Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble Chủ Tịch Quốc Hội Đức Quốc
“Ai nhắm mắt chối bỏ quá khứ,
người đó sẽ mù quáng trước hiện tại.”
(Richard von Weizäcker)
Trong sự hỗn loạn của chiến tranh kéo dài nhiều năm, hầu như không có một gia đình người Việt nào trong thế kỷ 20 mà không bị bức hại và phải đào thoát. Chiến tranh Việt Nam đã tạo ra hàng triệu nạn nhân, với bao người tàn phế, cô nhi, chấn thương tâm lý và để lại một đất nước hoang tàn.
Mặc dù trận chiến đã kết thúc cách nay 45 năm nhưng hòa bình thực sự vẫn chưa trở lại. Đối với nhiều người thì đó lại là sự khởi đầu của một nỗi thống khổ mới:
Trước những khủng bố của chế độ Cộng Sản khoảng một triệu rưỡi người Việt vượt biển trốn chạy. Trên 200.000 thuyền nhân bị chết đuối, chết khát hay bị rơi vào bàn tay của hải tặc tân thời. Người nào vượt qua thành công chuyến chạy trốn hãi hùng này thì phải đối diện với nhiệm vụ xây dựng một cuộc sống mới cho bản thân và gia đình tại nơi lưu vong, xa quê hương.
Ngay tại Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng có nhiều người tỵ nạn như thế đến cư trú. Phần lớn họ được cứu vớt bởi con tàu Cap Anamur, xuất phát từ động lực phiến loạn của một người danh bất hư truyền Rupert Neudeck. Chính ông cùng những người hỗ trợ không những chỉ mủn lòng dậm chân tại chỗ trước những cảnh tượng trên biển Đông, mà họ còn hành động và vận động thành công cho việc tiếp nhận nhiều thuyền nhân vào Cộng Hòa Liên Bang Đức, mặc dù thời đó vấn đề này đã gây nhiều tranh cãi trong chính trị.
Từ đó một Cộng Đồng người Việt qua những thập niên đã lớn lên trong Xã Hội chúng tôi; Cộng Đồng này vào lúc nước Đức thống nhất có thêm cả những người hợp tác lao động thời Cộng Hòa Dân Chủ Đông Đức đến từ nước Việt Nam Cộng Sản. Nhiều người được nhập tịch từ lâu, có nguồn gốc Việt Nam đã cho thấy di dân đem lại sự trù phú cho toàn xã hội. Họ đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước chúng ta và giúp đỡ gia đình họ tại quê hương cũ. Họ đã trở thành một phần của nước Đức, một tấm gương cho sự hội nhập thành công.
Hôm nay chúng tôi chia sẻ với quý vị sự đau buồn cho nhiều nạn nhân. Qua kinh nghiệm đau thương của mình, chúng tôi hiểu nỗi đắng cay khi đất nước bị phân chia, khi gia đình bị ly tán, khi Nhân Quyền và Dân Chủ, Tự Do Báo Chí và Tư Tưởng bị cắt xén. Nhưng trường hợp nước Đức cũng cho thấy rằng: Cuối cùng Tự Do vẫn thắng thế.
Sự tưởng niệm về những sự kiện đã diễn ra luôn mang tính cách quan trọng – trong tinh thần của Richard von Weizäcker: Điều đó giúp chúng ta nhìn thấy hiện tại với tất cả thách thức của nó.
———————-
Ghi chú:
* Nhận trực tiếp bản bằng Đức & Việt ngữ per E-Mail từ anh TDTV, PCT Ngoại vụ BCH/Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.
* Không thấy ghi tên người dịch. Xin mạn phép phổ biến cả thư viết bằng Đức ngữ của Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble để rộng đường dư luận.
Lê Ngọc Châu phổ biến
Nam Đức, ngày 30.04.2020
(Xin tùy nghi và vui lòng ghi nguồn khi phổ biến tiếp. Cám ơn)
Be the first to comment