Mô Thức Kinh Tế Tư Bản Hoa Kỳ Dòng Chính

LỜI MỞ ĐẦU:

Kính thưa Quý vị Đồng hương thân mến,

Như quý vị đang chứng kiến trên mạng lưới truyền thông, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đang bàn cãi sôi nổi về vấn nạn kinh tế “Nợ Công” (Public Debt) và “Trần Nợ” (Debt Ceiling) hiện nay. Ở Hoa Kỳ, năm tài chánh (Fiscal year) bắt đầu từ tháng 7 năm nay đến hết tháng 7 năm tới. Như vậy, cuối tháng 7 năm nay thì năm tài chánh 2022-2023 sẽ kết thúc.

Theo bà Bộ Trưởng Tài Chánh (hay Ngân Khố) Janet Yellen, đến cuối tháng 7 năm nay 2023, ngân khố hết tiền và hậu quả là chính phủ có thể bị đóng cửa một phần gây ảnh hưởng nghiêm trọng về nhiều lãnh vực, nếu Quốc Hội không kịp thông qua ngân sách năm tài chánh 2023- 2024.

Đảng Cộng Hòa chống đối tăng nợ trần trong khi đảng Dân Chủ đưa ra một ngân sách lớn, khoảng 8,000 tỷ mỹ kim cho tài khóa 2023-2024. Việc này sẽ làm tăng nạn lạm phát do chi tiêu bừa bãi và phi sản xuất của chính quyền Joe Biden hiện nay. Cuộc bàn cãi sôi nổi và gay go về ngân sách và nợ trần giữa hai đảng chưa biết kết quả ra sao. Hy vọng sẽ có một sự đồng thuận về ngân sách để kịp thời tránh việc chính phủ phải đóng cửa một phần gây tai hại khôn lường.

A. Sự vận hành của nền kinh tế Hoa Kỳ

I. Khái niệm tổng quát về Kinh Tế Học

Kinh Tế Học (Economics) đặt trên căn bản “Luật Khan Hiếm” (Law of Scarcity). Nhu cầu vật chất (Material Wants) của xã hội thì vô hạn trong khi tài nguyên thiên nhiên (Natural Resources) thì hữu hạn.

Một định nghĩa phổ quát về Kinh Tế học được đại đa số kinh tế gia đồng thuận là “Kinh Tế học là một khoa học xã hội nhằm nghiên cứu việc sử dụng nguồn tài nguyên hữu hạn để thỏa mãn các nhu cầu vật chất vô hạn của con người”.

Kinh Tế Học là một “Khoa Học Xã Hội” liên quan tới chính trị, tâm lý và thái độ của giới tiêu thụ, xã hội học, dân tộc học, toán học v.v… và ngay cả chiến tranh, thiên tai như bão lụt, cháy rừng, động đất đều gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Kinh Tế Học có 2 ngành chính:

Kinh Tế Học Vi Mô (Microeconomics) nghiên cứu các hoạt động quản trị một xí nghiệp tư nhân như đầu tư, sản xuất, sản phí, lời lãi, nhân viên quảng cáo và nghiên cứu thị trường v.v…

Kinh Tế Học Vĩ Mô (Macroeconomics), là chủ đề của bài viết này, nghiên cứu tổng thể về lợi tức, sản lượng (GDP) tiêu thụ và tiết kiệm quốc gia, các vấn nạn kinh tế như thất nghiệp, toàn dụng nhân công và ổn định giá cả v.v…

Mục tiêu tối hậu của một nền kinh tế là “Tăng Trưởng Kinh Tế” (Economic Growth) cao và lâu dài và “Ổn định giá cả” (Price stability).

II. Ngược dòng lịch sử: Các trường phái Kinh Tế Học (Schools of Economics)

1. Trường phái Kinh Tế Cổ Điển (The Classical School of Economics)

Ở đây người viết chỉ bàn về các trường phái kinh tế trong nền kinh tế tư bản cạnh tranh tự do Hoa Kỳ.

Vào giữa và cuối thế kỷ XVIII có rất nhiều luồng tư tưởng kinh tế đế cập tới các hoạt động kinh tế trong xã hội như ở Pháp Quốc, Đức Quốc và Anh Quốc. Có nhiều kinh tế gia (Economists), triết gia kinh tế (Economic Philosophers) và tư tưởng gia kinh tế (Economic Thinkers) xuất hiện, phần lớn từ Âu Châu như ở Pháp, Đức và Anh Quốc vì các quốc gia này thời đó có nền kinh tế khá phát triển.

Ở Pháp có kinh tế gia nổi tiếng Jean-Baptiste Say với chủ thuyết “Số cung tạo ra số cầu” (Supply creates Demand) nghĩa là các nhà sản xuất nghiên cứu các nhu cầu vật chất của giới tiêu thụ và sản xuất ra những tài hóa kinh tế và dịch vụ thích ứng.

Ở Anh Quốc có Stuart Mills, George Marshall và David Ricardo với bài khảo luận về nguyên lý tiền tệ và thuế vụ (Theory of Money and Taxation). David Ricardo cũng là người đồng sáng lập ra trường phái Kinh Tế cổ điển. Ngoài ra còn Thomas Robert Malthus với khảo luận nổi tiếng về dân số. Theo Malthus, thực phẩm tăng theo cấp số cộng, dân số tăng theo cấp số nhân, do đó nhân loại sẽ có nạn nhân mãn (Over population).

Sau hết, kinh tế gia đại diện cho trường phái Kinh Tế cổ điển nổi tiếng nhất thời đó là Adam Smith (1723-1790), người Tô Cách Lan (Scottish) với tác phẩm “Tìm hiểu sự giầu có của các quốc gia” (Inquiry of Wealth of Nations) xuất bản năm 1976. Trong cuốn sách này, Adam Smith tổng hợp và hệ thống hóa các luồng tư tưởng kinh tế đương thời, và từ cuốn sách này nền kinh tế tư bản (The Capitalist System) ra đời. Nền kinh tế tư bản chủ trương sư bất can thiệp (Non- interference) hay không nhúng tay (Hand-off) của chính quyền vào hoạt động kinh tế. Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh (The Mechanism of free and competitive market) sẽ hướng dẫn (Guiding) các hoạt động kinh tế và điều chỉnh (Adjusting) các vấn nạn kinh tế (Economic problems).

