50 Năm Nhớ Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa (1975-2025)

Đọc tựa dề “50 Năm Nhớ Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa (1975-2025)”, thì điều đầu tiên ta thử xét định nghĩa, khái niệm thế nào là văn hóa.

Theo ý niệm văn hóa của tổ chức UNESCO tức tên viết tắt của tổ chức United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, mà tiếng Việt là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc. Khái niệm văn hóa theo UNESCO: Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động, sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua nhiều thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy hình thành nên một hệ thống giá trị, truyền thống và thị hiếu, những yếu tố này xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.

Như vậy dặc tính truyền thống, cổ truyền dược nhấn mạnh. Và văn hóa cổ truyền, hay văn hóa truyền thống, bao gồm các tập quán, giá trị, niềm tin, và ngôn ngữ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một cộng đồng hoặc xã hội. Đặc trưng bởi sự lâu đời và gắn kết sâu sắc với lịch sử, văn hóa cổ truyền góp phần xác định danh tính và cảm giác thuộc về một cộng đồng. Nó không chỉ bao gồm di sản vật thể (tangible heritage) như công trình kiến trúc và tác phẩm nghệ thuật mà còn bao gồm di sản phi vật thể (intangible heritage) như nghệ thuật trình diễn kịch nghệ, điện ảnh, văn học, thi ca, kiến thức giáo dục, âm nhạc, và tín ngưỡng.

Như thế thì bài viết này sẽ xoáy quanh cụm từ văn hóa, mà văn hóa gồm cả văn học, giáo dục, sách vở. Do vậy bài mang tính bút ký, hay tâm bút trải rộng tâm tư, vốn u uất với người viết, và tới chết vẫn không thể nguôi ngoai, sẽ theo xuống tuyền đài Peek Family.

Văn hóa khi mang tính cổ truyền thì nó vốn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền bá những giá trị cốt lõi của một cộng đồng, hay cho một dân tộc, giúp nuôi dưỡng và phát triển tinh thần và bản sắc dân tộc. Nó cũng là nguồn gốc của sự sáng tạo và đổi mới, khi những yếu tố truyền thống được kết hợp và tái diễn liên tục trong các bối cảnh mới. Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, văn hóa cổ truyền còn giúp duy trì sự đa dạng văn hóa và nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các nền văn hóa khác nhau.

Khái niệm văn hóa cũng bao hàm những yếu tố sinh tồn trong cuộc sống, vì loài người đã sáng tạo và phát minh ra như ngôn ngữ, chữ viết, môn triết học, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về cách ăn mặc, thực phẩm, nhà ở, phong tục, tập quán, tục lệ và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh ra những giá trị mà con người sử dụng, do đó tất cả các thứ ấy tức là văn hóa.

Kế tiếp, hãy bàn về di sản văn hóa, yếu tố bao gồm cả hai loại như văn hóa vật thể (tangible) và văn hóa phi vật thể (intangible), và nó là một phần quan trọng của bản sắc cộng đồng dân tộc, của quốc gia, đóng vai trò là nguồn gốc của tri thức, của trí nhớ và thuộc tính văn hóa cho các thế hệ tương lai. Trong giới hạn của bài bút ký này, tác giả xin trình bày 2 yếu tố then chốt trong trí nhớ cũ về giá trị của nền văn học, cùng sách vở và nền giáo dục quý báu của nước Việt Nam Cộng Hòa.

oOo

Xét về di sản sách báo Miền Nam Việt Nam, hay riêng về phạm vi văn học miền Nam trước 1975. Trích theo tài liệu như tác phẩm Tuyển tập II Chân dung Văn học Nghệ thuật và Văn hóa của nhà biên khảo Ngô Thế Vinh như sau:

Biến cố 30 tháng Tư, 1975 đã đưa tới bi cảnh bức tử vô cùng đau thương của nền văn học tự do của Miền Nam Việt Nam, một nền văn học có thể nói là rực rỡ nhất, sau nền văn học tiền chiến, song nó thật sự đa dạng hơn nhờ một bầu không khí tự do dù là tương đối, và bởi vì nó mang một tinh thần nhân bản, dân tộc và song song cùng yếu tố khai phóng, vốn là nền tảng của chính thể Việt Nam Cộng Hoà.

