
Mấy hôm nay xôn xao vụ lễ khai mạc Olympic 2024 ở Paris. Nhiều người nói nước Pháp đã phỉ nhổ vào nền văn minh nhân loại khi trưng ra thế giới hình ảnh xấu xí của mình bằng buổi diễn đem bức tranh bữa tiệc cuối cùng của Leonardo De Vinci vẽ ở nhà nguyện dòng Đa Minh ở Milan.
Người bênh kẻ chống cũng nhiều.
Người ủng hộ thì bảo đó là bức tranh của một họa sĩ khác vẽ một bữa tiệc của các vị thần Hy Lạp, nơi khai sinh của kỳ Thế Vận Hội. Rồi Nga do không được mời tham dự sự kiện vì chiến tranh với Ukraina nên đổ dầu vào lửa. Sáng nay, họ còn thông báo thêm tin để xoa dịu dư luận là 4 phóng viên Nga có mặt đưa tin đã bị trục xuất.
Bên chống thì dĩ nhiên đông đảo hơn nhiều. Elon Mush cũng lên tiếng. Samsung rút lại 1 tỉ tiền định đổ vào quảng cáo trong sự kiện. Đức Giám Mục Winsconsin lên tiếng. Hội đồng giám mục Pháp phản đối, nghe nói đang có kế hoạch kiện ra tòa …
Sáng nào cũng thấy tin, nhiều không kể xiết. Không sao mà liệt kê hết.
Thật ra, tất tần tật các thông tin các bạn đọc đều là bề nổi của vấn đề mà thôi. Mà đọc hàng ngàn bài báo, các post, các titok, videos… tôi vẫn không thấy người ta nói đến. Nên đành mạo muội có vài lời.
Bất cứ bài nào tôi viết, tôi muốn mọi người hãy đặt mình vào … không gian để nhìn hết toàn bộ một bức tranh từ trên cao. Ngó ngược về quá khứ ÍT NHẤT là 100 năm trong quá khứ, và phóng tầm mắt 100 năm vào tương lại để viết. Chứ còn mà nhìn vào một góc nhỏ, phán xét thì e rằng thế nào cũng có thiếu sót.
Chuyện về bức tranh, có nhiều thông tin rất sai. Thậm chí là các trang mạng công giáo hay cây bút có uy tín. Tôi xin được dành vào bài sau. Bài này, tôi nói chuyện nước Pháp thôi.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi đọc cái tiêu đề là nước Pháp đã chết?
Đúng vậy, nền cộng hòa và tinh thần Pháp đã vì nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan đã bị giết lần mòn trong quá khứ.
Ngay từ cuộc cách mạng Pháp 1789, khi những kẻ nổi loạn phá ngục Bastille xong thì chỉ sau đó 48 tiếng, người ta thống kê số linh mục bị giết là 200, cùng với 3 giám mục. Đó là con số người ta thống kê được, chứ số tu sĩ bị giết không được thống kê hay chạy sang các nước khác thì phải đến hàng ngàn. Dĩ nhiên các nhà thờ bị phá thành bình địa, trừ các vùng ngoại ô quanh Paris, nơi dân chúng còn khá hiền lành và trung thành với giáo hội.
Nếu so với cuộc cách mạng tháng 10 Nga thì số người chết và nhà thờ còn rất nhỏ. Sau 1 năm cuộc cách mạng do bọn Bolsevic lãnh đạo năm 1917, gần 130 ngàn tu sĩ chính thống giáo được cho là đã bị giết dưới nhiều hình thức. Báo Life năm 1939 thống kê, chỉ riêng Moscow, từ số 16 ngàn nhà thờ, nhà nguyện, dòng tu … thì số còn hoạt động sau đó chỉ còn … 16. Từ 16,000 mà còn 16. Dễ sợ không?
Nhưng Pháp không thể ví với Nga được. Tại Nga là do nạn cộng sản, vốn xem tôn giáo là thuốc phiện và họ tin vào vô thần, hoành hành mà mới ra thế. Còn Pháp, vốn được mệnh danh là TRƯỞNG NỮ CỦA GIÁO HỘI, công giáo toàn tòng và là những con chiên trung thành với giáo hội, lại có ngày quay lại cắn xé chính nguồn cội của mình. Cũng giống như, người ngoài có chưởi bới bạn ra sao mặc lòng, nhưng chính con cái bạn lại quay ra phản bội lại bạn, thì nỗi đau ấy sẽ tăng lên rất nhiều lần.
