(Ảnh: Lê Giang trong phim Nhà bà Nữ)
Năm 2023, điện ảnh Việt mùa tết đang ảm đạm như quang cảnh buổi chợ về chiều. Nhà Bà Nữ xuất hiện cùng với tên tuổi anh Trấn Thành đã làm không khí “nghệ thuật thứ bảy” bớt hiu quạnh hơn.
Người ta ca ngợi đây là nét văn hóa bình dân đại chúng, góc khuất của các gia đình, xóm nghèo lao động thị dân miền Nam. Qua nhân vật bà Huyền (Lê Giang) bán bánh canh cua miệng chửi leo lẻo.
Lê Giang là vợ danh hề Duy Phương nhưng tiếc rằng xuyên suốt sự nghiệp diễn xuất của chị nó không có gì đặc sắc. Ngoài nét diễn phùng man trợn má, hỗn láo, lanh chanh tài lanh ngựa bà. Chị không còn bất cứ kỹ năng nào khác.
Nhà Bà Nữ của Trấn Thành thời điểm đó một lần nữa lại đem thứ bạo lực ngôn từ ra làm kim chỉ nam.
Bà Huyền chửi con, chửi rễ. Hết chửi con, chửi rễ rồi quay qua chửi khách. Bên nồi bánh canh cua. Gương mặt hầm hầm người đàn bà kia miệng mồm dơ dáy thốt ra đủ thứ “thằng chó, mẹ mày, đỉ mẹ mày”
Dạ xin thưa rằng người phụ nữ, người bán hàng miền Nam không có thói quen này. Văn hóa bạ đâu đụ đó bằng miệng lằn lưỡi mối là thứ văn hóa bị xa lánh, cô lập nơi đây.
Miền Nam không có những con mẹ già mất nết, vô học bán đồ ăn chửi leo lẻo. Cũng tuyệt đối không bao giờ có thứ thực khách lỗ tai trâu vừa ngồi ăn vừa ráng nghe nó chửi chó mắng mèo.
“Trời đánh còn tránh bữa ăn”. Người miền Nam tầng lớp lao động dẫu cho ít học hành tử tế nhưng vẫn biết giữ lễ, biết giữ quy tắc sống. Bạn ngon, tôi thách bạn mở tiệm ăn mà ngồi quát tháo, dằn mâm xáng chén. Ba bữa sau bạn tức khắc dẹp tiệm, không có tôi làm con bạn.
Trong văn hóa buôn bán miệt Lục tỉnh, dù nơi viễn xứ đất khách hay bổn quán sở tại. Con người miền Nam luôn coi trọng thái độ.
Bạn mua bó rau, chị, cô, em bán đồ cho thêm hai ba tép hành lá, năm sáu trái ớt hiểm. Bạn mua một chục cái hột gà, một chục trái đu đủ, trái dừa tươi. Người bán tính một chục ra mười hai, có nơi tính mười bốn, có chỗ tính mười sáu.
Ân tình người Nam bộ dành cho nhau luôn dư chứ không bao giờ thiếu. Từ kẻ xa lạ đến thân hữu. Con người nơi đây tương trợ nhau bằng lòng hiếu khách, tình chiến hữu, tình bà con đại bác bắn chục năm chưa tới.
Cho nên cái thứ văn hóa khả ố mà anh Trấn Thành đưa lên điện ảnh là thứ văn hóa dị tật, nó ở đâu đó chứ đách phải miền Nam.
Bạn nói những thằng như tôi hùa theo đố kỵ nhân tài như ảnh. Khà khà, ảnh tài thì tài nhưng cái tài đó là loại ăn đằng sóng nói đằng gió, nói bậy nói bạ, trây trét không cần thiết.
Anh làm phim nói lên hồn cốt, bản sắc, tập quán người Nam mà anh làm như đách đẻ. Vậy khen là khen cái gì?
Tôi nhớ lại một cậu bạn miền Bắc của tôi từng nhắn tin hỏi tôi về khái niệm Nam Bắc cách đây rất lâu, xin mạn phép, xin lỗi em anh chia sẻ ra đây một chút về cuộc trao đổi đó.
“Anh ơi! Cho em hỏi có phải người miền Nam ghét người miền Bắc lắm đúng không?”
Tôi ngạc nhiên: “Tại sao em hỏi vậy?”
“Em đang đi làm ở Singapore. Hôm đó em mua hàng thì thằng chủ hỏi em ‘mày Vietnam nhưng Nam hay Bắc? Em nói tao Bắc thì sao?”. Nó bảo “người Bắc bọn mày không tốt vì đã từng đi cướp miền Nam”
Cuộc trao đổi của chúng tôi giữa hai kẻ Nam Bắc đầy thiện chí. Không phân biệt sắc tộc, không đả kích chánh trị. Nó là cuộc nói chuyện cảm mến, cắt nghĩa cho nhau nghe về giá trị làm người. Để thấu hiểu rằng không có con người tuyệt đối xấu xa, mà chỉ có bọn nhân danh mọi điều tử tế để đạt mục đích, đạt được lợi ích trường cửu của chúng mới đáng phê phán.
Người Bắc họ còn hiểu chuyện, họ thậm chí ngưỡng mộ tư cách người Nam bộ đôn hậu, tử tế. Họ khen con nít trong Nam vô cùng lễ phép so với mặt bằng chung về chữ lễ.
Còn chúng ta. Một số kẻ ăn cơm miền Nam, uống nước miền Nam. Nói giọng miền Nam lại tự bôi nhọ chính mình bằng thứ văn hóa dị hợm, ngôn ngữ bá láp, ba trợn, đâm bang lòi tói.
Tôi cho rằng cái bọn miền Nam thiếu tự trọng, ngu tối kia mới càng đáng khinh bỉ hơn thứ mà quý vị hay mượn cớ chửi Bắc kỳ leo lẻo.
FB Đình Khôi
(LeVanQuy share từ FB Nguyen Huu Vinh)
* Người miền Nam trước đây không có thói quen chủi thề, chữ Nam viết hoa bao gồm tất cả cư dân từ vỹ tuyến 17 trở vô, ngay cả dân giang hồ cũng rất ít khi chửi thề nói tục. Đọc Điệu ru nước mắt của Duyên Anh ta sẽ thấy rõ điều đó. Những người cho rằng dân Nam ăn nói bỗ bã, bình dân nhưng chất phác là sai, quá sai. Người miền Nam nói chuyên lúc nào cũng bắt đầu bằng chữ “Thưa…” hoặc “dạ thưa” “cám ơn”, “xin lỗi” rất khiêm cung lịch sự chớ ít khi nói trỏng lỏng hay thô lỗ… đọc truyện Hồ Biểu Chánh sẽ thấy nét văn hóa đó đã có từ rất lâu rồi.
Be the first to comment