Siêu Vi, Cơn Đại Dịch Đã Được Biết Trước, Và Xảo Thuật Downplaying* Của Trump Đã Đẩy Dân Mỹ Vào Nguy Hiểm

(* Downplaying, downplay, hoặc to play down: có nghĩa là một thủ thuật phát ngôn để mị dân, ru ngủ dân. Có nghĩa là, cố tình trấn an ai đó với mục đích làm cho người đó được yên lòng bằng cách không nói đúng y như sự thật đã đang xảy ra mà nói dối, giảm nhẹ tình huống có thật xuống theo kiểu: hoặc là phủ nhận không có chuyện đó; hoặc là giảm tình huống có thật từ mức độ nặng, nghiêm trọng xuống còn mức độ nhẹ; hoặc là giảm tình huống có thật xuống còn số không.)

Bài này sơ lược về siêu vi, cơn đại dịch đã được biết trước, và những xảo thuật downplaying của Trump đã đẩy người dân Mỹ vào nguy hiểm. Ngoại trừ một số đoạn trong bài viết này là cảm nghĩ (opinion) của cá nhân người viết là tớ, còn phần lớn là những sự kiện có thật (facts) thì tớ dùng thông tin trên các trang báo. Người đọc có thể kiểm tra độ chính xác của bài bằng cách vào những trang fact-checking tiếng Anh để tìm hiểu.
Nhưng trước khi vào phần chính, chúng ta hãy đọc sơ qua về siêu vi và COVID-19, loại bệnh dịch do siêu vi mới corona gây ra, đang càn quét, giết người trên khắp thế giới.
COVID-19: Tổ Chức Y Tế Thế Giới, World Health Organization, viết tắt là WHO, đã đặt tên bệnh dịch này là COVID-19 theo cách như sau:
“CO” là viết tắt hai mẫu tự đầu của “corona,” là tên của loại siêu vi đã một thời càn quét, gây bệnh dịch SARS về đường hô hấp, từng lấy đi khá nhiều mạng người trên thế giới khoảng năm 2003. “Corona” có nghĩa là vương miện. Loại siêu vi gây bệnh SARS 2003 có hình vương miện nên được gọi tên là “corona.” Loại siêu vi đang gây bệnh dịch thời điểm hiện tại cũng có hình vương miện và là loại mới nên được gọi là “novel (new) corona,” siêu vi corona mới.
“VI” là viết tắt hai mẫu tự đầu của “virus,” nghĩa là siêu vi, là những sinh vật cực kỳ nhỏ, nhỏ hơn vi trùng rất nhiều lần. Chẳng hạn như siêu vi corona hiện tại, độ lớn của nó… lớn bằng 1/900 bề rộng của cọng tóc. Chúng ta không thể chẻ bề rộng của cọng tóc ra làm 2, vậy mà con siêu vi hiện tại có kích cỡ siêu nhỏ, nhỏ bằng độ rộng của cọng tóc chẻ ra làm 900 phần! Chúng ta mắt thường có thể nhìn thấy bụi, nhưng không thể nhìn thấy siêu vi corona.
“D” là viết tắt mẫu tự đầu tiên của “disease,” nghĩa là bệnh.
“19” là viết tắt của năm 2019, thời điểm khi loại siêu vi nguy hiểm này bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, China vào tháng 12.
Coronavirus đang gieo rắc kinh hoàng hiện tại (COVID-19) là cùng họ với corona gây bệnh SARS, một bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp xảy ra khoảng năm 2003. Có lẽ để vô hiệu hóa vaccine ngăn ngừa SARS 2003, siêu vi hiện tại đã tự biến đổi sang một cấu trúc khác, nguy hiểm hơn. Trước khi WHO đặt tên là COVID-19, giới khoa học đã gọi siêu vi hiện tại là siêu vi mới, “novel (new) coronavirus,” hoặc SARS-CoV-2 để phân biệt nó với siêu vi cũ, “coronavirus” hoặc SARS-CoV-1.
WHO đã đặt tên bệnh dịch hiện tại là COVID-19 với ý nghĩa nhân đạo như trên mà không dùng tên của thành phố Wuhan hoặc dân tộc Chinese nơi đầu tiên bệnh dịch bùng phát ra khi đặt tên, mục đích là để tránh sự kỳ thị chủng tộc. Bởi vì, sự kỳ thị chủng tộc rất nguy hiểm; lịch sử đã cho thấy kỳ thị chủng tộc thường gây ra chiến tranh, bạo động, đổ máu.
Siêu vi: Có lẽ chúng ta ít nhiều cũng có chút hiểu biết về siêu vi. Mỗi năm, có hàng trăm loại siêu vi mới “ra đời,” giống như khái niệm ra đời của tất cả sinh vật gồm động vật và thực vật trên quả đất này vậy. Một số siêu vi trong hàng trăm siêu vi mới ra đời này rất nguy hiểm, có tiềm năng lây bệnh, dẫn đến chết người, và đại dịch. Đó là lý do chính phủ Bush “con” và Obama đã thành lập một đội ngũ gọi là đội ngũ đối phó bệnh dịch, pandemic response team.
Giống vi trùng ở một điểm, là siêu vi và sự gieo rắc kinh hoàng của nó luôn đi trước y khoa. Nghĩa là, khi siêu vi nguy hiểm ra đời, phát sinh, lây lan khắp nơi, dẫn đến bệnh tật và chết chóc rồi, thì giới y khoa mới biết và bắt đầu… chạy theo nó. Trong khi siêu vi mới vẫn đang càn quét, thì nhiệm vụ bức bách nhất của khoa học là… chạy theo nó, để tìm hiểu cấu trúc của nó, cách gây bệnh của nó, bắt giữ nó, cấy nuôi nó (culture) để nó sinh sôi nảy nở thêm ra, làm cho họ tộc sinh sôi nảy nở của nó bị yếu đi để có thể dùng chúng nó làm thuốc tiêm chủng (vaccines).
Cấu trúc cực nhỏ của siêu vi rất đặc biệt, chỉ là một chấm cực nhỏ protein (chất đạm) thôi. Khác với vi trùng, siêu vi không thể tự sống lâu dài một mình; nhưng một khi nó đã chui vào cơ thể động vật, như siêu vi COVID-19 hiện tại là nó đã chui vào cơ thể con người, thì nó sẽ chui vào bên trong của từng tế bào con người, gọi là tế bào chủ, “host cell,” bám lấy tế bào chủ, sanh sôi nảy nở nhanh và tàn phá cơ thể con người. Nôm na, đơn bào của siêu vi không tự sống lâu một mình được, nhưng nhờ tế bào chủ của con người là thành trì cực kỳ tốt để siêu vi trụ vững và tấn công. Nhờ cách gây bệnh độc đáo này, siêu vi, một vi sinh vật mong manh nhỏ bé lúc ban đầu, “có đất dụng võ”“đất của tế bào chủ,” thoắt một cái biến thành hung thần, có đủ sức mạnh để tàn phá và giết chết con người.
Vaccines. Có lẽ do cách thức chui vào bên trong của tế bào chủ để tàn phá, siêu vi được bảo vệ kỹ bởi tế bào chủ bao bọc chung quanh nó, nên cho đến bây giờ, vẫn không có loại thuốc nào có thể chữa được tuyệt nọc siêu vi. Chúng ta đã nhìn thấy siêu vi gây các bệnh chết người như viêm gan (siêu vi A, siêu vi B, siêu vi C), dịch tả, dịch hạch, HIV/AIDS, v.v… từ hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm nay, cho đến nay vẫn không có thuốc nào có thể chữa trị dứt hẳn bệnh.
Cho đến nay, loại thuốc duy nhất để bảo vệ con người không bị siêu vi làm hại là thuốc tiêm chủng vaccines. Ý nghĩa của việc tiêm chủng hoặc trồng trái (như hồi nhỏ chúng ta đã được trồng trái để ngăn ngừa bệnh siêu vi đậu mùa) là chích/truyền vaccines trong đó chứa những con siêu vi đã bị làm cho yếu đi, vào cơ thể người. Một khi đã có siêu vi yếu trong cơ thể, nếu bị bệnh gây ra từ siêu vi trong vaccines, thì bệnh sẽ nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng, bởi vì những con siêu vi ấy rất yếu không thể gây hại cho con ta. (Bởi vậy, sau khi được trồng trái, chúng ta cũng bị đậu mùa, nhưng chỉ bị đậu mùa (xưng mủ) ngay vị trí trồng trái thôi, chứ không bị đậu mùa toàn thân và mất mạng.)
Nhưng, như đã biết, vaccines luôn chạy sau siêu vi rất xa. Vaccines cho các siêu vi mới, chỉ được làm ra sau khi siêu vi mới đã hoành hành trong một phạm vi rộng lớn. Khoa học gia có thể cấy nuôi siêu vi mới, làm cho “quân giết người” này bị yếu đi, rồi mới dùng chúng làm ra vaccines để tiêm chủng vào người. Nhưng khoa học không thể đem vaccines ấy để tiêm chủng ngay lên người, rất nguy hiểm; mà họ cần thời gian để thử nghiệm. Chắc là họ sẽ thử nghiệm vaccines trên thú (như chuột, thỏ, chó…) một thời gian; sau đó là thử nghiệm trên người. Thú thì, vì sinh mạng và sức khỏe của con người, bị lôi ra để thử nghiệm, còn người thì sẽ có những người tình nguyện cho thử nghiệm. Sau một thời gian dài thử nghiệm trên số đông, theo dõi kết quả; nếu không có nguy hiểm phát sinh hoặc nguy hiểm rất nhỏ, và nếu có hiệu quả cao về dược tính, vaccines sẽ được phê chuẩn và được dùng đại trà, hợp pháp.
Một đặc tính tuyệt vời của vaccines là, người đã được tiêm chủng một vaccine, nếu có siêu vi cùng loại với siêu vi trong vaccine đã được tiêm chủng vào người ấy, đang lây lan, thì người ấy hoặc là sẽ bị bệnh rất nhẹ, hoặc là sẽ được miễn nhiễm vì trong cơ thể người ấy đã có sẵn những con siêu vi yếu rồi.
Thời gian để có vaccine cho COVID-19 được dùng hợp pháp và phổ biến, theo giới y khoa chuyên nghiệp, phải tốn khoảng 12-18 tháng. Hy vọng, vì tính khẩn cấp của tình huống hiện tại, biết đâu khoa học sẽ rút ngắn lại thời gian thử nghiệm và nhân loại sẽ có COVID-19 vaccine sớm hơn.
Đại dịch, epidemic, pandemic. Bệnh có thể được chữa khỏi, tiếng Anh chữ “cure” để chỉ sự chữa tận gốc một bệnh; nhưng cũng không thể chữa khỏi hẳn mà là sự điều trị từng giai đoạn để làm chậm lại diễn tiến bệnh, khống chế bệnh từng phần không cho bệnh phát triển hơn, gọi là “treatment.” Nhưng, bao lâu bệnh ấy vẫn chưa có cách chữa cho hết hẳn, vẫn chưa có cách để khống chế được sự lây lan, chết chóc, thì nó vẫn được coi là một bệnh dịch.
“Staying Home, Saving Lives. Social Distancing.” “Ở nhà là cứu được nhiều mạng người; Giữ khoảng cách 6 feet” là hai trong những cách hiệu quả nhất giúp giảm số ca nhiễm, ca chết. Từ khi siêu vi COVID-19 bắt đầu hoành hành đến nay, vì nó mới quá, khoa học chưa thể hiểu chắc được cách nó đã vào cơ thể người như thế nào. Hiện trên mạng đang có những đoạn phim minh họa bằng hình, diễn tả rằng có lẽ cách mau nhất COVID-19 chui vào phổi người là qua mũi, khi hít vào. Tớ nghĩ, chắc vậy. Nếu không phải do những hạt siêu nhỏ do người nhiễm siêu vi thả ra trong không khí để cho người xung quanh hít vào thì mỗi ngày đâu có thêm quá nhiều người bệnh như thế.
Nếu chúng ta không nghe hai lời khuyên này mà cứ ra ngoài khi không cần thiết phải ra ngoài, nơi đông người mà không giữ khoảng cách; thì có khi vô tình bị lây nhiễm từ người khác hoặc vô tình lây lan sang người khác, thì thảm họa khó lường, đường cong đồ thị sẽ vẫn tiếp tục cong lên theo cấp số nhân. Giả dụ như có 1 người bệnh tụ tập trong đám đông, 1 sẽ lây cho 2 hoặc 3 hoặc 4. Những người bị lây sau đó sẽ gieo rắc siêu vi trong không khí và lây cho vô số những người khác. Nghĩa là đường cong đồ thị số ca nhiễm, ca chết sẽ tăng nhanh theo cấp số nhân (cấp số lũy thừa); nghĩa là càng nhiều người ra ngoài và số người tụ tập càng đông (số lũy thừa càng cao), thì càng có thêm nhiều ca bệnh và ca chết. Cũng là tình trạng tồi tệ của thời điểm hiện tại trên thế giới và trong nước Mỹ.
Hai lời khuyên này không phải là hai lời khuyên tự nhiên, tình cờ bộc phát vào thời điểm này, mà đã được rút ra từ những bài học xương máu sau vài cơn đại dịch kinh hoàng trong lịch sử, là những cơn đại dịch đã lấy một phần rất lớn dân số thời đó. Đại dịch dạo đó, sau quá nhiều chết chóc, người ta nhận ra rằng ở khu vực nào có nhiều người ở trong nhà, thì số người bệnh và người chết ở khu vực đó ít hơn ở khu vực có nhiều người ra ngoài, tụ tập đám đông. Từ đó, người ta rút ra được bài học xương máu là khi có đại dịch tới, cách hiệu quả nhất giúp khống chế đại dịch là ở nhà, và giữ khoảng cách.
“Quả là những lời khuyên mang tính khoa học, chắc chắn sẽ giúp “bending the curve down,” chuyển hướng đường cong của đồ thị xuống. Người Việt thường chia xẻ hai câu lục bát rất hay sau đây trên trang FaceBook, “Chống giặc thì phải xông pha; Chống dịch thì phải ở nhà nhớ chưa?”
Bây giờ thì vào vấn đề chính…

