Giáo Dục Việt Nam Thời Đỉnh Cao Trí Tuệ Cộng Sản Cầm Quyền

Giáo dục tại Nghệ An

Một phụ huynh ở thành phố Vinh, Nghệ An chia sẻ với tôi -tác giả là nhà giáo Thái Hạo- rằng:
“Vài năm nay, các con anh đang phải đóng mỗi tháng từ 500.000 đến 700.000 đồng để học “Anh ngữ tăng cường”, với số lượng là 2 tiết trong một tuần. Chương trình “Anh ngữ tăng cường” do một trung tâm Anh ngữ hợp tác với nhà trường thực hiện”.

Vị phụ huynh cũng cho biết:
Hiện tại, trung tâm Anh ngữ này đang hợp tác với 86 trường học”.

Tôi kinh ngạc hỏi lại rằng:
“86 trường nghĩa là hằng ngàn lớp học với hằng chục ngàn học sinh, làm sao họ có đủ giáo viên để dạy?”

Vị phụ huynh giải thích:
Chính yếu là trường nào thì giáo viên trường ấy dạy, chứ cái trung tâm ấy chỉ có khoảng 20 giáo viên làm thế nào họ có giáo viên đến dạy được”.

Tác giả suy ngẫm:
“86 trường với khoảng 80 ngàn học sinh, nhân với 500.000 đồng mỗi học sinh, sẽ là một số tiền khổng lồ là 40 tỷ đồng mỗi tháng. Nhưng mỗi tiết dạy, giáo viên nhà trường chỉ được trả từ 50.000 đến 80.000 đồng. Vậy là, không cần xây dựng trường lớp, không cần tuyển dụng giáo viên, chỉ cần lập ra một cái “trung tâm”, rồi đến “bắt tay” với các Hiệu Trưởng là có cơ sở vật chất và giáo viên, tất cả như là “của trung tâm”, và cứ thế mà thu tiền, chia tiền. Quá dễ dàng…”.

Vị phụ huynh nói tiếp:
“Trước kia, có thời gian tôi làm công tác quản trị trong trường học nhà nước, tôi đã từng được những “trung tâm” kiểu này đề nghị hợp tác với hoa hồng lợi nhuận là 40%, nhưng tôi từ chối, vì biết rõ hành động này không mang lại lợi ích gì cho học sinh cả, mà trái lại còn làm khổ các học sinh vì bị tước thêm thời gian vào học hành bát nháo, trong khi họ sẳn sàng thu học phí”.

“Lần theo tên của “Trung Tâm Anh Ngữ” này, tìm kiếm mã số thuế nhưng không thấy, website cũng không có, chỉ có một trang Facebook với lèo tèo mấy lượt like mỗi bài đăng. Tôi không khẳng định được mức độ chính xác của những tin tức do vị phụ huynh này chia sẻ, nên cần các cơ quan trách nhiệm vào cuộc điều tra để tìm những bằng chứng và kết luận sự việc.

“Tuy nhiên, bản chất của việc này thì không xa lạ với tôi, vì năm 2022, chính tôi đã phản đối 2 chương trình tương tự -kỹ năng sống và Anh ngữ- tại trường con tôi học, sau đó nhà trường đã phải hủy bỏ. Vì tôi chất vấn họ rằng: Học cái gì, học vào lúc nào, ai dạy, dạy như thế nào, kế hoạch đâu, ai duyệt, trình tự thủ tục được thực hiện ra sao, v.v.. Không ai giải thích được, và họ đành phải bỏ.

Hiện nay, những chương trình “liên kết”, “hợp tác”, “tăng cường” kiểu này, do sự bắt tay giữa các Hiệu Trưởng với các “trung tâm ma” bên ngoài, đang đổ bộ vào các trường học khắp nơi trên cả nước, tạo ra một thị trường chợ đen phá nát giáo dục từ bên trong.

“Bên cạnh phong trào “trăm hoa đua nở” của việc lạm thu, tận thu, đã thành một thứ dịch bùng phát trên khắp cả nước trong hàng chục năm nay, thì những chương trình như Stem, Kỹ năng sống, Tiếng Anh… đang tràn vào các nhà trường như một cơn lũ giữa thanh thiên bạch nhật, biến trường học thành chợ trời, chợ đen.

“Phá hỏng môi trường giáo dục, vắt kiệt sức và lực của phụ huynh, đày ải hàng triệu học sinh chỉ vì mối lợi quá lớn và quá dễ thu vào. Đó là tình trạng đang công nhiên diễn ra mà rất hiếm khi thấy bóng dáng của các “cơ quan trách nhiệm”, “cơ quan quản trị giáo dục”, cứ như chốn không người vậy.

