Đối Chiếu Kế Hoạch Kinh Tế Giữa Donald Trump Và Kamala Harris

MỞ ĐẦU

Kính thưa quý vị đồng hương thân mến,

Cách đây hai tuần, người viết đã phổ biến bài “Kế Hoạch Kinh Tế Tổng Thể Toàn Diện và Chi Tiết” do Cựu Tổng Thống Donald Trump đưa ra khi ông được Câu Lạc Bộ Doanh Nhân New York gồm các doanh nhân giàu có và nổi tiếng của tiểu bang New York và của các tiểu bang khác mời đến để nói chuyện.

Trong bài “Tại sao tôi không bầu cho Kamala Harris làm Tổng Thống Hoa Kỳ 2024” người viết chỉ trình bày một số chính sách kinh tế mị dân của bà Harris nhằm xoa dịu sự bất mãn của toàn dân Hoa Kỳ trước nạn lạm phát cao và trường kỳ vẫn chưa chấm dứt. Gần đây Kamala Harris lại đưa ra thêm một số chính sách kinh tế nữa, chẳng những chỉ là vá víu, đơn lẻ mà còn mâu thuẫn nữa. Tất cả các chính sách kinh tế này không thể gọi là một kế hoạch tổng thể, toàn diện và chi tiết có mục tiêu chính yếu tối hậu rõ ràng. Thế mà bà nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống vào ngày 10/9/2024 là “tôi có một kế hoạch” và thách thức ông Trump đưa ra một kế hoạch kinh tế.

Kế hoạch kinh tế của cựu Tổng Thống Donald Trump đã được đề ra trong cuộc nói chuyện ở Câu Lạc Bộ Doanh Nhân New York vào ngày 5/9/2024, 5 ngày trước ngày tranh luận 10/9/24.

Nhưng vì thời lượng tranh luận cho mọi đề tài quá giới hạn (3 phút) nên TT Thống Trump không thể trình bày được trong trường hợp bất khả kháng như thê, nên những người phò Kamala Harris cho rằng ông Trump mất điểm.

Theo người viết, Kamala Harris mới học 1 hay 2 lớp Kinh Tế Nhập Môn và giỏi lắm là một lớp Sơ Cấp Kinh Tế Vĩ Mô cho nên chẳng hiểu biết một kế hoạch kinh tế phải như thế nào.

Thưa quý vị đồng hương, sở dĩ người viết phải viết bài đối chiếu này vì sợ rằng quý vị đọc kế hoạch kinh tế của ông Trump và các chính sách kinh tế vụn vặt và đơn lẻ của Harris ở 2 bài vào thời điểm khác nhau nên không nhìn thấy sự khác biệt trời vực, chỉ khi đọc cùng một lúc trong một bài thì mới nhận ra sự khác biệt sẽ rõ ràng như thế nào.

A- Kế Hoạch Kinh Tế Tổng Thể và Toàn Diện của Donald Trump

Vì không muốn bài viết quá dài, người viết chỉ tóm lược các chính sách kinh tế trong kế hoạch của Cựu TT Trump mà không đàm luận thêm. Các kế hoạch đó là:

I. Độc Lập Năng Lượng Xăng Dầu

Xăng dầu là dòng máu trong cơ thể kinh tế, ông Trump sẽ cho khai thác trở lại dầu thô trên đất liền liên bang và thềm lục địa, đặc biệt thềm lục địa ở tiểu bang Alaska. Cho khai thác dầu thô từ đá phiến ở tiểu bang Pennsylvania. Cho tái xây dựng hệ thống dẫn dầu thô Keystone XL từ Canada xuống Texas để chế biến xăng dầu.

II. Dùng nhiên liệu xăng dầu để xây cất các nhà máy sản xuất điện nhầm sản xuất điện lực tối đa. Để bổ túc thêm, tái xây cất thêm các lò nguyên tử sản xuất điện lực. Điện lực là sinh khí của cơ thể kinh tế được dùng trong mọi hoạt động sản xuất tài hoá và dịch vụ.