Những hậu quả tàn khốc hiện tại lẽ ra đã có thể giảm nhẹ được ngay từ đầu… Từ khi bắt đầu bệnh dịch siêu vi corona đến nước Mỹ, tớ chủ tâm đọc, nghe tin nhiều hơn, học biết được nhiều hơn về thông tin hai chiều liên quan đến corona. Cảm thấy rất phẫn nộ, bởi mỗi ngày trôi qua, số ca bệnh, ca tử vong, sự thiếu thốn nghiêm trọng trang thiết bị y tế bảo hộ cá nhân (personal protective equipment, viết tắt là ppe), v.v… vẫn cứ gia tăng một cách tàn khốc theo cách không thể khống chế hoặc sửa đổi được. Tất cả những hậu quả đau thương tàn khốc này xảy ra ở mức độ quá lớn, lớn một cách quá vô lý, vô lý đến nỗi khó mà tin được nhưng nó đã và vẫn đang xảy ra ở Hoa Kỳ, một siêu cường quốc, mà đáng lẽ ra đã có thể giảm nhẹ, khống chế được ngay từ đầu. Nghĩa là, nếu những người trong chính quyền Trump có tâm, biết thương dân, tin khoa học, hiểu biết, học cách đối phó và chuẩn bị trước tất cả mọi thứ thì khi cơn đại dịch đến, hậu quả vẫn có nhưng sẽ đỡ khốc liệt hơn, khoảng thời gian đại dịch càn quét sẽ ngắn hơn.
Một cơn đại dịch đã được báo trước. Từ đầu tháng Giêng 2020, trong vài cuộc họp đóng kín cửa, Donald Trump, những viên chức cao cấp trong chính phủ của Trump, trong ủy ban tình báo của Quốc Hội, đã được những cơ quan tình báo cảnh báo là “một cơn đại dịch (pandemic) không thể tránh được (inevitable) đang đến nước Mỹ,” rằng “nếu tổng thống (TT) không làm gì hết thì hậu quả sẽ rất khủng khiếp, khó lường…” Trump đã được báo cáo thêm về những con số ca nhiễm, số tử vong của những trận đại dịch trong quá khứ, đặc biệt là của trận đại dịch kinh hoàng năm 1918 (H1N1 virus). Và quả thật là, mặc dù đã nhiều lần được nhắc nhở, thúc hối, Trump vẫn bình chân như vại, không hành động gì cả.
Sự kiện chứng minh là Trump đã được báo cáo đại dịch sẽ đến. Nhờ những nguồn tin cảnh báo trước về cơn đại dịch sắp đến nước Mỹ, vài thượng nghị sĩ cả phe Cộng Hòa (CH) và Dân Chủ (DC) đã tận dụng tin mật này để bán hàng trăm ngàn, hàng chục ngàn cổ phiếu của họ lúc đó vẫn còn ở giá cao. Họ đã bán ngay trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ khi cơn đại dịch bùng phát ở khắp nơi và nước Mỹ.
Chẳng hạn, Thượng Nghị Sĩ CH Kelly Loeffler đã bán ngay cổ phiếu của bà, những cổ phiếu chắc chắn sẽ mất giá khi cơn đại dịch tới, được khoảng 18,7 triệu Mỹ kim và mua ngay cổ phiếu của một công ty sản xuất đồ trang bị cho siêu vi corona. Đồng thời, bà công khai chỉ trích phe DC lúc ấy là “đang thổi phồng quá lố siêu vi này.”
Sớm muộn gì thì những vị dân cử này sẽ được điều tra tận tình, và nếu có đủ chứng cớ thì hy vọng là sẽ bị kết tội hình sự, gọi là tội “insider trading,” lợi dụng thông tin mật để buôn bán cổ phiếu, thì sẽ bị hoặc ở tù, hoặc bị phạt tiền, hoặc cả hai. Chưa kể đến chuyện sẽ bị kêu gọi từ chức.
Hai trong những điều sau đây, liên quan đến thời George Bush và Barack Obama, mà Trump đã không làm, hoặc Trump đã làm, là hai yếu tố quan trọng, đóng góp cho sự xử lý tồi tệ của chính phủ Trump trong việc đối phó với thảm họa kinh hoàng, đau lòng, của đại dịch đang xảy ra trong nước Mỹ:

1. Điều Trump đã không làm: Chính phủ Trump đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để đối phó đại dịch.

1.1 Bắt đầu từ chính phủ Bush “con,” George W. Bush: Cựu TT Bush, từng bị “ám ảnh bởi sự tàn phá của đại dịch,” là người lót đường (paved way) cho kế hoạch đối phó đại dịch toàn cầu. Bất cứ tổng thống và chính khách, cố vấn hàng đầu nào của nước Mỹ sau TT Bush đều phải biết sự lót đường cho kế hoạch đối phó đại dịch của TT tiền nhiệm Bush và phải quan tâm, bảo vệ kế hoạch này. Obama thì có, nhưng thật là bất hạnh cho người Mỹ, Trump đã hoàn toàn không. Không những “không” mà còn “tệ hơn không” nữa! Đã vậy, còn “tệ hơn không rất nhiều!” Nếu tìm đọc về đại dịch, thì chúng ta lại biết thêm một điều nữa là, vấn đề “đại dịch” cũng bức thiết, có thật, và vô cùng quan trọng như vấn đề “biến đổi khí hậu”“sự nóng dần lên của quả địa cầu.” Chính phủ Bush và Obama đã xem “đối phó với đại dịch” là một policy không thể tách rời.
Trong một chuyến vacation vào mùa hè 2005 ở trang trại của ông ở Crawford, Texas, Bush đọc một quyển sách mới xuất bản năm 2004 của John M. Barry, “The Great Influenza,” tường thuật lại cơn đại dịch cúm 1918 (siêu vi H1N1), cơn đại dịch “đã lấy đi biết bao mạng người nhiều hơn số mạng người trong một sự bùng phát của bất cứ loại bệnh dịch nào trong lịch sử loài người.” Cơn đại dịch năm 1918 này đã khiến ít nhất 500-600 triệu người (khoảng gần một nửa dân số thế giới lúc đó) bị nhiễm bệnh và ít nhất 50-60 triệu người trên thế giới đã mất mạng, trong đó ít nhất 700 ngàn tử vong ở Mỹ. Bush không thể bỏ qua chuyện này.
Trở lại Washington, Bush gọi Frances Townsend, cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của ông, đến Tòa Bạch Ốc, đưa cho bà quyển sách, bảo rằng, (“You’ve got to read this. Look, this happens every 100 years. We need a national strategy”. “Cô phải đọc quyển sách này. Nhìn đi, nó (sẽ) xảy ra như vậy mỗi 100 năm. Chúng ta cần một chiến lược quốc gia.”) Frances Townsend nhớ lại tổng thống đã nói với bà như vậy.
Sau nhiều tháng làm việc, một quyển cẩm nang tầm cỡ quốc gia, và một kế hoạch đối phó với đại dịch 7 tỷ Mỹ kim của TT Bush, đã ra đời. Đó là một kế hoạch chứa đựng những biểu đồ cho một hệ thống cảnh báo sớm cho toàn cầu, thiết lập ngân sách để phát triển kỹ thuật chế tạo vaccine, thành lập kho dự trữ những ppe khẩn thiết như mặt nạ dưỡng khí, máy thở, v.v… Townsend nói như vậy.
Trong một diễn văn tại Viện Y Tế Quốc Gia vào ngày 1/11/2005 với cử tọa gồm khoa học gia, bác sĩ, chuyên gia (trong đó có bác sĩ Anthony Fauci), sau khi liệt kê những chi tiết trong kế hoạch đối phó đại dịch, Bush nói:
(“A pandemic is a lot like a forest fire. If caught early, it might be extinguished with limited damage. If allowed to smolder, undetected, it can grow to an inferno that can spread quickly beyond our ability to control it… To respond to a pandemic, we need medical personnel and adequate supplies of equipment. In a pandemic, everything from syringes to hospital beds, respirators, masks and protective equipment would be in short supply.”)
“Một cơn đại dịch rất giống như một cơn cháy rừng. Nếu được ngăn chặn sớm, ngọn lửa sẽ được dập tắt, để lại sự tàn phá nhỏ. Nếu lơ là, cho phép nó cháy âm ỉ, nó sẽ bùng cháy thành một biển lửa, nhanh chóng đốt cháy khắp nơi, vượt khỏi sự khống chế của con người… Để đối phó với một cơn đại dịch, chúng ta cần những nhân viên y tế và rất nhiều trang thiết bị y tế. Trong một cơn đại dịch, tất cả mọi thứ từ ống tiêm đến giường bệnh, máy trợ thở, mặt nạ dưỡng khí, ppe… sẽ trở nên khan hiếm.”
Bush cũng đề cập rằng một vaccine cần phải được làm ra trong một thời gian kỷ lục. (“If a pandemic strikes, our country must have a surge capacity in place that will allow us to bring a new vaccine on line quickly and manufacture enough to immunize every American against the pandemic strain,” he said.) “Nếu cơn đại dịch giáng xuống, đất nước chúng ta cần phải cấp kỳ phát triển ra một loại vaccine và chế tạo số lượng vaccine đủ để tiêm chủng cho từng mỗi một người Mỹ để chống lại sự lây nhiễm trong đợt sóng đại dịch,” Bush nói.
Bush cảnh báo, “If we wait for a pandemic to appear,” he warned, “it will be too late to prepare. And one day many lives could be needlessly lost because we failed to act today”. “Nếu chúng ta cứ chờ cho đến khi một cơn đại dịch xuất hiện, lúc đó đã quá trễ để chuẩn bị. Và một ngày nào đó, rất nhiều người phải mất mạng một cách vô lý và uổng phí bởi vì chúng ta đã không hành động ngày hôm nay.”
Đoạn phim về TT Bush cảnh báo đại dịch: Hãy vào youtube để xem đoạn phim dưới đây:
George W. Bush warned of not preparing for pandemic in 2005 | ABC News
Năm 2005, George W. Bush cảnh báo về việc nếu không chuẩn bị cho đại dịch | Bản tin của ABC News
https://www.youtube.com/watch?v=spcj6KUr4aA