Giữa thế kỷ XIX, ở Đức Quốc xuất hiện một số kinh tế gia hay triết gia kinh tế như Friedrich Engels (1820-1895) và Karl Marx (1818-1885) chủ trương chủ thuyết “Kinh tế tập quyền trung ương” (A Centrally-Controled Economy) bởi chính phủ hay “Chủ thuyết kinh tế cộng sản” (The Communist Economic System). Karl Marx đả phá nền kinh tế tư bản bóc lột nhân công qua “Trị giá thặng dư” (Surplus Value) trong cuốn sách của ông “Tư bản luận” (Das Capital-1867). Chủ thuyết kinh tế cộng sản không bành trướng mạnh tại Hoa kỳ, vì đảng Cộng Sản Hoa Kỳ mãi sau này mới xuất hiện nhưng rất yếu và bị kiểm soát gắt gao bởi chính quyền Hoa Kỳ. Các đảng viên cộng sản Hoa Kỳ phải ghi danh với chính phủ.

2. Trường phái kinh tế Keynes (The Keynesian School of Economics)

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (Great Economic Depression 1929-1933) năm 1936 một cuốn sách xuất hiện với nhan đề “Lý thuyết tổng quát về Nhân dụng, Lãi suất và Tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest and Money) của kinh tế gia người Anh Quốc John Maynard Keynes. Ông là một kinh tế gia và chuyên gia tài chánh (An Economist and Financial Expert). Ông quan sát kỹ cuộc khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ và đưa ra quan điểm cơ chế thị trường bất lực và thị trường không có sự cạnh tranh hoàn toàn (Perfect Competition) nên gây ra trì trệ và suy thoái kinh tế với nạn thất nghiệp trầm trọng. Do đó Keynes chủ trương chính phủ phải can thiệp và điều hướng nền kinh tế.

Theo trường phái kinh tế Keynes số cầu hay giới tiêu thụ là chủ thể quan trọng trong nền kinh tế với lập luận rằng “Số cầu tạo ra số cung” (Demand Creates Supply) nghĩa là giới tiêu thụ quyết định sự sống còn của các xí nghiệp sản xuất. Nói khác đi nền kinh tế có hai chủ thể: giới sản xuất (số cung) và giới tiêu thụ (số cầu). Do đó, hai trường phái cổ điển và Keynes còn là trường phái kinh tế nghiêng về số cung (School of Supply-side Economics) và trường phái kinh tế nghiêng về số cầu (School of Demand-side Economics).

Đảng Cộng Hòa chủ trương và ưu đãi giới sản xuất hơn trong vấn đề “Tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả” nên áp dụng các chính sách kinh tế nghiêng về số cung và đảng Dân Chủ đặc biệt quan tâm tới giới tiêu thụ nên áp dụng các chính sách nghiêng về số cầu.

Các chính sách kinh tế tư bản Hoa Kỳ nằm trong hai hình thức duy nhất là Tài Chánh (Fiscal Policy) và Tiền Tệ (Monetary Policy). Chính sách tài chánh liên quan đến tăng hay giảm thâu hoạch thuế má (Tax Revenue) và tăng hay giảm chi tiêu của chính phủ. Chính sách tiền tệ liên quan tới tăng hay giảm số cung tiền tệ lưu hành qua sự tăng hay giảm dự trữ bắt buộc (Required Reserve), lãi suất chiết khấu (Discount Rate) và hoạt động thị trường mở (Open Market Operations) mua bán công khố phiếu của ngân hàng dự trữ liên bang (The Fed) cho công chúng, các định chế tài chánh nội địa và ngoại quốc. Đối với vấn nạn kinh tế như lạm phát và thất nghiệp, chính phủ có thể áp dụng chính sách tài chánh hay tiền tệ hoặc cả hai tùy trường hợp.

Qua thời gian, với dữ liệu thống kê dồi dào và chính xác, hai trường phái kinh tế cổ điển và Keynes được cải tiến, sửa đổi và đồng thuận để đưa đến “Mô thức kinh tế tư bản Hoa Kỳ dòng chính” về Sản Lượng Quốc Nội (Gross Domestic Product – GDP), Nhân Công (Employment), Lợi Tức Quốc Gia (National Income), Mức Giá Cả (Price Level). Nói đúng ra John M. Keyes đặt nền tảng căn bản cho mô thức kinh tế tư bản Hoa Kỳ dòng chính.

III.​ Mô thức kinh tế tư bản Hoa Kỳ Dòng Chính (The Main Stream American Capitalist Model)

Mô thức kinh tế tư bản Hoa Kỳ được gọi là “Dòng Chính” (Main Stream) vì được tuyệt đại đa số kinh tế gia Hoa Kỳ đồng thuận. Cũng cần nhắc lại, tổng sản lượng nội địa xổi (Gross Domestic Product- GDP) gồm tài hóa tiêu thụ cuối cùng (Final Consumer Goods) như quần áo, thực phẩm v.v…và tài hóa tư bản (Capital Goods) như cơ sở sản xuất, máy móc, dụng cụ và dịch vụ (Services) như y tế, bảo hiểm, chuyên chở hàng không v.v… được nhìn dưới hai lăng kính “sản phí” (Production Costs) và lợi tức quốc gia (National Income) gồm tiền lương (Wage), tiền thuê (Rent) tiền lãi (Interest), và tiền lời kinh doanh (Corporate Profit) như một đồng tiền có hai mặt.

Mô thức kinh tế tư bản Hoa Kỳ vận hành theo hai phương trình căn bản:

Y1=C1+S tức là lợi tức quốc gia dùng để tiêu thụ (C1) và tiết kiệm (S)
Y2=C2+I+G tức là lợi tức quốc gia dùng để chi tiêu tư nhân (C2), chi tiêu đầu tư, và chi tiêu của chính phủ (G).
Từ đó suy ra: Y1=Y2=C1 + S= C2+I+G
Và vì chi tiêu tổng hợp C1 bằng chi tiêu tư nhân C2 và chi tiêu Chính phủ (C1=C2+G) nên Tiết kiệm (S) bằng đầu tư I (S=I).

Theo trường phái kinh tế cổ điển, tiết kiệm của giới tiêu thụ luôn luôn bằng chi tiêu đầu tư của giới sản xuất nên nền kinh tế luôn luôn có toàn dụng nhân công (Full Employment), không có nạn khan hiếm (Shortage) tài hóa tiêu thụ hoặc Thặng Dư (Surplus), nếu có chỉ là đoản kỳ. Trong trường kỳ, cơ chế thị trường sẽ điều chỉnh để lập lại thế cân bằng (Balance hay Equilibrium) giữa cung và cầu tài hóa.

Trường phái kinh tế cổ điển cho rằng khi có lợi tức, giới tiêu thụ sẽ tiêu một phần lớn chừng 75% còn lại 25% tiết kiệm bỏ vào ngân hàng thương mại và cho các nhà đầu tư vay hết số tiền tiết kiệm này. Như vậy số tiền tiết kiệm (S) luôn luôn bằng chi tiêu đầu tư (I) của giới sản xuất (S=I).

