Tổng Thống Donald Trump người ra lệnh cho Thương Chiến Mỹ Hoa nay đang leo thang thêm mức độ trừng phạt thuế quan trong mấy tuần vừa qua trong hai mục tiêu đánh vào hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia qua việc đóng cửa Công Ty Huawei ra khỏi thị trường của Mỹ. Liên hệ Mỹ Hoa qua mắt giới quan sát họ phần nhiều đều gia tăng mức độ lo ngại về tương lai của một liên hệ tay đôi nhưng lại có nhiều hậu quả to lớn nhất hiện nay. Tại sao sự giao hão Mỹ Hoa nay trở nên tệ hại như vậy? Nguyên nhân nào có thể xem là chính xác nhất gây nên tình trạng tồi tệ nói trên? Và cuối hết hai siêu cường này làm thế nào để bước ra khỏi tình trạng mâu thuẫn bế tắc nói trên?
1- TT Donald Trump KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI KHỞI XƯỚNG TRANH CHẤP MỸ-HOA
Điều đáng nói đầu tiên là TT Trump không phải là người duy nhất gây nên tình trang tranh chấp Mỹ Hoa. Ông Trump chỉ là người làm gia tăng thêm mức độ căng thẳng chứ không phải là người khởi đầu.
Kể từ chuyến công du lịch sử của Cố TT Richard Nixon tới Trung Cộng vào năm 1972 phần đông đều đồng thuận rằng Hoa Kỳ đang mở ra môt kỷ nguyên trù phú cho Bắc Kinh cùng nằm trong lợi ích của Hoa Kỳ. Quan điểm này từng tạo cơ hội cho Trung Cộng can dự vào nhiều vấn đề của Mỹ. Sự đổ vở to lớn và đáng kể nhất trong quan hệ hai nước chúng ta phải nhớ lại Thiên An Môn năm 1989, vụ Mỹ dội bom vào tòa đại sứ Trung Cộng tai Belgrade thủ đô Serbi năm 1999, cùng vụ chiếc phi cơ do thám Mỹ EP-3 bị phi cơ Trung Cộng va chạm phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam vào năm 2001. Những va chạm trên thật ra chưa đủ làm trật đi con đường giao thương hai nước. Đó là chẳng qua người Mỹ còn mong rằng “HỌ SẼ GIỐNG CHÚNG TA”? Người Mỹ hi vọng trước sau gì Bắc Kinh cũng chịu hòa mình vào hệ thống dân chủ thế giới tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Đợi cho đến cuối những năm 2010 khi Trung Cộng thực sự trở thành cường quốc kinh tế thế giới nhưng vẫn DUY TRÌ CHÍNH SÁCH ĐỘC ĐẢNG khi này Hoa Kỳ mới vỡ mộng và càng lúc càng khó chịu. Có điều đáng nói là nước Mỹ cảm thấy đang bi ĐE DỌA. Quan niệm đồng thuận nhất của dân Mỹ hiện đa số cho rằng Trung Cộng là đối thủ đáng gờm nếu không muốn nói là MỐI ĐE DỌA cho Hoa Kỳ.
2- HOA KỲ TÍNH TOÁN LẦM CON ĐƯỜNG CHÍNH TRỊ CỦA BẮC KINH
Trong nhiệm kỳ hai của TT Barack Obama nước Mỹ bắt đầu tỏ rõ điều lo lắng vấn đề này. Chính sách “XOAY TRỤC” hay ngay cả “TÁI CÂN BẰNG LỰC LƯỢNG TẠI CHÂU Á” của cựu TT Obama đều nhắm mục tiêu vào Trung Cộng. Người kiến trúc sư cho chiến lược xoay trục này không ai khác hơn là cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton. Nguyên nhân này đi kèm theo sự lớn tiếng của Bà chỉ trích sự đàn áp nhân quyền của Bắc Kinh khiến chính phủ Bắc kinh cùng người dân Trung Cộng ưa ông Trump hơn bà Clinton trong cuộc bầu cử TT Mỹ năm 2016.
Đối với TT Donald Trump ông có khuynh hướng ưa ‘sửa sai” cách Mỹ giải quyết vấn đề rắc rối Mỹ-Hoa nhưng Ông Trump lại thu hẹp vấn đề vào kinh tế và cạnh tranh kỹ thuật mà không tuyên bố nhiều về NGUYÊN NHÂN của vấn đề?
Những luận cứ và diễn văn của người Mỹ càng lúc càng trở nên đối nghịch hơn. Chúng ta phải kể trong đó bài diễn văn của Phó TT Mike Pence đọc tại Viện Hudson vào tháng 10 2018 đầy tính bài xích Trung Cộng. Có nhiều nhân vật cao cấp trong nội các cũng đều có quan niệm diều hâu trong đó có Giám đốc FBI là Christopher Wray cảnh báo vấn đề do thám của Bắc Kinh; Kiron Shiner giám đốc Hoạch Định Chính Sách Chính Phủ người lưu ý đến tình trạng “đụng độ giữa hai nền văn minh”. Sự tức giận của các nhân vật này cảm thấy rất rõ ràng nhưng họ càng đổ dầu vào lửa hơn là làm giảm nhẹ tình hình.