III. Hai yếu tố chiến lược trên nhằm khôi phục lại nền tảng kỹ nghệ sản xuất đã xuống cấp thê thảm và gần như kiệt quệ vì hàng ngàn công ty lớn nhỏ bỏ nước chạy sang đầu tư sản xuất ở Trung Quốc do thị trường rộng lớn và tiền lương rẻ mạt trong phong trào Toàn Cầu Hóa Kinh Tế dưới thời Bill Clinton, Bush Con, Barack Obama và Joe Biden.

Đây là 3 mũi dùi chiến lược hay là 3 cột trụ chiến lược nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế và tăng Tổng Sản Lượng Nội Địa Xổi -GDP- nôm na là làm “đồng bánh” lớn tối đa sau mỗi năm để mọi người dân được chia một miếng bánh ngày càng to và thơm ngon hơn.

IV. Các chính sách tài chánh và tiền tệ yếm trợ

1/ Giảm thuế suất doanh lợi từ 28 % hiện nay xuống 21 % để ưu đãi và kích thích cá nhân đầu tư sản xuất.

2/ Giảm thuế suất đánh trên tiền lời (capital gain) khi bán các bất động sản như đất đai nhà cửa v.v… từ 40% xuống 15%.

3/ Bỏ đánh thuế trên tiền thưởng (tip) tại các nhà hàng khách sạn và bỏ đánh thuế trên giờ làm việc phụ trội (over-time).

4/ Bỏ đánh thuế trên lợi tức An Sinh Xã Hội (social security benefits) cho các người về hưu.

5/ Tăng thuế cao trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc nhằm giảm nhập siêu 500 tỷ đô la mỗi năm, tránh đồng đô la chảy ra ngoài có ảnh hưởng tới hồi xuất và gây áp lực các công ty Mỹ trở về nước sản xuất tại nội địa.

6/ Áp dụng chính sách tiền tệ dễ dãi để tăng trưởng kinh tế qua việc giảm lãi suất chiết khấu của F.E.D để giảm lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất và dân chúng mua nhà cũ và mới, giúp kỹ nghệ xây cất nhà mới đang bị trì trệ. Gần đây, FED đã hạ lãi suất chiết khấu 0.5% để giảm áp lực thất nghiệp bắt buộc hiện nay 4%.

Nếu không có hai cuộc chiến tranh đưa tới tình trạng 5 triệu người bỏ khu vực “Tư” sang khu vực “Công” sản xuất khí giới, tỷ lệ thất nghiệp bắt buộc ở mức ít nhất là 9 % lực lượng lao động, khoảng 16.2 triệu người (180 triệu người trong lực lượng lao động nhân với 9%).

Dù hiện nay chỉ số thất nghiệp bắt buộc là 4.5%,  điều này cũng chứng tỏ nền kinh tế Hoa Kỳ đang suy thoái với nhiều người lao động bị thất nghiệp trong nhiều lãnh vực sản xuất và 2 ngân hàng lớn là Silicon Valley ở California và Signature ở New York đã phá sản khoảng hai năm trước đây.

V. Các chính sách khác

1/ Cựu TT Donald Trump quyết định sẽ cắt bỏ 50% các thủ tục và luật lệ kinh doanh khắt khe và như vậy cắt bỏ nhiều cơ quan thiếu hiệu năng làm nhỏ gọn chính quyền liên bang, tiết kiệm được nhiều tiền thuế của dân và đem số tiền này đầu tư vào hạ tầng cơ sở tạo thêm việc làm và lợi tức cho dân chúng.