Trường phái kinh tế Keynes phản bác quan điểm này, cho rằng tiết kiệm không nhất thiết bằng đầu tư (S=I) vì tiết kiệm và đầu tư do hai chủ thể khác nhau thực hiện, giới tiêu thụ và giới đầu tư. Do đó đôi khi có sự mất cân bằng (Imbalance or Disequilibrium) giữa số tiền tiết kiệm và chi tiêu đầu tư, tạo ra chu kỳ thương mại (Trade Cycle) gồm đỉnh điểm (peak), đáy điểm (bottom) và hai giai đoạn phục hồi (Recovery) và suy thoái (Decline) giống hình chữ V lộn ngược. Nếu đỉnh và đáy điểm kéo dài nhiều năm thì chu kỳ thương mại giống như một quả đồi tiếp giáp một thung lũng. Tuy nhiên các đỉnh điểm ngày càng cao theo đường phân giác của một góc vuông, nghĩa là tổng sản lượng quốc gia xổi càng ngày càng tăng cao qua thời gian như hiện nay. Tổng sản lượng xổi Hoa Kỳ năm 2021 đã cao nhất thế giới tăng lên khoảng 25 ngàn tỷ Mỹ kim, cao nhất thế giới với dân số chỉ khoảng 225 triệu người, trong khi Trung quốc, cường quốc kinh tế thứ hai mới chỉ đạt được khoảng 17 ngàn tỷ Mỹ kim với dân số 1.4 tỷ người năm 2021. Nền kinh tế tư bản Hoa kỳ vận hành theo các chu kỳ kinh tế nối tiếp nhau qua thời gian, có thăng có trầm (ups and downs) từ ngày lập quốc tới nay..

VI. ​Số Cung tổng thể và Số Cầu tổng thể (Aggregate Supply & Aggregate Demand)

Các mục tiêu tối hậu của nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ hàng năm là:

Gia tăng tổng sản lượng nội địa xổi (GDP) tối đa, cũng là tăng lợi tức quốc gia (National Income) tối đa, còn gọi là tăng trưởng kinh tế (Economic Growth). – Đạt mức toàn dụng nhân công (Full Employment). Ổn định giá cả (Price Stability).

a/ Số Cung tổng thể được quyết định bởi tổng số giờ làm việc hàng năm của lực lượng lao động tư nhân và năng suất lao động (Productivity) tức số lượng tài hóa sản xuất trong một giờ do một công nhân. Năng suất lao động (Labor Productivity) rất cao nhờ có nhiều máy móc phụ trợ. Ngoài ra, môi trường và luật pháp kinh doanh thuận lợi cũng là một yếu tố quan trọng. (Xin xem sơ đồ I đính kèm).

b/ Số Cầu tổng thể gồm chi tiêu của giới tiêu thụ (Consumption-C) , chi tiêu của giới đầu tư (Investment-I) và chi tiêu của chính phủ (Government-G). Ba yếu tố này quyết định số cầu tổng thể.

Người viết xin giải thích tổng quát Sơ đồ I Mô thức Kinh tế Tư bản Hoa Kỳ dòng chính sau đây:

V. Tương quan giữa Cung và Cầu tổng thể

Có 3 trường hợp:

1. Cung bằng Cầu (Quân bình – Equilibrium)

Theo quan điểm người viết, đây là tình trạng kinh tế Hoa kỳ thời cựu Tổng thống Donald Trump vì những lý do sau đây:

Ông đã phục hồi nền kinh tế trì trệ thời Barrack Obama và đạt được mức tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) hay GDP cao ở mức từ 3.5% đến 4.2%.

Mức thất nghiệp giảm xuống tới mức 3.5% và đây là thất nghiệp tự ý (Voluntary) thông thường xẩy ra ngay khi có toàn dụng nhân công và không ảnh hưởng nhiều tới tổng sản lượng nội địa xổi (GDP). Đây là mức thất nghiệp thấp nhất trong 5 thập niên qua.

Trong thị trường tiêu thụ không tài hóa kinh tế nào khan hiếm hay thiếu hụt như sữa cho trẻ em và thuốc cảm cúm cho trẻ em như thời Joe Biden.

Lạm phát chỉ ở mức bình thường 2% hàng năm ngay khi có toàn dụng nhân công (Full Employment).

Sở dĩ Cung Cầu tổng thể bằng nhau vì các yếu tố ảnh hưởng, 3 bên số Cung và 3 bên số Cầu đều ổn định. Cung Cầu bằng nhau trong các thị trường yếu tố.

2. ​Cầu lớn hơn Cung (Bất quân bình – Disequilibrium)

Đây là tình trạng kinh tế Hoa kỳ trong gần 3 năm cầm quyền vì những chính sách kinh tế tài chánh và tiền tệ sai lầm của Joe Biden.

Về phía số Cung tổng thể ông đã gây ra những tác dụng xấu đến các yếu tố ảnh hưởng.

Ông đã đánh mất sự tự túc (Self-Sufficiency) về nhiên liệu xăng dầu qua việc cấm khai thác dầu hỏa trên đất liền liên bang và thềm lục địa bằng kỹ thuật phiến đá (Slates), hủy bỏ dự án đường ống dẫn dầu thô Keystone-XL từ Canada xuống Texas để chế biến. Hậu quả là giá xăng dầu tăng vọt cao gây ảnh hưởng dây chuyền khiến giá cả mọi tài hóa kinh tế tăng cao, đặc biệt là thực phẩm và đồ tiêu dùng gia đình. Giá một ga-lông xăng thường ở California hiện nay (tháng 9/23) lên tới 6.5 Mỹ kim khiến sản phí (Production Costs) tăng cao, vì từ nguyên liệu đến thành phẩm đều cần đến chuyên chở.

Năng suất nhân công (Labor Productivity) không tăng mà có phần giảm vì chính quyền không yểm trợ và khuyến khích các xí nghiệp sản xuất tăng đầu tư vào tài hóa tư bản như máy móc và dụng cụ yểm trợ cho công nhân, trái lại tăng chiết khấu của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang – FED, đưa đến lãi xuất xin vay tiền để đầu tư của xí nghiệp sản xuất tại hệ thống ngân hàng thương mại tăng, làm nản lòng giới đầu tư.

Môi trường pháp lý kinh doanh khắc nghiệt như việc đòi hỏi các xí nghiệp biến chế xăng dầu phải hạ thấp tối đa khí thải CO2, ảnh hưởng tới thay đổi khí hậu xấu.

