Lịch Sử Qua Chuyện Kể – Câu Chuyện Của Ông Phạm Đức Nhì

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975,  cựu Trung úy Phạm Đức Nhì trình diện và bị đưa vào phân trại E, trại tập trung “cải tạo” A20. Ông là người đã khởi xướng cho anh em trong tù hát bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trước mặt các cán bộ. Rồi ông bị vào xà lim vì liên quan đến vụ một người tù đánh trật tự. Trước khi đưa hai chân vào cùm tên trực trại bắt ông cởi hết quần áo chỉ để lại một bộ đồ tù mỏng dính. Rồi mỗi bữa ăn với 2 muỗng cơm, 2 muỗng nước cho đến khi được thả sau 59 ngày, ông không còn đứng được mà phải bò ra khỏi xà lim…

Dù trong tình trạng sức khỏe suy yếu, trong ngày Tết Nguyên Đán 1982, ông và một số bạn tù đã tổ chức buổi văn nghệ Những Tiếng Hát Bừng Sáng A20 để biểu dương tinh thần bất khuất và ý chí can đảm của họ. Rồi những bài thơ được đọc lên để tưởng niệm những bạn tù vượt ngục nhưng tử nạn. Những bản nhạc tự sáng tác trong tù đã lần lượt được lén lút hát, và khán giả là những bạn tù âm thầm tham dự, thưởng thức trong lòng và không một tiếng vỗ tay, qua mặt những tên giám thị nổi tiếng ác độc trong trại tù này.

Trong trại tù, tờ báo Hợp Đoàn số 6 bại lộ và ông chưa kịp nhai nuốt và số phận của anh ra sao? Kính mời quý vị theo dõi phim tài liệu của Ông Phạm Đức Nhì và những bài thơ do ông sáng tác và được loan truyền rộng rãi ở A20.

Lịch Sử Qua Chuyện Kể là một trong những dự án của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt để lưu lại những câu chuyện trong ký ức, trực tiếp qua lời thuật chuyện của những người đã từng tham gia hay là nhân chứng trong các sự kiện lịch sử cận đại. Dự án này là một công trình nghiên cứu mục đích sưu tầm, lưu trữ và giải thích lịch sử người Việt tỵ nạn.

Những người Việt tỵ nạn sống sót cần có cơ hội trực tiếp chia sẻ cụ thể đầy cảm xúc về những kinh nghiệm mà mình đã trải qua, hoặc chứng kiến những biến cố lịch sử của dân tộc, trên con đường đi tìm tự do, cũng như là những khó khăn bước đầu định cư và lập nghiệp nơi xứ người. Đây là cơ hội để có thể thông cảm và hiểu biết lẫn nhau hơn giữa các thế hệ tỵ nạn; đồng thời cũng là tạo cho những thế hệ mai sau thấu hiểu, hãnh diện và nhớ ơn những hy sinh và can đảm của tiền nhân.

Nếu quý vị có những kỷ vật và câu chuyện muốn được chia sẻ, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua:
➤ Điện Thư: info@vietnamesemuseum.org
➤ Điện Thoại: 714-846-8438 (714-VHM-VIET)
➤ Trang Nhà: http://vietnamesemuseum.org
➤ Facebook: https://www.facebook.com/vietnamesemuseum
➤ Hộp Thư: P.O. BOX 27372, Santa Ana, CA 92799

* * *

PHIM TÀI LIỆU NỔI BẬT:  Trên 1,400,000 lượt xem


Trạch Gầm – Bất Khuất Trốn Tù, Tự Tử, Thoát Chết Từ Trại Giam Cộng Sản – Câu Chuyện của Ông Nguyễn Đức Trạch

Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt – Vietnamese Heritage Museum (VHM) là một tổ chức vô vụ lợi 501(c)(3) với mục đích bảo tồn và giới thiệu di sản của Người Việt Tỵ Nạn. VHM thu thập, lưu giữ, và phổ biến các tài liệu, hiện vật, và chuyện kể về Người Việt Tỵ Nạn trong mục đích gìn giữ những di sản này cho các thế hệ hiện tại và tương lai để biết về cội nguồn.

Sứ Mạng
Sứ mạng của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt là hướng dẫn, phổ biến, chia sẻ và lưu trữ những di sản của Người Việt Tỵ Nạn.

Định Hướng
Những bộ sưu tập của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt gồm các chuyện kể, những tài liệu và hiện vật sẽ được phổ biến đến mọi người trên thế giới qua nhiều phương tiện như: trên mạng lưới toàn cầu, qua các cuộc triển lãm di động, và trưng bày thường trực tại viện bảo tàng. Di sản của người Việt tỵ nạn không chỉ dành riêng cho các thế hệ người Việt trong hiện tại và tương lai, mà còn là chứng tích của một đất nước và dân tộc qua một giai đoạn lịch sử đen tối, và là động lực để các thế hệ người Việt biết đứng lên đòi quyền tự quyết cho sự tồn vong mai sau.

Hỗ Trợ Sứ Mạng Của Chúng Tôi

1 Comment

  1. Tôi chỉ là Cựu Thiếu Úy Phạm Đức Nhì. Có chỗ nào ghi là Cựu Trung Úy là không đúng.

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*