TT Lý Hiển Long Xúc Phạm Việt Nam Và Khơi Lại Nỗi Đau Campuchia?

Cựu Thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda qua đời hôm 26 tháng 5, 2019. Bốn ngày sau, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chia buồn trên FB, trong đó ông có nhắc đến xung đột quân sự Việt Nam-Campuchia và một giai đoạn đau thương của lịch sử nước này dưới thời Pol Pot.

Đoạn văn trên FB:
“Vai trò lãnh đạo của ông [Prem Tinsulanonda] cũng đem lại lợi ích cho khu vực. Thời gian ông làm Thủ tướng trùng hợp với lúc các thành viên ASEAN (lúc đó chỉ có 5 nước chúng ta) cùng nhau chống lại sự xâm lược của Việt Nam đối với Cambodia và chính phủ Cambodia thay thế Khmer Đỏ. Thái Lan ở tiền tuyến, đối đầu với các lực lượng của Việt Nam qua biên giới nước này với Cambodia. Tướng Prem cương quyết không chấp nhận như việc đã rồi, và đã cùng với các nước ASEAN, phản đối hành động xâm chiếm của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế. Điều này ngăn chận việc chiếm đóng quân sự và chính phủ Cambodia trở nên hợp pháp. Hành động cũng giúp bảo vệ an ninh của các quốc gia Đông Nam Á khác và định hướng cho khu vực.”

CSVN và chính quyền Campuchia phản đối. CSVN cho rằng họ không “xâm lược” còn chính quyền Hun Sen cho rằng CSVN chỉ “tình nguyện” sang cứu Campuchia.

Tạm gác lý do đạo đức sang bên, CSVN thật sự đã xâm lăng Campuchia ngày 21 tháng 12, 1978 và chiếm đóng nước này cho tới ngày 26 tháng 9, 1989.

Khi xâm lăng Campuchia, CSVN nghĩ rằng quốc tế sẽ phản ứng tích cực vì có công lớn trong việc đánh đổ tập đoàn diệt chủng Pol Pot. Không. Chính trị là chính trị và đạo đức là đạo đức. Hai lãnh vực này không phải bao giờ cũng thuận chiều nhau.

Bằng chứng. Trong gần suốt thời gian bị CSVN xâm lăng và chiếm đóng, Chính Phủ Liên Hiệp Campuchia Dân Chủ (Coalition Government of Democratic Kampuchea) trong đó thành phần quan trọng là Khờ Me Đỏ vẫn được xem là đại diện chính thức của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc.

Nhiều nước CS có quan hệ ngoại giao tốt với CSVN như Bắc Hàn cũng vẫn thừa nhận Chính Phủ Liên Hiệp Khampuchia Dân Chủ. Đề nghị của phe thân Liên Sô đưa chính phủ bù nhìn Heng Samrin của CSVN thay thế cho chính phủ Pol Pot đã bị đa số chống đối với kết quả 91 phiếu chống, 29 phiếu thuận và 26 vắng mặt.

Rõ ràng Đặng Tiểu Bình tuy thất bại chiến thuật quân sự trong Chiến tranh Biên Giới với CSVN 1979 đã thành công trong chiến lược cô lập CSVN.

Những lời tố cáo của Đặng “CSVN một Cuba tại Á Châu” có tác dụng trong quyết định của các lãnh đạo Đông Nam Á. Không ai muốn gần CSVN. Không chỉ đa số trong đại hội đồng LHQ, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á mà cả một số nước CS gần gũi với CSVN cũng ủng hộ Chính Phủ Liên Hiệp Kampuchea Dân Chủ trong đó có Khờ Me Đỏ.

Chủ tịch của chính phủ này được Liên Hiệp Quốc công nhận là Norodom Sihanouk và phụ trách đối ngoại là Khờ Me Đỏ Khieu Samphan, một trong ba đồ tể của nhân dân Campuchia.

Dù Sihanouk là chủ tịch nhưng ông ta không có quân. Quân đội chủ lực vẫn là tàn quân Pol Pot đóng dọc biên giới Thái-Miên.

Do đó việc bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu: “Việt Nam lấy làm tiếc khi đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận” chỉ một cách để chữa thẹn. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu đúng thực tế chính trị trong thời điểm đó.

Chiếm trọn nước của người ta, thiết lập một chế độ bù nhìn để cai trị nhân dân nước đó và duy trì một đội quân trên 100 ngàn trong suốt hơn mười năm mà không phải xâm lăng thì là gì?

Nhưng TT Lý Hiển Long có nên phát biểu vậy không? Không.

Khi ca ngợi thành quả của cựu Thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda thủ tướng Singapore đã vô tình hợp thức hóa vai trò của kẻ thật sự gây ra khổ nạn cho dân tộc Campuchia, trong trường hợp này là đồ tể Pol Pot.

CSVN “tình nguyện” đánh Pol Pot vì lý do nhân đạo? Không.