2/ Cựu TT Donald Trump chủ trường Hoa Kỳ không còn làm bầu sữa cho các thành viên NATO và một vài cơ quan tại Liên Hiệp Quốc, như cơ quan Y Tế WHO, ông cũng chủ trương không tái gia nhập Hiệp Định Khí Hậu Paris vì sự đóng góp bất công. Ông tiếp tục bỏ NAFTA với Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại vì giao thương không công bằng và bỏ Hiệp Ước Nguyên Tử Quốc Tế với Iran vì không đi đến đâu và bị Iran lừa bịp.

3/ Trong năm đầu tiên nếu thắng cử ông sẽ trục xuất nhiều triệu di dân bất hợp pháp và tội phạm về Mexico là cửa ngõ xâm nhập. Nếu Mexico không chịu nhận về, ông sẽ áp dụng thuế quan rất cao trên hàng hóa xuất cảng của Mexico vào Hoa Kỳ và nền kinh tế của họ sẽ chao đảo và có thể sụp đổ.

4/ Cựu TT Trump chống phong trào Toàn Cầu Hóa Kinh Tế. Ông chủ trương “tất cả cho sản xuất nội địa và mua hàng Mỹ”. Vì ham rẻ các bộ phận sản xuất tại nhiều quốc gia có kỹ thuật kém, nguyên liệu kém nên phẩm chất không bảo đảm như trường hợp máy bay Boeing của hãng Delta gặp tai nạn làm chết nhiều hành khách mấy năm trước đây. Ông chủ trương ít nhất 90 % các bộ phận của một máy bay phải sản xuất và lắp ráp ngay tại Hoa Kỳ để bảo đảm phẩm chất. Những gì sản xuất ở Mỹ (Made in USA) phải là tốt nhất thế giới để giữ danh tiếng của một cường quốc kinh tế số một trên hoàn cầu.

VI. Chiêu mời những nhân vật tài giỏi

1/ Cựu TT Donald Trump đã đích thân mời nhà tỷ phú tài giỏi Elon Musk và được nhận lời thành lập một Ủy Ban chuyên biệt điều hành và kiểm soát tình hình tài chánh trong ngân sách liên bang, liên quan tới thu hoạch thuế má và chi tiêu của chính phủ nhằm tránh thất thoát thuế thâu và tránh chi tiêu bừa bãi qua nạn tham nhũng của các thế lực trong nhà nước ngầm.

2/ Cựu TT Donald Trump cũng mời ông Robert Kennedy Jr. danh tiếng đặc biệt chú tâm vào thực phẩm và cũng đã được nhận lời thành lập một Ủy Ban chuyên biệt về thực phẩm tại Hoa Kỳ, nhằm nghiên cứu kiểm soát và điều hướng kỹ nghệ thực phẩm, vì hiện nay tại Hoa Kỳ có quá nhiều người lớn và trẻ em mắc bệnh béo phì gây ra nhiều bệnh khác như tiểu đường, tự kỷ và  ung thư đủ loại. Các nhà nghiên cứu y tế cho biết sức khỏe tổng quát của người dân Hoa Kỳ thua kém xa các dân khác như Nhật Bản và Âu Châu.

Thưa quý vị đồng hương,

Trên đây là kế hoạch kinh tế tổng thể, toàn diện và chi tiết, hoàn toàn khả thi và sẽ mang lại thành quả tốt đẹp được gói ghém trong khẩu hiệu tranh cử trước đây và bây giờ “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” MAGA, tức là làm cho nước Mỹ thịnh vượng và phú cường trở lại qua chủ trương duy nhất và tối hậu là tăng trưởng kinh tế tối đa và trường kỳ hằng năm. Người viết tin tưởng Cựu Tổng Thống Trump đã hứa là sẽ thực hiện như ông đã chứng tỏ trong nhiệm kỳ đầu 2016-2024.

Người viết rất mong quý vị cho ông một cơ hội nữa để thực hiện những gì chúng ta và con cháu chúng ta đang mong ước, là những người sẽ thụ hưởng những thành quả tốt đẹp mà kế hoạch kinh tế của ông mang lại.

Hãy đi bầu thật đông và bầu cho Donald J. Trump là Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 47.