1.2 Đến chính phủ Barack Obama: Bảy ngày trước khi Trump nhậm chức, nhóm cố vấn Obama và nhóm cố vấn Trump đã gặp nhau trong khoảng 3 tiếng buổi chiều thứ Sáu 13/1/2017, để thực hiện phần nào việc chuyển giao chính quyền. Mục đích chủ yếu trong buổi họp chuyển giao này là nhóm Obama đã từng bước một (walked) hướng dẫn nhóm Trump thực hành (exercised) trọn tiến trình cách thức sẽ phải chuẩn bị như thế nào khi có một đại dịch xảy ra trong tương lai.
Mới đây, trong bối cảnh tàn khốc hiện tại, những cựu cố vấn thời Obama đã viết những bài báo lên án sự xử lý COVID-19 quá tồi tệ của chính quyền Trump. Họ nhắc lại buổi chuyển giao chiều 13/1/2017 trong đó họ đã nhấn mạnh với những cố vấn chính quyền Trump về sự nguy hiểm của đại dịch, tầm mức quan trọng của sự chuẩn bị cho đại dịch, và đã hướng dẫn cặn kẽ cách thức chuẩn bị.
Chẳng hạn như trong một bài op-ed mới đây, Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia thời Obama, lên án những lời nói của Trump chẳng hạn như, (“You can never really think” that a pandemic like the coronavirus “is going to happen.”) “You thật sự sẽ không bao giờ nghĩ” ra được rằng một đại dịch như siêu vi corona “sẽ xảy ra như vậy.” Rice đã nhắc lại buổi chuyển giao chiều ngày 13/1/2017 là một trong những nỗ lực của chính phủ Obama để giúp cho chính phủ sau chuẩn bị tốt cho một thách thức (đại dịch) như vậy.
Khi chuyển giao quyền lực giữa Obama và Trump vào hôm 20/1/2017, chính phủ Obama đã để lại cho chính phủ Trump một quyển cẩm nang đối phó đại dịch, gọi nôm na là “pandemic playbook.” Nhưng chính phủ Trump từ ngày ấy đến nay đã bỏ lơ, không hề có ai mở sách ra để đọc xem sách nói gì, và để làm theo.
Trang politico, và nhiều trang khác, cách đây vài hôm vừa tường thuật về chi tiết và số phận của quyển cẩm nang trên, sau khi nó được giao cho chính phủ Trump, đại khái như sau:
“Quyển cẩm nang này, là một quyển sách 69 trang của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, (“National Security Council playbook”) dưới thời Obama, liệt kê rất chi tiết, từng bước một, cách phòng chống đại dịch. Tên chính thức của nó dưới thời Obama là “Playbook for Early Response to High-Consequence Emerging Infectious Disease Threats and Biological Incidents,” Cẩm Nang Để Đối Phó Sớm, Trước Khi Bị Hậu Quả Khốc Liệt Xẩy Ra Do Những Sự Đe Dọa Của Bệnh Lây Nhiễm và Những Hành Động Khủng Bố Sinh Học. Và tên không chính thức của nó, được gọi một cách vắn tắt là “the Pandemic Playbook,” Cẩm Nang Cho Đại Dịch. Politico viết thêm rằng quyển cẩm nang này được viết vào năm 2016 khi chính phủ liên bang Obama bắt đầu những nỗ lực để chiến đấu với siêu vi gây bệnh Ebola.”
Sau ngày nhậm chức, chính phủ Trump đã được thông báo vào năm 2017 trong một cuộc briefing là “có sự hiện hữu của quyển cẩm nang đối phó đại dịch thời Obama,” nhưng rõ ràng là không có ai để ý đến sự tồn tại của nó. Bài báo politico trích dẫn lời của một cựu viên chức Mỹ nói rằng, dưới chính phủ Trump, “it just sat as a document that people worked on that was thrown onto a shelf”, “quyển sách mà nhiều người tâm huyết đã viết ra chỉ nằm ở đó như một tài liệu và bị ném trên một kệ sách.”
Đoạn phim về “The Pandemic Playbook” thời Obama. Hãy vào youtube xem đoạn phim gần 7 phút này, nói về quyển “Cẩm Nang Cho Đại Dịch” thời Obama, tựa đề là:
Former Obama Official: Trump Ignored The ‘Pandemic Playbook’ We Created | NowThis
Cựu Viên Chức Obama: Trump Phớt Lờ Quyển “Cẩm Nang Đại Dịch” Mà Chúng Tôi Đã Viết Ra | Phim của NowThis
https://www.youtube.com/watch?v=Z42G8Wus4kA
“‘Preparedness is a choice. And poor preparedness is a choice.’ — Meet the government official who created the pandemic playbook that Trump chose to ignore.”
“‘Chuẩn bị là một sự lựa chọn. Và chuẩn bị kém cỏi là một sự lựa chọn.’ — Hãy gặp viên chức chính phủ là người đã viết ra quyển cẩm nang đại dịch mà Trump đã lựa chọn bỏ qua.”
“Hear from Jeremy Konyndyk, the former Director of Foreign Disaster Assistance USAID with the Obama administration, about how he helped create a playbook for how to handle future pandemics such as COVID-19. When the coronavirus began to spread from China, Trump chose to ignore the preparedness measures that were outlined in the playbook document.”
“Trong đoạn phim là Jeremy Konyndyk, cựu Giám Đốc Trợ Giúp Thảm Họa Hải Ngoại USAID với chính phủ Obama, nói về cách ông đã giúp tạo ra một quyển cẩm nang để xử lý những đại dịch trong tương lai giống như COVID-19 như thế nào. Khi siêu vi corona bắt đầu lan lan từ China đi khắp nơi, Trump lựa chọn là phớt lờ những biện pháp chuẩn bị đã được phác thảo sẵn trong quyển cẩm nang.”
[Tên trên bìa của quyển cẩm nang đã được đặt một cách rất cụ thể và chi tiết, gợi ý rành rành cho bất cứ ai khi cầm quyển sách ấy lên, lập tức sẽ biết ngay nội dung trọng yếu trong quyển sách là chứa đựng những cách thức để đối phó khi có đại dịch, cho ta nhìn thấy tâm huyết của những ai đã viết sách, đã đặt tên quyển cẩm nang chi tiết như vậy, rồi lại còn trao lại sách ấy cho chính phủ Trump, mà Trump cho đến thời điểm đó là người vẫn tận dụng mọi cơ hội để nhục mạ Obama. Tất cả họ nhất định là những người rất có thiện tâm và tính người.]
Tiếc là, dù đã được cảnh báo trước về cơn đại dịch, Trump đã không hề làm gì, không hề ra lệnh cho thuộc cấp phải làm những gì cần thiết phải làm, hay một cách dễ dàng và đơn giản, không hề mở quyển cẩm nang ra để nghiên cứu, tham khảo, làm theo những chi tiết mà quyển cẩm nang ấy đã liệt kê ra.

2. Điều Trump đã làm: Tháng 5, 2018, Trump đã loại bỏ hoàn toàn đội ngũ đối phó đại dịch do chính phủ Obama thành lập và mở rộng, là một section thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, (National Security Council section). Bất chấp nhiều lần cảnh báo về “một cơn đại dịch sẽ bùng phát ở Mỹ” vào thời điểm trước và sau khi Trump nhậm chức TT. Bỏ qua những sự kiện đối phó đại dịch đã từng xảy ra nhiều lần dưới thời những TT tiền nhiệm. Bỏ qua tất cả những lời cảnh báo của tỷ phú Bill Gates là “sẽ có một cơn đại dịch xảy ra” mỗi khi Bill Gates có dịp phát biểu trước công chúng.
[Là những người trí thức làm việc trong lãnh vực computer science công nghệ cao, giàu nhất nhì thế giới, có tâm rất lớn, tâm của họ còn lớn hơn tài sản của họ, vợ chồng nhà Bill Gates đã cống hiến tận lực cả công, của, trí tuệ ra, giúp dân tộc của những nước nghèo khó nhất trên thế giới. Họ đã chứng kiến tận mắt, trải nghiệm rất nhiều những vấn đề nan giải, nghèo đói, bệnh tật, không có phương tiện y khoa thuốc men… ở những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Một trong những điều ban đầu mà quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation đã làm là biếu một số lượng rất lớn máy vi tính (những models vẫn đang tồn kho khi models mới vừa được tung ra thị trường) cho những nước Phi châu. Sau đó, qua trải nghiệm thực tế, đôi vợ chồng này mới biết được là biếu máy vi tính như vậy là không thiết thực. Những đất nước nghèo đói này cần trước mắt là giáo dục, ý thức vệ sinh, sức khỏe, dụng cụ y khoa, thuốc men, làm thế nào để có đủ thực phẩm và nguồn nước sạch…, chứ không phải là những máy vi tính xa xỉ. Đó là một trong những “bài học” quý giá mà đôi vợ chồng Bill Gates đã học biết được. Vì thế, không lạ gì khi Bill Gates rất quan tâm và có hiểu biết, phát ngôn, hành động đúng đắn liên quan đến lãnh vực y tế, sức khỏe cộng đồng.]
Như đã nói ở trên, TT Bush là người đã lót đường, thiết lập ra kế hoạch đối phó đại dịch. Đến thời TT Obama, do tình hình bệnh dịch xảy ra lan tràn hơn, nghiêm trọng hơn, ngoài việc đổi lại tên của đội ngũ thời Bush thành một cái tên nghe cụ thể hơn, “more specific,” Obama đã tăng cường thêm nhân lực, tài lực, v.v… để có một đội ngũ làm việc hiệu quả hơn trong việc đối phó với bệnh dịch.
Đội ngũ đối phó bệnh dịch thời Obama chỉ có khoảng 30 người, nghĩa là không cần nhiều tài lực ngân quỹ, nhưng đã hoạt động rất hiệu quả trong việc làm chậm lại, ngăn chận sự lây nhiễm, bệnh dịch. Công việc cụ thể của đội ngũ này là gì? Người viết bài này, phụ nữ 64 tuổi, may mắn và tình cờ xem được một đoạn phim rất ngắn, trong đó một nhân viên trong đội đối phó Obama kể lại công việc của họ đã như thế nào để có thể đối phó khi có một bệnh dịch rất có khả năng sẽ lây lan đi khắp nơi, đại khái như sau: “Thu thập, tổng hợp, phân tích tất cả số liệu và dữ kiện liên quan đến bệnh dịch ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó, có phương hướng, hành động, cách thức cụ thể để làm chậm lại tiến trình lây lan, ngăn chận bệnh dịch.”
Trump cũng không ngần ngại “dứt điểm,” loại bỏ luôn văn phòng và nhân sự đối phó bệnh dịch của Mỹ (thừa kế từ thời Obama) lúc đó đang đóng đô ở Bắc Kinh, thủ đô của China. Những người minh mẫn, hiểu chuyện có thể hình dung ra, khi dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán và sau đó lan tràn nhiều nơi khác ở China, rất có khả năng China đã cố gắng bưng bít, che đậy cho đến khi không còn bưng bít, che đậy được nữa. Giả sử như Trump đừng loại bỏ đơn vị đối phó bệnh dịch này của Mỹ ở Bắc Kinh, thì rất có khả năng nước Mỹ sẽ biết được thông tin đại dịch sớm hơn và chính xác hơn.
(Tớ thích cụm từ “Trung cộng” trong khi báo chí thường dùng cụm từ “Trung quốc” hay “Tàu cộng.” Cho nên, xin chọn dùng “China” để “Trung cộng” không bị chõi với “Trung quốc” hay “Tàu cộng.”)
Mới đây, Susan Rice, trong cùng bài op-ed ở trên, đã “nện” chính quyền Trump là đã hủy bỏ bộ phận đối phó đại dịch trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, là bộ phận có nhiệm vụ dẫn đầu trong việc tổ chức, điều động sự đối phó của Mỹ trong một cơn đại dịch toàn cầu (organizing the U.S. response to a global pandemic). (“Rather than heed the warnings, embrace the planning and preserve the structures and budgets that had been bequeathed to him, the president ignored the risk of a pandemic,” Rice wrote.) “Thay vì quan tâm đến những lời cảnh báo, ôm lấy việc dựng lên kế hoạch, và giữ gìn bảo tồn những cấu trúc, ngân sách đã được để lại cho Trump trước đó, tổng thống đã phớt lờ sự nguy hiểm của một cơn đại dịch,” Susan Rice đã viết như vậy.
Lisa Monaco, một cố vấn An Ninh Quốc Gia khác của Obama, cũng đã viết lại sự suy nghĩ của mình trong một bài essay mới đây cho Foreign Affairs (Cơ Quan Ngoại Vụ), (“We included a pandemic scenario because I believed then, and I have warned since, that an emerging infectious disease was likely to pose one of the gravest risks for the new administration.”) “Chúng tôi có tính vào kế hoạch một bối cảnh đại dịch bởi vì lúc đó tôi đã tin như vậy, và tôi vẫn đã luôn cảnh cáo như vậy từ dạo đó, rằng một bệnh lây nhiễm bùng lên sẽ có khả năng giáng xuống một trong những đòn nguy hiểm chết chóc nhất cho chính phủ mới.”
Lẽ ra chính quyền Trump phải chuẩn bị… Lẽ ra, sau khi được tin tình báo khoảng đầu tháng Giêng 2020, Trump ngay lập tức phải vấn kế trong nội các, quốc hội, chuyên gia, khoa học gia, bác sĩ, mở quyển cẩm nang có sẵn ra để tham khảo, nghiên cứu. Tổng hợp tất cả các đề nghị từ người và sách, theo đó mà thực hiện ngay lập tức những điều cần phải làm để chuẩn bị cho đại dịch.
Hoặc là, cho dù luôn miệng phủ nhận những thông tin được viết ở trên; giả dụ như cứ cho rằng những thông tin ở trên là tin giả, thì sau khi nhìn thấy hậu quả khốc liệt ở Vũ Hán, ở Nam Hàn, ở Ý, ở Iran, học biết được sự tàn phá hủy hoại của đại dịch; Trump vẫn còn có thời gian và cơ hội để hành động ngay lập tức. Muộn còn hơn không. Nhưng Trump đã không làm gì.
Những bước chuẩn bị cho đại dịch lẽ ra phải làm. Sau khi tham khảo và vấn kế, lẽ ra ngay lập tức, Trump phải ra lệnh và cho người điều phối, thực hiện những điều đại khái mà tớ đã nghĩ ra, như sau, để chuẩn bị cho đại dịch, chẳng hạn như:
– Chính sách nhập vào Mỹ: Ai vào Mỹ dù là đường hàng không, đường thủy, đường bộ, đều phải bị cách ly 14 ngày.
– Điều phối và đặt hàng trên toàn nước Mỹ những trang thiết bị y tế càng nhiều càng tốt cho cơn đại dịch gây bệnh về hô hấp sắp tới.
– Huấn luyện cho đội ngũ y tế thêm những điều cần thiết phải làm khi có dấu hiệu bệnh dịch xuất hiện.
– Loan báo cho quốc dân và toàn thế giới về cơn đại dịch sắp đến, đồng thời nhờ đội ngũ y tế hướng dẫn công chúng những cách thức căn bản để có thể tránh được chuyện bị lây lan một cách tình cờ không ý thức.
– Đồng thời chia sẻ và hợp tác hành động song song những bước như trên với chính phủ của tất cả các quốc gia khác.
— v.v… và v.v…
Trum đã biếu trang thiết bị y tế corona cho China? Vào lúc đại dịch đang đến nước Mỹ, thì Trump đã hào phóng biếu cho China gần 18 tấn hàng y khoa ppe cung ứng cho đại dịch. Nếu chúng ta kiểm tra sự kiện này là tin thật hay tin giả trên các trang fact-checking uy tín, thì tất cả câu trả lời trên các trang là “True, Có thật.” Chẳng hạn như chỉ cần gõ vài từ khóa chính trong câu dưới đây, thì sẽ tìm thấy câu trả lời là “có thật.”
“The U.S. facilitated the sending of nearly 17.8 tons of donated medical supplies to China to combat the spread of the novel coronavirus in early 2020.”
“Trump đã sắp đặt, biếu gần 17,8 tấn hàng gồm trang thiết bị y tế cho China để China chiến đấu với sự lây lan của loại siêu vi corona mới vào đầu năm 2020.”
Trong khi đó ở Mỹ, khi lây nhiễm bắt đầu lan rộng, giới y tế rất lo lắng, cực kỳ sợ hãi vì thiếu ppe, rất dễ bị nguy cơ lây nhiễm và mất mạng; rất nhiều bệnh nhân phải chết chỉ vì không có máy trợ thở hoặc mặt nạ dưỡng khí, bế tắc vì khan hiếm máy trợ thở, nhiều bác sĩ đã phải làm một quyết định đau lòng là chọn chữa cho ai và không chữa cho ai; Trump đã hào phóng biếu gần 18 tấn hàng ppe bệnh hô hấp cho China, một nước có lịch sử lâu dài là ăn hiếp và bắt nạt những nước dưới cơ và thường tận dụng cơ hội để chơi bẩn với nước Mỹ; mà không lưu trữ lại những tấn hàng ppe này để tồn kho cho dân Mỹ dùng cho đại dịch đang tới.
China không khẩn thiết cần những thứ này, vì:
– Là nước cộng sản lớn mạnh nhất thế giới, chính phủ China rất giỏi, giỏi hơn chính phủ Trump rất nhiều, trong việc huy động, điều phối nhân lực, vật liệu trang thiết bị y khoa cần thiết khi quốc gia của họ có bệnh dịch.
– Từ khi dịch bệnh xảy ra ở Vũ Hán cho đến một, hai tháng về sau, China đã đặt hàng, vơ vét mua cạn hết tất cả kho hàng ppe cho corona từ những nơi sản xuất trong nước Mỹ.
Tập Cẩn Bình khi nhận được mười mấy tấn hàng ppe do Trump biếu và do China mua, chắc hẳn đã chửi thầm vào mặt Trump và chính phủ Trump là “Đồ ngu! Một lũ ngu!”

