm linh đến nội dung.Giáo sứ quá lớn,người tham dự thánh lễ cầu nguyện cho có TGM Nguyễn kim Điền quá nhiều, phần thuyết giảng của LM Khải có sức hút và truyền đạt được những gương sáng và tốt lành của người mục tử chết cho tự do tôn giáo . . . .Sau thánh lễ là phần lễ trao giải thưởng TDTG do cơ sở WA và ban thường vụ PTGDVNHN từ xa về.Tóm gọn tốt đẹp đầy đủ ý nghĩa cả đạo lẫn đời.Diểm đặc biệt lần này PT cho tái bản cuốn sách”Chứng nhân của công lý và sự thật”Tổng GM Phil.Nguyễn Kim Điền.Các thân hào nhân sĩ và các diễn giả đã giúp cho buổi lễ thêm sống động và vui tươi.Cuối cùng là bữa cơm gia đinh PT và thân hữu,món ăn ngon bên cạnh những người đễ thương và đáng nhớ.Gia đình chị tôi và các cháu tiếp đãi tôi và bạn bè của tôi từ xa về rất chu đáo và chân tình.Nhớ lại ngày chị tôi và các cháu đến Mỹ quá nghèo . . .mà nay thì khác hẳn,ổn định cuộc sống nhưng không quên giữ đạo và sống đạo . . .tốt đạo đẹp đời , , ,Tôi có cơ hội thay đổi không khí và đi thăm nhiều nơi,Một chuyến đi đẹp và ý nghĩa.Đi cho biết đó biết đây,ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.Cảm ơn Chúa,cảm ơn người và cảm ơn đời . . . ./-

  5. Lúa chin đầy đồng mà thiếu thợ gặt,Xứ đạo Đức Mẹ Lavang Seattel lớn và đông giáo dân,Nơi mà PTGDVNHN chọn để trao giải thưởng TDTG 2019.Trước ngày trao giải thưởng TDTG.PT chúng tôi được mời tham dự Thánh lễ cảm ơn của vị LM Long dòng tên mới chịu chức.Chính giáo sứ này đã cống hiến cho giáo hội một vị linh mục trẻ nhiệt thành,năng động.Nhìn lên bàn thờ khoảng mười LM Việt Mỹ cùng đồng tế, cho chúng tôi cảm giác Chúa luôn quan phòng và hướng dẫn mọi xứ đao VNHN.Sinh ra và lớn lên trong xứ đạo này.rồi trở thành LM dòng tên.Tôi quan sát giáo dân ở đây có rất nhiều người volunteer,anh chủ tịch CĐ còn trẻ hơn CTCĐ Saint Bernadett.LM chánh sứ cũng là LM trẻ.Trong buổi lễ và trao giải TDTG, cha chánh xứ đã nói rất nhiều về vai trò của người giáo dân trong tông huấn tông đồ giáo dân của Thánh Giáo hoàng John Paul 2.PTGDVNHN được thể hiện qua hình ảnh dị nhân,ba chân,bốn tay:Ba chân là Huynh đệ yêu thương,học tập huấn luyện.dấn thân phục vụ.Bốn tay là tôn giáo,văn hóa,chính trị,xã hội.Vì đào tạo cán bộ nên rất cần môi trường hoạt động.Môi trường lý tưởng của PT là xứ đạo . . . .Các bạn cần tìm hiểu xin vào trang nhà http://www.phong trao giao dan.com.Chúa luôn mời gọi chúng ta sống đạo giữa đời và lên Thánh . . . ./-

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*