Trước thời gian xung đột quân sự, CSVN là người bạn thân thiết của Pol Pot. CSVN là một trong số it nước có tòa đại sứ tại Nam Vang. Những nước đó là Trung Cộng, Bắc Hàn, Ai Cập, Albania, Romania, Cuba, Lào, Nam Tư và CSVN (cho đến tháng 12, 1977).

Trong gần ba năm đầu oan nghiệt trên Xứ Chùa Tháp hiền hòa, CSVN đã tận mắt chứng kiến những thảm cảnh mà người dân Campuchia chịu đựng nhưng Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Ngoại Giao CSVN thời đó đã không có một lời phản đối nào đừng nói chi là đưa ra quốc tế.

Năm 1965, Pol Pot đã từng đi bộ dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh ra Hà Nội để tham khảo Lê Duẩn về chiến lược chiếm Campuchia. Chỉ ba tháng sau khi Pol Pot chiếm Nam Vang, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ là hai trong số những quốc khách đầu tiên chính thức viếng thăm nước Campuchia Dân Chủ.

Nếu đồ tể Pol Pot không xua quân đánh phá vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam thì liệu CSVN có “tình nguyện” xua quân cứu dân tộc Campuchia không? Chắc chắn là không.

Tuy nhiên xét về mặt chiến lược, để phá vỡ vòng vây và để bảo vệ an ninh sườn Tây Nam Việt Nam việc CSVN đánh Pol Pot là đúng. Trong thời điểm 1977, khi chung quanh chỉ còn là kẻ thù, CSVN thật không có chọn lựa nào khác hơn.

Pol Pot trở lại Trung Cộng và tham khảo với Đặng Tiểu Bình từ 28 tháng Chín đến 22 tháng 10, 1977. Trung Cộng viện trợ cho Campuchia hàng trăm xe tăng, đại pháo và nhiều máy bay chiến đấu để chuẩn bị cho các trận đánh lớn có thể xảy ra.

Pol Pot chủ trương chỉ cần một người Campuchia diệt được ba chục người Việt, dân Campuchia sẽ tiêu diệt toàn bộ dân tộc Việt Nam. Các cuộc đột kích vào đảo Thổ Châu, Phú Quốc, nhiều địa phương thuộc các tỉnh An Giang, Tây Ninh, đốt phá làng mạc, giết người, bắt cóc, bịt mắt thả sông của Khmer Đỏ trong giai đoạn phát xuất từ chủ trương này.

Xót thương, nhân ái, tình người là những khái niệm không có trong tự điển của các lãnh tụ CS.

Đặng Tiểu Bình không thương xót cho mười triệu dân ở quê hương Tứ Xuyên của y đã chết vì sự tàn ác và ngu xuẩn của Mao nói chi dân một nước chư hầu xa lạ như Campuchia.

Tương tự, khi xua quân cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, các lãnh tụ CSVN không hề nghĩ tới việc nhiều triệu dân Việt Nam trên cả hai miền sẽ phải chết một cách thảm khốc khi đương đầu với Mỹ một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

CS là CS, đâu cũng vậy, một hệ tư tưởng, một mục tiêu, một tham vọng, một đường lối và một biển đau thương để lại cho số phận các dân tộc bất hạnh như Trung Hoa, Việt Nam, Campuchia.

Chu kỳ thù hận đó vẫn còn đang và sẽ tái diễn cho đến khi nào các nền cộng hòa thực sự được thiết lập tại các quốc gia này.

Trần Trung Đạo

1 Comment

  1. Thật ra các nước nước nhược tiểu,không có khả năng mở cuôc chiến tranh xâm lấn nước khác.Lý do dễ hiểu ,súng đ0ạn đâu mà đánh !! VNCS đánh Ponpot ,phía sau là Nga hậu thuẩn.Ở thời điểm đó ,Nga -Tàu xung đột về ý-thức-hệ “Xét lại”.Pon-pot là “con cưng “CỦA tÀU CỘNG. CSVN theo Nga (thời Lê Duẩn).Như thế .thấy rỏ các Đảng CS ,chúng nó đánh với nhau ,để tranh giành ảnh hưởng.Đứng đầu là 2 nước đàn anh CS là Nga và Tàu,xúi đàn em đánh nhau !!Bởi thế Đăng tiểu Bình không có cách nào hơn,chạy qua Mỹ cầu cứu,”xin” đánh VNCS !Viện lý do là : VNCS xâm lược Cam-bốt ! Đó là lý do ,hôm nay TT Lý hiển Long dùng từ “Xâm lược”.Cho dù Ông Lý vẩn biết rằng CSVN đánh Cam-bốt là do Nga xúi “xúi-trẻ -ăn-cứt -gà”. Chuyện rỏ ràng như thế ,làm gì có chuyện CSVN giải phóng CS Cam-bốt,tụi nó ác như nhau mà !

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*