Lịch sử Pháp cho đến thời điểm hiện đại có tổng cộng 1376 vị thánh và á thánh. Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20, Pháp có tổng cộng 376 vị được vinh thăng hồng Y. Nhiều nhất là thế kỷ thứ 14 và 20. Thế kỷ 14 vì năm 1309 đến 1376, ngai tòa thánh Phêrô được dời về Avignon, và tồn tại dưới 9 triều Đức Giáo Hoàng. Viết sơ vậy để chúng ta có cái nhìn về tầm quan trong của Pháp trong lịch sử giáo hội.
Tuy chỉ xếp thứ 4 trong các số các quốc gia được phong thánh và thứ 5 trong số các quốc gia có nhiều hồng y, nhưng với tòa thánh Vatican, Pháp luôn là nơi đóng góp nhiều cả về tinh thần lẫn vật chất cho sự phồn thịnh Kitô giáo trên toàn thế giới. Với Việt Nam, Pháp không còn xa lạ. Bà thánh Theresa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng các xứ truyền giáo, và thánh Gioan Vianney, cha sở họ Ars, bổn mạng các linh mục là trong số 2 trong rất nhiều vị mà giáo dân Việt Nam ai theo đạo cũng phải nằm lòng.
Thế thì những số liệu trên có liên quan gì đến chuyện tôi nói nước Pháp đã chết?
Xin thưa, đó là mặt tôn giáo, nhưng sao những ánh sáng chiếu rọi ấy không tô điểm ánh hào quang cho nước Pháp để họ ra đạo đức và đi trên con đường công chính. Xin thưa, đó là vấn đề chính trị.
Để giải thích, tôi lại cho bạn lui ngược gần ta 1 chút. Năm 1919, ở hội nghị Versaille với sự tham dự của Mỹ, Anh, Pháp, và Nhật … nước Pháp đã hành xử điều mà người Đức căm thù đến tận xương tủy và không bao giờ tha thứ. Họ đâm thọc.
Ỷ là nước chủ nhà, Pháp đã đòi hỏi quá nhiều. Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau muốn Mỹ và Anh PHẢI TÌM MỌI CÁCH triệt hạ Đức, từ kinh tế, chính trị, và cả quân sự để bảo đảm nước Đức sẽ không bao giờ còn có khả năng xâm phạm vào nước Pháp nữa.
Đàn anh Mỹ, đứng đầu là tổng thống Wilson đã tỏ rõ mình là thủ lĩnh đầu đàn, đã có những hành động quyết liệt để cho Đức không còn có một cơ may nào mà ngóc đầu lên. Nhưng ông đã đánh giá thấp tinh thần của người Đức. Và thế chiến 2 đã xảy ra sau đó.
Có bạn sẽ thắc mắc hỏi tôi là tại sao người Đức họ không đánh Mỹ để trả thù mà dùng người Nhật? Câu hỏi hay, nhưng không phải là dễ trả lời.
Vào năm 1940, trước vụ Trân Châu Cảng xảy ra, ở Mỹ có 126,947 người Nhật theo thống kê ngày 2 tháng 9 (dân số Nhật lúc ấy chừng 73 triệu).
Thế người Đức? Cũng thống kê dân số trước chiến tranh để chuẩn bị cho đăng lính đánh thế chiến, ở Mỹ có 1,237,000 người Đức, đứng thứ 2 sau người gốc Italy. Đó là chưa kể con số gần 5 triệu trẻ em Đức được sinh ra và có quốc tịch Mỹ. Dân số Đức lúc ấy là 69,838,000 theo thống kê cùng năm.
Bây giờ quay lại câu hỏi là sao Đức không dùng nội gián Đức đánh Mỹ như Nhật dùng người Nhật thám thính Trân Châu Cảng?
