Phương tiện truyền thông có sức mạnh to lớn trong việc thiết lập các hướng dẫn về văn hóa và trong định hình diễn ngôn chính trị. Điều cần thiết là các phương tiện truyền thông, cùng với các tổ chức khác, được thách thức để trở nên công bằng và chính xác. Bước đầu tiên trong việc thách thức sự thiên kiến trong tường thuật tin tức là phải ghi chú lại sự thiên vị. Dưới đây là một số câu hỏi để tự chúng ta chất vấn về tin tức báo chí, truyền hình và đài phát thanh.
Các nguồn tin đến từ đâu?
Hãy cảnh giác về quan điểm chính trị của các nguồn được sử dụng trong một câu chuyện. Các phương tiện truyền thông phụ thuộc quá nhiều vào những nguồn tin “chính thức” (chính phủ, doanh nghiệp và các viện nghiên cứu chính trị). Chẳng hạn, FAIR nhận thấy rằng trong 40 tháng Nightline lên sóng, những vị khách được mời thường xuyên nhất là Henry Kissinger, Alexander Haig, Elliott Abrams và Jerry Falwell (xu hướng bảo thủ). Những tiếng nói cấp tiến vì lợi ích cộng đồng đã bị thiếu đại diện trầm trọng.
Để mô tả các vấn đề một cách công bằng và chính xác, các phương tiện truyền thông phải mở rộng phổ nguồn của họ. Nếu không, họ sẽ chỉ phục vụ với tư cách là loa phát thanh cho những người có quyền lực.
Có thiếu sự đa dạng không?
Hãy đặt ra câu hỏi: Sự đa dạng về chủng tộc và giới tính ở thông tấn xã mà bạn đang đọc hoặc xem, so với các cộng đồng mà nó phục vụ là gì? Có bao nhiêu nhà sản xuất, biên tập viên hoặc người ra quyết định tại các thông tấn xã là phụ nữ, người da màu hoặc công khai đồng tính nam hay đồng tính nữ? Để đại diện một cách công bằng cho các cộng đồng khác nhau, các thông tấn xã nên có các thành viên của các cộng đồng đó ở các vị trí ra quyết định.
Có bao nhiêu chuyên gia mà thành tựu của họ được trích dẫn là phụ nữ và người da màu ở các thông tấn xã này? Cuộc khảo sát kéo dài 40 tháng của FAIR với Nightline cho thấy các vị khách Mỹ của họ có 92% người Da Trắng, và 89% là nam giới. Một cuộc khảo sát tương tự của PBS Rush NewsHour cho thấy danh sách khách mời của họ là 90% Da Trắng và 87% nam.
Tin tức được tường thuật từ góc nhìn của ai?
Tường thuật chính trị thường tập trung vào cách mà các vấn đề gây ảnh hưởng đến các chính trị gia hoặc giám đốc điều hành công ty, hơn là những người bị ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề này. Ví dụ, nhiều câu chuyện về thông báo phá thai với cha mẹ bệnh nhân nhấn mạnh đến “sự lựa chọn khó khăn” của các chính trị gia nam, trong khi lại thiếu sót trong việc trích dẫn ý kiến từ những người phụ nữ trẻ dưới 18 tuổi — những người với các quyền lợi bị đe dọa nhiều nhất trong cuộc tranh luận này. Tin tức kinh tế thường xem xét các sự kiện ảnh hưởng đến các cổ đông như thế nào, hơn là công nhân hoặc người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn kép có được ứng dụng hay không?
Các phương tiện truyền thông này có bắt một số người phải tuân theo một tiêu chuẩn nhất định, trong khi sử dụng những tiêu chuẩn khác cho các nhóm khác không? Những đứa trẻ vị thành niên Da Màu phạm tội thường được gọi là “kẻ siêu săn mồi” (superpredators), trong khi những người trưởng thành, những kẻ tội phạm cổ cồn thường được miêu tả là đã bị dẫn dắt một cách bi thảm. Các viện nghiên cứu, được tài trợ một phần bởi các công đoàn, thường được xác định là được “hỗ trợ bởi người lao động,” trong khi nghĩ các viện nghiên cứu được tài trợ bởi lợi ích kinh doanh thường không được xác định là được “hỗ trợ bởi doanh nghiệp.”
Các định kiến rập khuôn có làm giảm đi tính khách quan khi tường thuật không?
Các tường thuật về cuộc khủng hoảng liên quan đến chất cấm có đổ dồn sự chú ý vào người Da Đen hay không, mặc dù phần lớn người sử dụng các chất cấm trên thực tế là người Da Trắng? Tường thuật về phúc lợi chính phủ có tập trung quá nhiều vào phụ nữ Mỹ gốc Phi hay không, mặc dù phần lớn những người nhận phúc lợi không phải là người Da Đen? Người đồng tính nữ có bị miêu tả là người “hận đàn ông,” hay người đồng tính nam có bị miêu tả là kẻ “săn mồi tình dục” (mặc dù một đứa trẻ có khả năng bị thành viên trong gia đình quấy nhiễu nhiều hơn 100 lần so với một người đồng tính nam không có mối quan hệ — Denver Post, 28/9/92) hay không?