Sau khi Cộng sản Miền Bắc cưỡng chiếm Miền Nam, ai cũng đã biết là nơi nơi sách vở và các sản phẩm văn hoá đủ loại đã được lưu hành dưới thời Cộng hoà đều bị lên án là “đồi trụy”, “phản động”, một phần bị đốt, còn thì tất cả bị cấm đoán tản mác, giấu giếm, trong một chủ trương lãnh đạo u mê, thui chột tri thức, não trạng kém cỏi ngu dân của nhà cầm quyền cộng sản. Theo một ước tính, có khoảng 180 triệu đơn vị văn hoá phẩm, trong đó gồm nhiều sách báo thời tiền chiến đã được di tản vào từ Bắc vào Nam năm 1954 và được tái bản tại Miền Nam, đã bị tiêu hủy hay bị triệt để cấm đoán. Cũng trong thời kỳ này, các văn nghệ sĩ Miền Nam, nếu không may mắn thoát được ra nước ngoài, đã bị bắt bớ và lâm vào vòng lao lý tù tội.

Như trên dã dề cập, tài liệu tham khảo tác phẩm biên khảo Tuyển tập II Chân dung văn học nghệ thuật và văn hóa của Nhà văn Ngô Thế Vinh. Đây là một công trình mang tính chọn lọc bài bản ‘anthology’ khi giới thiệu 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hóa thành danh thời trước 1975 ở miền Nam Việt Nam. Những tác phẩm, chân dung và chứng từ trong tuyển tập này minh chứng cho một nền văn nghệ nhân bản, năng động và đột phá đã bị bức tử sau biến cố 30/4/1975. Do đó, tuyển tập là một nguồn tham khảo quý báu về di sản của nền văn nghệ và giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa.

Để hiểu thấu đáo ý nghĩa của văn tập này, cần phải điểm qua diễn biến của nền giáo dục và văn nghệ miền Nam thời Việt Nam Cộng Hòa trước và sau 1975. Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chỉ tồn tại vỏn vẹn 21 năm (1954-1975). Nhưng trong một quãng thời gian tương đối ngắn ngủi đó, VNCH đã để lại một di sản quý báu về một nền giáo dục mà ngày nay có người “tiếc nuối vô bờ bến”.

Vì sao vậy? Thưa ngay là vì đó là một nền giáo dục của nước VNCH được xây dựng trên ba trụ cột Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng. Nhân Bản là lấy con người làm gốc, là cứu cánh chứ không phải phương tiện của đảng phái nào. Trụ cột Dân Tộc là nền giáo dục đó có chức năng bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Trụ cột thứ ba là Khai Phóng là nền tảng để nền giáo dục tiếp nhận những thành tựu và kiến thức khoa học kỹ thuật trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ và các giá trị văn hóa nhân loại, giúp cho Việt Nam hội nhập thế giới.

Ngoài giáo dục, VNCH còn để lại một di sản đồ sộ về văn học và nghệ thuật. Những ai may mắn khi lớn lên và được thụ hưởng những tác phẩm trong nền văn học đậm chất nhân văn đó, được tiếp xúc với những tư tưởng mới từ phương Tây qua những sách dịch và sách triết học. Nếu phải mô tả một cách ngắn gọn là nền văn nghệ đó, tôi xin tóm tắt trong bốn chữ: nhân bản, tươi sáng, năng động, và đột phá. Tính nhân bản và tươi sáng có thể thấy rõ qua những tác phẩm thơ và nhạc được giới thanh niên yêu thích. Tính năng động và đột phá được minh chứng qua những diễn đàn quan trọng như tạp chí Bách Khoa, hay Sáng Tạo, hay Quan Diểm đã từng làm say mê thế hệ tú tài 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa của chúng tôi một thuở không quên. Nhà văn Võ Phiến từng nhận xét rằng, “Trước và sau thời “1954–1975”, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy.”