Xin thưa, người Đức họ chán ghét đất nước thì họ bỏ đất nước ra đi. Nên lòng trung thành của họ với nước Mỹ cao hơn Nhật. Còn người Nhật thì di cư vào Mỹ chỉ vì kế mưu sinh nên cái gì có lợi cho họ thì họ theo, y như Việt Kiều ngày nay vậy. Tuy qua Mỹ chứ lòng còn hướng về Việt Nam, ở Mỹ vẫn chưởi Mỹ như hát hay. Qua Mỹ vẫn treo cờ việt cộng.
Và thế là sau trận ném bom Trân Châu Cảng, tất cả người Nhật đều bị gom lại và bỏ vào các trại tập trung theo một lệnh miệng không văn bản. Nhiều gia đình ly tán, nhiều cặp vợ chồng hai quốc tịch Mỹ – Nhật phải chia xa. Trẻ em bị tẩy não và được giáo dục riêng để khỏi đem lòng phản bội lại nơi chúng đã sinh sống.
Trong khi ấy, công dân Đức vẫn được trọng dụng. Đức tổng giám mục Boston, New York… là người gốc Đức. Bà diễn viên Marlene Dietrich, gốc Đức, vẫn được đóng phim và giao lưu với các chính trị gia. Nên nói về xã hội học, dân Châu Á là giống loài phản bội. Còn lý do Nhật hợp tác với Đức là do mất thuộc địa sau hiệp định Verseille 1919 mà tôi có viết trong bài trước, đau nhất là vùng Formosa ở Đài Loan, nơi mà ta hay nghe nói biển Việt Nam.
Hoạch định bắt tay với Nhật để đánh Mỹ xong, Đức trả thù cái đứa … đâm thọc làm mình khổ sở năm nào. Ngay từ lúc nắm đảng quốc xã, Hitler đưa ra cả một bản kế hoạch dài là phải tiêu diệt cho bằng được cái thằng lẻo mép Pháp. Cho đến thời điểm 1939, khi Đức bắt đầu có những động thái chiến tranh, có gần 75,000 thanh niên Pháp làm nô lệ trong các nhà xưởng sản xuất cho Đức. Gần 24 ngàn thiếu nữ qua làm lao công cho các gia đình Đức. Để làm gì? Để triệt hạ càng nhiều càng tốt sức sinh sản của nước Pháp. Thậm chí, có cả một đội ngũ các họa sĩ bực thầy chuyên vẽ các bức tranh … khiêu dâm trên tường các nhà máy, hay những đội duyệt binh xinh đẹp đi ngang nhà máy. Để làm gì? Để cho công nhân Pháp … thủ dâm và triệt hạ khả năng sinh sản.
Sinh suất của Đức lúc gần chiến tranh thế giới 2 đạt gần 32%. Nhiều gia đình thậm chí sinh 3-4 đứa cho 1 lần sinh.
Với Pháp thì sao?
Ngoài thuê nhân công Pháp trong độ tuổi sinh để, Đức siết chặt lượng thuốc men được tuồng vào Pháp. Số tử ở các bệnh viện Pháp năm 1939 đạt mức …. 40 – 50%. Tức 10 người vào bệnh viện liên quan đến mổ, đẻ… thì 5 người chết. Vào tháng giêng năm 1940, trước khi Đức mở mặt trận phía tây, dân số Pháp có 41,400, 000 người. Đến cuối tháng 11, năm 1942, dân số Pháp chỉ còn 38,000, 00.
Cũng thống kê năm 1942, thì nước Pháp có 258,350 đám cưới; 14,332 gia đình li dị; 544,683 trẻ em được sinh ra, trong số ấy có 16,001 trẻ chết ngay khi sinh. Số tử là 638,298, đó là chưa kể số 38,169 trẻ em trong số sinh suất bên trên chết trước khi được 1 tuổi. Số người chết còn cao hơn số người sinh. Mà điều này không lạ trong vài năm trước đó. Năm 1939 chẳng hạn, số người chết cao hơn số người sinh là 35,758 người. Sang năm 1939, Đức làm mọi cách triệt hạ nên con số vọt lên 199,653 người. Sang năm 1941, nó lại giảm xuống 166,995. Như vậy, tổng số người chết sau 4 năm từ 1939-1942 cao hơn so với số sinh là 496,031 người.