“Tôi nghĩ, nếu không có một cuộc “tổng vệ sinh” bằng cách mở cuộc điều tra trên toàn quốc, quét sạch để lập lại kỷ cương trong các nhà trường, thì giáo dục sẽ bị băng hoại hoàn toàn, rồi chương trình đổi mới “căn bản toàn diện” cũng sẽ bị đám cỏ dại và sâu trùng này phá nát khi chưa kịp bén rễ…”

Nhà Giáo Thái Hạo -nhiều năm phục vụ ngành giáo dục- hiện là một chuyên gia với nhiều bài viết về lãnh vực giáo dục, cho rằng:
Tình trạng các lớp học thêm dưới tên gọi “tự nguyện” ngày càng lan tràn trên cả nước, là lý do để các trường học mở cửa cho các “trung tâm” chen vào để chia tiền”.

(Tóm lược bài của Thái Hạo trong e-mail ykhoahue@googlergroups.com ngày 12/9/2023)

Giáo dục tại Hải Dương

“Giáo dục lấy học sinh làm con tin. Không phải ngẫu nhiên, mà tình trạng này đã và đang diễn ra trên toàn quốc”. Đó là câu mở đầu của tác giả Chu Mộng Long, và vào nội dung …

Bắt đầu mỗi năm học, mỗi lớp có thêm TV mới, máy quạt mới, rèm cửa mới, bàn ghế mới, ..v..v…, do phụ huynh “tự nguyện” đóng góp. Nhà trường, vừa là đại lý bán sách giáo khoa, vừa là đại lý bán đồ cũ. Nói là cũ, nhưng thật ra chỉ mới dùng trong năm học vừa qua.

“Học thêm”, “học tăng cường”, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Phụ huynh nào không đóng góp, thì học sinh con của họ phải ra ngoài sân ngồi, vì học thêm, học tăng cường, được xếp chung thời khoá biểu với chương trình học.  Và hiển nhiên, kết quả học tập của học sinh “không học thêm”, “không học tăng cường” dù mới đầu năm học, nhưng chắc chắn sẽ là “học sinh kém” vào cuối năm học.

Giáo dục lấy học sinh làm con tin là như vậy”. “Con tin” đang ở trong tay những kẻ được gọi là thầy giáo cô giáo, đố phụ huynh nào dám cãi!

Nếu trò moi tiền này diễn ra ở xứ giãy chết (lãnh đạo CS Việt Nam nói Hoa Kỳ là xứ đang giãy chết), phong trào bãi khoá diễn ra là cái chắc. Nhưng ở xứ thiên đường cộng sản thì dẫu có đốt hết gia sản, người dân vẫn phải cho con đi học để “được giáo dục nhồi sọ!”

Những khoản “phí” mà mỗi học sinh phải đóng cho trường trung học phổ thông “Thanh Miện 3” tỉnh Hải Dương, như sau:

(1) Học phí 420.000 đồng cho một kỳ học.
(2) Gửi xe 360.000 đồng cho mỗi năm học. (Nhà trường kinh doanh bãi giữ xe)
(3) Bảo hiểm thân thể 300.000 đồng mỗi năm học (không hiểu “bảo hiểm thân thể” là gì)
(4) Bảo hiểm y tế 680.400 đồng mỗi năm học.
(5) Vở ghi 225.000 đồng (không hiểu “vở ghi” là gì)
(6) Ghế ngồi 25.000 đồng mỗi năm học.
(7) Thẻ học sinh 35.000 đồng mỗi lần cấp.
(8) Nước uống 100.000 đồng mỗi năm học.
(9) Vệ sinh 100.000 đồng mỗi năm học.
(10) Quỹ Hội Phụ Huynh 200.000 đồng mỗi năm học.
(11) Sổ liên lạc điện tử 150.000 đồng mỗi năm học.
(12) Đồng phục 1.464.000 đồng một bộ mỗi lần cấp.
(13) Khảo sát 180.000 đồng một lần.
(14) Kiểm tra chung 200.000 đồng mỗi năm học.
(15) Tivi 150.000 đồng mỗi năm học.
(16) Xã hội hóa 300.000 đồng mỗi năm học (không hiểu “xã hội hóa” là gì)
(17) Quỹ học bổng chữ thập đỏ 300.000 đồng mỗi năm học.
(18) Học thêm hè 920.000 đồng mỗi mùa hè.
(19) Học thêm 2.176.000 đồng gồm 8 ca x 16.000 đồng x 17 tuần. (“học phí” lại “phí học thêm’)
(20) Quỹ lớp 500.000 đồng mỗi năm học (ghế ngồi học cũng đóng tiền, thêm “quỹ lớp” để làm gì?).
(21) Photocopy 200.000 đồng mỗi năm học.

Mỗi học sinh trường công tại Hải Dương mỗi năm học phải đóng tổng cộng là 8.715.000 đồng.

(Tóm lược bài của Chu Mộng Long trong e-mail npvquy@yahoo.com ngày 16/9/2023)

Phạm Bá Hoa
Texas, Hoa kỳ
(Trích Thư số 144 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ngày 1 tháng 10 năm 2023)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*