Tuy nhiên, sau biến cố 1975, nhà cầm quyền mới với chủ trương “chuyên chính vô sản” đã có nhiều biện pháp nhằm hủy diệt những di sản đó. Với sự phụ họa của một số cây bút ngoài Bắc và một số người “nằm vùng”, trì thức do Mao suy tôn trong Nam, họ kết án rằng nền văn nghệ VNCH là “văn học thực dân mới” hay “văn học tư sản”, “văn học theo dế quốc Mỹ” chỉ có mục đích phục vụ cho thực dân, đế quốc. Họ thóa mạ, chụp mũ cho các tác giả miền Nam là “những tên biệt kích văn hóa“, “phản động”, “suy đồi“, “thù địch với nhân dân“, “phục vụ đắc lực nhất cho Mỹ Ngụy“,… Ôi, sao lại “sinh lầm thế kỷ” như phong ngữ của cụ giáo Vũ Hoàng Chương. Tố giác không thương tiếc qua luận điệu vu khống và mạt sát đủ điều, nhà cầm quyền còn phát động nhiều chiến dịch truy quét tịch thu và tiêu hủy sách báo cũ, và bắt giam nhiều tác giả nổi tiếng trong các trại tập trung để “cải tạo tư tưởng”. Chiến dịch tiêu diệt di sản của nền văn nghệ VNCH được thực hiện một cách có tổ chức và kéo dài đến hơn 20 năm.

Ôi, ngậm ngùi thay cho nền xuất bản rực rỡ của miền Nam; vào năm 1974, giáo sư Lê Bá Kông, Chủ tịch Hội Các Nhà in và Xuất bản thời Việt Nam Cộng hòa cho biết miền Nam có khoảng 180 nhà xuất bản lớn nhỏ. Trong khi đó, miền Bắc chỉ có 21 nhà xuất bản.

Nhà văn hóa Nguyễn Hùng Trương góp công lao không nhỏ cho gia tài sách vở đồ sộ của ông, một người bị quy chụp tội danh chống phá “cách mạng” chỉ vì mê sách vở, eo ơi lại sinh nhầm thế kỷ với di sản sách vở của “ông Khai Trí, năm 1975 kho sách 60 tấn của ông bị tiêu hủy, say máu teo não, ngu dân đã đốt cháy rụi”.

Từ năm 1954 cho đến giữa năm 1972, trung bình mỗi năm miền Nam xuất bản hơn một ngàn tựa sách, tổng cộng 21.279 tựa sách đã được xuất bản. Một số tác giả dẫn số liệu năm 1972 của Ủy hội Quốc gia UNESCO Việt Nam thì có khoảng ba nghìn đầu sách được cấp phép xuất bản hàng năm. Năm 1963, nhà văn Đoàn Thêm cho biết chỉ trong ba năm (từ 1961 đến 1963) đã thấy 2.624 nhan đề sách, nhiều nhất là tiểu thuyết và thơ. Ông nhận định, sau năm 1954, văn nghệ miền Nam đã sống động hơn rất nhiều, nhờ sự đóng góp của các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ di cư từ miền Bắc. Trong ba năm 1965, 1970 và 1973, miền Nam đã nhập về tổng cộng 96.392 tấn giấy. Giấy được dùng để in nhiều ấn phẩm khác nhau, trong đó có sách. Hậu quả của sự vùi dập đó là một thế hệ người Việt hoặc là không hiểu biết gì về nền văn nghệ VNCH, hoặc là hiểu biết một cách méo mó do chánh sách tuyên truyền gây ra.

Khi nhà cầm quyền Liên Sô năm 1989 qua viên Tổng bí thư Mikhail Gorbachev cho ra chính sách cởi mở (dètente), và cải cách dân chủ, tự do hóa chính trị (Glasnost/Perestroika) rộng rãi, dẫn đến Khối Cộng Sản Liên Sô và Đông Âu tan rả, sau đó kéo theo các dồng chí Việt Nam teo não ngu dân đã loay hoay a dua thay đổi cục bộ. Năm 1984 kỹ nghệ internet ra đời ở Mỹ, để đón nhận đầu tư quốc tế, Việt Nam phải áp dụng hạ tầng cơ sở thông tin internet vào năm 1997. Kể từ đó bức màn tre giấu giếm tin tức, bức màn sắt độc đoán, gò bó sắt máu của CSVN được hạ nhiệt đôi chút. Do đó, quan điểm của giới cầm quyền về nền văn nghệ cộng sản có nới lỏng thay đổi xã hội. Theo thời gian, cộng sản đã nhận thức rằng nền văn nghệ thời VNCH là một di sản văn nghệ của dân tộc. Theo đó, nhiều tác phẩm văn học và sách khảo cứu văn hóa thời VNCH đã được tái xuất bản, và khá nhiều nhạc phẩm tiêu cực, rên rỉ lụy tình, “ủy mị” được sáng tác từ trước 1975 đã được “cho phép” lưu hành. Nhiều tác giả từng bị vu cáo là “biệt kích văn hóa” cũng được ghi nhận là “okay đảng cho đúng đấy”. Theo một ước tính gần đây, đã có chừng nhiều tác giả thời VNCH đã được tái sinh cho việc “phục dựng”, lót tay đô la tác phẩm sẽ sống vững vàng thôi. Ông Đỗ Lễ ơi, chúng ta sinh nhầm thế kỷ.