Trump, Tập Cẩn Bình và China.

Khi Trump chơi trò downplaying bệnh dịch corona dối gạt dân Mỹ, thoạt đầu Trump vẫn luôn ca tụng Tập Cận Bình là, “Tôi mới nói chuyện với Chủ Tịch Tập Cẩn Bình, Tập Cẩn Bình nói với tôi là ‘đã khống chế được bệnh dịch… Ông ấy là một người đàn ông vĩ đại…'” Cho nên Trump mới thường mở miệng khen Tập Cẩn Bình là “a great man”“đã khống chế được bệnh dịch,” vì vậy nước Mỹ sẽ yên ổn, sẽ không có gì xảy ra, rằng nước Mỹ “We’re in a great shape, Chúng ta đang ở trong một bối cảnh vĩ đại,” rằng “We’ve done a fantastic job! Chúng ta hoàn thành một việc lớn không tưởng tượng được!” Bởi vậy mới có chuyện Trump biếu ppe cho China. (Cách Trump diễn tả Trump tin và ca tụng Tập Cẩn Bình “đã khống chế được corona” giống y hệt như cách Trump diễn tả nhiều lần trước đây về Trump tin và ca tụng Vladimir Putin và Kim Jong Un, hai người hung hiểm nhất thế giới này đều được Trump khen là “great,”“very good,”“fell in love with…, đã yêu…”)
Tại sao Trump đã hào phóng biếu China số lượng trang thiết bị y tế lớn như vậy, trong khi nguồn ppe trong nước thì cạn kiệt? Là một người đọc minh mẫn (a sane reader), theo dõi tin tức mỗi ngày, biết rõ bản tính của Trump, tớ tin rằng Trump biếu China vì:

1. Biếu theo cảm tính nhất thời: Lúc đó Trump đang thích Tập Cận Bình vì Trump có cảm giác về Tập Cẩn Bình là “đã khống chế được corona,” giúp Trump có cảm giác an tâm hơn. Vì an tâm hơn nên Trump mới hào phóng biếu China số lượng ppe “siêu to khổng lồ” như vậy. Đọc đến đây, chắc chắn sẽ có người phản đối; nhưng bất cứ ai thần tượng Trump phải nên dõi theo từng bước chân, lời nói, hành động thần tượng của mình; thì mới biết Trump nhiều lần mở miệng tự tâng bốc mình là, “I’m the best. I know everything (much) more than anybody…”, “Tôi là người giỏi nhất. Tôi biết tất cả mọi thứ nhiều hơn bất cứ ai…,” và nhiều câu tương tự như vậy. Mới biết Trump điều hành quốc gia bằng trực giác (intuition), bằng linh cảm (hunch), chứ không điều hành theo sự việc có thật (facts).
[Bạn đọc có thể dùng những từ khóa tiếng Anh để kiểm chứng xem những sự việc ấy có thật (true) hay sai sự thật (false)].

2. Biếu vì muốn chứng tỏ với China và thế giới là “Tao quyền lực. Tao giàu. Tao hào phóng.” Chứ không phải vì Trump thương người dân ở China.
Đến khi tường thuật về bệnh dịch, chết chóc, sự sợ hãi bao trùm khắp nước Mỹ lớn đến mức không thể khống chế được, trong tình trạng thiếu thốn, khan hiếm ppe, Trump một mặt vẫn nói dối, một mặt vẫn dùng chiêu downplaying để mị dân, để ru dân ngủ; nhưng đối với China thì Trump mau chóng đổi tông, trở mặt, quay ngoắt 180 độ. Không còn khen Tập Cẩn Bình và China là “great, vĩ đại” nữa, Trump bắt đầu rêu rao, đổ thừa tại vì China, Chinese đã gieo rắc corona lên đất Mỹ. Không chịu gọi tên virus là COVID-19 theo sự đặt tên của WHO, hay dễ gọi hơn là corona, Trump nhiều lần đã gọi công khai nó là “Chinese virus.” Ngay cả phóng viên hỏi hoặc nhắc nhở, Trump vẫn khẳng định “Đúng, tôi gọi như vậy. Đơn giản vì nó xuất phát ở China.”
Trump trở mặt với China, không phải vì thương người bệnh người chết ở Mỹ, mà Trump tức giận Tập Cẩn Bình đã không “khống chế được corona” như đã nói với Trump trước đó; vì, mặc dù vẫn luôn phủ nhận, nhưng thực tế corona đã đến và đang tàn phá dân Mỹ; vì con “Chinese virus” khiến cho số ca nhiễm ca chết ở Mỹ mỗi ngày mỗi tăng vùn vụt theo cấp số nhân. Mà những con số corona ở Mỹ cứ tăng mãi thì ratings của Trump sẽ xuống điểm. Đây là lý do Trump tức giận và gọi là “Chinese virus.” Trump, hành xử chính sách công theo cảm tính yêu ghét và sự thù hằn cá nhân của mình.
Khích lệ kỳ thị và bạo động. Không có tư thái của một nhà lãnh đạo quốc gia trong từng mỗi một chuyện lớn hay nhỏ, cách Trump gọi tên siêu vi là “Chinese virus” rất thấp kém, rẻ tiền, vô cùng nguy hiểm. (Giống như cách Ngoại Trưởng Mike Pompeo đã từng gọi công khai virus này là “Wuhan virus” sau khi corona hoành hành nước Mỹ ở mức độ không thể khống chế được.) Cách này không những làm tăng thêm mâu thuẫn giữa hai quốc gia, mà còn ngầm khích lệ sự kỳ thị sắc tộc và sự bạo động lên người Á châu. Chắc sẽ có những người không đồng ý với nửa phần sau của câu viết này. Nhưng đây không phải là lời nhận định chủ quan của cá nhân tớ nhé. Mà là lời nhận định của FBI, Sở Cảnh Sát Liên Bang Mỹ.
Theo một cảnh báo của FBI, từ sau những lời “Chinese virus” của Trump, con số người da trắng tấn công, bạo động trên người Á châu ở Mỹ đã gia tăng một cách đáng kể và nguy hiểm. Một vụ điển hình nhất, xảy ra ngày 14/3/2020 ở Midland, Texas. Một thanh niên da trắng 19 tuổi đã đâm một gia đình người Mỹ gốc Á gồm ba người, trong đó có hai đứa trẻ 6 tuổi và 2 tuổi, tại một cửa hàng Sam’s Club. Rất may mắn là một nhân viên ở đây đã khống chế được thanh niên da trắng này. Khi bị bắt, thanh niên da trắng này thừa nhận rằng hắn đã định giết ba người này vì tin rằng họ đang gieo rắc siêu vi corona, “were spreading the coronavirus,” trong nước Mỹ.
Rải rác khắp nơi trên đất Mỹ, (và ở những nước của người da trắng), đây đó thỉnh thoảng xảy ra chuyện những người da trắng tấn công, bạo động trên những người Á châu đi một mình, trong xe điện ngầm, đi bộ trên phố… (Khiến tớ thật sự không dám một mình đi bộ trên đường vắng hoặc dùng phương tiện công cộng bus, subway (xe điện ngầm) nữa, mặc dù ở tiểu bang Massachusetts của tớ, đa số cư dân là DC, được luật pháp DC bảo vệ, và mức kỳ thị chủng tộc (racist rate) ở tiểu bang DC nhỏ hơn ở tiểu bang CH rất nhiều).
Người Việt chúng ta không nên gọi tên virus theo kiểu này của Trump và Mike Pompeo, nhất là không nên post hoặc share lại trên những trang mạng xã hội để “đăng quang” tên gọi này. Trên thế giới, ngoại trừ Donald Trump đã dùng “Chinese virus” và Mike Pompeo dùng “Wuhan virus,” còn thì tất cả những nhân vật nổi tiếng, những lãnh đạo quốc gia, chính trị gia, vua chúa, hoàng gia, celebrities siêu sao trong làng giải trí, điện ảnh, thể thao, nhà văn, học giả, khoa học gia, giới thuyền thông, trí thức, con nhà bình dân (mà tớ là một người trong giới con nhà bình dân)… ai nấy đều gọi siêu vi là coronavirus, hoặc COVID-19 theo sự đặt tên rất nhân đạo của WHO.
Nếu Trump chuẩn bị… Trump đã có một khoảng thời gian khá lâu để chuẩn bị theo như lời cựu TT Bush đã phát biểu 2005 như trên, hoặc chuẩn bị đại khái những bước ấu trĩ mà người bình thường, không biết gì như người viết có thể hình dung ra. Nếu chuẩn bị tốt, thì khi đại dịch đến, chắc chắn số ca lây nhiễm, ca tử vong sẽ ít hơn, sẽ không thiếu ppe, sẽ không thiếu thuốc, sẽ không có những cảnh đau lòng như chết vì không có máy thở, sẽ không có cảnh đội ngũ bác sĩ phải quyết định chữa ai và bỏ ai bởi vì có quá nhiều bệnh nhân không thở được nhưng bệnh viện chỉ có vài máy thở, sẽ không có cảnh nhân viên bệnh viện bị nhiễm hoặc chết vì không có ppe…
Khi không thể né tránh được sự thật tàn phá và chết chóc, mãi đến khoảng giữa tháng 3, 2020 Trump mới bắt đầu nói “Đã đặt hàng (ppe), đã gởi hàng, hàng đang đến tiểu bang của quý vị…” Trump vẫn nói dối như vậy với tất cả thống đốc của những tiểu bang bị corona nặng nề. Nhưng đây lại là một đề tài rất lớn, chỉ vài dòng chữ thì không thể viết lại đầy đủ được.
Nếu Trump chuẩn bị, thì đồ thị phác họa số ca nhiễm, số ca tử vong (trục y) theo thời gian (trục x) có thể vẫn sẽ tăng (đi lên), nhưng tăng (đi lên) ở một góc độ rất thấp, nghĩa là độ dốc của những đường đồ thị y theo x sẽ lài hơn. Do độ dốc đồ thị lài hơn, cộng với sự việc mọi người phải ở trong nhà trong một khoảng thời gian quy định nào đó, (và chỉ đi ra ngoài khi có việc cần), đến lúc ấy, đồ thị sẽ chuyển hướng, từ từ đi xuống cho đến khi cắt trục x, kết thúc đại dịch ở một thời điểm sớm hơn rất nhiều so với sự không chuẩn bị và tình trạng thảm khốc đang xảy ra trong thời điểm hiện tại.

