Vượt Biên Bằng Đường Bộ: Từ Miền Bắc Việt Nam Qua Lào Đến Thái Lan


Dự Án LỊCH SỬ QUA CHUYỆN KỂ (Oral History)

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 một bản tin ở miền Bắc loan báo rằng chiếc xe thiết giáp của quân CSBV đã đâm thẳng vào cánh cổng Dinh Độc Lập tại thủ đô VNCH tại Sàigòn. Giữa tiếng reo hò của đồng nghiệp trong sở làm, Ông Dương Bá Cơ sững người như đang bị chiếc thiết giáp ấy lao thẳng vào mình! Anh đứng chết lặng trong bồi hồi, cuốn phim sống từ quá khứ bật dậy: Biến cố Cải Cách Ruộng Đất 1953, ông Nội anh và nhiều người thân khác đã bị giết giữa phong trào đấu tố dã man. Cá nhân anh phải sống khốn nạn dưới sự xa lánh của hàng xóm láng giềng…

Rồi sau khi Nam – Bắc “thống nhất”, anh phiêu lạc vào Nam tìm thân nhân nhưng cũng mục đích tìm đường thoát thân ra khỏi VN. Tình trạng sống còn khó khăn quá khiến anh lại trở về Bắc rồi ngầm thực hiện kế hoạch với người em và một người bạn nữa trốn sang Hạ Lào, vượt qua Cam Bốt để đến Thái Lan. Đoạn đường bộ vòng vèo trong núi rừng đầy cam go như vậy, tử thần luôn chờ trực từng giây – từng phút. Rồi toán ba người của anh đã bị bộ đội Việt Cộng bắt tại biên giới Cam Bốt -Thái Lan, chuẩn bị dẫn độ về lại VN. Họ đã phải liều chết tìm cách trốn thoát, nhưng người bạn anh chẳng may bị mất tích vĩnh viễn. Anh và người em đã bơi qua một nhánh sông Cửu Long để vào đất Thái dưới hai làn đạn liên tục đan nhau ở trên đầu của bộ đội VC lẫn của lính biên phòng Thái Lan.

Cái giá phải trả cho hành trình sống còn đi tìm Tự Do này sẽ không bao giờ kể cho xiết.

Kính mời quý vị đón xem cuốn phim tài liệu do chính ông Dương Bá Cơ trực tiếp kể lại, để thấu rõ được ý chí can trường khi phải gian nan trên bước đường đi tìm Tự Do mà cho đến ngày hôm nay vẫn còn biết bao nhiêu người dân Việt mong chờ được thoát khỏi chế độ ấy!

Rất cảm ơn ông Dương bá Cơ, một nhân chứng sống sinh ra dưới chế độ cộng sản miền bắc Việt Nam. Đã kể lại rất trung thực những gì đại gia đình đã gánh chịu, cũng như người dân ngoài ấy phải  trải qua….

Tôi chờ ngày này từ lâu rồi, chỉ có những người trong hoàn cảnh như ông trong độ tuổi và trình độ như ông mới có thể kể lại được phần nào những chuyện xảy ra ở ngoài Vỹ tuyến 17. Tôi cũng được sinh ra cùng thời với ông, nhân thân của Bố Mẹ nếu ở lại cũng đã giống như đại gia đình của ông… nhưng may mắn đại gia đình chúng tôi đã di cư vào Nam năm 1954. Chúng tôi được sống 21 năm thanh bình tự do …. nhưng sau đó tháng 4 đen ập đến, thì bố tôi bị đi “cải tạo” nhà cửa mất hết, phải tìm mua đất ở thôn quê để làm rẫy… vì là bố là sĩ quan VNCH gia đình công giáo, đã di cư… nên các anh em tôi không được vào đại học … Nên tôi biết là ông đã kể sự thật (dù chỉ mới là một phần nào thôi, Vâng làm sao kể hết được!?)

Rất mong có thêm nhiều Nhân chứng sống như thế này kể lại, để cho các thế hệ con cháu chúng ta được biết vì họ bị tẩy não từ nhiều thế hệ, có những thành phần chỉ nhắm mắt vào chửi rủa viết tục tĩu để lãnh mấy triệu bạc. Những người thế hệ của ông đã 70 và ngoài 70 tuổi hết rồi, nên hãy tiếp tục làm nhân chứng trước khi quá muộn.

Trân trọng những việc làm của kênh này, cũng như rất trân trọng những người “kể lại câu chuyện lịch sử của mình”. Xin cảm ơn.