Xin thêm về biến cố tiêu hủy sách vở in ấn thời Việt Nam Cộng Hòa, vị linh mục André Gelinas cho biết một số lượng lớn ước định khoảng 80.000 cuốn sách của thư viện Trung tâm Giáo dục Alexandre de Rhodes tại Sài Gòn đã bị đốt bỏ vô tội vạ theo chính sách tiêu diệt “văn hóa tư sản”.

Còn theo nhà báo Richard Dudman, phóng viên kỳ cựu của báo St. Louis Post-Dispatch, cho rằng chính quyền miền Bắc có lẽ đã không ngờ chiến thắng tại miền Nam lại đến nhanh như vậy, và họ đã không chuẩn bị kế hoạch tiếp quản phù hợp, nên đốt đi văn hóa của phe thù nghịch cần làm ngay do bênh teo não. Những nhận thức trả thù sai lầm đó và khiến sau này chế dộ cộng sản vì bản ngã tự tôn, tự mãn mà hậu quả loay hoay đi tìm một phương hướng triết lý giáo dục, một xu hướng văn học hiện đại theo mức độ quốc tế đã gián tiếp nói lên rằng nền văn nghệ và giáo dục VNCH đã đi trước thời đại.

Trong bối cảnh đó, Tuyển tập chân dung văn nghệ sĩ của Nhà văn Ngô Thế Vinh là một đóng góp có ý nghĩa.

Tuyển tập I bao gồm ‘chân dung’ của 16 tác giả và 2 nhà giáo: Mặc Đỗ, Như Phong, Võ Phiến, Linh Bảo, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Nguyễn Đình Toàn, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn-Xuân Hoàng, Hoàng Ngọc Biên, Đinh Cường, Nghiêu Đề, Nguyên Khai, Cao Xuân Huy, Phùng Nguyễn, Phạm Biểu Tâm và Phạm Hoàng Hộ.

Trong Tuyển tập II, bạn đọc sẽ ‘gặp’ 15 tác giả: Nguyễn Tường Bách & Hứa Bảo Liên, Tạ Tỵ, Trần Ngọc Ninh, Lê Ngộ Châu, Nguyễn Văn Trung, Hoàng Tiến Bảo, Lê Ngọc Huệ, Nghiêm Sỹ Tuấn, Đoàn Văn Bá, Mai Chửng, Trần Hoài Thư & Ngọc Yến, Phan Nhật Nam, John Steinbeck, và đặc biệt là nhà văn Dohamide (Đỗ Hải Minh).

Phải chi dề thi tú tài 1972 khi xưa ra đề tủ Ngô Thế Vinh, tác giả này xem như xơi cháo hàu tươi hải sản độn thêm bào ngư mà thôi!!!…

Song song với sự ghi nhận giá trị của nền văn học, văn nghệ VNCH, người ta cũng bắt đầu tìm hiểu và đánh giá đúng hơn về nền giáo dục VNCH. Ở miền Bắc Việt Nam trước 1975 và Việt Nam sau 1975 nền giáo dục CSVN không có triết lý giáo dục. Người ta mãi mò mẫm con voi, vẫn loay hoay đi tìm một triết lý giáo dục cho Việt Nam, nhưng dù đã có nhiều cố gắng mà vẫn chưa đi đến một sự đồng thuận, có lẽ vì sự chi phối quá nặng nề của thể chế toàn trị.

