Anh Phương: Anh Tô Ngọc Đã Ra Di

Nhà văn nhà báo Tô Ngọc – Ngô Quang Trụ, anh đã ra đi về miền miên viễn ngày 10.12.2019 tại Bệnh Viện Kaiser – Sacramento, hưởng thọ 85 tuổi. Nguyên quán ở Hưng Yên, Bắc Phần, di cư theo gia đình vào Nam năm 1954 lúc anh mới 19 tuổi, sang định cư ở Mỹ diện HO năm 1993. Nhà văn nhà báo Tô Ngọc được hiền thê anh, chị Lệ Hồng và đứa con trai duy nhất Ngô Sỹ Tấn từ Tiểu bang Oklahoma bay về Sacramento thọ tang Bố. Vợ của Ngô Sỹ Tấn là Lý Lan Hương và hai đứa cháu nội đích tôn dưới 20 tuổi đang đi học ở Oklahoma. Vợ con anh Tô Ngọc cùng các bạn văn thi hữu ở miền Bắc California đã tổ chức một buổi tưởng niệm trọng thể trưa thứ hai 16.12.2019, tuyên dương nghề cầm bút viết báo viết văn chuyên nghiệp của Tô Ngọc hơn nửa thế kỷ qua. Cũng vì nghiệp văn viết báo bị cộng sản Bắc Việt khi cưởng chiếm đươc miền Nam bắt giam Tô Ngọc suốt 13 nằm dài lao lý khổ sai nghiệt ngã.

May, Tô Ngọc không bị vùi thây nơi rừng thiêng heo hút trong những ngày tháng tù cải tạo. Nhà báo Tô Ngọc cùng với bà mẹ già và đứa con duy nhất của anh được theo anh sang Mỹ diện HO vào gần cuối năm 1993, định cư tại thung lũng hoa vàng San Jose nhiều năm. Từ San Jose, anh và bà mẹ già di dời về sống tại Thủ Phủ Sacramento và Tô Ngọc có cơ may trở lại nghề làm báo viết báo đúng với nghề nghiệp. Tô Ngọc hợp tác với nhà báo Trần Văn – Trần Văn Ngà vốn thân nhau từ trong Nghiệp Đoàn Ký Việt Nam trước năm 1975 tại Thủ Đô Sài Gòn. Hai nhà báo chủ trương một tạp chí văn học – văn hóa nghệ thuật tại Sacramento – Bán nguyệt san Tiếng Vang, tạp chí Tiếng Vang phát hành được trên dưới 8 năm. Đến tuổi 75, cả hai cùng tuổi, cảm thấy mệt mõi tự ý “tưng bừng đóng cửa” sau một tiệc mừng “dẹp tiệm” với nhiều văn thi hữu tham dự. Ngày anh Tô Ngọc trút hơi thở cuối cùng có đông đủ vợ con và bạn bè thân thiết bao quanh anh. Mùa đông là mùa thích hợp cho các cụ cao niên từ 80 trở lên, các cụ thích đi xa về cõi vĩnh hằng vào mùa đông có tuyết trắng dăng dăng có mưa phùn gió bấc, rất nên thơ và rất mát mẽ cỡi hạc bay về Trời khỏe re, không có đổ mồ hôi gì hết.

Gia đình chọn ngày 16.12.2019 tiến hành Lễ Tang và các thi văn hữu, các nhà văn nhà báo từ xa như San Jose, Fresno, Stockton, Maryville cùng về Sacramento Memorial Lawn – Khu Little Saigon tham dự. Từ San Jose đến, nhà văn nhà báo cao niên nhất (90 tuổi) Thanh Thương Hòang – nhà báo Lê Văn Hải Chủ nhiệm chủ bút tuần báo Thằng Mõ – nhà thơ Lê Diễm – nhà văn Tôn Nữ Áo Tím – phóng viên Vũ Nhân, đài truyền hình SBTN từ Fresno – nhà văn nhà thơ Dư Thị Diễm Buồn từ thành phố Maryville đến. Tại Sacramento gần như quy tụ hầu hết các văn thi hữu, nhà báo như: Lại Quốc Hùng – Trần Kiêm Đoàn – Nguyễn Phúc Sông Hương & Hoàng Thanh – Cao Thanh Tâm – Ngô Viết Trọng – Hương Nam – Khuê Dung – Nguyễn Thế Hải – Định Nguyên – Hoàng Ngân Hà – Bùi Lê Canh… Tất cả các văn thi hữu và thân hữu đều tỏ sự ngưỡng mộ Tô Ngọc, một nhà văn nhà báo chân chính, không khuất phục trước sự bách hại áp bức của nhà tù cộng sản. Những lời chia xẻ với tang quyến, nói lên những điều tốt đẹp những kỷ niệm thân thương quý báu về anh Tô Ngọc rất đáng trân quý.