Downplaying: Không chuẩn bị gì cho đại dịch, vậy thay vào đó Trump đã làm gì? Sau những buổi họp kín tháng Giêng 2020, Trump liên tục đi chơi golf (golfing), môn thể thao có lẽ là duy nhất và yêu thích nhất của Trump; đi vận động tranh cử (campaigning) để thu hút số lượng rất đông những người ủng hộ. Tận dụng mọi cơ hội trước những đám đông, trong tất cả những buổi tranh cử luôn có thu hình, trong tất cả những buổi thu hình hoặc họp báo từ Tòa Bạch Ốc… nói bất cứ gì mà Trump biết cử tri của ổng thích nghe. Và thỉnh thoảng để tự khoe khoang “thành tích,” “sự nổi tiếng, popularity,” hoặc “mức chấm điểm, ratings” của mình. Trong những dịp này, Trump luôn dùng thủ thuật mị dân downplaying, dập tắt sự lo lắng của người dân theo kiểu “chẳng có gì đáng phải lo ngại” trước siêu vi corona.
Trump đã played down về siêu vi COVID-19 ít nhất 33 lần trong nhiều tuần lễ như thế nào? Dưới đây là một số xảo thuật ru ngủ dân downplaying của Trump và những nhận định hoàn toàn tương phản của những chuyên gia, bác sĩ:

Jan 22, 2020: When “Squawk Box” co-host Joe Kernen asked Trump if there were worries about an outbreak of the novel coronavirus in China becoming a “pandemic.” Trump explicitly played down concerns, “No, not at all. We have it totally under control. It’s one person coming in from China, and we have it under control. It’s going to be just fine,” he said at the World Economic Forum in Davos, Switzerland.in a CNBC interview
22/1/2020: When Joe Kernen, người dẫn chương trình “Squawk Box” hỏi Trump liệu có những lo lắng về sự bùng phát của siêu vi mới corona ở China sẽ trở thành một “đại dịch” hay không. Trump thẳng thừng dập tắt những sự lo lắng, “Không, không một chút nào.” “Chúng tôi đã hoàn toàn khống chế được nó. Sự việc là có một người đến Mỹ từ China, và chúng tôi đã khống chế được nó. Mọi chuyện nhất định sẽ ổn thôi,” ông nói như thế tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sĩ, trong một cuộc phỏng vấn đài CNBC.

Jan 30, 2020: “We think we have it very well under control. We have very little problem in this country at this moment — five — and those people are all recuperating successfully. But we’re working very closely with China and other countries, and we think it’s going to have a very good ending for us … that I can assure you.” — Trump in a speech in Michigan.
30/1/2020: “Chúng tôi nghĩ chúng tôi đã khống chế được nó cực kỳ tốt. Chúng ta có vấn đề rất rất nhỏ ở trong quốc gia này vào lúc này – 5 (người) – và tất cả những người đó đang hồi phục rất thành công. Nhưng chúng tôi đang làm việc rất sát với China và những quốc gia khác, và chúng tôi nghĩ việc này chắc chắn sẽ đem lại một kết thúc rất tốt cho chúng tôi… rằng tôi có thể bảo đảm với tất cả you.” — Trump nói trong một diễn văn ở Michigan.

Jan 30, 2020: Just a week later, the director-general of the World Health Organization, Dr. Tedros Adhanom Ghebreyesus, declared a public health emergency: “The main reason for this declaration is not because of what is happening in China, but because of what is happening in other countries.”
30/1/2020: Chỉ một tuần sau, Tổng Giám Đốc của WHO, Bác Sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng: “Lý do chính cho sự tuyên bố này không phải bởi vì những gì đang xảy ra ở China, mà bởi vì những gì đang xảy ra ở những quốc gia khác.”

Feb 2, 2020: Mr. Trump said in an appearance with Sean Hannity of Fox News that the United States had stopped the virus’s spread by restricting travel. “We pretty much shut it down coming in from China,” he said.
2/2/2020: Ông Trump nói khi cùng xuất hiện với Sean Hannity của đài Fox News rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trước đó đã chặn được sự lây lan của siêu vi bằng cách giới hạn du lịch. Ông nói, “Chúng tôi đã chặn lại khá nhiều việc nhập vào (Mỹ) từ China.”

Feb 7, 2020: Alex M. Azar II, the health and human services secretary, however, said the travel restrictions “were very measured and incremental.” They did not apply to American citizens, permanent residents or their immediate family.
7/2/2020: Tuy nhiên Alex M. Azar II, Bộ Trưởng Bộ Y Tế và Nhân Sự, đã nói về những luật lệ giới hạn du lịch “được thực hiện rất chừng mực và lỏng lẻo.” Những luật lệ giới hạn đó đã không áp dụng cho công dân Mỹ, thường trú nhân (thẻ xanh) hay gia đình trực hệ của họ.

Feb. 10,2020: “Now, the virus that we’re talking about having to do — you know, a lot of people think that goes away in April with the heat — as the heat comes in. Typically, that will go away in April. We’re in great shape though. We have 12 cases — 11 cases, and many of them are in good shape now.” — Trump at the White House. (See our item “Will the New Coronavirus ‘Go Away’ in April?“)
10/2/2020: “Hiện giờ, siêu vi mà chúng ta đang nói đến phải làm (sic!) — you biết, nhiều người nghĩ rằng nó biến mất vào tháng Tư với cái nóng — khi cái nóng nó đến. Một cách tiêu biểu, nó sẽ biến mất vào tháng Tư. Tuy nhiên chúng ta đang trong bối cảnh vĩ đại. Chúng ta có 12 ca — 11 ca, và nhiều người trong họ hiện giờ đang trong bối cảnh tốt.” — Trump nói trong Tòa Bạch Ốc. (Hãy đọc bài “Siêu Vi Corona Mới Sẽ ‘Biến Mất’ trong tháng Tư Chăng?”)

Feb 12, 2020: And the executive director of the Bipartisan Commission on Biodefense, Asha M. George, said travel restrictions came too late. “Travel restrictions are not going to remain the sole way to try and control all of this.”
12/2/2020: Và Asha M. George, Giám Đốc Điều Hành của Ủy Ban Lưỡng Đảng về Đề Phòng Tấn Công Sinh Học, nói rằng những luật lệ giới hạn này được áp dụng quá trễ. “Những luật lệ giới hạn du lịch này sẽ không thể nào đạt được mục tiêu trọng tâm của chúng ta là khống chế tất cả bệnh dịch này.”

Feb 13, 2020: By mid-February, few U.S. cases had been confirmed but public health officials were predicting a lengthy outbreak. “This virus is probably with us beyond this season, beyond this year,” Dr. Robert Redfield, the director of the Centers for Disease Control and Prevention, said on CNN.
13/2/2020: Vào khoảng giữa tháng Hai, một số nhỏ ca nhiễm ở Mỹ đã được xác nhận nhưng những viên chức y tế cộng đồng đã nhìn thấy trước một sự bùng phát lâu dài. “Siêu vi này rất có khả năng sẽ trụ với chúng ta lâu hơn mùa này, lâu hơn năm này,” Bác Sĩ Robert Redfield, Giám Đốc Những Trung Tâm Khống Chế và Ngăn Ngừa Bệnh, nói trên CNN.

Feb 14, 2020: But Mr. Trump told the National Border Patrol Council members not to worry, “There’s a theory that, in April, when it gets warm — historically, that has been able to kill the virus. So we don’t know yet; we’re not sure yet. But that’s around the corner.” (W.H.O. later said, “We have no reason to believe that this virus would behave differently in different temperatures.”)
14/2/2020: Nhưng Ông Trump lại nói với những thành viên Hội Đồng Tuần Tra Biên Giới Quốc Gia là đừng có lo, “Có một lý thuyết là, vào tháng Tư, khi trời ấm — theo lịch sử, nó có thể giết siêu vi. Vì vậy chúng tôi chưa biết; chúng tôi chưa chắc chắn. Nhưng rất gần được như vậy rồi. “ (WHO sau đó lại nói khác, “Chúng tôi không có lý do gì để tin rằng siêu vi này sẽ phản ứng khác đi trong những nhiệt độ khác nhau.”)

Feb 23, 2020: “We have it very much under control in this country.” — Trump in speaking to reporters.
23/2/2020: Trump nói với những phóng viên, “Chúng tôi đã khống chế được nó rất nhiều ở quốc gia này.”

Feb 24, 2020: “The Coronavirus is very much under control in the USA. We are in contact with everyone and all relevant countries. CDC & World Health have been working hard and very smart. Stock Market starting to look very good to me!” — Trump in a tweet.
24/2/2020: Trump tweeted, “Siêu vi corona đang được khống chế rất tốt ở Hoa Kỳ. Chúng tôi đang giữ liên lạc với mọi người và những quốc gia thích hợp [sic!]. CDC & Y Tế Thế Giới [sic!] đang vẫn làm việc tích cực và rất thông minh [sic!]. Thị Trường Chứng Khoán bắt đầu nom rất tốt với tôi! [sic!]”

Feb 26, 2020: As Trump pivoted from outright dismissal of a problem, he said would “miraculously” go away and began acknowledging the coronavirus was something to deal with, Trump still downplayed the threat.
“And again, when you have 15 [positive] people, and the 15 within a couple of days is going to be down to close to zero, that’s a pretty good job we’ve done.” Trump said on Feb. 26. in the White House.
26/2/2020: Khi Trump nhắm vào việc cần phải né tránh một vấn đề đã hiển lộ rõ ràng, ông nói nó (corona) sẽ biến mất “như có phép lạ,” và khi bắt đầu nhận ra siêu vi corona là chuyện phải đương đầu, Trump vẫn dùng thủ thuật downplayed, giảm nhẹ đi sự đe dọa này.
“Và một lần nữa, khi you có 15 người [dương tính], và 15 [người này] trong vòng một đôi ngày chắc chắn sẽ giảm xuống gần bằng zero, đó là một job khá là tốt mà chúng tôi đã làm xong,” Trump nói vào ngày 26/2 bên trong Tòa Bạch Ốc.