Có một chủ trương thời VNCH mà quí vị soạn sách giáo khoa CSVN ngày nay nên học. Đó là chương trình tiểu học cần rút nhẹ để: (a) đi sát với tuổi sinh lý và tâm lý của trẻ, thích ứng với nhu cầu thực tế; (b) tránh lối học nhồi sọ; và (c) gắn liền học với hành, hòa đời sống của học sinh vào đời sống thường nhật, khiến học sinh có nhiều cơ hội học hỏi ngỏ hầu giúp ích cho xã hội. Ở Việt Nam, giáo dục thời sau 1975 chú trọng chính trị nhồi sọ “hồng hơn chuyên” và có phần tẩy não con người, là một nguyên tắc cấm kỵ trong giáo dục vị nhân bản, hay là một điều tối kỵ, bởi vì yếu tố năng lực thực tài cần hơn búa liềm, B-40 hay AK-50 chân lý rõ như ban ngày.

Người ta cứ bàn bạc mãi về chương trình sách giáo khoa, nhưng càng làm thì càng sai. Sai quá nhiều đến nổi không ai dám tin là sẽ đúng nữa. Thiết nghĩ đơn giản như thế này:

(a) cứ lấy 3 nguyên lý giáo dục (nhân bản, dân tộc và khai phóng) thời VNCH trước 1975 làm nền tảng;

(b) lấy sách giáo khoa thời VNCH làm nền cơ bản, rồi soạn theo đó và nếu cần “vô tư” bổ sung sau sao cho phù hợp với thế kỷ 21. Ý niệm xem ra thật đơn giản. Chẳng có gì cần bàn thảo mà phải tham khảo những người cộng sản đi trước. Chính sách giáo dục về sau “hồng hơn chuyên” không có cơ sở đứng vững theo nhân tâm con người hay theo nhu cầu cho xã hội tiến bộ trong sự bình đẳng do tài năng thực sự.

Bây giờ hãy xét về các soạn giả sách giáo khoa thời trước 1975 đều là những thầy cô rất giàu kinh nghiệm sư phạm thuộc các cấp trung học hay tiểu học, nhất là cấp đại học. Với 2 cấp trung và tiểu học, chẳng ai có bằng tiến sĩ hay mang danh giáo sư. Thật ra, thời trước 1975 học trò chúng tôi vẫn gọi thầy cô trung học là “giáo sư”, trên căn bản khả năng sư phạm được tuyển dụng chuẩn mực định giá của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hồa. Còn nhớ chánh phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại không đầy 6 tháng mà đặt nền móng cho cả một nền giáo dục sau này. Sở dĩ VNCH làm được như vậy là vì các bộ trưởng trong nội các thời trước có năng lực, có thực tài.

Điều trớ trêu là ngày nay sau 1975, các soạn giả teo não khi soạn sách giáo khoa kiến thức, tri thức tùy hỉ tùy tiện, khỉ kể cả sách giáo khoa lớp 1, đều là “tiến sĩ”, “phó tiến sĩ” và “giáo sư”, “phó giáo sư”! Càng ngạc nhiên hơn nữa là họ không tự viết ra những câu chuyện đơn giản, mà cóp nhặt đó đây tài liệu giảng dạy, và việc xác minh bằng cấp là điều tế nhị, rất nhạy cảm như trường hợp của vị có bằng tiến sĩ mờ ám, khá hồ nghi của ông Vương Tấn Việt (tức ông ngài Thích Chân Quang).

Đến năm 1970, thêm một nguyên tắc khác được xem như diểm son của VNCH khi đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục miền Nam. Đó là lấy sự tôn trọng tinh thần khoa học, như các quốc gia tân tiến trên thế giới, làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam. Từ đó, giáo dục miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên nền tảng của Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng-và-Khoa học. Đây chính là kim chỉ nam làm cho nền giáo dục miền Nam liên tục tiến bộ nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt thời kỳ 1958-1975.