Người phát biểu đầu tiên là nhà văn nhà báo cao niên Thanh Thương Hoàng (90 tuổi), cựu Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam mà Tô Ngọc làm Thủ Quỹ hay Thư Ký của Nghiệp Đoàn. Nhà báo Lại Quốc Hùng, ngoài những chia xẻ tâm tư với tang quyến cũng như anh kể lại những giây phút thân ái bên anh Tô Ngọc. Anh Lại Quốc Hùng còn hát tiễn anh Tô Ngọc bản nhạc Aurevoir của Pháp vì anh Lại Quốc Hùng nói rằng chúng ta xa Tô Ngọc trong lưu luyến không phải vĩnh biệt (Adieu) Tô Ngọc, hàm ý có ngày sẽ gặp lại tại một nơi chốn tốt đẹp, bình an hơn ở tại trần thế nhiều bon chen này. Nhà văn nhà thơ Trần Kiêm Đoàn, với những lời chia xẻ chân tình, những kỷ niệm thân ái, anh còn đọc bài thơ rất cảm động, anh sáng tác ngay sau khi hay tin Tô Ngọc mất – Bài thơ Tiễn Biệt Nhà Văn Tô Ngọc đã được đăng trên tuần báo Làng ngày 13.12.2019. Nhà văn nhà thơ Cao Thanh Tâm cũng có sáng tác bài thơ như là ai điếu với nhà báo Tô Ngọc cũng được trình bày trong phần nghi thức tưởng niệm này. Nhà thơ Hương Nam còn ngâm hai bài thơ tiễn biệt nhà văn nhà báo Tô Ngọc. Nhà báo Lê Văn Hải chủ nhiệm & chủ bút hệ thống tuần báo Thằng Mõ: San Jose, Sacramento và Nam Cali đã hết lời tôn vinh người đàn anh trong nghề viết báo. Ngoài ra, còn có Tiến Sĩ Lee Nguyễn, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia cũng tỏ bày sự tôn kính của mình đối nhà văn nhà báo chân chính Tô Ngọc – kế tiếp, nhà hoạt động xã hội cứu trợ thương phế binh ở Việt Nam Bùi Vũ Trung cũng tỏ lòng cảm phục một bậc đàn anh cao niên, nhà báo lão thành Tô Ngọc…

Lễ tang và Tưởng niệm nhà văn nhà báo Tô Ngọc có gần cả trăm người tham dự.
Hiền thê của Tô Ngọc – bà Lệ Hồng đã xúc động, qua nước mắt bà kể lại mối tình hồi bà còn tuổi teen tại Sài Gòn đã “mê” tài viêt báo của Tô Ngọc. Sau mấy chục năm vật đổi sao dời, bà có gia đình cùng con cái sống ở nước Đức, chồng mất sau hàng chục năm đau ốm. Bà biết tin anh Tô Ngọc còn độc thân, còn bà thì chồng qua đời, vì vậy, mối tình hồi còn bé bỏng nổi dậy nối lại tình xưa được 13 năm, có lễ cưới đàng hoàng tại nhà hàng Happy Garden năm 2006… Xin mời quý bạn đọc bài viết của Lệ Hồng, bà viết trong đêm 16.12 khi bà đã thọ tang chồng về nhà.

Kết thúc, với những kỷ niệm Bố con, cháu Ngô Tấn Sỹ đã hết lời kính yêu Bố và cám ơn thân bằng quyến thuộc, các thi văn hữu và bạn bè của Bố có lời phân ưu cũng như gọi điện thoại, gởi email, đăng báo chia buồn cùng tang quyến… Buổi Lễ Tang và Tưởng Niệm nhà văn nhà báo Tô Ngọc chấm dứt lúc 5 giờ chiều.
Trong phần Tưởng Niệm, nhà báo Trần Văn có nhắc lại, nhà văn nhà báo cao niên Thanh Thương Hoàng, nguyên là Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam mà anh Tô Ngọc là Thủ Qũy – Thư Ký trong nhiệm kỳ của ông và nhiệm kỳ kế tiếp vào năm 1970 với Chủ Tịch mới là nhà báo Thái Dương (sinh năm 1928), anh đã qua đời tại Việt Nam trên dưới 20 năm, anh Tô Ngọc giữ chức Tổng Thơ Ký của Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam cho đến ngày mất nước 1975.

