Hôm 20/7/2019 Mỹ hủy bỏ hiệp định giới hạn vũ khí hạt nhân tầm trung gọi tắt là INF mà Mỹ đã ký kết từ thời Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev, cách đây 30 năm. Tổng thống Mỹ Donald Trump không giấu giếm mục đích, Ông tuyên bố Mỹ «muốn rảnh tay để đối phó với Trung Quốc, một đại cường quân sự đang lên».
Đúng vậy. TQ là một chế độ CS đang là đối thủ, đối địch của Mỹ. Nga là một chế độ hậu CS kết bè, kết đảng với TC hiện CS. Nga của Vladimir Putin không tôn trọng hiệp ước này. Một là Nga đã chế tạo vũ khí mới 9M729 hay SS C8, theo cách gọi của NATO. Hai là TC đứng ngoài, thì tại sao Mỹ lại tự trói tay trong khi Mỹ cần canh tân vũ khí để đối đầu với TC đang bành trướng sức mạnh tại Á châu.
Mỹ nhận định Hiệp ước INF đang đặt Mỹ ở thế bất lợi hơn vì Trung Quốc đang dự trữ tên lửa và họ không bị ràng buộc bởi các cam kết cắt giảm các tên lửa hạt nhân tầm trung ở Thái Bình Dương, trong khi các điều khoản của Hiệp ước không cho phép Mỹ phát triển vũ khí mới. Tổng thống Trump cũng đề cập tới Trung Quốc khi giải thích về lý do ông muốn Mỹ rút khỏi INF. TT Trump nhiều lần nói rằng, Nga vi phạm hiệp ước INF, và cũng chỉ ra rằng, chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama cũng không ít lần cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước. TT Trump nói, nếu Nga đang phát triển vũ khí, Trung Quốc cũng làm điều đó mà Mỹ thì vẫn cứ tuân thủ các cam kết thì đó là điều không thể chấp nhận được.
Trước đó, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện năm 2017, từng nhận định, khoảng 95% lực lượng hỏa tiễn đạn đạo và hành trình của Trung Quốc sẽ vi phạm INF nếu Trung Quốc là một bên trong thỏa thuận. Đây là sự thật rất quan trọng, vì Mỹ không có năng lực tương đương do Mỹ tuân thủ INF với Nga.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton của bang Arkansas cho rằng, Trung Quốc là lý do mà Mỹ nên cân nhắc khi chấm dứt thỏa thuận.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton là nhân tố ảnh hưởng lớn tới quyết định của Tổng thống Trump, nó phù hợp với quan điểm không thích các thỏa thuận và thỏa thuận đa phương của ông, đặc biệt là những thỏa thuận hạn chế quyền tự do hành động của Mỹ.
Tóm lại, nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước INF, Washington sẽ rảnh tay để phát triển các loại vũ khí hạt nhân tầm ngắn và tầm trung và khai triển ở các căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp thế giới.
Một chuyên gia chiến lược Pháp, tướng Dominique Trinquand, nguyên chỉ huy trưởng phái bộ quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc, đối tượng của Mỹ không phải là Nga mà chính là Trung Quốc: Người ta bàn luận rất nhiều về đe dọa của Nga nhưng Trung Quốc mới là mục tiêu cảnh báo. Lên án Nga «không tôn trọng INF» chỉ là cái cớ. Theo tướng Dominique Trinquand, «kho hỏa tiễn của Trung Quốc tương đối ít» nhưng nếu Hoa Kỳ «như đã loan báo, trong một năm nữa, sẽ bố trí hỏa tiễn trong vùng Thái Bình Dương trực tiếp đe dọa Hoa lục, thì Bắc Kinh sẽ phải chạy đua vũ trang». Nhận định «Trung Quốc là mục tiêu của Mỹ» không phải là võ đóan.
Trung Quốc cũng thấy rõ và phản ứng qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng: «Hành động của Mỹ với mục tiêu duy nhất là bảo vệ thế thượng phong quân sự sẽ gây những hệ quả tiêu cực cho an ninh khu vực và quốc tế».
Từ khi vào Tòa Bạch Ốc cách nay gần ba năm, Trung Quốc bị xem là mục tiêu số một chứ không phải là Nga. Chỉ trong hồ sơ G7 hay G8 thôi, đã hai lần TT Trump đề nghị mời Nga trở lại, sau khi tư cách thành viên của Matxcơva (do vụ sáp nhập Crimée) bị tổng thống Obama và giới lãnh đạo châu Âu «đình chỉ» vào năm 2014.
Trong khi đó Trung Quốc đứng trước một cuộc chiến tranh thương mại gần như toàn diện: nhà cầm TC quyền bị lên án khuynh đảo đồng tiền, hàng hóa xuất cảng sang Mỹ bị áp thuế, các tập đoàn công nghệ bị tố cáo làm gián điệp, đánh cắp phát minh của đối tác… Bằng mọi cách, phải bảo vệ thế áp đảo của Mỹ từ kinh tế, công nghệ cao cấp cho đến quân sự đang bị Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt với mục tiêu qua mặt nước Mỹ vào năm 2049, theo kế hoạch của Tập Cận Bình.
Những quyết định giúp Đài Loan tăng cường vũ trang, đưa các hải đội tác chiến vào vùng biển Đông Nam Á nơi Trung Quốc tranh giành chủ quyền, dự án bố trí hỏa tiễn tầm trung ở châu Á – Thái Bình Dương và củng cố mặt trận Nam Thái Bình Dương với Úc và các tiểu quốc đảo cũng cùng mục đích «Trung Hoa lục địa».
Mặc kệ Nga chỉ trích hành động «leo thang quân sự». Mặc kệ Trung Quốc lên án Mỹ «kích động chạy đua vũ trang dẫn đến xung đột quân sự». Chánh quyền Mỹ và quân đôi Mỹ coi nhiệm vụ bảo quốc an dân Mỹ là lý sinh tồn và nhiêm vụ hằng cửu của mình. Nên, chỉ một tháng sau khi hủy Hiệp định hỏa tiễn nguyên tử INF với Nga, ngày 19/08/2019, Mỹ thông báo thử nghiệm thành công một hỏa tiễn quy ước tầm trung. Hoả tiễn đem ra thử nghiệm hôm đầu tuần được phóng từ đảo San Nicolas, tiểu bang California, bờ biển bên này và bờ bên kia của Thái bình dương là TC. Chuyên viên Mỹ cho biết từ hệ thống ống phóng Mark 41, hoả tiễn đánh trúng chính xác như toán học vào mục tiêu cách xa 500 km trên biển Thái Bình Dương. Một viên chức Mỹ cho biết thêm «đây là hỏa tiễn được chế tạo từ hỏa tiễn hành trình Tamahawk».
Có tin từ Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Mỹ sẽ bố trí hoả tiễn ở Á châu.
Với hiện tình hình căng thẳng giữa Mỹ và TC, chỉ cần một bất trắc nhỏ, một phát đạn, một trái bom tấn công vào tàu Mỹ bởi một quân nhân TC, một dân quân TC ở Biển Đông bị TC tuyên truyền nhồi sọ trả thù dân tộc Da Trắng mà thời Chiến tranh Nha Phiến Trung Hoa gọi là Bạch Quỉ, thì TC có thể ăn hoả tiễn của Mỹ.
Vi Anh
Be the first to comment