Khác Nhau Và Hỗ Tương Giữa Hai Nền Kinh Tế Sản Xuất Thực Sự Main Street Và Nền Kinh Tế Chứng Khoán Wall Street Ra Sao ?

Thử so sánh giữa hai nền kinh tế thực sự sản xuất main street và nền kinh tế chứng khoán (stock) hay wall street

Đây là lúc chúng ta so sánh hai nền kinh tế  được dùng để mô tả một là sự tương phản giữa người tiêu dùng nói chung, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp địa phương nhỏ (main street) với các tập đoàn đầu tư lớn (wall street).

Main Street đại diện cho những doanh nghiệp nhỏ và địa phương, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ, nhà đầu tư cá nhân nói chung và các công ty đầu tư độc lập nhỏ. Wall Street, với tư cách là biểu tượng của tài chính cao, đề cập đến các công ty đầu tư lớn, nhà đầu tư có giá trị tài sản ròng cao và các doanh nghiệp toàn cầu.

Có nhiều xung đột giữa hai bên, nhưng đồng thời cả hai cũng phụ thuộc lẫn nhau khá nhiều.

Thế thì Main Street và Wall Street có nghĩa là gì?

Riêng trong đầu tư, Main Street có thể được dùng để mô tả các nhà đầu tư cá nhân. Ngược lại, Wall Street đại diện cho các “tay tổ” đầu tư chuyên nghiệp và các “đại gia” giao dịch chứng khoán. Các nhà đầu tư Main Street thường đầu tư với số tiền khá nhỏ. Họ được coi là ít tinh vi chi tiết có tính may nhờ rủi chịu hoặc ít lý trí do ít trình độ hơn khi đưa ra quyết định.

Trái lại các nhà đầu tư Wall Street là những người có chuyên môn tài chính và quản lý khối lượng tài sản kếch xù hơn. Các nhà đầu tư Main Street có thể có định kiến cho ​​các nhà đầu tư Wall Street là những tay chuyên thao túng thị trường để thu được lợi nhuận to lớn.

Main Street và Wall Street cũng có thể đề cập đến các tổ chức đầu tư nhỏ và các công ty đầu tư lớn được công nhận trên toàn cầu. Hai loại công ty này phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh khác nhau. Các công ty Main Street cung cấp dịch vụ cố vấn đầu tư và lập kế hoạch tài chính cho các cá nhân hoặc công ty nhỏ tại địa phương.

Các công ty Wall Street cũng nhắm đến các cá nhân có giá trị tài sản (tài chính) cao và các khách hàng là tổ hợp lớn, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư, cổ phần tư nhân và quỹ đầu cơ. Họ hỗ trợ trong các vụ sáp nhập và mua lại, chào bán công khai và quản lý quỹ.

Goldman Sachs, JP Morgan và Blackstone là một số ví dụ về các công ty Wall Street.

Trong kinh tế học, Main Street so với Wall Street cũng đại diện cho sự đối lập của nền kinh tế thực đối với thị trường vốn, hoặc tầng lớp trung lưu (những người chủ chính trong nền kinh tế thực), với các công ty đầu tư (những người chủ chính trong thị trường vốn tức là tiền).

Xung đột giữa Main Street và Wall Street Ra Sao?

Do sự khác biệt về quy mô, giá trị tài sản ròng và kiến ​​thức tài chính, nên tồn tại xung đột giữa Main Street và Wall Street. Đôi khi, những gì có lợi cho Wall St lại gây bất lợi cho Main St, và những gì có lợi cho Main St lại bất lợi cho Wall St.

Ví dụ, các quy định nhằm mục đích bảo vệ các nhà đầu tư Main St có thể hạn chế quyền tự chủ và khả năng đổi mới của các công ty của Wall St, làm giảm lợi nhuận của Wall St. Mặt khác, một số công ty Wall St đủ lớn để có thể vận động hành lang (lobbying) cho các hoạt động và quy định có lợi cho chính họ bằng cách hy sinh phúc lợi của Main St.

TOO BIG TO FAIL là gì?

Too Big To Fail / Quá Lớn Nên  Sụp Đổ là thuật ngữ mộ tả thứ công ty bị cuốn vào nền kinh tế toàn cầu quá sâu đậm nên thất bại của nó sẽ là một thảm nạn kinh tế do đó Chính Phủ phải tìm cách giữ hay ngăn ngừa sự sụp đổ của các Công Ty thuộc dạng “Too Big” này. Chữ BIG ở  đây không chú trong quá vào mức độ TO LỚN của Công Ty mà là sự NHÚNG TAY (involvment) của Cty đó vào nhiều nền kinh tế huyết mạch của quốc gia như Ngân Hàng và Thị Trường Chứng Khoán… Kỹ nghệ xe hơi…

Chính phủ của cựu TT George W. Bush là một thời cho người dân Mỹ thấy rõ thuật ngữ Too Big to Fail ra sao qua hàng trăm tỷ USD Bail Out các công ty vỡ nợ trong cuộc Khủng Hoảng  Tài Chính 2008. Nếu không có chính sách Bail Out thì các công ty tài chính tại Wall Street sẽ sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu

Nói rộng ra, “Too Big to Fail” – Quá Lớn MỚI SINH RA THẤT BẠI –  NÊN KHÔNG THỂ Để Sụp đổ – mô tả một doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh tế trong đó ngân hàng là lĩnh vực quyết định mà sự sụp đổ của nó sẽ gây ra thiệt hại kinh tế quốc gia rất kinh khủng. Cũng vì “Too Big to Fail” nên chính phủ Mỹ phải đổ non cả ngàn tỷ USD ra tài trợ qua “bail out”

Chính phủ Hoa Kỳ từng can thiệp bằng các biện pháp cứu trợ (bail out) khi sự sụp đổ gây ra rủi ro cho nền kinh tế. Ví dụ cụ thể là Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp (Economy Emergency Stablization Act) vào năm 2008 dưới thời TT George W. Bush. Đạo luật đó nhằm cứu nguy kinh tế Mỹ sau cuộc sụp đổ hàng loạt các tay tổ ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Trong đó có bao gồm Chương trình Cứu trợ Tài sản Gặp khó khăn trị ngốn tới 700 tỷ đô la bail out -Troubled Asset Relief Program.

Các đại gia ngân hàng được Chính Phủ bail out như:

  • Bank of America Corp.
  • The Bank of New York Mellon Corp.
  • Citigroup Inc.
  • The Goldman Sachs Group Inc.
  • JPMorgan Chase & Co.
  • Morgan Stanley
  • State Street Corp.
  • Wells Fargo & Co.

hình- người dân Hoa kỳ bất mãn với chương trình Bail Out của chính phủ Mỹ

Với rủi ro đạo đức cho vấn đề too big to Fail, một số tổ chức Wall Street nới lỏng kiểm soát rủi ro để có lợi nhuận cao hơn.

Trong hệ thống ngân hàng, “tội phạm ngân hàng” từng được ‘hợp pháp hóa’ ra sao?

“Tội phạm ngân hàng” dần dà ‘hợp pháp hoá’ trong khi các cá nhân phạm tội hàng tỷ đô la? Câu hỏi này nhắc chúng ta nhớ lại vụ scandal tài chánh 2008 tức là Sub Primes Crisis (2007-2010) – Khủng Hoảng Tài Chánh -Sub Primes Crisis- mở rộng các khoản vay cho người không có khả năng thực sự ‘mua nhà’  cùng với giá nhà tăng cao vùn vụt đã tạo nên sự hỗn loạn trong các thị trường tài chánh Mỹ và lan ra quốc tế (nhiệm kỳ TT George W. Bush). Điều này cũng khiến khu vực Main Street gặp rủi ro với các cuộc khủng hoảng tài chính tiềm ẩn. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các hành động của chính phủ trong việc cứu trợ các tổ chức tài chính làm gia tăng xung đột giữa Main Street và Wall Street, vì Main Street tức đông đảo người dân Mỹ từ trung lưu trở xuống cho rằng những người gây ra nỗi đau này hay nói khác đi là các ‘đại gia ngân hàng’ phải bị trừng phạt.

Chúng ta nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đi từ cuộc khủng hoảng tài chính thế chấp từ vụ Cuộc khủng hoảng thế chấp Subprimes Crisis ở Mỹ là một cuộc khủng hoảng tài chính đa quốc xảy ra từ năm 2007 đến năm 2010. Cuộc khủng hoảng Subprimes Crisis này do tổ chức tài chính Hoa Kỳ cho vay thế chấp mua nhà cho bất cứ thành phần nào dù dưới tiêu chuẩn mua nhà. Từ đó liền nổ ra bong bong địa ốc góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007–2008. Cuộc khủng hoảng đó đã dẫn dây chuyền gây ra một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng từ Wall Street phát sinh ra. Hậu quả  hàng triệu người không có khả năng chi trả hàng triệu căn nhà đến hồi phải trả với phân lời chính thức và hàng triệu người mất việc làm và nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ phá sản. Chính phủ Mỹ như đã nói trên, đã can thiệp bằng một loạt biện pháp nhằm ổn định hệ thống tài chính, bao gồm Chương trình cứu viện các tài sản gặp khó khăn (TARP) và Đạo luật tái đầu tư và phục hoạt của Hoa Kỳ- American Recovery and Reinvestment Act (ARRA).

Sự sụp đổ bong bóng nhà ở tại Mỹ trong scandal từ SubPrimes crisis do lãi suất cao nhưng người không có khả năng mua nhà lại được dẫn dụ ban đầu với số lượng quá đông (subPrimes) đã dẫn đến số lượng người vay không trả được nợ thế chấp và trở nên quá hạn chưa từng có. Điều này cuối cùng dẫn đến việc tịch thu tài sản thế chấp hàng loạt và quá nhiều và ngân hàng con không trả được nợ ngân hàng mẹ và cứ thế ảnh hưởng lên trên nữa  kéo theo sự mất giá của các chứng khoán liên quan đến nhà ở trước cuộc khủng hoảng.