oOo

Sau khi lượt qua nửa thế kỷ về thời gian vàng son của nước Việt Nam Cộng Hòa phát triển vượt bực về nền văn học, cùng tác phẩm sách vở và nền giáo dục đại chúng có thứ tự quy tắc hẳn hòi, những giá trị văn hóa dù vật thể hay phi vật thể dược trình bày trong bài viết, người viết bài ngậm ngùi, nuối tiếc cho những giá trị về văn học hay nền cần giáo dục thiên về tính cách khai phóng, nhân bản, dân tộc và khoa học tiến bộ của Việt Nam Cộng Hòa bị mấy tay phường nhà mùa pắc pó mang chứng teo não, những kẻ say máu chiến thắng, mang não trạng tự tôn, tư ti và bị hội chứng tâm thần trầm cảm, chậm phát triển ám ảnh như nhà văn Dương Thu Hương cho nhận dịnh: “Tôi khóc ngày 30 tháng Tư 1975 vì thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ”, phát ngôn của người của đoàn quân say máu chiến thắng khi tiến chiếm thủ đô Sài Gòn. Mặc dù Việt Nam Cộng Hòa chỉ tồn tại trong 21 năm ngắn hạn (1954-1975), nhưng thành quả về văn học và giáo dục đã bước xa tốt đẹp.

Thành quả tốt đẹp ấy lại được chính những kẻ thắng cuộc nhận ra miền Bắc đã sai lầm. Cho nên nhà thơ phía Bắc Việt là Phan Huy cho bài thi ca khá dài, xin trích đoạn ngắn như sau:

Tựa: Cảm Tạ Miền Nam

Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt,…

Song vậy, hãy xem thêm một nhà thơ khác cũng thuộc nôi sinh của kẻ thắng cuộc đã ăn năn, cho thơ hối hận vì xâm chiếm miền Nam, xin trích doạn bài Sám Hối của thi nhân Trần Đức Thạch như sau:

Mái đầu tôi mỗi ngày càng nhanh bạc.
Với câu hỏi đất nước sẽ về đâu?
Thế hệ chúng tôi tội lỗi ngập đầu
Nhìn con cháu lòng muôn hổ thẹn…
Thế hệ chúng tôi một thời chinh chiến.
Thắng lợi mang về là xua đuổi văn minh.
Thắng lợi mang về là làm khổ dân mình.
Để đểu cáng lên ngôi gây tội ác.
Thế hệ chúng tôi hoàn toàn lầm lạc.
Quên dân tộc mình theo chủ nghĩa Mác Lênin.
Bệnh hoạn tư duy méo mó cách nhìn.
Gieo thù hận trong lòng con cháu….

oOo

Để tóm tắt và khép bài viết, tôi dùng những nhận định sau đây trong ý niệm hãy bảo tồn Văn Hóa di sản của dân tộc.

Theo bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO khẳng định, hành vi cố tình phá hủy các di sản đã trở thành một thủ thuật chiến tranh nhằm chia rẽ các xã hội về lâu dài trong khuôn khổ chiến lược thanh trừng văn hóa. Do đó, bảo vệ di sản văn hóa là một nhu cầu cấp thiết dù về an ninh, nhưng không thể tách rời với việc bảo vệ cuộc sống của con người.

Còn nhà truyền thông, kiêm nhà văn người Áo, Stephen Fry, cho rằng trong dòng chảy lưu động của thế giới không ngừng ấy, lịch sử văn hóa là tâm điểm lưu giữ ký ức tập thể của mọi người. Nó liên kết những con người trong cùng một cộng đồng dân tộc bằng một nền tảng chung, có một cội rễ chung, từ đó nó định hình nên ý tưởng về căn cước mang đặc tính của dân tộc (national identity), thường được diễn giải qua ba yếu tố: nói cùng một thứ tiếng, sẻ chia cùng một nguồn gốc văn hóa, và sinh ra ở cùng một quốc gia.

Vì lẽ đó cho nên tôi người viết bài muốn nói rằng một lũ người say máu chiến thắng năm xưa mang tội ác khủng bố, chuyên phá hoại như ngữ lục lâm thảo khấu CSVN không biết trọng giữ giá trị văn hóa lịch sử của miền Nam thì họ chỉ là những đứa con hư hỏng, lầm lạc của dân tộc mà thôi.

Việt Hải Los Angeles, viết cho nước mắt VNCH, 50 năm u uất.
Theo https://vietmania.blogspot.com ngày 6/3/2025

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*