Sau Lễ Tang do Hòa Thượng Đồng Trí – Viện Chủ Chùa Viên Chiếu chủ Lễ, và Hòa Thượng cùng tăng ni và phật tử tiến hành nghi thức lễ cầu siêu…
Phần kế tiếp, phần tưởng niệm do nhà báo Trần Văn điều hợp, có ngâm thơ và hát tiễn đưa hương linh người quá cố sớm về đất Phật.
Trần Văn cho biết, ngoài chức danh Tổng Thư Ký Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam, nhà văn nhà báo Tô Ngọc còn là phóng viên, biên tập viên của nhật báo Chính Luận – Ngôn Luận – tạp chí văn học Chọn Lọc… Tô Ngọc viết nhiều tác phẩm về truyện ma, truyện thiếu nhi, dã sử… Tuần báo Thằng Mõ Sacramento đã từng giúp Tô Ngọc tái bản hai tác phẩm mà Tô Ngọc ưng ý nhất.
Suốt đời Tô Ngọc sống với nghề làm báo, viết báo, viết văn từ trong nước ra đến hải ngoại. Ở Việt Nam, những nhà làm báo, viết báo chuyên nghiệp có đời sống khá đầy đủ mua được xe hơi, như Tô Ngọc – Thanh Thương Hoàng, có nhà cửa khang trang. Khác với hải ngoại, các nhà báo liền vách với nhà nghèo vì gởi bài đăng báo ít có tiền nhuận bút dù khiêm nhường, làm sao có tiền mua xe mua nhà như ở Việt Nam trước năm 1975.
Tô Ngọc sang định cư tại Hoa Kỳ năm 1993 diện HO, từ San Jose về Sacramento, Tô Ngọc cùng Trần Văn, hai nhà báo từng thân nhau ở Sài Gòn trước năm 1975 cùng tuổi, khởi xướng chủ trương tạp chí văn học – văn hóa nghệ thuật Tiếng vang, từ năm 2000 đến đầu năm 2008.

NHỮNG KỶ NIỆM CỦA HIỀN THÊ VÀ BẠN BÈ VĂN THI HỮU CỦA TÔ NGỌC

Dưới đây, những dòng suy nghĩ và chia buồn của nhiều văn thi hữu ở xa như Sơn Tùng và Trần Quyền – Virginia và của Luật sư Tiên Dương, nhà thơ Hương Nam ở Sacramento và đặc biệt là của bà Lệ Hồng – hiền thê của Tô Ngọc…

* BÀ LỆ HỒNG – HIỀN THÊ CỦA TÔ NGỌC TỎ BÀY TÂM TƯ TÌNH CẢM CỦA MÌNH

Cảm ơn quý thân hữu, bạn bè đã đến với gia đình chúng tôi để tiễn biệt người chồng yêu dấu của tôi, cho tôi xin được vài phút chia sẻ mối tình của chúng tôi.
Chúng mình yêu nhau vào thập niên 1970, gặp lại nhau cuối năm 2006. Lần nói chuyện đầu tiên dài 9 tiếng đồng hồ, khi em tìm được anh qua thông tin của Minh ở báo Văn Nghệ Tiền Phong, mới biết anh vẫn chưa lập gia đình và 13 năm tù tội dưới chế độ cộng sản toàn trị.
Sau 3 lần nói chuyện anh ngỏ ý muốn kết hôn, vì ngày xưa không kịp, anh có hoàn cảnh, không vợ mà có một con, anh hứa với con anh phải 18 tuổi mới lập gia đình, và anh nghĩ em còn quá trẻ, vẫn còn thời gian, nhưng em đã vội lấy chồng, em cứ suy nghĩ, anh còn chờ em? Với em, lúc gặp lại anh qua điện thoại, nếu em rời khỏi Đức, quê hương thứ hai là một điều khó khăn. Em cũng không còn trẻ để quyết định mà chỉ còn lòng đam mê của thời em mới lớn. Nhưng mỗi lần định nói chuyện chia tay với anh xem nhau là bạn, lòng em lại có cảm giác buồn và khó chịu HỤT HẪNG