MAIN STREET VÀ WALL STREET PHỤ THUỘC NHAU RA SAO

Theo quan điểm đầu tư, bất chấp những xung đột được thảo luận ở trên, Main Street và Wall Street có sự phụ thuộc lẫn nhau rất cao. Nhiều công ty Wall Street cung cấp quỹ hỗ tương và dịch vụ môi giới cho các nhà đầu tư Main Street. Các công ty Wall Street có thể kiếm được phí dịch vụ và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn bằng cách có nhiều vốn đầu tư hơn.

Đồng thời, các nhà đầu tư Main Street có thể hưởng lợi từ tài chính chuyên nghiệp của các công ty và sự đa dạng hóa các danh mục đầu tư lớn. Điều này cho phép các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao hơn với rủi ro thấp hơn so với việc tự đầu tư lấy. Ngày nay, ngày càng nhiều quỹ và nền tảng môi giới cung cấp quỹ hỗ tương không mất phí giao dịch. Phí đầu tư giảm giúp cải thiện thêm lợi nhuận ròng của các nhà đầu tư Main Street.

Theo quan điểm kinh tế, hiệu suất của nền kinh tế thực tức là nhà sản xuất thực tế của main street và đầu tư thường (stock) có mối liên hệ với nhau. Sự tăng trưởng của nền kinh tế thực tức main street kích thích thị trường vốn. Khi thị trường vốn tăng trưởng, các nhà đầu tư được thúc đẩy bởi lợi nhuận cao và sẵn sàng đầu tư hoặc cho main street vay hơn. Điều này càng hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh tế thực tức là các xí nghiệp nhà máy đang làm ra sản phẩm. Ngược lại, suy thoái kinh tế kéo hiệu suất Phố Wall Street đi xuống. Ví dụ hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ dẫn đến sự miễn cưỡng đầu tư tức khắc sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái.

TẠI SAO CÓ SỰ ĐỨT ĐOẠN GIỮA MAIN STREET VÀ WALL STREET

Không phải lúc nào Main Street (nền kinh tế thực) và Wall Street (thị trường vốn tức là tiền) cũng di chuyển theo cùng một cách thuận lợi song hành. Từng có sự gián đoạn tức là không kết nối xảy ra trong một số trường hợp. Ví dụ, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19, nền kinh tế Hoa Kỳ đã bị tổn thương quá nặng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức cao nhất gần 15% kể từ cuộc Đại suy thoái Kinh Tế 1933. Thị trường chứng khoán cũng lao dốc nhưng phục hồi sớm hơn nhiều từ khi TT Joe Biden chấp chánh và lại mạnh hơn nền kinh tế thực tức là Main Street. Ví dụ rõ ràng nhất là cuộc khủng hoảng về chip về nguồn cung ứng toàn cầu mặc dù hết đại dịch nhưng cho đến năm 2023 vẫn chưa đầy đủ.

hãng Ford, GM, TESLA… hay nhiều hãng xe hơi thế giới đều cắt giảm sản xuất do thiếu linh kiện bán dẫn từ chuỗi cung ứng toàn cầu

Đại dịch đang gây trở ngại chuỗi cung ứng chất bán dẫn đã gây cho kỹ nghệ xe hơi như Ford, Nissan, Volkswagen cùng các nước khác phải hạ thấp con số sản xuất đến mức độ thiệt hại tới 60 tỷ đô la USD trong năm 2021. Màn hình LCD của TV và laptop trong bộ phận của máy bay, tủ lạnh cao cấp các gia dụng hiện đại đều thiếu chip!?

Một điều có thể gây ra sự ngắt đoạn như trên là chính sách tài khóa hàng năm ảnh hưởng đến main Street khi nào cũng chậm hơn chính sách tiền tệ. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có nhiều linh hoạt hơn trong chính sách tiền tệ tăng hay giảm lãi suất từ việc mua chứng khoán cho Kho bạc và bơm hàng trillion USD vào thị trường vốn tức là các ngân hàng. Chính sách tài chính hay ngân sách hàng năm mất nhiều thời gian hơn để thông qua sự chấp thuận từ Quốc Hội Hoa Kỳ những hành động có liên hệ đến nền kinh tế thực hay Main Street.

Số gia tăng hay giảm việc làm khu vực chế xuất tái đầu tư hay giảm mạnh dĩ nhiên ảnh hưởng đến Wall Street. Ngoài ra Wall Street cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài nền kinh tế thực của Main Street. Mức độ tự tin của nhà đầu tư, xu hướng của ngành sản xuất (ví dụ phong trào xe điện EV) và năng suất là một số ví dụ có ảnh hưởng đến Wall Street. Hiệu suất của Main Street dĩ nhiên là động lực quan trọng của Wall Street nhưng không phải là động lực duy nhất cho Wall Street.

Đinh Hoa Lư biên soạn

Nguồn: (trangdinhhoalu.blogspot.com) ngày 5/8/2024

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*