Lịch Sử Qua Chuyện Kể: Cựu Đại Úy Đoàn Trọng Hiếu

Dự Án LỊCH SỬ QUA CHUYỆN KỂ (Oral History)

Theo dòng sử liệu VNCH, trận chiến lớn nhất trong cuộc chiến chống lại cộng sản đó là trận An Lộc: Sau 68 ngày đêm, An Lộc đã bình địa, không viên gạch nào còn nằm trên một viên gạch nào. Quân số tử thủ tại An Lộc gồm có 6.350 quân nhân. Sau đó, QLVNCH đã tung lực lượng giải vây 20.000 quân nhân chống cự lại 40.000 quân cộng sản.

Tại Hội đàm Paris, Bà Nguyễn Thị Bình tuyên bố trong vòng 10 ngày An Lộc sẽ là Thủ đô của Mặt trận Giải phóng. Điều đó đã không bao giờ hiện thực. Sự kháng cự anh dũng của Quân Lực VNCH đã đánh bại cuộc xâm lăng của quân Cộng Sản Bắc Việt lúc bấy giờ. Những cuộc xâm lăng này đã hoàn toàn thất bại cay đắng, thiệt hại nặng nề về quân số.

Ông Cựu Đại Úy Đoàn Trọng Hiếu đã hiện diện trong toán quân đầu tiên tiếp viện nhảy vào An lộc, tiếp tục tử thủ sau 7 lần Cộng quân tấn công nhằm quyết tâm chiếm cho được thị xã An Lộc. Sau những ngày chiến đấu cam go, Quân đội VNCH vẫn giữ vững mảnh đất tự do thân yêu ấy. Đây là sự kiện thể hiện tinh thần chiến đấu và sức chống cự kiên cường các chiến sĩ VNCH.

Nhưng vận nước thay đổi, sau khi Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt vào cuối tháng 4 năm 1975, đại úy Hiếu đã bị tù đày, trải qua những ngày gian khổ trong trại tập trung khổ sai được gọi là trại “cải tạo.”

Kính mời quý vị lắng nghe lời thuật lại của chính cá nhân Cựu Đại Úy Đoàn Trọng Hiếu về những giây phút tử thủ của người lính VNCH, cùng những đau thương khốn khó của người tù dưới chế độ cộng sản.

Lịch Sử Qua Chuyện Kể là một trong những dự án của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt để lưu lại những câu chuyện trong ký ức, trực tiếp qua lời thuật chuyện của những người đã từng tham gia hay là nhân chứng trong các sự kiện lịch sử cận đại. Dự án này là một công trình nghiên cứu mục đích sưu tầm, lưu trữ và giải thích lịch sử người Việt tỵ nạn.

Những người Việt tỵ nạn sống sót cần có cơ hội trực tiếp chia sẻ cụ thể đầy cảm xúc về những kinh nghiệm mà mình đã trải qua, hoặc chứng kiến những biến cố lịch sử của dân tộc, trên con đường đi tìm tự do, cũng như là những khó khăn bước đầu định cư và lập nghiệp nơi xứ người. Đây là cơ hội để có thể thông cảm và hiểu biết lẫn nhau hơn giữa các thế hệ tỵ nạn; đồng thời cũng là tạo cho những thế hệ mai sau thấu hiểu, hãnh diện và nhớ ơn những hy sinh và can đảm của tiền nhân.

Nếu quý vị có những kỷ vật và câu chuyện muốn được chia sẻ, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua:

➤ Điện Thư: info@vietnamesemuseum.org
➤ Điện Thoại: 714-846-8438 (714-VHM-VIET)
➤ Trang Nhà: http://vietnamesemuseum.org
➤ Facebook: https://www.facebook.com/vietnamesemuseum
➤ Hộp Thư: P.O. BOX 27372, Santa Ana, CA 92799

* * *

PHIM TÀI LIỆU NỔI BẬT

Trạch Gầm – Bất Khuất Trốn Tù, Tự Tử, Thoát Chết Từ Trại Giam Cộng Sản – Câu Chuyện của Ông Nguyễn Đức Trạch

19 Thuyền Nhân Việt Nam Nổi Dậy Chống Lại Cướp Biển Thái Lan. Theo lời kể lại của Ông Đoàn Văn Nguyên & Bà Trần Thị Ngọc

* * *

Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt – Vietnamese Heritage Museum (VHM) là một tổ chức vô vụ lợi 501(c)(3) với mục đích bảo tồn và giới thiệu di sản của Người Việt Tỵ Nạn. VHM thu thập, lưu giữ, và phổ biến các tài liệu, hiện vật, và chuyện kể về Người Việt Tỵ Nạn trong mục đích gìn giữ những di sản này cho các thế hệ hiện tại và tương lai để biết về cội nguồn.

Sứ Mạng
Sứ mạng của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt là hướng dẫn, phổ biến, chia sẻ và lưu trữ những di sản của Người Việt Tỵ Nạn.

Định Hướng
Những bộ sưu tập của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt gồm các chuyện kể, những tài liệu và hiện vật sẽ được phổ biến đến mọi người trên thế giới qua nhiều phương tiện như: trên mạng lưới toàn cầu, qua các cuộc triển lãm di động, và trưng bày thường trực tại viện bảo tàng. Di sản của người Việt tỵ nạn không chỉ dành riêng cho các thế hệ người Việt trong hiện tại và tương lai, mà còn là chứng tích của một đất nước và dân tộc qua một giai đoạn lịch sử đen tối, và là động lực để các thế hệ người Việt biết đứng lên đòi quyền tự quyết cho sự tồn vong mai sau.

Hỗ Trợ Sứ Mạng Của Chúng Tôi

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*