B. Các chính sách kinh tế đơn lẻ vá víu và thiếu hệ thống hóa của Kamala Harris

I. Các chính sách kinh tế đơn lẻ và mị dân

1/ Xử dụng 40 tỷ đô la để xây dựng các căn nhà rẻ tiền bán cho giới nghèo. Nhưng cho dù nhà rẻ cách mấy thì giới này phải có công ăn việc làm vững chắc kiếm đủ lợi tức để trả tiền vay ngân hàng gồm vốn và lãi hàng tháng. Với lãi suất vay tiền cao như hiện nay là 7.5%, vậy họ có đủ điều kiện này không? Vã lại vay tiền ngân hàng lúc này để mua nhà không phải dễ, phải có bảo đảm là có công ăn việc làm vững chắc, trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ vừa có lạm phát vừa có suy thoái kinh tế ở khu vực Tư.

2/ Tặng 25 ngàn đô la làm tiền đặt cọc cho những người mua nhà lần đầu, nhưng rồi thời hạn hàng tháng kế tiếp tính sao đây? Chủ nhà lấy tiền đâu ra để trả cho ngân hàng cả vốn lẫn lãi nếu không có việc làm vững chắc? Cũng rơi vào trường hợp như trên mà thôi.

3/ Gia tăng tiền giúp đỡ trẻ em lên tới 6 ngàn đô la một em, vậy lấy tiền ở đâu trong khi ngân sách liên bang thiếu hụt trầm trọng, chắc lại phải in ra tiền thêm, gây áp lực lạm phát hơn nữa.

4/ Ấn định giá bán thực phẩm sặc mùi cộng sản rất nguy hiểm và bất khả thi trái với thể chế kinh tế tư bản thị trường cạnh tranh tự do với luật cung cầu, tự nó ấn định giá bán tài hóa và dịch vụ một cách hữu hiệu tối hảo mà không có một cơ quan chính quyền nào có thể làm được. Các nhà cung cấp thực phẩm không ngồi yên vì kinh doanh thua lỗ khi sản phí trung bình cho mỗi đơn vị tài hóa cao hơn giá bán. Hậu quả đương nhiên là phải giảm số cung thực phẩm gây ra nạn khan hiếm, chợ đen và đầu cơ.

5/ Tặng 50 ngàn đô la cho người chủ tiểu thương nào thành lập cơ sở kinh doanh mới hoặc bành trướng cơ sở tiểu thương hiện có. Câu hỏi ở đây là lấy tiền ở đâu để tài trợ cho giới tiểu thương, vã lại nền kinh tế đang suy thoái thảm hại với Tổng Sản Lượng Nội Địa Xổi GDP không tăng mà lại giảm, thì lấy tài hóa ở đâu mà mua bán, lại còn gây ra áp lực lạm phát.

II.  Các chính sách kinh tế ăn cắp và bắt chước

1/ Kamala Harris hứa không đánh thuế trên tiền thưởng ở các nhà hàng hay khách sạn (tip) mà Cựu TT Donald Trump đã hứa từ lâu rồi khi ông vận động ở tiểu bang Nevada.

2/ Joe Biden & Kamala Harris đã đánh thuế quan rất cao khoảng 75% trên sắt thép nhập cảng từ Trung Quốc mà trước đây họ chống đối kịch liệt sự tăng thuế quan trên bất cứ hàng nhập cảng nào từ Trung Quốc. Đây cũng là một chính sách ăn cắp từ Donald Trump

3/ Kamala Harris tỏ ra mâu thuẫn khi muốn phục hồi lại nền tảng kỹ nghệ sản xuất nội địa nhưng không có chính sách nào ưu đãi và giúp đỡ khích lệ các công ty Mỹ từ Trung Quốc trở về nước đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho dân lao động nội địa, trái lại áp dụng thuế suất cao trên doanh lợi từ 21% lên 28% và thuế suất cao trên tiền lời mua bán bất động sản (capital gain) như nhà cửa cơ sở thương mại máy móc v.v…, từ 15% lên tới 40%.