Trong bế tắc thương thuyết mậu dịch hiện nay giữa hai nước, ông Trump chú mục vào vấn đề đòi hỏi Bắc Kinh thôi. Điều này cho chúng ta hiểu rằng ông Trump ít hiểu về văn hóa Trung Hoa một văn hóa mà THỂ DIỆN là điều tối ư quan trọng. Thêm vào đó do ông Trump ít hiểu mối nhục lịch sử của người Trung Hoa từ trận NHA PHIẾN CHIẾN TRANH nên khó lòng vị tổng thống này hiểu tại sao Tập Cận Bình phải cố tâm đứng cho vững và chẳng nhượng bộ áp lực của Mỹ. TT Trump không thể cùng lúc gọi ông Tập là bạn lại vừa kề gươm vào lưng Tập?
Nói về THƯƠNG THUYẾT MÂU DỊCH thì không chóng thì chầy kết quả lợi ích cùng cho hai bên nó sẽ đạt được, nhưng chúng ta nên biết sự cạnh tranh giửa nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản kiểu nhà nước sẽ tiếp tục mãi. Khi hai siêu cường cùng đặt LỢI ÍCH QUỐC GIA LÀM ƯU TIÊN; thiên hạ có thể tự hỏi cả hai có thể SỐNG CHUNG HÒA BÌNH với nhau hay chăng? Điều này làm chúng ta nhớ đến câu ngạn ngữ “Một Rừng Khó lòng có Hai Cọp.”
3- MÔT TRUNG HOA TRỖI DẬY ĐANG LÀ MỘT THÁCH ĐỐ KHÓ KHĂN CHO HOA KỲ
Thách thức khó khăn nhất cho Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng làm sao hoạch định lại quyền lực thế giới do lúc này Trung Hoa là một siêu cường đang trỗi dậy. Hiện nay chiến lược của Mỹ nhắm mục đích là làm chậm mức phát triển của Trung Cộng cùng lúc Mỹ luôn luôn là ƯU THẾ VƯỢT TRỘI. TT Trump có thể tin rằng ông sẽ là người thắng cuộc trong cuộc chiến mậu dịch nhưng mỗi khi người tiêu thụ Hoa Kỳ bắt đầu cảm thấy họ là người chịu thiêt thòi trong cuôc đụng độ thuế quan này thì con số ủng hộ cho ông Trump trong nước Mỹ bắt đầu bốc hơi lần hồi.
Hai nước phải biết điều chỉnh một thực trạng trong đó Trung Cộng là một ĐỐI THỦ NGANG TẦM với Hoa Kỳ trong nhiều khía cạnh. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vượt trội trong hệ thống thế giới này nhưng Trung Cộng sẽ nhanh chóng san bằng khoảng cách này nhanh chóng. Trung Cộng đang tính toán con đường dài hơn, trong tương lai còn phủ bóng lên quan hệ Mỹ-Hoa.
Hoa Kỳ có muốn hay thích sự trổi dậy của Trung Cộng chăng? Trung Cộng có ý định hất ngã vị trí siêu cường thế giới hiện nay của Hoa Kỳ hay chăng? Hai câu hỏi này khó trả lời vô cùng nhất là trong tình trạng MỨC ĐỘ TIN TƯỞNG LẪN NHAU giữa hai siêu cường ĐANG ĐẾN MỨC ĐỘ THẤP NHẤT hiện nay.
Tuy Trung Cộng từng thề thốt là không bao giờ mưu tìm độc quyền lãnh đạo thế giới nhưng tham vọng trong Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường (Belt and Road Initiative-BRI) đang bành trướng rộng ra nhiều nơi trên thế giới. Đối với Mỹ đây là THÁCH THỨC TRỰC TIẾP với thế Độc Quyền Lãnh Đạo thế Giới của Hoa Kỳ nhất là khi lấn sân vào những vùng truyền thống của bao lâu nay của Hoa Kỳ. Phản ứng ‘nhạy cảm nhất’ của Hoa Thịnh Đốn là phải cản trở Chiến Lược Vành Đai và Con Đường. Các nhà làm chính sách của Hoa Thịnh Đốn có thể ước muốn xa hơn là tham gia BRI và cùng hợp tác với Trung Cộng và dựa trên sự minh bạch cùng công bằng để thực hiện chiến lược này.
Thế giới đang sa vào cái thời gọi là không chắc chắn to lớn khi cạnh tranh Mỹ Hoa càng lúc càng tăng cường độ. Người ngoại cuộc có thể nhìn rõ hơn người trong cuộc. Ví dụ Bộ Trưởng Ngoại Giao Singapore Vivian Balakrishnan gần đây cho rằng Hoa Kỳ nên chấp nhận cái thế đang lên của Trung Cộng cùng cho phép Bắc Kinh có tiếng nói lớn hơn trong chiến lược sắp xếp lại trật tự toàn cầu ngõ hầu tránh va chạm lâu dài. Khi bảo vệ cho dự luật TPP tuy nay không còn tồn tại cựu TT Obama nói rằng: Chính Hoa Kỳ chứ không phải Trung Hoa, phải viết ra bộ luật thương mại.
Đã đến lúc Hoa Kỳ cùng với Trung Hoa viết ra luật lệ thương mại cùng các thứ luật khác ngõ hầu bảo đãm nhiều hơn nữa công bằng hợp lý cho hệ thống quốc tế trong đó hai siêu cường cùng có trách nhiệm lãnh đạo đầy tính chất xây dựng hơn. /.
Tác giả: Dr. Zhiqun Zhu
Dịch thuật: Đinh Hoa Lư
Giáo Sư Zhiqun Zhu giảng dạy môn khoa học chính trị và bang giao quốc tế tại Đại Học Bucknell Pennsylvania cũng là khách mời thường trực và thành viên Viện Đông Á Đại học Quốc Gia Singapore
nguồn National Interest
https://nationalinterest.org/feature/growing-us-china-conflict-why-and-now-what-61227
Be the first to comment