Nào Ai Chung Tình Được Mãi

Ẩm thực đường phố Sài Gòn trong series ‘Street Food: Asia’ của Netflix

Một trong những chủ đề gần đây đang được quan tâm là tình hình mất việc làm của công nhân và hãng xưởng thoi thóp vì không có hàng. Hôm kia, tôi nói chuyện với người bạn. Cô ấy cũng nói mấy xưởng đồ gỗ đang chết lâm sàng.

Số liệu về xuất khẩu hàng may mặc giảm đến mức đáng báo động và mọi người nhận định là sẽ còn giảm nữa vì nhu cầu tiêu thụ giảm do xu hướng xanh. Giảm là giảm so với Việt Nam thôi. Cách đây 20 năm, cầm quần áo may mặc ở Mỹ lên thì cái gì cũng là made in China. Cách đây 5-10 năm thì cầm lên là quần áo made in Việt Nam. Cho đến đôi giày đôi vớ cũng made in Việt Nam.

Bây giờ nhu cầu không phải giảm mà là bị soán ngôi. Bất cứ ai ở Mỹ cứ đi vô cửa hàng quần áo, bốc đại mấy cái lên sẽ thấy đồ bây giờ chuyển hướng sang Bangladesh. Nhu cầu không phải giảm mà là bị thay thế. Tại sao? Có thể liệt kê tạm ra ba lý do:

1/ Nhân công (có thể) thấp hơn.

2/ Họ nhanh chóng áp dụng qui trình xanh và nguyên liệu xanh vô sản xuất. Điều này có nhiều công ty ở Việt Nam… lì lắm, ít chịu thay đổi upgrade.

3/ Chuyện thứ ba dân ngoài nghề chắc ít người biết. Mỹ cấm nhập khẩu tất cả các nguyên liệu sợi vải có nguồn gốc từ Tân Cương. Việt Nam phụ thuộc vùng nguyên liệu của Trung Quốc rất nhiều và để tránh chuyện mua hàng may mặc có nguồn gốc xuất xứ từ Tân Cương thì bên Mỹ họ né luôn Việt Nam cho nó lành.

Ngoài chuyện hàng may mặc ra thì còn nhiều cái khác cần chú ý. Mỗi lần có lô hàng nào xuất khẩu đi ra nước ngoài, tôi thấy báo chí đăng rần rần. Chẳng hạn như lô Thanh Long chiếu xạ được xuất khẩu qua Mỹ, xoài cát Hòa Lộc xuất khẩu qua Mỹ, cua đồng xuất khẩu qua Mỹ. Mắm xuất khẩu qua Mỹ. Trời ơi trời, mấy cái thứ đó chỉ có bán cho người Việt Nam trong chợ Việt Nam thôi.

Tác giả là chuyên gia ẩm thực nổi tiếng được nhắc đến trong nhiều bài báo lẫn phim tài liệu Mỹ về ẩm thực Việt Nam, chủ nhà hàng Kau Ba ở Houston, Texas

Mỹ họ biết Hòa Lộc là cái xứ mô nào, rồi con cua đồng là cái con chi chi? Kể nghe nè, cách đây cũng vài năm, bốc hộp tôm sú, tôm thẻ, tôm càng này nọ lên ở ngoài siêu thị là Product of Vietnam. Bây giờ ra siêu thị Mỹ bốc lên là thấy Product of Ecuador… Mấy cái con tôm này thì mới nhiều người ở Mỹ ăn nên khi tự hào về sản phẩm thì sản phẩm đó nó phải mang tính chất đại chúng, làm ra tiền chứ không phải xuất con cá rô từ ao làng này qua ao làng nọ.

Tôi nhớ có chị kia nói ước gì mình hốt được mấy công ty rời Trung Quốc để Việt Nam thay thế làm công xưởng của thế giới. Tôi nói ngay cả chữ “công xưởng” nó cũng đã nói lên cái sự… làm công của mình. Giờ muốn phát triển thì bắt chước Singapore – làm trung tâm tài chính, bắt chước Đài Loan làm bà cố nội của thế giới về con chip chứ làm công làm cái gì. Dĩ nhiên lĩnh vực sản xuất không thể bỏ được và không thể một ngày một bữa là nâng tầm lên thành sản xuất sản phẩm đắt tiền nhưng có một thứ khác có thể làm ngay và làm liền được và khái niệm này hoàn toàn không mới: Làm Bếp Ăn Của Thế Giới.

Ai đi nhiều ăn nhiều sẽ thấy rốt cuộc không có nền ẩm thực nào mà sự phong phú và đa dạng như ẩm thực Việt Nam. Ông Gordon Ramsay mới đây đã chọn Việt Nam và Lào là hai  nước có nền ẩm thực ngon nhứt thế giới. Trong mấy danh sách bầu chọn này nọ đều có tên món này món nọ của Việt Nam. Ngay cả danh sách Top 10, Top 5 thành phố ẩm thực của thế giới cũng có mặt cả Sài Gòn lẫn Hà Nội.

Nhưng Việt Nam mình KHÔNG CÓ LÀM cái chi hết để quảng cáo nó. Vài dòng tin ngắn ngủi cho người Việt đọc chơi để tự sướng tinh thần thôi chớ ngoài ra hông có mần cái chi hết để thu hút khách du lịch. Mấy cái này phải quảng cáo dữ dằn ra, thay vì xây tượng này tượng nọ thì cứ lấy tiền đó mướn mấy cha đạo diễn Hollywood làm bộ phim gì đó mà ai coi cũng chảy nước miếng.

Giống như Thái Lan cho Leonardo Di Caprio vô đóng bộ phim xong cái đảo đầy khách du lịch luôn. Mà chính sách visa làm dễ dễ lên chứ Việt Nam đâu có gần Mễ đâu mà sợ người ta qua ở lậu. Mà gần cũng chưa biết đứa nào qua nhà đứa nào ở ha. Đó, coi vậy cũng đâu có khó, dù dễ thì không dễ. Suy nghĩ khác chút đi. Ngồi đó mà tự sướng với những cái ngớ ngẩn. Cái đáng làm thì không làm.

Nickie Tran
Theo SGN News ngày 10 tháng 3, 2023

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*