Ba yếu tố tác động quyết định (Determinating Factors) trên đây gây ảnh hưởng tới số Cung tổng thể.

Về phía số Cầu Joe Biden cũng đã gây ra các dụng xấu đến các yếu tố quyết định.

Bây giờ chúng ta bàn về số Cầu tổng thể và yếu tố quyết định đầu tiên là Chi tiêu tư nhân (Consumption-C).

Nền kinh tế thời cựu Tổng thống Donald Trump có toàn dụng nhân công, cung cầu tổng thể quân bình, mức giá bình quân 2 Mỹ kim mua được một đơn vị tài hóa tiêu thụ trong thị trường và lạm phát ở mức 2% bình thường. Giả thử tổng sản lượng nội địa xổi là 1 ngàn tỷ đơn vị, và số cung tiền tệ (Money Supply) đang lưu hành là 2 ngàn tỷ Mỹ kim, như vậy 2 Mỹ kim mua được một đơn vị tài hóa.

Trong thời chính quyền Joe Biden với gần 3 năm cầm quyền qua 3 khối kích cầu gần 5 ngàn tỷ Mỹ kim làm tăng số cung tiền tệ lên tới 7 ngàn tỷ Mỹ kim. Năm ngàn tỷ Mỹ kim là tiền mặt để chi tiêu ngay và dĩ nhiên chỉ trong một thời gian sẽ hết. Thay vì cho cái cần câu để câu cá ăn trường kỳ, thì cho cá ăn liền, tức là thay vì tạo công ăn việc làm tạo lợi tức trường kỳ thì cho tiền mặt tiêu xài. Năm ngàn tỷ tiền mặt này không tạo ra một tài hóa kinh tế nào, do đó lạm phát xẩy ra là điều tất nhiên. Bây giờ phải cần 7 Mỹ kim mới mua được một đơn vị tài hóa. “Lạm phát” là quá nhiều tiền chạy theo ít tài hóa (Too much Money chases few goods).

Kế tiếp chúng ta phân tích Chi tiêu Đầu tư (Invesment-I).

Ai thực hiện chi tiêu đầu tư? Đó là các xí nghiệp sản xuất. Các yếu tố như tăng thuế suất doanh lợi, tăng tỷ lệ tái chiết khấu (Discount rate) của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang làm tăng lãi suất vay tiền đầu tư từ hệ thống ngân hàng thương mại và hạ thuế suất trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc khiến các xí nghiệp nội địa không cạnh tranh nổi về giá cả. Ba lý do trên đây làm nản lòng các nhà đầu tư. Họ sẽ không tăng chi tiêu đầu tư mà còn có thể giảm, gây ra thất nghiệp.

Cuối cùng là Chi tiêu của Chính Phủ (Government-G).

Chi tiêu của chính phủ là nguyên nhân của sự gia tăng chi tiêu của tư nhân (Consumption) ở trên. Vì nền kinh tế còn trì trệ, chưa phục hồi hẳn, thu hoạch thuế má (tax revenue) thấp, trong khi chính phủ chi tiêu bừa bãi và phi sản xuất gây ra thâm thủng ngân sách trầm trọng đưa đến tăng nợ công. Năm 2021 thâm thủng ngân sách là 3.08 ngàn tỷ và năm 2022 là 3.80 ngàn tỷ Mỹ kim và nợ công tăng tương đương mỗi năm. Năm 2021, tỷ lệ nợ công so với tổng sản lượng nội địa xổi là 129% (31,000 tỷ/24,000 tỷ); năm 2022 tỷ lệ đó là 133% (31,460 tỷ/23,000 tỷ). Để trang trải thiếu hụt ngân sách, bộ Tài Chánh (Ngân Khố), với sự thông qua của Lưỡng Viện Quốc Hội, bán công khố phiếu (Treasury Bills) cho Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, công chúng, các định chế tài chánh nội địa và ngoại quốc v.v…và từ đó nợ trần (Debt ceiling) được bàn thảo bởi hai đảng gần đây.

3. ​Cung lớn hơn Cầu (Bất quân bình – Disequilibrium)

Tình trạng này ít khi xẩy ra và chỉ xẩy ra khi có đại khủng hoảng kinh tế (Great Economic Depression) 1929-1933. Cho tới nay các kinh tế gia cũng chưa tìm ra nguyên nhân chính yếu. Có thuyết âm mưu cho rằng các nhà tài phiệt làm giá các thị trường chứng khoán để thủ lợi khiến hệ thống ngân hàng thương mại phá sản vì quần chúng bị khủng hoảng (panicky) mất tin tưởng đổ xô nhau đến rút tiền và các người ký thác lớn nhỏ đều mất tiền. Cho mãi tới năm 1935 một Công ty Bảo Hiểm Ký Thác Liên Bang (The Federal Deposit Insurance Corporation- FDIC), một công ty phụ của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang được thiết lập bảo hiểm 200 ngàn Mỹ kim cho mỗi người ký thác như hiện nay. Trong thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế 1929-33 có gần 20% lực lượng lao động dân sự, khoảng 60 triệu người bị thất nghiệp không tự ý nghĩa là bị bắt buộc. Tài hóa kinh tế vẫn còn dồi dào trong thị trường với giá cả rẻ mạt nhưng vẫn không có người mua, vì thất nghiệp không có lợi tức.

Tóm lại, những thay đổi tăng hay giảm trong 3 yếu tố quyết định trong số Cầu tổng thể và 3 yếu tố quyết định trong số Cung tổng thể tạo ra những thay đổi về Xuất-Lượng (GDP), Nhân Công (Employment), Lợi Tức (Income) và Giá Cả (Price) trong nền kinh tế tư bản Hoa kỳ.

B. Sự vận hành của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang

Một định chế tài chánh quyền lực nhất trên hoàn vũ. Tiền là gì và xuất phát từ đâu?
Bất cứ vật liệu gì cũng có thể dùng làm tiền (Money), miễn là nó nhẹ, dễ di chuyển trong trao đổi. Như vậy thì “Giấy” thỏa mãn điều kiện này. Tiền là một mảnh giấy như tờ “Dollar” hiện nay với những hoa văn lịch sử, một mặt in hình Tổng thống George Washington, mặt kia in những hoa văn khác. Trong trường hợp này, Quốc Hội Hoa Kỳ đã chọn “Giấy” để in tiền bằng một đạo luật (Act) và Tổng Thống ký sắc lệnh ban hành tiền giấy “Dollar” là tiền pháp định (Legal Tender) trong mọi giao dịch mua bán , mọi người phải chấp nhận.

Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang có trách nhiệm phát hành theo nhiều mệnh giá như 1, 5, 10, 20, 100, 500 “Dollar” . Tiền Dollar hiện nay không còn vàng bảo chứng (backing). Tiêu chuẩn kim bản vị (Gold Standard) đã bị bãi bỏ năm 1934.

Tiền tệ có 3 vai trò. Trước hết là một phương tiện trao đổi (Medium of Exchange). Thứ đến, tiền là đơn vị đo lường (Standard Unit), như quả táo giá 50 xu, đôi giầy giá 10 mỹ kim. Sau hết tiền đóng vai trò tồn trữ tài sản (Store of Wealth). Cá nhân nào cũng giữ tài sản tiền mặt (Cash) trong nhà hay ngân hàng phòng hờ những bất trắc xẩy ra.

Trong nền kinh tế, giá trị của tiền tệ là gì?

Đó là khối lượng tài hóa và dịch vụ mà số Cung tiền tệ có thể mua được. Giá trị hay mãi lực (Purchasing Power) của tờ “Dollar” cao vì có thể mua được nhiều tài hóa và dịch vụ dồi dào trong nền kinh tế phát triển và phồn thịnh Hoa kỳ. Tóm lại giá trị của tiền tệ trong một quốc gia chính là tổng sản lượng nội địa xổi của nó (GNP) chứ không phải quý kim hay ngoại tệ bảo chứng. Vì vậy trên thế giới ai cũng muốn có “Dollar” để mua hàng hóa Mỹ rẻ với phẩm chất tốt.

I. ​Lịch sử thành lập Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang

Tại Hoa Kỳ trước năm 1913 các ngân hàng thương mại tư nhân không bị chế định (Regulated), kiểm soát (Controlled) và tập trung (Centralized) bởi chính phủ. Do đó xẩy ra nhiều rối loạn vì có quá nhiều loại tiền ngân hàng (Bank Notes) dùng như tiền và việc quản trị tiền thiếu hiệu năng ảnh hưởng tới số cung tiền tệ (Money Supply). Lúc thì có quá nhiều tiền gây áp lực lạm phát, khi thì thiếu tiền lưu hành cản trở tăng trưởng kinh tế, sản xuất tài hóa kinh tế và dịch vụ. Như vậy trước năm 1913 Hoa kỳ không có Ngân Hàng Trung Ương (Central Bank).

Ở các quốc gia tư bản phát triển khác, Ngân Hàng Trung Ương như Bank of China, Bank of England, Bank of Japan v.v… đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, tuy là một cơ quan tự trị (Autonomous Entity) về điều hành nghiệp vụ nhưng bị kiểm soát, thanh tra và hậu kiểm bởi Quốc Hội.

Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang được thiết lập năm 1913 mới đóng vai trò Ngân Hàng Trung Ương Quốc Gia Hoa Kỳ.

Năm 1913, đạo luật Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Act, 1913) được Quốc Hội thông qua và ký phê chuẩn bởi Tổng Thống Thomas Woodrow Wilson, do cuộc khủng hoảng tài chánh năm 1907 vì bệnh dịch thất bại thảm hại đáng báo động của các ngân hàng thương mại tư nhân, dân chúng cả nước chán ngán, bất mãn với tình trang hỗn loạn và bất ổn của hệ thống ngân hàng thương mại tư nhân. Sau sáu năm biến động mới được đưa ra tranh luận và bàn thảo bởi Lưỡng Đảng. Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (The Federal Reserve System) được thiết lập và Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang (The Federal Reserve Bank- FED) ra đời, thường gọi tắt là “The FED” mặc dầu các chủ ngân hàng thương mại chống đối.

II. ​Sự xảo trá của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (The Federal Reserve Bank Hoax)

Theo ông Wickliffe B. Vennard Sr. tác giả cuốn sách “Sự xảo trá của Dự Trữ Liên Bang- Thời đại lừa bịp- Bị lột mặt nạ” (The Federal Reserve Hoax-The Age of Deception–Exposed). Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ là một công ty tài chánh tư nhân (A Private Financial Corporation) không thuộc sở hữu quốc gia nên không bị quản lý, thanh tra, kiểm soát bởi chính quyền, tức là Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang cũng không bị hậu kiểm và đóng thuế doanh lợi, không bị điều trần trước Quốc Hội. Như vậy Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang hoạt động đứng ngoài vòng pháp luật quốc gia.

Từ ngày thành lập năm 1913, chưa một ai đòi kiểm soát, thanh tra và hậu kiểm các nghiệp vụ tiền tệ của tổ chức đó mà được yên ổn. Trong những năm 1932 và 1933, ông dân biểu Tiểu Bang Texas, Louis T. McFadden, Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Hàng Hạ Viện “The FED” chỉ trích những sai lầm của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang như vụ Nga Sô cung cấp nhân sự, Hoa Kỳ cung ứng tiền bạc cho một Siêu Nhà Nước (Super State) quốc tế kiểm soát bởi các chủ ngân hàng thế giới và các nhà kỹ nghệ quốc tế hành động cùng nhau nhằm nô lệ hóa thế giới cho sự thỏa mãn riêng của họ và còn nhiều sai lầm khác.

Ông Dân Biểu Louis McFadden cũng đòi hỏi kiểm soát, thanh tra và hậu kiểm các nghiệp vụ tiền tệ của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, hậu quả là ông đã chết vì đột quỵ suy tim sau một mũi thuốc chích cảm cúm nội tạng (Intestinal Flu) tháng 10 năm 1936.

Trước hết liên quan tới khái niệm Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve), giáo sư Seymour cho biết Philip Dru, một quản lý (Administrator) trong chính quyền Woodrow Wilson mới được bầu năm 1912. Dru là một trung úy tốt nghiệp trường quân sự West Point, về hưu vì bất khả dụng (Disability). Ông có tinh thần nổi loạn chống lại sự độc đoán của nhóm tư lợi ưu đãi. Dru trở nên độc tài và cố gắng tạo dựng lại chính quyền và lập ra một nhóm quốc tế hay hội liên quốc quyền lực, xây dựng trên sự đoàn kết Anglo-Saxon. Đây là sự khởi đầu cho Hội Liên Quốc (League of Nations) của Tổng Thống Woodrow Wilson và hiện nay là tổ chức Liên Hiệp Quốc (United Nations) và Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ông quản lý Philip Dru chỉ định một nhóm kinh tế gia và một số người khác soạn thảo một công thức luật ngân hàng mới đưa đến một hệ thống tiền tệ linh động dựa trên phần lớn tài sản thương mại thay vì vay nợ.