III. Các chính sách kinh tế mập mờ tiền hậu bất nhất

1/ Khi ra tranh cử và đắc cử tổng thống năm 2020, Joe Biden & Kamala Harris bằng sắc lệnh hành pháp không cho các công ty khai thác dầu thô tiếp tục mướn đất liên bang và thềm lục địa để khai thác dầu thô, cấm khai thác dầu qua kỹ thuật phiến đá, không cho tiếp tục thực hiện dự án xây ráp đường dẫn dầu thô từ Canada xuống Texas, đến bây giờ bà vẫn nhập nhằng, không xác quyết rõ ràng về vụ này.

2/ Kamala Harris cũng chẳng đá động gì tới nguồn điện lực dồi dào bằng cách thiết lập thêm các nhà máy sản xuất điện tối cần cho mọi hoạt động sản xuất kỹ nghệ mà chỉ dựa vào sức gió và ánh nắng mặt trời, hiện nay chỉ chiếm 10% nguồn điện lực cho hoạt động sản xuất nội địa.

3/ Kamala Harris hứa sẽ phục hồi lại nền tảng kỹ nghệ sản xuất nội địa nhưng lại bỏ đói những “con gà đẻ trứng vàng” tức là các công ty sản xuất với các thuế suất cao như đã dẫn chứng ở trên.

4/ Kamala Harris chưa bao giờ nói tới tăng trưởng kinh tế hay tăng tổng sản lượng nội địa GDP, mục tiêu chính yếu và tối hậu làm cho nước Mỹ phồn thịnh và hùng mạnh. Có lẽ bà cũng chẳng hiểu tăng trưởng kinh tế và tổng sản lượng quốc nội là gì!

5/ Với đầu óc đầy rác rưỡi xông mùi ý thức hệ cộng sản tiêm nhiễm từ cha, Kamala Harris mơ mộng vươn tới một “thế giới đại đồng” (A equitable world) một thế giới thực ra là “cào bằng” như ở Việt Nam bằng chính sách đánh tư sản mại bản và đổi tiền làm cho toàn dân nghèo đói bằng nhau, chỉ trừ các đảng viên cộng sản giàu kêch xù như hiện nay, sự kiện này cũng đang xảy ra ở Hoa Kỳ.

Hãy nhìn Bill & Hillary Clinton sau 8 năm làm tổng thống, theo nhiều nhà điều tra thì tài sản của cặp vợ chồng này hiện nay gần tới cả trăm triệu đô la và quỹ từ thiện Clinton Foundation lên tới 21 tỷ đô la, George Bush Con, một RINO thuộc gia đình tài phiệt dầu hoả Texas đã trở nên càng giàu thêm khi vu khống Saddam Hussein sản xuất vũ khí sinh hóa hàng loạt, làm cái cớ để tiến đánh Iraq, tước đoạt các mỏ dầu ở Kuwait và Iraq, giết luôn cả nhà Saddam Hussein thuộc hệ phái Hồi Giáo Sunni, địch thủ không đội trời chung với Iran thuộc hệ phái Shiai, để rồi bây giờ Hoa Kỳ phải đương đầu với Iran, trung tâm tài trợ và huấn luyện các nhóm khủng bố Hồi Giáo ở khắp Trung Đông.

Tổng Thống da đen Barack Hussein Obama khi còn là Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Illinois tài sản chưa tới 1 triệu đô la,  sau 8 năm làm tổng thống tài sản ước tính lên tới 100 triệu đô la, có ba dinh thự, mỗi cái trị giá trên 15 triệu, nghe đâu còn mua một đảo nhỏ ở ngoài khơi Thái Bình Dương.