Bạn có thể hơi choáng với những con số và không hình dung với sự sụt giảm này. Tôi chỉ xin đưa ra 2 số liệu này thêm để bạn dễ thấy. Năm 1876, khoảng gần 87 năm sau cuộc cách mạng Pháp, thì số trẻ em sinh ra là 1,022, 200 bé. Trong khi năm 1941, số sinh giảm xuống còn 518,000. Thống kê của chính phủ Pháp lúc ấy viết, nếu tình hình cứ tiếp tục thế này thì dân Pháp năm 1985 sẽ là 26 triệu dân. May mắn, do sự trợ giúp quốc tế, và Mỹ, dân số Pháp đã không bi quan như thế. Dân số đạt 55,108,106 người vào năm 1985.
Nhưng liệu con số này có phải là từ người Pháp chăng?
CÂU TRẢ LỜI LÀ KHÔNG.
Vậy từ đâu?
Từ các thuộc địa kéo về. Cứ mỗi lần Pháp mất 1 thuộc địa, nó lại gồng gánh lên mình nhưng ghẻ chóc của dân di cư: Algeria, Việt Nam, Syria, Marocco, Tunisia, Lebanon … Người Pháp quá nhân từ, hễ cứ mỗi cuộc chiến, họ mang về cho mình tất cả công dân và kiều dân bản xứ kết hôn với người Pháp. Thậm chí mồ mả, như mộ vua Thành Thái là một ví dụ. Nên nói Pháp gốc có còn bao nhiêu đâu? Gene của dân con gà trống Goloa đã phai lạt hết. Dân Paris không còn cái giọng Parisien như dân Hà … Lội không còn nói tiếng xứ thanh lịch Tràng An vậy.
Bài này dài, tôi sẽ cắt ra viết tiếp bài sau về ảnh hưởng văn hóa qua sự cố trên nhưng có mấy kết luận:
– Pháp cho dân nhập cư kéo về về làm phai lạt di căn tính và văn hóa bản địa. Cũng như Mỹ sau mỗi cuộc chiến đem về biết bao dân di cư: 50 ngàn cô gái Nhật, 52 ngàn cô gái đại Hàn, khoảng 49 ngàn cô gái Việt lấy chồng Mỹ, con số ấy cao hơn với gái Phillippin: 68 ngàn. Rồi mở toang biên giới như hiện nay với gần 20 triệu từ 86 nước trên khắp thế giới. Vậy Mỹ có phải chăng sẽ là hình ảnh của Pháp trong quá khứ và cú trời đánh của Olympic 2024 vào 4 năm sau?
– Ông Trump là dân gốc Đức, mà chính sách ông với Châu Âu rất cứng rắn. Muốn giữ an ninh là phải bỏ tiền, không có để Mỹ bao bọc hoài được. Cũng như vấn đề Ukraina, không có đánh cho bằng chết hết mà phải chấm dứt. Còn dân Việt ta, hở ra là chưởi, là đòi move sang nước khác ở nếu không vừa ý với ai. Vậy có khác chi dân Nhật xưa, sống ở Mỹ mà lúc nào cũng hăm he phản bội lại nơi vùng đất mà mình đang tạm dung?
Từ một sự kiện, tôi mong muốn anh chị em mở rộng tầm nhìn lên, để tôi còn có hứng thú mà viết về tầm nhìn của nước Mỹ trong tương lai và sự duy trì nòi giống dân tộc Việt ở xứ người cả về văn hóa, cư xử, giáo dục, ngôn ngữ… để chúng ta có những đường hướng ngay từ lúc này.
Có thành Pháp, thành Nhật, thành Mỹ… là do những ai có kiến thức định hướng cho giới trẻ ngay từ bây giờ. Nếu không làm ngay, e là chúng ta sẽ mất luôn tiếng Việt ở đất nước này sau vài thế hệ.
Và biết đâu 50 năm sau, sẽ có những kẻ làm đạo diễn cho thế vận hội nhằm bôi nhọ tôn giáo có nguồn gốc là người Việt thì sao?
Biết đâu được….
Hao Duc Nguyen
Ngày 29/7/2024
Be the first to comment