Feb 26, 2020: Even as the number of cases rose to 60, when asked if “U.S. schools should be preparing for a coronavirus spreading,” Mr. Trump said at a White House briefing that infections were declining. “I think every aspect of our society should be prepared. I don’t think it’s going to come to that, especially with the fact that we’re going down, not up. We’re going very substantially down, not up.” He continued, “So we’re at the low level. As they get better, we take them off the list, so that we’re going to be pretty soon at only five people. And we could be at just one or two people over the next short period of time. So we’ve had very good luck.”
26/2/2020: Ngay cả khi số ca tăng lên đến 60, khi được hỏi liệu “trường học nước Mỹ có nên chuẩn bị cho sự lây lan siêu vi corona hay không,” Ông Trump đã nói trong một cuộc briefing ở Tòa Bạch Ốc rằng số ca nhiễm trùng đang giảm xuống. “Tôi nghĩ mỗi một khía cạnh (?) xã hội của chúng ta nên được chuẩn bị. Tôi không nghĩ nó sẽ đi đến mức đó, đặc biệt có dữ liệu cho biết là chúng ta [sic!] đang đi xuống, không có đi lên. Chúng ta [sic!] đang giảm xuống rất đáng kể, không có tăng lên.” Ông tiếp tục, “Khi họ [60 ca bệnh] khỏe hơn, chúng ta lấy tên họ ra khỏi danh sách bệnh, để mà gần như ngay lập tức chúng ta sẽ giảm xuống còn năm người. Và trong một khoảng thời gian rất ngắn nữa, chúng ta đã có thể chỉ còn một hay hai người bệnh thôi. Chúng ta cực kỳ rất may mắn.”
Mr. Azar, at the same news conference as Mr. Trump, said clearly, “We can expect to see more cases in the United States.”
Nhưng, trong cùng cuộc họp báo này với Trump, Ông Azar nói rành mạch rõ ràng rằng, “Chúng ta mong đợi nhìn thấy nhiều ca bệnh hơn ở nước Mỹ.”
And Dr. Anne Schuchat, the principal deputy director of the C.D.C., said the same. “We do expect more cases, and this is a good time to prepare.”
Và sau đó cũng cùng ngày, Bác Sĩ Anne Schuchat, Phó Giám Đốc của CDC, nói giống như Ông Azar đã nói ở trên. “Chúng ta mong đợi nhiều ca bệnh hơn, và đã đến lúc để chuẩn bị.”
That same day, Dr. Nancy Messonnier, the director of the C.D.C’s National Center for Immunization and Respiratory Diseases, said the virus would continue to spread. “It’s not so much a question of if this will happen anymore but rather more a question of exactly when this will happen and how many people in this country will have severe illness,” she said.
Cùng ngày, Bác Sĩ Nancy Messonnier, Giám Đốc Trung Tâm Miễn Dịch và Bệnh về Hô Hấp Quốc Gia của CDC nói siêu vi sẽ tiếp tục lây lan. “Sẽ không có nhiều người hỏi câu hỏi là nó sẽ lan tràn hay không, thay vào đó người ta sẽ hỏi một câu hỏi chính xác là khi nào nó sẽ đến và bao nhiêu người ở quốc gia này sẽ bị bệnh nặng,” bà nói như vậy.

Feb 27, 2020: At the White House the next day, Mr. Trump offered a mixed message on the outbreak’s trajectory . “It’s going to disappear. One day — it’s like a miracle — it will disappear. And from our shores, we — you know, it could get worse before it gets better. It could maybe go away. We’ll see what happens. Nobody really knows.”
27/2/2020: Ngày hôm sau tại Tòa Bạch Ốc, Ông Trump đưa ra một thông điệp lẫn lộn về đường đi của sự bùng phát bệnh dịch. “Nó sắp biến mất. Một ngày — nó giống như một phép lạ — nó sẽ biến mất. Và từ bờ biển của chúng ta, chúng ta — you biết, nó có thể tệ hơn trước khi đỡ hơn. Nó có thể đi khỏi. Chúng ta sẽ nhìn xem điều gì đang xảy ra. Không ai thực sự biết.”

Feb 28, 2020: At a rally in South Carolina, Mr. Trump said that Democrats had been “politicizing” his response to the coronavirus, just as he said they had the Russia investigation and the impeachment inquiry. “They tried anything, they tried it over and over,” he said. “And this is their new hoax.” Later, he accused the news media of being in “hysteria mode” over the coronavirus, which he suggested was unwarranted.
28/2/2020: Tại một cuộc tụ tập vận động tranh cử rất đông người ở South Carolina, Ông Trump nói rằng phe Dân Chủ đã “chính trị hóa” phản ứng của ông đối với siêu vi corona, lúc ông đang nói đến cuộc điều tra vụ nước Nga và vụ truất phế. “Họ (phe DC) cố làm bất cứ thứ gì, họ cố làm đi làm lại,” ông nói. “Và đây là trò lừa phỉnh mới của họ.” Sau đó, ông buộc tội những phương tiện truyền thông là đã ở trong một “trạng thái cuồng loạn” về siêu vi corona, sự việc mà ông cho rằng không có gì bảo đảm là sẽ xảy ra.

Feb 29, 2020: “And I’ve gotten to know these professionals. They’re incredible. And everything is under control. I mean, they’re very, very cool. They’ve done it, and they’ve done it well. Everything is really under control.” — Trump in a speech at the CPAC conference outside Washington, D.C.
29/2/2020: Trump phát biểu trong một diễn văn tại cuộc họp CPAC ngoài Washington, D.C., “Và chúng ta nên biết những chuyên gia này. Họ giỏi hết xẩy. Và mọi thứ đều khống chế được. Ý tôi muốn nói, họ rất, rất chì. Họ đã làm xong, và họ làm xong tốt. Mọi thứ thực sự đã được khống chế.”

Mar 2, 2020: When U.S. cases surpassed 100, Mr. Trump assured attendees at a rally in Charlotte, N.C., that a vaccine was on the way. “We had a great meeting today with a lot of the great companies, and they’re going to have vaccines, I think, relatively soon,” he said.
2/3/2020: Khi số ca bệnh ở Mỹ vượt quá 100, Ông Trump bảo đảm với tất cả những người tham dự cuộc tụ tập vận động tranh cử tại Charlotte, tiểu bang North Carolina là, sắp có một loại thuốc tiêm chủng vaccine. “Chúng tôi đã có một cuộc gặp gỡ vĩ đại ngày hôm nay với rất nhiều công ty vĩ đại, và họ sắp có nhiều loại thuốc tiêm chủng, tôi nghĩ, khá là sớm,” ông nói.
But earlier that day, Dr. Anthony S. Fauci, the director of National Institute of Allergy and Infectious Diseases, said a vaccine would take time. “You won’t have a vaccine,” he said, noting that a vaccine would need to be tested first. It would take, he said, “a year to a year and a half.”
Nhưng cũng cùng ngày này vào thời điểm sớm hơn, Dr. Anthony S. Fauci, Giám Đốc Viện Dị Ứng và Bệnh Lây Nhiễm Quốc Gia, đã nói muốn có một loại thuốc tiêm chủng vaccine phải cần nhiều thời gian. “You sẽ không có một loại vaccine,” ông nói, nhấn mạnh rằng một loại vaccine trước tiên sẽ cần phải được thử nghiệm. Sẽ phải tốn, ông nói, “từ một đến một năm rưỡi.”

Mar 3, 2020: Public health experts expressed concerns about the deadliness of the virus. The W.H.O.’s Dr. Ghebreyesus said of the fatality rate, “Globally, about 3.4 percent of reported COVID-19 cases have died. By comparison, seasonal flu generally kills far fewer than 1 percent of those infected.”
3/3/2020: Những chuyên gia y tế cộng đồng bày tỏ những quan tâm về tính gây chết người của siêu vi. Bác Sĩ Ghebreyesus của WHO nói đến mức tử vong, “Tính trung bình toàn cầu, mức tử vong của số ca nhiễm COVID-19 khoảng 3,4%. Nếu so sánh, mức tử vong của cảm cúm thông thường nói chung thì nhỏ hơn 1% nhiều.”

Mar 4, 2020: “[W]e have a very small number of people in this country [infected]. We have a big country. The biggest impact we had was when we took the 40-plus people [from a cruise ship]. … We brought them back. We immediately quarantined them. But you add that to the numbers. But if you don’t add that to the numbers, we’re talking about very small numbers in the United States.” — Trump at a White House meeting with airline CEOs.
4/3/2020: Trump nói trong một buổi gặp những CEO hàng không ở Tòa Bạch Ốc, “Chúng ta có số lượng rất nhỏ người [bị nhiễm] ở quốc gia này. Chúng ta có một quốc gia lớn. Tác động lớn nhất chúng ta đã có là khi chúng ta nhận 40+ người [từ một du thuyền]. Chúng tôi đã nhận họ trở lại. Chúng tôi lập tức cách ly họ. Nhưng you cộng [số người] này vào những con số [trước đây]. Nhưng nếu you không cộng [số người] này vào những con số [trước đây], chúng ta đang nói đến những con số rất nhỏ trong nước Mỹ.[sic!]”

Mar 4, 2020: Mr. Trump told Mr. Hannity in an interview on Fox News that he had a hunch the fatality rate was lower. “Well, I think the 3.4 percent is really a false number. Now, and this is just my hunch, and, but based on a lot of conversations with a lot of people that do this, because a lot people will have this and it’s very mild.” He continued, “I think the number, personally, I would say the number is way under 1 percent.”
4/3/2020: Ông Trump nói với Ông Hannity trong một phỏng vấn trên đài Fox News rằng ông có một linh cảm là mức tử vong thấp hơn. “Này, tôi nghĩ mức 3,4% thực sự là một con số không đúng sự thật. Hiện giờ, đây chỉ là linh cảm của tôi, và, nhưng dựa vào nhiều mẫu đối thoại với nhiều người làm chuyện này, bởi vì nhiều người sẽ có số này và nó rất nhẹ [sic!]” Ông tiếp tục, “Cá nhân tôi nghĩ con số, tôi sẽ nói con số là dưới 1%.”

Mar 5, 2020: Hundreds of new cases began to be announced daily even as Vice President Mike Pence had offered a blunt assessment of testing capacity, “any American could be tested” for the virus. “We don’t have enough tests today to meet what we anticipate will be the demand going forward,” he said.
5/3/2020: Thêm hàng trăm ca nhiễm bệnh bắt đầu được loan báo mỗi ngày, vậy mà Phó Tổng Thống Mike Pence trước đó lại đưa ra một sự định lượng vượt quá khả năng có sẵn về số lượng dụng cụ xét nghiệm là, “bất cứ người Mỹ nào cũng có thể được xét nghiệm” cho siêu vi. “Chúng ta không có đủ số lượng dụng cụ xét nghiệm để đáp ứng với những gì chúng ta dự đoán, và con số dự đoán này sẽ là số lượng nhu cầu đòi hỏi mà chúng ta cần phải có,” ông sửa lại như vậy.

Mar 6, 2020: But the next day, Mr. Trump insisted, “Anybody that needs a test can have a test.”
6/3/2020: Nhưng ngày hôm sau, Ông Trump vẫn cứ khăng khăng, “Bất cứ ai cần xét nghiệm sẽ được xét nghiệm.”
Mr. Azar was forced to clarify: “You may not get a test unless a doctor or public health official prescribes a test.”
Ông Azar bị buộc phải nói lại cho rõ, “You có lẽ không được xét nghiệm trừ phi một bác sĩ hay một viên chức y tế cộng đồng viết toa cho you xét nghiệm.”

Mar 7, 2020: Trump, when asked by reporters if he was concerned about the arrival of the coronavirus in the Washington D.C., area, Mr. Trump replied, “No, I’m not concerned at all. No, I’m not. No, we’ve done a great job with it.”
7/3/2020: Khi phóng viên hỏi Trump liệu Trump có bận tâm hay không đến chuyện siêu vi đang đến khu vực Washington D.C., Ông Trump trả lời, “Không, tôi không bận tâm tí nào. Không, tôi không bận tâm. Không, chúng tôi đang hoàn thành một việc vĩ đại với nó.”

Mar 7, 2020: During that same conversation with reporters at the CDC in Atlanta, Georgia, Trump also suggested that “anybody that needs a test can have a test.” “They have the tests and the tests are beautiful. Anybody that needs a test gets a test,” he said.
7/3/2020: Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên khi đi thăm bộ chỉ huy CDC ở Atlanta, Georgia, Trump cũng phát biểu rằng “bất cứ ai cần xét nghiệm sẽ được xét nghiệm [sic!]” “Họ có nhiều xét nghiệm và các xét nghiệm đều tuyệt đẹp [sic!]. Bất cứ ai cần xét nghiệm sẽ được xét nghiệm [sic!],” ông nói như vậy.

