Năm Nguy Cơ Cho Các Công Ty Ngoại Quốc Đầu Tư Vào Việt Nam

Hình minh hoạ Bussiness risk

Trong “fact sheet” của trang web Toà Bạch Ốc Hoa Kỳ có ghi lại rằng khi Tổng Thống Mỹ Joe Biden gặp phái đoàn Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 10/9/2023 trong lễ ký bang giao “Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ” có ghi: “Hoa Kỳ nhận thấy tiềm năng của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn có khả năng sản xuất và công nghệ theo Đạo luật CHIPS của của Mỹ” [1].

Đây là lời hứa hẹn làm nức lòng giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Đạo luật CHIPS (Creating Helpful Incentives to Produce Semiconductors) được Quốc Hội Mỹ thông qua và đã ký thành luật vào tháng 8 năm 2022 với ngân khoản 280 tỉ USD phụ cấp tài chánh cho các công ty chế tạo chất bán dẫn (semiconductor). Trong đó gồm 52.7 tỷ USD [2] nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn trong nước Mỹ, 39 tỷ USD trợ cấp cho hoạt động sản xuất chip khắp nơi, 13 tỷ USD nghiên cứu vật liệu chất bán dẫn và đào tạo lực lượng công nhân với mục đích là tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của Mỹ và chống lại Trung Cộng [3]. 174 tỷ USD đầu tư vào hệ sinh thái, nghiên cứu khoa học điện toán lượng tử, khoa học vật liệu, công nghệ sinh học, vật lý thực nghiệm…

Với tiền tỷ đô-la Mỹ là niềm ước ao của nhà nước CSVN cũng như niềm hy vọng của các công ty sản xuất chip bán dẫn tại Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam.

Nhưng khi đầu tư lãnh vực chip bán dẫn (semiconductor) vào Việt Nam chắc chắn những công ty của Mỹ và nước ngoài sẽ gặp những rủi ro to lớn. Nếu bỏ tiền đầu tư công ty điện tử bán dẫn vào Việt Nam sẽ trở về với hai bàn tay trắng vì những lý do sau đây:

1) Thiếu nhân lực (human resources)

Việt Nam là một nước mới phát triển, nhiều năm qua nền giáo dục khoa học kỹ thuật trong tình trạng lạc hậu. Theo chương trình giáo dục EdTech (kết hợp “giáo dục” “công nghệ”) thì Việt Nam đang ở giai đoạn đầu về công nghệ [4]. Như vậy số lượng cũng như chất lượng chuyên viên kỹ thuật đều còn rất yếu kém cho công ty điện tử bán dẫn tối tân vào đầu tư tại Việt Nam bị thiếu nhân lực. Nhân lực đó là một móc xích quan trọng trong sự thành công của công ty kỹ thuật bán dẫn. Nếu cần những người thợ gia công lắp ráp máy móc với nhân công rẻ có thể đến Việt Nam để kiếm lời, còn những công ty high tech mà đầu tư vào Việt Nam là một điều sai lầm vì thiếu human resources.

2) Bất ổn về nguồn điện

Điện ở Việt Nam hiện không đáp ứng nguồn điện so với nhu cầu xử dụng. Đầu tháng 6/2023 người dân Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc và Nam thường xuyên bị mất điện [5] mà không thông báo trước… Vì thiếu điện buộc nhiều công ty phải tạm thời đình chỉ sản xuất. Đó là lý do vì sao công ty Intel của Mỹ công bố các khoản đầu tư lớn rời khỏi Việt Nam đến châu Âu vào tháng 7/2023 [6] vì thiếu điện.

3) Bất ổn về hành chánh 

Việt Nam là hệ thống tham nhũng khắp nơi mà tất cả người dân đều biết, nhất là qua chiến dịch “đốt lò” phơi bày sự tham nhũng của quan chức CSVN rất là khủng khiếp. Nền hành chánh tại Việt Nam là một hệ thống tham nhũng, thì các giấy phép hoạt động của các công ty ngoại quốc vào Việt Nam phải qua nhiều cửa giới chức CSVN từ thấp đến cao. Mỗi lần muốn qua một cửa phải đút lót tiền tham nhũng. Công ty Intel khi rời khỏi Việt Nam có để lại lời than phiền “tệ nạn hành chánh quan liêu nặng nề ở Việt Nam” [7]. Đó chính là tham nhũng có hệ thống đã làm nên tệ nạn quan liêu nặng nề tại Việt Nam.