Có những giả định nào chưa được thách thức?
Đôi khi, thông điệp quan trọng nhất của một câu chuyện lại không được nêu rõ ràng. Ví dụ, khi tường thuật về những người phụ nữ xin phúc lợi, độ tuổi mà người phụ nữ có con đầu lòng thường sẽ được nhắc đến, với ngụ ý rằng sự dễ dãi của cô ấy, thay vì các yếu tố khác đơn cử như về thể chế trong kinh tế, đã gây ra tình cảnh hiện tại của cô ta.
Tường thuật các vụ tố tụng hiếp dâm thường sẽ tập trung vào phần lịch sử tình dục của một người phụ nữ, như thể nó khiến người ta nghi ngờ uy tín của người phụ nữ và tự hỏi nếu cô ấy có thực sự đáng tin. Sau khi William Kennedy Smith bị bắt, một bài báo của New York Times (17/8/91) đã nạo vét một loạt các chi tiết cá nhân không liên quan về người tố cáo anh ta, bao gồm chuyện cô đã trốn học vào năm lớp 9, bị phạt vì vượt tốc độ khi lái xe, và đã nói chuyện với những người đàn ông khác trong cuộc hẹn của mình.
Những ngôn từ được dùng có ngụ ý hay không?
Khi phương tiện truyền thông áp dụng thuật ngữ có ý ngầm, nó giúp định hướng dư luận. Chẳng hạn, các phương tiện truyền thông thường sử dụng từ “ưu tiên chủng tộc,” thông dụng bên cánh hữu, để đề cập đến các chính sách nâng đỡ. Tại Hoa Kỳ, chính sách nâng đỡ đã xuất hiện vào những năm 1960 như một cách thúc đẩy cơ hội bình đẳng giữa các nhóm khác nhau trong xã hội và được phát triển như một cách để thực hiện đạo luật nhân quyền vào năm 1960 nhằm loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc tại thời điểm đó. Các cuộc thăm dò cho thấy quyết định này tạo ra sự khác biệt lớn trong cách nhìn nhận vấn đề: Ví dụ, một cuộc thăm dò ý kiến của Louis Harris năm 1992 cho thấy 70% cho biết họ ủng hộ chính sách nâng đỡ trong khi chỉ có 46% ủng hộ các chương trình “ưu tiên chủng tộc.”
Việc tường thuật có thiếu bối cảnh bổ sung cho sự hiểu biết đầy đủ không?
Khi tường thuật cái gọi là “sự phân biệt đối xử ngược,” người ta thường không tập trung vào bất kỳ yếu tố thể chế nào mang lại sức mạnh cho định kiến, chẳng hạn như các vấn đề tổng quát hơn về bất bình đẳng kinh tế và phân biệt chủng tộc. Tường thuật về phát ngôn công kích chống lại người đồng tính nam và đồng tính nữ thường không đề cập đến sự gia tăng trong những vụ tấn công những người này sau đó,và làm vì sao hay sự việc liên quan với nhau.
Các tiêu đề và câu chuyện có liên quan với nhau hay không?
Thông thường các tiêu đề không được viết bởi các phóng viên. Vì nhiều người chỉ đọc lướt qua các tiêu đề, tiêu đề sai lệch với nội dung sẽ có tác động đáng kể. Một trường hợp kinh điển: Trong một bài báo của New York Times về hội nghị thượng đỉnh Liên Xô-Hoa Kỳ tháng 6 năm 1988 tại Moscow, Margaret Thatcher đã được trích dẫn khi nói về Reagan, “Ông em thân yêu này, không có một chút gì đó giữa hai tai ông ấy.” Tiêu đề của tờ Thời Báo là: “Lời tạm biệt của Thatcher với những năm của Reagan.”
Những câu chuyện về các vấn đề quan trọng có được làm nổi bật hay không?
Nhìn vào nơi những câu chuyện này xuất hiện trên báo. Các bài báo trên các trang được đọc rộng rãi nhất (trang đầu và trang biên tập) và các câu chuyện chính trên truyền hình và đài phát thanh sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến dư luận.
FAIR is the national progressive media watchdog group, challenging corporate media bias, spin and misinformation. We work to invigorate the First Amendment by advocating for greater diversity in the press and by scrutinizing media practices that marginalize public interest, minority and dissenting viewpoints. We expose neglected news stories and defend working journalists when they are muzzled. As a progressive group, we believe that structural reform is ultimately needed to break up the dominant media conglomerates, establish independent public broadcasting and promote strong non-profit sources of information.
Translated from Fairness and Accuracy in Reporting’s activism kit
How to Detect Bias in News Idea
Translation by Cookie Duong
Copy edits by Helen Nguyen
https://www.the-interpreter.org/post/phat-giac-thien-kien-trong-cac-phuong-tien-truyen-thong
Be the first to comment