Mar 7, 2020: “I told Mike not to be complimentary of the governor because that governor is a snake, okay?” Trump told reporters after they asked about Vice President Mike Pence’s state visit to Washington with Governor Jay Inslee. “Inslee. I said, ‘if you are nice to him, he will take advantage’” and I would have said no. Let me just tell you we have a lot of problems with the governor… The governor of Washington, that’s where you have many of your problems, okay?”
7/3/2020: (Cũng trong cùng buổi nói chuyện với phóng viên như trên), Trump đã nói với phóng viên sau khi họ hỏi Trump về chuyến thăm viếng Thống Đốc (TĐ) Jay Inslee ở tiểu bang Washington của Phó TT Mike Pence trước đó, như sau, “Tôi đã nói với Mike rồi, là đừng có mà tán tụng gã thống đốc [sic!] nhé, bởi vì thống đốc đó là một con rắn, okay?” “Inslee. Tôi đã nói (với Phó TT Mike Pence), ‘nếu ông mà tử tế với hắn (TĐ Jay Inslee), hắn sẽ lợi dụng'” và (bắt đầu từ đây, Trump nói với phóng viên), “nếu là tôi, tôi sẽ nói không. Để tôi nói cho mấy you biết nhé, chúng tôi có rất nhiều vấn đề với gã thống đốc này… Này Thống Đốc (của tiểu bang) Washington, ông có rất nhiều vấn đề rắc rối của chính ông nhé, okay?”
[Bản tánh thích sỉ nhục người khác. Khi Trump nói chuyện với ai về một người thứ ba “đáng ghét,” trong trường hợp này là TĐ Jay Inslee của tiểu bang Washington vì đã có số ca nhiễm ca chết cao, sẽ làm cho mức ratings của Trump bị xuống, Trump sẽ không gọi họ hoặc tên của người đó theo phép lịch sự hoặc sự thân thiện; mà Trump sẽ gọi họ bằng những cách bất lịch sự. Ai thần tượng Trump chắc phải biết chuyện này. Nếu có thể đuổi được TĐ Jay Inslee thì Trump đã đuổi rồi, nhưng rất tiếc Trump không thể đuổi được vì TĐ là do cử tri trong tiểu bang bầu lên thì TT chẳng có quyền đuổi. Không thể đuổi được thì sỉ nhục công khai TĐ Jay Inslee là “con rắn.” Đây không phải là lần đầu tiên Trump công khai sỉ nhục trước công chúng một người của công chúng. Trump làm như vậy cả một cuộc đời của mình! (Fans cuồng của Trump, Trump cults, cũng theo gương thần tượng Trump, thường sỉ nhục, lăng mạ bất cứ ai nói, viết gì động chạm đến Trump!)
[Trump chỉ quan tâm đến hai thứ. Câu “Đi guốc trong bụng” Donald Trump là cách diễn tả đúng nhất tớ đã biết rõ bản tánh của Trump như thế nào. Cuộc đời của Trump, nhất là khi làm TT, không hề quan tâm đến bất cứ chuyện gì và bất cứ ai. Trump chỉ quan tâm, đến mức độ có thể nói là bị ám ảnh bởi hai con số, là các con số thị trường chứng khoán (mà Trump thường nói là “markets” nhiều hơn là dùng cụm từ “stock markets”) và ratings là những con số đánh giá Trump được bao nhiêu điểm.
[Bị ám ảnh bởi markets. Bị ám ảnh bởi con số thị trường chứng khoán, nếu doanh nghiệp cứ đóng cửa mãi thì chứng khoán cứ tiếp tục lao xuống, (sẽ mất điểm), bất chấp lời khuyên của những chuyên gia y tế là, vì sức khỏe và sinh mạng của công chúng, TT “phải đóng cửa, shutdown doanh nghiệp, cho đến khi tình trạng trở nên tốt hơn,” Trump đã từng muốn ra lệnh mở cửa doanh nghiệp vào ngày 12/4.
[“We have to open our country,” Trump said. “You know, I had an expression: ‘The cure can’t be worse than the problem itself.’ Right? I started by saying that, and I continue to say it: The cure cannot be worse than the problem itself. We’ve got to get our country open.”
[“Chúng ta phải mở cửa quốc gia (?)”, Trump nói. “You biết, tôi đã có một phương châm: ‘Cách chữa trị (?) không thể nào tệ hơn chính vấn đề đó. [sic!]’ Phải không? Tôi đã bắt đầu bằng cách nói như thế, và tôi tiếp tục nói như thế: Cách chữa trị không thể nào tệ hơn chính vấn đề đó. Chúng ta phải mở cửa quốc gia.”
[Hai ngày sau đó, trong một cuộc phỏng vấn với TED ngày 24/3/2020, Bill Gates (rebuked the proposal of leaders like Donald Trump) đã chỉ trích sự đề nghị mở cửa doanh nghiệp sớm của những lãnh đạo như Trump là một hành động (“very irresponsible”) “rất vô trách nhiệm” mà không đề cập đến tên của Trump. (Vợ chồng nhà Bill & Melinda, Barack & Michelle, v.v… rất lịch sự, dường như không bao giờ đề cập đến tên của Trump trong những câu trả lời phỏng vấn.)
[Gates said, “Hey, keep going to restaurants, go buy new houses, ignore that pile of bodies over in the corner. We want you to keep spending because there’s maybe a politician who thinks GDP growth is all that counts. It’s very irresponsible for somebody to suggest that we can have the best of both worlds.”
[Gates nói, “Hê, hãy đi nhà hàng, hãy đi mua nhà, hãy phớt lờ đống xác chết chất đống lên ở ngay chỗ này. Chúng tôi muốn quý vị hãy cứ tiêu sài bởi vì rất có thể có một chính trị gia nghĩ rằng gia tăng tổng sản lượng quốc gia, (Gross Domestic Product, GDP) là tất cả những điều chúng ta cần làm. Thật là vô trách nhiệm cho một ai đó đề nghị rằng chúng ta có thể đạt được (cùng một lúc) hai điều hoàn hảo nhất cho cả hai thứ (cho kinh tế và cho sức khỏe).”
[Bác Sĩ Anthony Fauci, trong một cuộc phỏng vấn ngày 1/4/2020, đã nói, (“The virus determines what the timetable is, not us.”) “Siêu vi sẽ quyết định khi nào là thời điểm để mở cửa doanh nghiệp, chứ không phải chúng ta quyết định.”
[Trump vẫn cứ muốn mở cửa doanh nghiệp sớm hơn, viện cớ kinh tế, cho đến khi bị chỉ trích quá, Trump đành tuyên bố sẽ mở cửa doanh nghiệp “càng sớm càng tốt, vào ngày đầu tháng Năm…”]
[Bị ám ảnh bởi ratings. Bất chấp tình hình rối ren thế nào, bất chấp bao nhiêu người bệnh người chết, bất chấp thiếu ppe trầm trọng cỡ nào, bất chấp mấy chục triệu người không có bảo hiểm y tế trong đó có nhiều người phải chết vì corona do không có bảo hiểm y tế; mỗi ngày nhiều lần Trump lại dùng phôn để xem ratings của Trump như thế nào. Nếu ratings thấp, Trump sẽ tuôn ra một tràng tweets thịnh nộ, nào là “FAKE ratings!” nào là “CNN, NBC v.v… are “FAKE news!” Nếu ratings cao (ratings cao là ratings của phe CH), Trump sẽ vào tweet viết tâng bốc chính mình.
[Bị ám ảnh bởi những con số markets và ratings, Trump rất sợ nhìn thấy những con số corona bị tường thuật, bởi vì, Trump sợ ratings của Trump bị xuống điểm. Bản ngã (super ego, supermaniac) của Trump rất lớn, lớn hơn sự tưởng tượng của con người, khi sự việc đã quá rõ ràng, khi không thể phủ nhận được nữa, không thể dùng chiêu downplaying mị dân được nữa, Trump đành phải chấp nhận số ca nhiễm, ca chết, số ca chết ước lượng ở Mỹ do corona. Nhưng, trước đó, Trump dứt khoát không chấp nhận những con số corona tăng lên. (Đây không phải là ý kiến chủ quan cá nhân tớ, mà đó là sự kiện có thật. Quý vị có thể kiểm tra fact-checking tất cả sự kiện tớ viết trong bài này.) Đó là lý do Trump không muốn nhận lại những người Mỹ đã bị dương tính corona trên chiếc du thuyền Diamond Princess hay bất cứ du thuyền nào trở lại đất Mỹ. Đó là lý do Brett Crozier, hạm trưởng hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, vừa bị sa thải cách đây vài hôm!)
[Bản tánh vô cảm. Chúng ta hãy công tâm suy xét nhé. Cho đến bây giờ, biết bao nhiêu người bệnh và người chết ở Mỹ vì đại dịch mà lẽ ra đã có thể ngăn chặn được, vậy mà Trump chưa hề bao giờ trước công chúng nói được một lời xin lỗi. Chưa hề bao giờ nói được một lời chia buồn tử tế với những người bị bệnh và gia đình của những người đã chết.
[Khoác lác về ratings của mình. Nhưng mới đây nhất, trong một buổi họp báo coronavirus briefing ở Tòa Bạch Ốc ngày 1/4/2020 truyền hình khắp nước Mỹ, trong khi có hơn 310 ngàn người bệnh và hơn tám ngàn 300 người chết ở Mỹ, Trump tỉnh bơ tự khen “thành tích” của chính mình, như Trump vẫn luôn làm như vậy trước đây. Trump hớn hở nói rằng, “Did you know I was number ONE on FaceBook? I just found out I’m number ONE on FaceBook.” You có biết tôi là số MỘT trên FaceBook không? Tôi vừa mới khám phá ra tôi là số MỘT trên FaceBook.”
[Nhưng lời khoác lác của Trump đã rất sai, dead wrong! Này nhé, người được nhiều “Likes” nhất hiện giờ trên FaceBook, là Cristiano Ronaldo, ngôi sao bóng đá chuyên nghiệp đang chơi cho đội tuyển quốc gia Portugal, có hơn 122 triệu “Likes.”
[Còn nếu tính số “Most Likes” trên “main FaceBook page” của chính trị gia vào thời điểm hiện tại, theo trang
https://www.trackalytics.com/facebook/fanpage/likes/category/Politician/page/1/
[thì cựu TT Obama được số “Likes” nhiều nhất, 55,018,527 Likes. Hạng 2 là một chính khách Ấn Độ, 44,748,115 Likes. Hạng 3 là Hillary Clinton, 9,710,270 Likes. Hạng 5 là Mitt Romney, 9,589,715 Likes. Hạng chót thứ 85, là một chính trị gia nào đó, 719 Likes.
[Trang này dành ra tổng cộng 4 trang để xếp hạng số Likes từ cao đến thấp của chính trị gia trên thế giới. Sợ viết thiếu sự popularity của Donald Trump, nếu Trump quả thật có số Likes, thì sẽ bị phê phán là cố tình viết sai do thành kiến, tớ phải căng mắt ra, đọc thật chậm danh sách tất cả 85 người được “most likes.” Dò đi dò lại ba lần, tìm mãi vẫn không thấy tên của Donald Trump đâu cả!]

Mar 10, 2020: “And we’re prepared, and we’re doing a great job with it. And it will go away. Just stay calm. It will go away.” — Trump after meeting with Republican senators.
10/3/2020: Trump nói sau khi gặp những thượng nghị sĩ CH, “Và chúng ta được chuẩn bị, và chúng ta đang làm một việc vĩ đại với nó. Và nó sẽ biến mất. Chỉ cần giữ bình tĩnh. Nó sẽ biến mất.”

Mar 10, 2020: Mr. Trump suggested that his signature policy proposal, a border wall with Mexico, required renewed urgency in the face of the outbreak. “Going up fast. We need the Wall more than ever!” he tweeted.
10/3/2020: Ông Trump muốn rằng đề xuất về chính sách mang dấu ấn (mang chữ ký) của ông, một bức tường biên giới giáp ranh với Mễ Tây Cơ, cần phải gấp rút làm cho lẹ để ngăn cản sự bùng phát bệnh dịch. [sic!] “Lẹ lẹ lên. Chúng ta cần bức Tường [sic!] hơn bất cứ lúc nào!” ông tweeted như vậy.
[Tớ: Trump tin rằng gấp rút làm bức tường biên giới Mỹ – Mễ sẽ ngăn cản được sự bùng phát đại dịch! Quả đây là suy nghĩ của một đứa bé lớp 2, lớp 3! Ông ấy đã luôn kêu gào, đòi xây bức tường này kể từ khi làm TT đến giờ! Tốc độ lây lan của corona từ người sang người chỉ trong tíc tắc một vài giây đồng hồ, và số lượng người bị lây lan gia tăng vùn vụt theo cấp số nhân, nôm na là đường dốc của đồ thị sẽ đi cong lên gần như đường dốc đứng. Trong khi tốc độ xây bức tường từ khi Trump đề xuất (từ ngày làm TT) cho đến khi hoàn thành chắc phải cần nhiều năm nữa! Này nhé, để xây bức tường “vĩ đại, great” này cần phải định ra một thời điểm vài tháng để bỏ phiếu ngân sách, rồi bầu chọn; chưa kể là kinh phí ít nhất 60 tỷ trở lên, đâu phải chuyện đùa một ngày một buổi! Giả dụ, vài tháng sau, nếu được Quốc Hội phê chuẩn kinh phí, cũng chẳng thể nào có tiền liền để làm. Chưa kể là, mọi người, trong vài hôm sau đó, không được tụ tập quá mươi người; sẽ phải shelter in place, staying home, phải bị shutdown; thì đào đâu ra đủ nhân lực để xây bức tường “vĩ đại” này? Với lại, bản chất của bức tường biên giới này không thể nào ngăn chặn được chuyện bùng phát đại dịch!]
At a congressional hearing that day, Dr. Redfield was asked whether structural barriers at U.S. borders would mitigate the outbreak. “Not that I’ve seen,” he replied.
Tại một buổi hearing quốc hội cùng ngày này, Bác Sĩ Redfield được hỏi có phải những cấu trúc bức tường che chắn tại biên giới Mỹ sẽ làm giảm đi sự bùng phát bệnh dịch hay không. “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự việc như vậy,” ông trả lời.