Từ sau ngày bức tường ô nhục Berlin của nước Đức sụp đổ cách êm đềm không một giọt máu rơi vào cuối thập niên 1989, kéo theo cái chết của toàn khối Cộng sản Châu Âu, và tiếp theo là hệ thống Internet trên toàn thế giới, bộ mặt thật của Cộng Sản trên qua địa cầu này đã được phơi bày, sự sụp đổ của chúng chi là thời gian, không có một chính quyền tàn bạo nào đi ngược lòng dân mà tồn tại Vĩnh Cửu, có ai ngờ rằng dân tộc Do thái trở về xây dựng lại quê hương sau 4000 năm lưu lạc trên khắp thế giới? Trong nội bộ Đảng cộng sản VN giờ dã nát bét rồi vì tranh giành thế lực và tiền bạc, bổn phận của chúng ta bên này là nuôi dưỡng tu tưởng thế hệ trẻ, vạch trần sự tàn ác và bi oi của chúng, và khuyến khích họ con cháu ta đi tim sự thật qua Internet và sách báo trung thực về lịch sử VN, chúng là những ảnh sáng cuối đường hầm cho quê hương tâm tối.

* * *

Lịch Sử Qua Chuyện Kể là một trong những dự án của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt để lưu lại những câu chuyện trong ký ức, trực tiếp qua lời thuật chuyện của những người đã từng tham gia hay là nhân chứng trong các sự kiện lịch sử cận đại. Dự án này là một công trình nghiên cứu mục đích sưu tầm, lưu trữ và giải thích lịch sử người Việt tỵ nạn.

Những người Việt tỵ nạn sống sót cần có cơ hội trực tiếp chia sẻ cụ thể đầy cảm xúc về những kinh nghiệm mà mình đã trải qua, hoặc chứng kiến những biến cố lịch sử của dân tộc, trên con đường đi tìm tự do, cũng như là những khó khăn bước đầu định cư và lập nghiệp nơi xứ người. Đây là cơ hội để có thể thông cảm và hiểu biết lẫn nhau hơn giữa các thế hệ tỵ nạn; đồng thời cũng là tạo cho những thế hệ mai sau thấu hiểu, hãnh diện và nhớ ơn những hy sinh và can đảm của tiền nhân.

Nếu quý vị có những kỷ vật và câu chuyện muốn được chia sẻ, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua:
➤ Điện Thư: info@vietnamesemuseum.org
➤ Điện Thoại: 714-846-8438 (714-VHM-VIET)
➤ Trang Nhà: http://vietnamesemuseum.org
➤ Facebook: https://www.facebook.com/vietnamesemuseum
➤ Hộp Thư: P.O. BOX 27372, Santa Ana, CA 92799

* * *

PHIM TÀI LIỆU NỔI BẬT

Trạch Gầm – Bất Khuất Trốn Tù, Tự Tử, Thoát Chết Từ Trại Giam Cộng Sản – Câu Chuyện của Ông Nguyễn Đức Trạch

19 Thuyền Nhân Việt Nam Nổi Dậy Chống Lại Cướp Biển Thái Lan Theo lời kể lại của Ông Đoàn Văn Nguyên & Bà Trần Thị Ngọc

* * *

Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt
Vietnamese Heritage Museum (VHM) 

là một tổ chức vô vụ lợi 501(c)(3) với mục đích bảo tồn và giới thiệu di sản của Người Việt Tỵ Nạn. VHM thu thập, lưu giữ, và phổ biến các tài liệu, hiện vật, và chuyện kể về Người Việt Tỵ Nạn trong mục đích gìn giữ những di sản này cho các thế hệ hiện tại và tương lai để biết về cội nguồn.

Sứ Mạng
Sứ mạng của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt là hướng dẫn, phổ biến, chia sẻ và lưu trữ những di sản của Người Việt Tỵ Nạn.

Định Hướng
Những bộ sưu tập của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt gồm các chuyện kể, những tài liệu và hiện vật sẽ được phổ biến đến mọi người trên thế giới qua nhiều phương tiện như: trên mạng lưới toàn cầu, qua các cuộc triển lãm di động, và trưng bày thường trực tại viện bảo tàng. Di sản của người Việt tỵ nạn không chỉ dành riêng cho các thế hệ người Việt trong hiện tại và tương lai, mà còn là chứng tích của một đất nước và dân tộc qua một giai đoạn lịch sử đen tối, và là động lực để các thế hệ người Việt biết đứng lên đòi quyền tự quyết cho sự tồn vong mai sau.

Hỗ Trợ Sứ Mạng Của Chúng Tôi

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*