Nhóm tài phiệt chủ các ngân hàng quốc tế lớn như “The Schift, the Warburgs, the Kahns, the Rockfellers và the Morgans” có mặt trong một hội thảo kín ở đảo Jekell Island và kết quả là theo ông Arthur Howden Smith, dưới sự chỉ đạo của Đại Tá E.M. House, một viên chức cao cấp trong chính quyền Woodrow Wilson trong 9 tháng chính quyền này đã tái tổ chức toàn diện cơ cấu tài chánh phù hợp với những quan niệm của nhà “Quản Lý Philip Dru”. Do đó khái niệm “Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve System) Hoa Kỳ qua đạo luật Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Act, 1913) được Quốc Hội thông qua và ký phê chuẩn bởi Tổng Thống Thomas Woodrow Wilson.

Tóm lại, Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ là “Công Ty Tài Chánh Tư Nhân” (A Private Financial Corporation), tuy là trung ương, nhưng không thuộc quyền sở hữu quốc gia. Chính quyền, ngay cả Quốc Hội Hoa Kỳ không có quyền gì can thiệp vào các nghiệp vụ tiền tệ của Ngân Hành Dự Trữ Liên Bang dưới bất cứ hình thức nào.

Ngày nay, tuyệt đại đa số quần chúng, các chính trị gia và các kinh tế gia cho rằng tính cách “Tư nhân” (Privacy) là sự xảo trá (Hoax) của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang. Là một ngân hàng trung ương thì phải thuộc quyền sở hữu quốc gia, một ngân hàng nhà nước (State Bank) như các ngân hàng Bank of China, Bank of England, Bank of Japan. Đúng ra Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang phải được hoạt động như một cơ quan tự trị về nghiệp vụ, giống như Bưu Điện Hoa Kỳ và tuân theo luật pháp quốc gia, được thanh tra, kiểm soát và hậu kiểm bởi một cơ quan có thẩm quyền là Quốc Hội.

III. Tổ chức (Xin xem sơ đồ II bên dưới)

Cả nước Mỹ được chia ra 12 quận Dự Trữ Liên Bang và Tổng Hành Dinh (Federal Reserve Districts). Mỗi một quận có một ngân hàng Dự Trữ Liên Bang và Tổng Hành Dinh đặt tại New York, Chicago, San Francisco, Philadelphia, Boston, Cleverland, St. Louis, Kansas City, Atlanta, Richmond, Dallas và Minneapolis.

Vốn tiên khởi do các ngân hàng hội viên trong hệ thống Dự Trữ Liên Bang đóng góp và như vậy theo chính danh, mỗi Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang là một công ty tư nhân sở hữu bởi các ngân hàng hội viên.

Tất cả các ngân hàng Dự Trữ Liên Bang được phối hợp bởi một ban Thống Đốc (Board of Governors) gồm 7 thành viên của hệ thống Dự Trữ Liên Bang đặt tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, thường gọi là “Ban Dự Trữ Liên Bang” (Federal Reserve Board).

Mặc dầu Tổng Thống bổ nhiệm các Thống Đốc Liên Bang cho nhiệm kỳ 14 năm, và bổ nhiệm Chủ Tịch (Chairman) Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang cho nhiệm kỳ 7 năm, ban Thống Đốc chịu trách nhiệm trước Quốc Hội chứ không phải Tổng Thống. Thường mỗi cuối năm, Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang ra điều trần trước lưỡng viện quốc hội về “Tình hình kinh tế liên bang” (Economic State of Union). Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang không bao giờ bị bãi chức, chỉ tự ý từ chức hay hết nhiệm kỳ. Ông được hưởng lương trọn đời dù chỉ làm Chủ Tịch một ngày.

Vốn điều hành của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang gồm tiền công in tiền 7% và doanh lợi mua bán trái phiếu qua các hoạt động thị trường mở (Open Market Operations). Vốn sơ khởi đóng góp của các ngân hàng hội viên năm 1913 là 304 triệu Mỹ kim, và tài sản của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang hiện nay là 54 tỷ Mỹ kim và còn tăng nữa qua thời gian.

IV. Trách nhiệm

Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang có 3 nhiệm vụ chủ yếu:

1/ Quy định và thay đổi mức dự trữ bắt buộc (Reserve Required) hiện nay là 20%. Các ngân hàng thương mại bắt buộc phải nộp vào quỹ dự trữ tại FED 20% tổng số ký thác và có quyền cho vay 80% còn lại.

2/ Quy định và thay đổi lãi suất chiết khấu (Discount Rate) khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền.

3/ Điều hành các hoạt động thị trường mở (Open-Market Operations) tức là mua bán các trái phiếu như công khố phiếu (Treasury Bills) để điều phối và kiểm soát số cung tiền tệ đang lưu hành cho tương ứng với Tổng Sản Lượng Quốc Gia Xổi (Gross National Product) nhằm ổn định giá cả.

Để điều hành các hoạt động thị trường mở, một ủy ban được thành lập gồm 12 thành viên, 5 đại diện từ 12 quận Dự Trữ Liên Bang và 7 Thống Đốc trong ban Thống Đốc (Board of Governors) tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Ủy ban này được gọi là “Ủy Ban Thị Trường Liên Bang” (Federal Open-Market Committee).

Đây là một nhóm công dân tư nhân quyền lực nhất Hoa Kỳ (The most powerful group of private citizen in America), quyết định số cung tiền tệ lưu hành trong nước và ngoại quốc

V.​ Chính sách tiền tệ Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đối với lạm phát và suy thoái-thất nghiệp. (Xin xem bảng 1 bên dưới)

Bảng 1: Chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang

Thưa Quý vị đồng hương, như quý vị đã biết Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang hiện nay là một “Công Ty Kinh Doanh Tư Nhân” hoạt động như một cơ quan tự trị, độc lập về nghiệp vụ tiền tệ đối với Chính Phủ và Quốc Hội. Nhiệm vụ chính yếu và cốt lõi của ông Chủ Tịch và ban Thống Đốc của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn là điều hòa khối lượng tiền tệ lưu hành bằng các chính sách tiền tệ nhằm “Tăng Trưởng Kinh Tế” (Economic Growth) hay Tổng Sản Lượng Nội Địa Xổi (Gross Domestic Product- GDP) ngày càng cao và “Ổn Định Giá Cả” (Price Stability) và sửa chữa các vấn nạn kinh tế nguy hại như lạm phát, suy thoái kinh tế và thất nghiệp.

Các Chủ Tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang thường là các kinh tế gia có bằng Tiến Sĩ kinh tế chuyên về tiền tệ và còn là giáo sư đại học như các ông Alan Greenspan, Ben Bernanke.

VI. ​Quyền lực của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang tại Hoa Kỳ và thế giới

Thưa quý vị đồng hương thân mến.