Anh gởi cho em tấm hình thân phận, già nua, hằn nét phong trần … và những tấm hình anh đã chụp cho em ngày xưa khi còn yêu nhau, làm cho em rất cảm động, chứng tỏ anh vẫn rất còn yêu em, cũng như anh luôn nhắc mùi hương tự nhiên trên mái tóc, cơ thể em. Vì vậy, em quyết định sang Mỹ với anh dù cũng có trở ngại trong gia đình, con gái lớn thì không đồng ý em sang đây, con gái nhỏ thì không chịu đi theo. Lúc đầu ở Mỹ, hai lối sống cũng có phần khác nhau, nhưng nhờ tình yêu chúng ta đã vượt qua. Có những lúc cãi nhau nói chữ xa nhau rồi lại ôm nhau hôn tha thứ, anh vẫn thường nói khi em xin lỗi, anh không bao giờ giận em cả…
Mốc thời gian của chúng ta là anh sẽ có tuổi thọ như bà cụ là 92, lúc đó em cũng hơn 70 và chúng mình sẽ cùng ra đi một lượt với nhau … Nhưng, nay anh đã bỏ em mà ra đi, chúng ta đang rất hạnh phúc mà. Câu nói mỗi ngày: Vợ ơi! thương chồng không? Chồng ơi yêu vợ không? Anh luôn luôn nghĩ mốc thời gian của chúng ta là từ năm 1970 là anh sống thọ bằng tuổi bà Cụ, anh luôn nói … ”thế mà chúng mình cũng đã lấy nhau hơn 40 năm rồi em nhỉ …” (dù thực tế mới có 13 năm).
Mỗi ngày chúng ta yêu thương nhau, và cắn đắng nhau, chúng ta xin lỗi nhau … khi lở lời tổn thương đến nhau … và cuối cùng luôn luôn là câu “anh rất hạnh phúc vì có em, anh rất hạnh phúc vì có vợ…” Và em cũng nói em rất hạnh phúc vì được có anh bên cạnh cuối đời, em cảm ơn anh, Tô Ngọc ơi! Anh đã cho em những ngày tháng cuối đời hạnh phúc. Em học được ở anh nhiều điều khôn ngoan, sự hiểu biết sâu rộng và tìm thấy ở anh là một chính nhân quân tử, điều đặc biệt anh rất quý bạn bè, anh rất sòng phẳng, không bon chen, kiêu ngạo, sống trong khiêm tốn .
Anh Tô Ngọc ơi! anh còn nợ em 7 năm, cuối đời … sao anh đành bỏ em mà ra đi! Câu nói cuối cùng của em trong bịnh viện: anh ơi! mau hết bịnh về với em để cãi nhau, em cãi với hàng xóm họ đánh em đó, và anh đã cười, đã hôn em mà. Anh đã rất tinh táo mà … tại sao anh lại ra đi để em trên cõi đời lạnh lẽo, đau khổ này! Những ngày tháng cuối đời của em sao lê thê … sống để chờ chết, anh Tô Ngọc ơi! anh đã nói anh rất hạnh phúc khi lấy vợ, em cũng đã nói với anh, em rất yêu anh, thời gian này chúng ta cứ hạnh phúc không cần nghĩ đến ngày mai … chúng ta đang rất HẠNH PHÚC MÀ, SAO ANH LẠI NỠ ĐÀNH RA ĐI, TÔ NGỌC ƠI! EM CÁM ƠN ANH NHỮNG NGÀY THÁNG CUỐI ĐỜI … VÀ CŨNG TRÁCH ANH CÒN NỢ EM 7 NĂM CỦA KIẾP NÀY, chỉ 7 năm nữa thôi mà, sao anh lại thất hứa với em lần nữa hả anh? Anh vẫn thường nói khi em xin lỗi, anh không bao giờ giận em cả, cũng như em không bao giờ giận được anh lâu, chúng mình đang rất là hạnh phúc, mỗi buổi tối mình uống rượu cùng nhau, anh lim dim đôi mắt cười có đuôi đa tình của anh, trời cho thế này thì còn đòi hỏi gì nữa, em nhớ anh… em nhớ anh nhiều lắm trong tổ ấm của mình đâu đâu cũng là kỷ niệm, anh Tô Ngọc ơi!!!