Cuối cùng là gia đình Joe Biden với 2 người em, các con trai gái, đặc biệt là con trai Hunter Biden dựa vào thân thế cha làm Thượng Nghị Sĩ, rồi Phó Tổng Thống 8 năm và Tổng Thống Hoa Kỳ (gần 4 năm), móc nối làm ăn với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trong nhiều năm. Còn 2 người anh em của Joe Biden cũng móc nối chạy chọt, vận động hành lang, cả gia đình trở nên giàu số, tài sản ước tính lên tới cả 100 triệu đô la.

Ngoài ra còn biết bao chính trị gia chuyên nghiệp trong cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ở cả ba ngành Lập Pháp, Hành Pháp. Tư Pháp như Nancy Pelosi, Diane Feinstein, Mitch McConnell v.v…, những người này toàn là các chính trị gia chuyên nghiệp mị dân hứa nhiều mà làm chẳng bao nhiêu, đặt quyền lợi cá nhân trên hết, nào có yêu nước thương dân gì đâu!

Thưa quý vị đồng hương,

Chỉ có tuyệt đại đa số công dân chúng ta, những người dân lành chính trực và thấp cổ bé miệng là nạn nhân khốn khổ của một nền chính trị thối nát, bất công và vô luân hiện nay, tất cả là do đảng Dân Chủ Tân Mác Xít gây ra.

LỜI CUỐI

Kính thưa quý vị đồng hương thân mến,

Kế hoạch kinh tế tổng thể toàn diện và chi tiết được hệ thống hóa theo khoa học của Cựu TT Donald Trump nhằm đạt được mục tiêu duy nhất và tối hậu là dân giầu nước mạnh, qua tăng trưởng kinh tế hay gia tăng tổng sản lượng nội địa cao và trường kỳ trong thịnh vượng và hùng mạnh mà bất cứ quốc gia nào lớn hay nhỏ trên thế giới đều mong muốn đạt được.

Trái lại, những chính sách kinh tế mị dân, vá víu, đơn lẻ, vay mượn và mâu thuẫn của Kamala Harris chẳng đưa ra một mục tiêu kinh tế chủ yếu tối hậu và rõ ràng nào! Kamala Harris còn khuyên chúng ta nên quên quá khứ và hướng về tương lai, mở một trang sử mới!

Thưa bà, làm sao chúng tôi quên được trong gần 4 năm qua, chúng tôi, những người công dân hợp pháp Hoa Kỳ đã là những nạn nhân khốn khổ do Joe Biden và chính bà gây ra. Làm sao chúng tôi có thể hy vọng vào tương lai với chiếc bánh vẽ “một nền kinh tế cơ hội” vô nghĩa, rỗng tuếch và mơ hồ?

Trong gần 4 năm qua, với cương vị một Phó Tổng Thống, bà chẳng làm được gì ích quốc lợi dân mà chỉ phá hoại, thì làm sao chúng tôi có thể tin được là bà sẽ mang lại thịnh vượng, phú cường cho đất nước và cho người dân Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống 2024-2028 tới đây?

Thưa quý vị đồng hương, người viết hy vọng quý vị đã đọc kỹ bài đối chiếu này để thấy rõ sự khác biệt trời – vực giữa kế hoạch kinh tế tổng thể và toàn diện của Cựu TT Donald Trump với những chính sách kinh tế mị dân, vá víu, vay muợn và tiền hậu bất nhất của Kamala Harris cho nhiệm kỳ bốn năm tới nếu đắc cử?

Người viết mong ước quý vị đồng hương sáng suốt, vô tư không thiên vị và theo lương tâm chính trực bầu chọn Donald Trump là Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 47, một người có “tâm” và có “tầm” lãnh đạo Hoa Kỳ trong hoàn cảnh thế giới đang gặp nhiều rối loạn và hiểm nguy, có thể đưa đến Thế Chiến Thứ III!

Mong lắm thay!

Kính chào,

Garden Grove, ngày 7/10/2024

Đỗ Ngọc Hiển
Cựu Giáo Sư Kinh Tế Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
(Góc nhìn của một công dân)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*