Mar 11, 2020: The W.H.O. declared that the coronavirus had become a pandemic. “W.H.O. has been assessing this outbreak around the clock and we are deeply concerned both by the alarming levels of spread and severity, and by the alarming levels of inaction,” Dr. Ghebreyesus said.
11/3/2020: WHO tuyên bố rằng siêu vi corona đã trở thành một cơn đại dịch. “WHO đang chạy đua với thời gian để ước tính sự bùng phát và chúng tôi cực kỳ bận tâm đến mức báo động của sự lây lan và sự khốc liệt, và mức báo động (tàn khốc như thế nào) nếu không làm gì,” Bác Sĩ Ghebreyesus nói như vậy.

Mar 12, 2020: Testing availability remained a concern for Dr. Fauci, who told Congress, “The system is not really geared to what we need right now, what you are asking for. That is a failing. It is a failing. Let’s admit it.”
12/3/2020: Khả năng có sẵn của số lượng dụng cụ xét nghiệm là mối quan tâm của Bác Sĩ Fauci, là người đã nói với Quốc Hội, “Hệ thống này thực sự là không có đủ số lượng xét nghiệm chúng ta cần ngay bây giờ, là số lượng chúng ta đang yêu cầu. Đó là một sự thất bại. Là một sự thất bại. Chúng ta hãy thừa nhận như vậy.”

Mar 13, 2020: Mr. Trump suggested at a news conference that Google would handle some of the burden of making tests available. “I want to thank Google. Google is helping to develop a website. It’s going to be very quickly done, unlike websites of the past, to determine whether a test is warranted and to facilitate testing at a nearby convenient location [sic!]”
13/3/2020: Ông Trump nói tại một buổi họp báo rằng Google sẽ xử lý một phần gánh nặng để làm cho số lượng xét nghiệm sao cho có sẵn. “Tôi muốn cám ơn Google. Google đang giúp để làm một website. Nó sẽ được hoàn thành nhanh chóng, không giống như những websites trong quá khứ, để xác định xem một xét nghiệm có được bảo đảm không và để làm cho việc xét nghiệm tại một địa điểm thuận tiện gần đó có dễ dàng không.”
Google pointed to a statement from Verily, with which it shares a parent company, saying a tool to triage coronavirus cases was in the early stages of development. Google C.E.O. Sundar Pichai later said its own plans were limited to creating an informational website “dedicated to COVID-19 education, prevention and local resources nationwide.”
Google đưa ra một phát biểu từ Verily, là một công ty có cùng công ty mẹ với Google, nói rằng một dụng cụ để điều phối (?) những ca lây nhiễm siêu vi corona vẫn còn đang ở trong những giai đoạn ban sơ của sự phát triển. Sundar Pichai, CEO của Google sau đó nói rằng những kế hoạch của họ chỉ giới hạn cho việc sáng tạo ra một website có tính chất cung cấp thông tin để “cống hiến cho việc giáo dục COVID-19, cho việc ngăn ngừa bệnh và cho những nguồn địa phương rộng khắp quốc gia.”

Mar 15, 2020: On Sunday, as the U.S. passed 3,000 cases, Mr. Trump said the situation was under control. “This is a very contagious virus. It’s incredible. But it’s something we have tremendous control of.”
15/3/2020: Vào Chủ Nhật này, khi nước Mỹ vượt quá 3 ngàn ca, Ông Trump nói tình huống đã được khống chế. “Đây là một siêu vi rất lây lan. Thật là không thể tin được. Nhưng nó là một thứ mà chúng tôi đã khống chế được, khống chế rất lớn.”
Dr. Fauci, at the same news conference, offered the opposite assessment. “The worst is, yes, ahead for us. It is how we respond to that challenge that’s going to determine what the ultimate endpoint is going to be.”
Cùng ngày, Bác Sĩ Fauci, trong cùng cuộc họp ở trên (với Trump), đã đưa ra một sự nhận định ngược hẳn (với Trump). “Điều tệ hại nhất (của bệnh dịch), vâng, (là bệnh dịch) đang chạy trước chúng ta [nghĩa là không khống chế được]. Cách mà chúng ta đối phó với thách thức này như thế nào sẽ xác định được đến khi nào sẽ là thời điểm cuối cùng để kết thúc bệnh dịch”.

Mar 17, 2020: By Tuesday, Mr. Trump’s message had shifted completely from January. “I’ve always known this is a real — this is a pandemic,” he said. “I felt it was a pandemic long before it was called a pandemic.”
17/3/2020: Vào thứ Ba, [khi số ca bệnh, tử vong nước Mỹ vẫn gia tăng vùn vụt theo mỗi ngày với những con số càng ngày càng gia tăng lớn hơn], thông điệp của Ông Trump đổi chiều (180 độ) hoàn toàn ngược chiều với những lời ông nói vào tháng Giêng 2020. “Tôi đã luôn luôn biết đây là thật — đây là một đại dịch,” ông nói. “Tôi đã cảm thấy nó là một đại dịch một thời gian lâu trước khi nó được gọi là một đại dịch.”
(Tớ: “Cách Trump viết, nói, rất khó hiểu. Giống như một đứa trẻ lớp 3!” Đây không phải là nhận xét của cá nhân tớ, mà là nhận xét của giới truyền thông Mỹ, ngoại trừ Fox News. Thậm chí có nhiều người không đồng ý với cách so sánh này, họ viết rằng, “So sánh như vậy là sỉ nhục những đứa bé lớp 3!” May mắn, những trích đoạn Trump nói ở trên tương đối đỡ hơn những trích đoạn khác của Trump. Tuy nhiên, cũng có những chỗ Trump phát biểu và dùng chữ rất khó hiểu, tối nghĩa, ngớ ngẩn…; người tường thuật lại (Mỹ) có khi phải cho thêm vài chữ trong ngoặc […] Khi dịch sang tiếng Việt, tớ cũng tận dụng và khi cần thì thêm vài chữ trong ngoặc, hoặc dịch thoát ý cho ý dễ hiểu hơn.)
Downplaying của Trump đã đẩy dân Mỹ vào nguy hiểm. Không những đã dẹp bỏ bộ phận đối phó đại dịch từ chính phủ Obama, nhiều lần bỏ qua sự cảnh báo về đại dịch, không làm gì chuẩn bị cho đại dịch, Trump còn tận dụng xảo thuật mị dân downplaying liên tiếp trong nhiều tuần khi có dịp phát biểu về siêu vi corona và cơn đại dịch… Cộng thêm vô số cách xử lý tồi tệ khác, chắp vá, không chuyên nghiệp, quá chậm kể cả khi chết chóc lan tràn, vẫn tiếp tục nói dối, sự đối phó không xuất phát từ tình yêu thương dân tộc… của chính phủ Trump đã khiến nước Mỹ, nước được xem là giàu nhất, có hệ thống y tế và chuyên gia y khoa hàng đầu, phải chịu đựng một hậu quả rất tàn khốc.
Xảo thuật downplaying của Trump là một yếu tố rất lớn góp phần đẩy dân Mỹ vào hoàn cảnh tàn khốc, là một vấn đề có thật và rất lớn, không thể chỉ có thể viết vào đây vài trang giấy là đủ. Xin hẹn vào một dịp nào đó, khi có khả năng, tớ sẽ tổng hợp tài liệu Anh ngữ và viết tóm tắt thêm thông tin về Trump.
Một bài báo Boston Globe. Cư ngụ ở khu vực phụ cận Boston thuộc tiểu bang Massachusetts (viết tắt là MA) từ khi qua Mỹ đến nay cũng được gần 25 năm rưỡi, người viết rất may mắn được sinh sống trong một tiểu bang mà trong đó, ngoại trừ luật pháp liên bang thì áp dụng giống nhau trên toàn nước Mỹ, người dân MA được luật pháp rất nhân đạo của tiểu bang MA bảo vệ. May mắn ở chỗ, luật pháp của MA được làm bởi đa số chính khách đảng DC. May mắn nữa là, các phương tiện truyền thông ở tiểu bang MA theo truyền thống nói sự thật, bất kể chính trị gia theo đảng phái nào, khi tường thuật lại, họ sẽ kể lại sự thật. Và, khi cần bộc lộ ý kiến, họ sẽ bộc lộ ý kiến của họ.
Để kết luận bài viết tổng hợp này, người viết xin mượn tựa đề (title) và tựa đề nhỏ (subtitle) của một bài viết trên báo Boston Globe, xuất bản ngày 30/3/2020. Bài báo được đặt trong phần CHỦ BÚT (“EDITORIAL”), do Ban Biên Tập viết (By The Editorial Board), cập nhật lúc 3:07pm.
Title in đậm của bài báo là:
EDITORIAL
A president unfit for a pandemic
Một tổng thống không có khả năng cho một đại dịch

Subtitle bên dưới title của bài báo là:
Much of the suffering and death coming was preventable. The president has blood on his hands.
Quá nhiều sự thống khổ và chết chóc đang lan tràn, đã có thể ngăn cản được. Tổng thống có máu trên hai bàn tay.

Liên Nguyễn
Boston, MA
Viết xong ngày: April 9, 2020

Sau khi hoàn tất bài ở đây, Liên bắt đầu truy tìm những videos liên quan đến bài viết, thì mới biết là nội dung thông tin trong bài này vẫn nhẹ hơn sự thật rất nhiều.
Đại dịch không phải đã được báo trước với Trump vào đầu tháng Giêng 2020 như trong bài viết ở trên, mà đã liên tục được báo trước trong hơn 3 năm làm TT của Trump, bởi nhiều bộ phận hoặc cá nhân, đã, đang hoặc không làm việc trong chính phủ Trump. Trump đã có ít nhất 3 năm để chuẩn bị, nhưng Trump đã lựa chọn sự không hành động.
Xuất phát từ sự phẫn nộ, tình yêu và lòng biết ơn đất nước và con người Hoa Kỳ, tình yêu thương đồng loại, Liên đã viết bài này một cách nghiêm túc và vô cùng cẩn trọng. Nếu viết sai, Liên biết quả báo của sự viết sai này sẽ rất lớn. Nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát, Ơn Trên gia hộ, độ trì, cho toàn thể nhân loại trên thế giới sẽ sớm khống chế được bệnh dịch COVID-19 này.
Nếu có thể, xin quý vị hãy chia sẻ, chuyển tải, phổ biến bài viết này cho tất cả bằng hữu, người quen, bằng bất cứ hình thức nào, hoặc đăng báo, để lan truyền sự thật.

Xin giữ nguyên vẹn bản gốc như thế này.
Chân thành cảm ơn quý vị.
Liên Nguyễn

1 Comment

  1. Kính chào Ông/Bà Liên Nguyễn,
    Chỉ xin hỏi là việc TT Trump cấm di chuyển từ Mỹ đến China hay ngược lại Mỹ vào 01/30/2020 có giúp ích gì cho việc chống đại dịch này?
    Sự việc khác là vào 02/04/2020 TT Trump đọc Bản tường trình hàng năm trước Quốc-hội trong đó có đề cập đến China virus, thế thì có hay không quan tâm đến sinh mạng dân chứng Mỹ?
    Tiến sỉ Tedros là Giám đốc WHO đã từng tuyên bố là China virus ( COVID-19) không truyền nhiểm từ người sang người, điều nầy đúng không?
    Có chăng là khoa học luôn đi sau các cơn dịch và chỉ tìm đưọc thuốc chửa trị sau đó?
    Thực hư thế nào về chửa trị bệnh dịch nấy thì thời gian sẽ trả lòi nhưng chỉ đưa ra vài góp ý!

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*