Ba Bước Sàng Lọc Của Socrates

Thời Hi lạp cổ đại, triết gia Socrates là một người nổi tiếng về sự thông thái khôn ngoan và được nhiều người ngưỡng mộ. Một hôm có một người quen đến thì thầm vào tai ông rằng:
“Ông có biết chuyện gì mới xảy ra cho ông bạn thân của ông hay không?”.

Socrates liền nói:
“Khoan đã. Trước khi nghe ông kể câu chuyện đó, tôi muốn ông cùng với tôi xem xét ba bước sàng lọc về câu chuyện đó đã”.

Người kia hỏi lại:
“Xem xét để sàng lọc ư?”.

Socrates đáp:
“Đúng vậy. Bước sàng lọc thứ nhất là XÉT VỀ SỰ THẬT:
Ông có cam đoan với tôi rằng những gì ông sắp nói ra về ông bạn thân của tôi hoàn toàn chính xác hay không?”.

Người kia trả lời:
“Không chắc lắm. Thật ra tôi chỉ được nghe người khác thuật lại mà thôi”.

Socrates liền nói:
“Được rồi. Bây giờ qua bước sàng lọc thứ hai là XÉT VỀ THIỆN Ý:
Điều ông sắp nói ra với tôi có phải là điều tốt đáng biểu dương không?”.

Người kia trả lời:
“Không phải điều tốt, mà còn ngược lại!”.

Socrates tiếp tục:
“Như vậy là ông đang định nói một điều không tốt về người bạn thân của tôi. Nhưng ông lại không chắc điều đó có phải là sự thật hay không?”.

Bây giờ đến bước sàng lọc cuối cùng là XÉT VỀ ÍCH LỢI:
Câu chuyện ông sắp nói với tôi có mang lại lợi ích gì cho tôi không?”

Người kia đáp:
“Không. Thực sự là không!”.

Bấy giờ Socrates mới ôn tồn kết luận như sau:
“Vậy thì những điều ông muốn nói với tôi không hoàn toàn là sự thật, không phải là điều tốt đáng biểu dương, và cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho tôi. Thế thì tại sao ông lại muốn nói điều đó ra với tôi?”.

Theo Lm Đan Vinh, HHTM

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*