Trà sữa luôn có hương vị hấp dẫn từ người lớn cho đến trẻ em, nhưng tác hại trà sữa gây ra đối với sức khỏe cũng rất đáng lo ngại. Chúng ta hãy xem xét một số vấn đề dưới đây:
1. Gây mất ngủ
Do chứa lượng caffeine lớn (nhất là loại trà đen, loại thường được sử dụng để pha trà sữa), ly trà sữa sẽ khiến bạn phải trằn trọc cả đêm, hoặc giấc ngủ luôn bị gián đoạn, đặc biệt là khi bạn uống trà sữa vào buổi chiều tối.
Thực tế, trẻ em sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn là người lớn.
2. Lo lắng
Trong khi một số loại trà thảo dược như hoa cúc có công dụng thư giãn, việc uống trà sữa có thể khiến người dùng rơi vào trạng thái lo lắng nếu uống quá nhiều. Khi đó, người uống sẽ có cảm giác nôn nao và mệt mỏi. Đây là một trong những triệu chứng điển hình khi bạn “say” trà sữa.
3. Đầy hơi, táo bón
Caffein trong trà kết hợp với các hoạt chất trong sữa có thể thúc đẩy khí, gây đầy hơi, đầy bụng. Bên cạnh đó, chất tanin có trong trà được xem là chất gây rối loạn hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến chứng đau dạ dày.
Ngoài ra, trà cũng chứa chất theophylline có tác dụng giải độc cơ thể, làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều theophylline từ trà sữa có thể khiến người dùng bị mất nước dẫn đến táo bón.
Minh họa: Pexels
4. Nổi mụn trên mặt
Khi uống một lượng nhỏ, trà sữa có thể giúp cơ thể giải độc. Tuy nhiên, việc dung nạp trà quá nhiều sẽ khiến bạn bị bốc hỏa và tạo ra sự mất cân bằng hóa chất trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến việc bùng phát tình trạng mụn nhọt, đặc biệt ở khu vực mặt, cổ và ngực.
Đối với các bé đang trong độ tuổi dậy thì, và người gặp vấn đề về mụn đừng nên dùng trà sữa nhiều.
5. Mất cân bằng huyết áp
Một trong những tác hại nguy hiểm nhất của việc uống quá nhiều trà sữa là gây ra sự mất cân bằng huyết áp. Dung nạp một lượng vừa đủ trà có thể giúp người uống cải thiện tuần hoàn, duy trì sức khỏe của tim, não và thần kinh.
Tuy nhiên, khi trở thành “con nghiện” trà sữa, người uống sẽ đối mặt với tình trạng tăng nhịp tim và cao huyết áp thường xuyên. Đôi khi, đặc tính giúp thư giãn của trà cũng có khả năng làm giảm huyết áp.
Tình trạng huyết áp tăng hoặc giảm đều không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn nên tránh uống trà sữa quá nhiều.
Thay vào đó, bạn có thể thử các loại trà thảo mộc “thân thiện hơn” với sức khỏe như trà hoa cúc, trà táo đỏ, trà lá ổi…
Minh họa: Pexels
6. Béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng
Thành phần của trà sữa lẫn các loại topping như trân châu đều có rất nhiều chất béo và phụ gia, khiến cơ thể sẽ phải dung nạp nhiều chất béo bão hòa, acid béo chuyển hóa, đường và lượng calories lớn. Do đó, nếu liên tục uống trà sữa, người uống sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng cân, béo phì.
Như thế, lời khuyên cho hội những người yêu thích món thức uống gây nghiện này là cần hạn chế lượng topping kem béo, trân châu, sữa đặc, sirô… vào ly trà sữa. Đối với những người béo phì nên tránh dùng trà sữa.
7. Nguy cơ vô sinh
Thành phần chính của trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, được biết đến như một loại acid béo chuyển hóa, có khả năng gây suy giảm hormone ở nam giới, đồng thời giảm giảm chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh.
8. Nên uống trà sữa thế nào cho đúng cách?
Trà sữa không hẳn là loại thức uống hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều trà sữa hoặc dùng trà sữa để thay thế cho nước lọc hoặc bữa ăn chính.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng trà sữa tối đa mà mỗi người có thể dung nạp là một ly mỗi tuần.
Ngoài ra, khi uống trà sữa, bạn có thể yêu cầu giảm bớt đường hoặc các loại siro, topping đi kèm.
Đằng Vân tổng hợp
Theo Saigon Nhỏ ngày 1 tháng 6, 2023
Be the first to comment