4) Bất ổn về ngân hàng, tài chánh

Qua vụ án nữ tỷ phú Trương Mỹ Lan ở thành phố Sài Gòn gần đây, bà Trương Mỹ Lan bị tử hình vì chiếm đoạt tài sản ngân hàng SCB hơn 677,000 tỷ đồng (gần 28 tỷ USD) [8]. Hai lãnh vực ngân hàng và tài chính liên quan mật thiết nhau trtong việc quản trị đồng tiền. Các ngân hàng giữ tiền của khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch của khách hàng. Tài chánh của các công ty cũng dùng ngân hàng để làm trung gian giao dịch. Như vậy, hệ thống tài chánh phụ thuộc chặt chẽ với ngân hàng. Qua vụ xử bà Trương Mỹ Lan là chủ mà âm mưu chiếm đoạt tài sản của ngân hàng thì làm sao tin tưởng vào hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Công ty vào đầu tư tại Việt Nam phải qua ngân hàng để nhập và xuất nguồn vốn cũng như để trả lương cho nhân công. Vậy thì các công ty ngoại quốc có yên tâm khi xử dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam không?

Không những chủ chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, mà tình trạng giả mạo ngân hàng Mỹ để lừa đảo khách hàng như trên website của JP Morgan đã ra thông báo: “JP Morgan thông báo những kẻ mạo danh JP Morgan hoặc các tổ chức tài chính khác, cung cấp các khoản vay cá nhân. Đây không phải là sản phẩm do JP Morgan cung cấp. JP Morgan không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào tại Việt Nam và công ty chưa ủy quyền cho bất kỳ công ty hoặc cá nhân nào đại diện cho JP Morgan Chase dưới bất kỳ hình thức nào. Xin cảnh giác và từ chối thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến những trò lừa đảo này”.

5) Bất ổn về chính trị

Trong những năm gần đây, Chủ Tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bị cách chức giữa nhiệm kỳ như Nguyễn Xuân Phúc buộc phải từ chức trước thềm Tết Nguyên Đán năm 2023 vào ngày 17 tháng 1 năm 2023 vì tội tham nhũng [9]. Võ Văn Thưởng lên thay ông Phúc, được hơn một năm thì ngày 20/3/2024 cũng bị ép từ chức Chủ Tịch nước vì liên hệ tham nhũng [10]. Không những Chủ Tịch nước bị cách chức, mà giữa nhiệm kỳ Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ cũng bị ép phải từ chức ngày 26/4/2024 [11] vì tội tham nhũng. Chỉ trong vòng 3 năm, hai Chủ Tịch nước và một Chủ Tịch Quốc Hội đều mất chức, cho thấy một nhà nước rất bất ổn về chính trị.

Một quy luật bất biến đối với những công ty đầu tư ngoại quốc là hễ nơi nào có một trong năm bất ổn trên thì công ty nước ngoài sẽ cứu xét rất kỹ lưỡng về đầu tư. Từ trước đến nay nhà nước CSVN tuyên truyền với ngoại quốc rằng Việt Nam là đất nước rất ổn định, do đó nhiều công ty nước ngoài nhảy vào đầu tư ở Việt Nam. Nay mọi chuyện đã phơi bày dưới ánh sáng mặt trời, Việt Nam đang đối diện không những một mà năm bất ổn định, thì các công ty muốn vào đầu tư ở Việt Nam phải cẩn trọng.

Hoa Kỳ ngày 2 tháng 5 năm 2024
Lê Thành Nhân

Theo https://vietquoc.org/nam-nguy-co-cho-cac-cong-ty-ngoai-quoc-dau-tu-vao-viet-nam/ ngày 3/5/2024

Chú thích:

[1] https://www.whitehouse.gov/?s=vietnam
[2] Johnson, Lamar (August 9, 2022).
“Biden ends slog on semiconductor bill with signature”POLITICO.
[3] R&D Funding Breakdown: CHIPS and Science Act
[4] https://www.trade.gov/country-commercial-guides/vietnam-education-and-training
[5] https://vnexpress.net/tinh-trang-mat-dien-dang-dien-ra-the-nao-4614064.html
[6] https://www.reuters.com/technology/intel-shelves-planned-chip-operation-expansion-vietnam-source-2023-11-07/
[7] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/intel-shelves-planned-chip-operatin-expansion-in-vn-11072023080706.html
[8] https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/dai-an-van-thinh-phat-truy-to-truong-my-lan-va-85-bi-can-119231215145320997.htm
[9] https://asia.nikkei.com/Politics/Vietnam-s-President-Phuc-dismissed-amid-Trong-s-anti-graft-drive
[10] https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0d3xp1eddgo
[11] https://www.voatiengviet.com/a/tro-choi-vuong-quyen-vuong-dinh-hue-va-chinh-truong-viet-nam-trong-con-mat-quoc-te/7596211.html

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*