* Sơn Tùng – bạn văn đồng tuế cùng di cư vào Nam năm 1954 – Sơn Tùng là nhà văn từng giữ chức Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngọai – Hiện đang định cư tại Virginia:
Tô Ngọc thân thương!
Lần cuối cùng anh gọi điện thoại cho tôi cách đây vài tháng, anh nói nhiều và vui như “ngày xưa thân ái”, khi mình gặp nhau tại Sài-Gòn vào giữa thập niên 1950 của thế kỷ trước và trở thành bạn thân với nhau lúc mái tóc còn xanh nhưng đã vướng nhiều cát bụi trong cơn bão loạn của đất nước. Chúng ta đã sống và cùng nhau chia sẻ những hy vọng, ước mơ cũng như những khó khăn, đau buồn trong một đất nước đang chiến đấu cho sự sống còn của Tự do. Hai mươi năm sau, Tự do đã chết tại Miền Nam VN và chúng ta đã tan tác như cát bụi bị bắn tung đi khắp nơi.
Hai mươi năm sau nữa, năm 1994, chúng ta lại gặp nhau tại Mỹ, và anh vẫn còn độc thân lúc tuổi đã sáu mươi. Tôi nghĩ anh sẽ “ở vậy”“cao số” hay vì khó tính, nhưng vài năm sau anh báo tin lấy vợ. Tôi mừng cho anh và đã có vài tò mò về cuộc sống mới của anh.
Ít lâu sau, chị giúp anh xuất bản Tạp chí “Chính Văn”, tôi rất vui và phục cả hai, đồng thòi gửi bài tiếp một tay, hy vọng có dịp sang miền Tây thăm anh chị.
Bức thư của chị dưới đây do anh Trần Văn Ngà chuyển đi đã làm tôi rơi vào một tâm trạng khó tả. Tôi có cảm tưởng như vừa thức dậy sau một giấc mơ dài, giấc mơ về kiếp nhân sinh trên cõi trần gian này. Những gì chúng ta có trong đời sống cũng không khác gì trong một giấc mơ.
Anh Tô Ngọc, mặc dù anh chị sống với nhau không lâu dài nhưng đã có một tổ ấm hạnh phúc thật, anh đã có một người tình, người vợ và người bạn thật đáng quý.
Thưa chị: Cảm ơn chị về bức thư rất chân thành đã hé mở cửa cho bạn hữu nhìn vào đời sống riêng tư của anh chị, cũng như tâm cảm thầm kín của chị với nỗi đau thương xé lòng. Mong sự chia sẻ ấy sẽ giúp chị vơi bớt buồn đau trước sự ra đi vội vàng của anh Tô Ngọc.
Sơn Tùng

* Chị Lệ Hồng viết: Anh To Ngoc van thuong noi voi toi, Ban than cua anh va tri ky cua anh la anh Son Tung.
Ban be con do … vo anh con day … ma anh o dau? anh To Ngoc oi!

* Trần Quyền
Toi xin cam on anh Son Tung va chau Thanh đa cho toi duoc biet tin anh To Ngoc da ve coi binh an va nhan day toi duoc biet them nhieu chi tiet rat cam dong ve moi tinh cua anh chi Hong-Ngoc. Toi xin thanh that chia buon cung chi Ngoc (Hong) va cau xin huong linh cua anh To -Ngoc som ve coi binh an.
Tran Quang Quyen/ Tam Dat – Virginia

* Tiên Dương
Cô thương,
Cô và bác có một chuyện tình rất đẹp và thơ mộng. Con rất tiếc bác đã ra đi sớm hơn là hai người mong mỏi. Con biết cô rất buồn. Tuy nhiên cô cố gắng giữ vững tinh thần đừng để bị suy sụp.
Cô biết con lúc nào cũng sẵn sàng khi cô cần với những gì trong khả năng của con
Tiên Dương (nữ luật sư trẻ hiện có văn phòng làm việc tại Thủ Phủ Sacramento)

* Hương Nam
Chị Hồng thương mến,
Xin Chị Hồng bớt buồn! Đời người không ai thoát khỏi những nỗi đau như thế nầy!
Mối tình của Anh Chị thật là hiếm quý! Nay Anh Ngọc đã bất ngờ ra đi trước, chắc chắn vẫn nhớ thương về Chị nhưng vì âm dương cách biệt nên không thể biểu hiện như khi còn sống bên nhau… Nhưng với tình yêu nầy mong Chị giữ vững tinh thần để cho Anh được yên nghỉ! Khi Anh đã yên rồi là tới lúc Chị phải mạnh mẽ lên để tự lo cho chính mình để Anh được an lòng! Hãy tin Anh vì Anh vẫn yêu thương và muốn mãi bên Chị…
Em rất cảm thông với nỗi sầu của Chị và cũng biết Chị là người có rất nhiều tình cảm và nghị lực… Rồi Chị sẽ vượt qua tất cả!
Thương Chị nhiều,
HNam

Anh Phương Trần Văn Ngà
tổng hợp – Sacramento 17.12.2019

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*