Thiên hạ thường nói “Có tiền mua tiên cũng được”. Có tiền là có tất cả . Ai nắm túi tiền, người đó có quyền sai khiến. Tiền đưa đến danh vọng, quyền lực và có nhiều tiền hơn. Thực tế chứng minh đúng như vậy. Trong chính trị, tiền ảnh hưởng và kiểm soát đảng phái chính trị, và tiền có thể quyết định ai thắng, thua trong cuộc bầu cử tổng thống như ở Hoa Kỳ. Nhưng tiền đó phải là tiền cứng (hard currency). Đó là đồng “Dollar”, đồng tiền quốc tế.

Tại sao đồng Dollar trở nên đồng tiền quốc tế? Vì giá trị của tiền là mua được nhiều hay ít tài hóa hay dịch vụ đủ loại với giá rẻ và phẩm chất tốt trong một nền kinh tế. Đó là đồng Dollar của Mỹ, nói khác đi, đồng Dollar có mãi lực cao (purchasing power).

Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế số một trên thế giới trên hơn trăm năm qua. Năm 2022, trị giá bằng tiền của Tổng Sản Lượng Quốc Nội Xổi (GDP) là 23,550 ngàn tỷ Mỹ kim, cao nhất thế giới, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thế giới với dân số 325 triệu người, khoảng 0.01% tổng dân số thế giới 8 tỷ người hiện nay.

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều muốn có nhiều Mỹ kim để mua tài hóa kinh tế và dịch vụ sản xuất tại Hoa Kỳ, thượng vàng hạ cám, đặc biệt là loại tài hóa có kỹ thuật cao dân sự và quân sự như máy bay Boeing, xe hơi, máy móc y tế, nông nghiệp đồ điện tử đủ loại, xe tăng, máy bay quân sự, hỏa tiễn, súng ống tân tiến và chính xác, tầu ngầm nguyên tử và mẫu hạm hàng không v.v… mà các quốc gia khác không sản xuất được. Đồng Dollar lại có thể mua bất cứ thứ gì trên thế giới.

Hoa Kỳ là đầu tầu kinh tế tư bản của hệ thống kinh tế tư bản Âu Mỹ. Người ta thường ví khi nền tư bản Hoa Kỳ “hắt hơi”, các nền kinh tế tư bản thế giới đều “sổ mũi, nóng lạnh”. Tại sao vậy? Thưa, thủ phạm chính yếu là “Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ” với ba nhiệm vụ hay khí cụ: dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và hoạt động thị trường mở, kiểm soát và điều hướng số Cung Tiền Tệ (Money Supply) đang lưu hành tại Hoa Kỳ và toàn thế giới.

Sư thay đổi khối lượng đồng Mỹ kim lưu hành, tác động và ảnh hưởng tới mạng lưới rộng lớn, chằng chịt và liên quan với nhau. Đó là mạng lưới “Lãi Suất” (Interests) nội địa và quốc tế. Lãi suất ảnh hưởng tới mọi hoạt động kinh tế trong hệ thống “Tín Dụng” (Credits) trong sản xuất, ngoại thương, đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm, xây cất, địa ốc, thị trường chứng khoán v.v… tại Hoa Kỳ và toàn thế giới.

Tiếc thay, Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang lại là một “Công ty tài chánh tư nhân” (A Private Financial Corporation) với quyền lợi lớn và toàn diện như vậy lại không do Quốc Gia Hoa Kỳ (Nhà nước-State) làm chủ dưới sự kiểm soát, thanh tra và hậu kiểm của Quốc Hội Hoa Kỳ.

Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang là con đẻ của nhóm tài phiệt chủ nhân các ngân hàng quốc tế, phần lớn là người Do Thái. Như vậy nhóm tài phiệt Do Thái nắm giữ và quản lý túi tiền Mỹ kim của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đây là một nguy hiểm tuyệt đối vì tiền có sức mạnh vô song, dòng máu trong cơ thể. Tiền tạo ra và mua được bất cứ ai và những gì trên hoàn vũ này. Như ông Amschel Rothschild chủ ngân hàng quốc tế người Do Thái đã nói: “Hãy cho tôi phát hành và kiểm soát tiền tệ của một quốc gia và tôi không quan tâm ai viết ra luật pháp của nó” (Let me issue and control a nation’s money and I care not who writes its laws)

Nhìn thấy sự nguy hiểm trên, trong suốt những năm qua, từ ngày thành lập 1913, không một ai dám thắc mắc, chính trị gia cũng như kinh tế gia, các giáo sư đại học và hàng trí thức, ngoại trừ dân biểu Louis McFadden đã bị sát hại năm 1936 như đã đề cập ở đoạn trên.

Chỉ gần đây, một cuốn sách xuất hiện nhưng không ghi xuất bản năm nào “The Federal Resource Hoax – The Age of Deception – Exposed”: (Sự xảo trá của Dự Trữ Liên Bang – Thời đại lừa bịp – được lột mặt nạ).

Tác giả là ông Wickliffe B. Vennard Sr., không thấy danh xưng giáo sư Đại Học hay ký giả điều tra chuyên nghiệp mà chỉ tự xưng là Người Thiên Chúa Giáo (Christian), Người Hoa Kỳ (American) và Người Tuân Thủ Hiến Pháp (A Constitutionalist). Ông đưa ra đề nghị: Để bảo vệ Đức Tin (Faith) và Quốc Gia của chúng ta. Ông viết: “Đơn giản hãy ra lệnh (không nêu thẩm quyền nào) cho Quốc Hội sử dụng quyền tự do chọn lựa pháp lý (Legal Option) mua Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (The Federal Reserve System) với số vốn cổ phần tư bản (Capital Stock), năm 1913 là 304 triệu Mỹ kim hay hủy bỏ đạo luật Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Act). Thu lại tài sản 54 tỷ Mỹ kim sẽ trả bớt được 18% nợ công”.

Cuối cùng chúng ta có thể thay đổi chỉ “hai chữ” trên giấy bạc tiền tệ của chúng ta: “Tiền Dự Trữ Liên Bang” (Federal Reserve Note) bằng “Tiền Hiệp Chủng Quốc” (United States Note).

Ông Jason Chaffetz, tác giả cuốn “Nhà Nước Ngầm” (Deep State) cũng nêu ra sự nguy hiểm của việc phát hành tiền tệ của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, một công ty tài chánh tư nhân. Ông nói ”Tiền dollar” phát xuất từ “không khí” (Thin Air). Đúng vậy, đồng Dollar hiện nay không có quý kim nào bảo chứng (Backing).

Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang có thể phát hành bao nhiêu tiền cũng được miễn là được chuẩn chi bởi Quốc Hội qua sự yêu cầu của bộ Tài Chánh (Ngân khố). Theo lệnh của Tổng Thống, bộ Tài Chánh bán một số công khố phiếu (Treasuty Bills) cho Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang để lấy tiền mặt và tất nhiên sự lạm dụng phát hành có thể xẩy ra bởi Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, một công ty tài chánh tư nhân, mà không một cá nhân hay cơ quan thẩm quyền nào có quyền kiểm soát và giám sát.

Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang phải được điều hành như một cơ quan tự trị chuyên biệt như Bưu Điện, không cần kiếm lời, và nếu có, phải đóng thuế lợi tức và lợi tức phụ trội (Profit surplus) phải nộp cho bộ tài chánh (Ngân Khố). Các nhân viên và viên chức quản trị cũng chỉ là công chức của chính quyền liên bang và như vậy không có chi phí in tiền 7% ngày càng gia tăng qua thời gian.

LỜI CUỐI:

Mô thức Kinh Tế cộng sản do nhà nước chỉ huy và kiểm soát toàn diện với chiêu bài không tưởng “Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu” đã bị vất vào sọt rác khi cái nôi Cộng Sản Nga Sô Viết và khối Cộng Sản Đông Âu tan rã thời cựu Tổng thống Ronald Reagan. Mô Thức Kinh Tế Cộng Sản của Karl Marx biến đổi thành “Mô Thức Kinh Tế Xã Hội Chủ Nghĩa” (The Socialist Economic Model), Trung Quốc là một biểu tượng hiện nay. Như vậy, hiện nay chỉ còn hai mô thức kinh thế trên thế giới là “Tư Bản” “Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Mô Thức Kinh Tế Tư Bản xây dựng trên nền tảng thị trường cạnh tranh tự do của giới kinh doanh tư nhân, không có xí nghiệp quốc doanh; trong khi Mô Thức Kinh Tế Xã Hội Chủ Nghĩa xây dựng trên nền tảng hệ thống xí nghiệp quốc doanh là chính, một ổ tham nhũng, luôn luôn bị lỗ lã được thành lập và quản trị bởi nhóm bà con, bạn bè thân tín của các đảng viên có chức quyền cao.

Thưa quý vị đồng hương,

Mô Thức Kinh Tế Tư Bản Chủ Nghĩa Hoa Kỳ không toàn mỹ, có những khuyết điểm như Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang là một “Công ty tài chánh tư nhân ‘siêu quyền lực’” lại hoạt động ngoài vòng pháp luật quốc gia với số vốn thành lập sơ khởi 304 triệu mỹ kim năm 1913, phần lớn do các ngân hàng hội viên quốc tế Do Thái đóng góp và tất nhiên nhóm này quản trị và kiểm soát “The FED” hiện nay. Hoa Kỳ đã đánh mất chủ quyền tiền tệ tuyệt đối của một quốc gia.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế qua dữ liệu thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) năm 2021, Hoa Kỳ được xếp hạng 15 với lợi tức đầu người (Per capita) là 68,309 mỹ kim một năm trong khi Trung Quốc đứng hạng 100 với lợi tức đầu người là 18,931 mỹ kim. Sở dĩ được như vậy là vì năm 1976, Đặng Tiểu Bình mở cửa Trung Quốc giao thương với quốc tế trên căn bản thị trường cạnh tranh thu hút đầu tư ngoại quốc.

Quý vị đã đi du lịch nhiều quốc gia, như ở Trung Quốc, Âu Châu và trên thế giới, không có quốc gia nào mà một cá nhân có thể mua một chiếc xe mới dễ dàng và một gia đình có ít nhất là hai chiếc xe chạy trên một hệ thống xa lộ xuyên bang tân tiến, rộng rãi và sạch sẽ nhất thế giới như ở Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ sản xuất dồi dào hàng hóa thông dụng đủ loại với giá phải chăng và phẩm chất tốt như quần “jean”, đồ trang sức, nước hoa, sản phẩm thẩm mỹ v.v… Về thực phẩm thì phẩm chất bảo đảm, thịt thà, hải sản, rau rợ và trái cây đủ loại bầy bán trong các siêu thị khắp nước. Người dân Hoa Kỳ còn được thưởng thức những thức ăn thơm ngon và quý hiếm do các quốc gia trên thế giới xuất cảng sang để kiếm Mỹ kim mua hàng hóa cao cấp Mỹ, như cua Canada, tôm hùm Việt Nam v.v…

Mọi người trên thế giới đều mơ ước trở thành công dân Hoa Kỳ và được sinh sống tại đây để thực hiện giấc mơ Hoa Kỳ (American Dream).

Tóm lại thưa quý vị đồng hương, tất cả những ưu điểm trên đây là thành quả của “Mô Thức Kinh Tế Tư Bản cạnh tranh tự do”.

Rủi thay, đảng Dân Chủ với hai Tổng Thống Barrack Obama và Joe Biden, tội đồ phá hoại, đang chủ mưu biến “Mô Thức Kinh Tế Tư Bản Hoa Kỳ” thành “Mô Thức Kinh Tế Xã Hội Chủ Nghĩa” như Trung Quốc. Họ chú tâm bắt dân chúng trở thành những tên nô lệ chỉ biết cúi đầu tuân theo mệnh lệnh dưới sự lãnh đạo độc tài và hệ thống “Xin-Cho” như ở Việt Nam hiện nay.

Thưa quý vị đồng hương thân mến,

Tất nhiên Mô Thức Kinh Tế Tư Bản Hoa Kỳ cũng có những hệ quả tiêu cực, nhưng theo cố Thủ Tướng Winston Churchill của Anh Quốc: “Giữa hai cái xấu, chúng ta nên chọn cái ít xấu hơn” khi đề cập tới các mô thức kinh tế trên thế giới.

Cuộc bầu cử Tổng Thống 2024 sắp diễn ra, như một công dân Hoa Kỳ bình thường, người viết tha thiết kêu gọi quý vị đồng hương hãy sáng suốt, trung thực, không thành kiến và thiên vị vì bất cứ lý do nào trong việc bầu chọn giữa hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden, là tiêu biểu cho “Mô Thức Kinh Tế Tư Bản Hoa Kỳ” “Mô Thức Kinh Tế Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Mong lắm thay!

Kính chào.

Garden Grove ngày 17 tháng 10 năm 2023

Đỗ Ngọc Hiển
Cựu Giáo sư Kinh Tế Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
(Biên khảo)

Tài liệu tham khảo:
– Economics (McConnell)
– The DeepState (Jason Chaffetz)
– The Federal Reserve Hoax-The Age of Deception- Exposed (Wickliffe B. Vennard Sr.)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*