Cựu Hạm Trưởng Và Chiếc Ghe Vượt Biển Bị Bắn Chìm Tại Cầu Chữ Y Sài Gòn

Dự Án LỊCH SỬ QUA CHUYỆN KỂ (Oral History)

Những cuộc vượt thoát khỏi gông cùm cộng sản đều phải trả một giá thật đắt, bằng cả sinh mạng, hoặc là nỗi ám ảnh trong những ngày sống sót còn lại của đời người.

Cựu Hạm Trưởng Hoàng Đình Báu và gia đình đã phải trải qua biết bao gian khổ sau ngày miền Nam bị bức tử: Đáng lý ra với cương vị là hạm trưởng, ông có thể dễ dàng ra đi khỏi nước nhưng ông đã quyết định ở lại chỉ vì vợ và các con còn kẹt tại Sài Gòn. Quyết định này khiến ông phải trả giá bằng 7 năm khốn cùng trong nhà tù “cải tạo” của Cộng sản Việt Nam.

Ngay sau khi được sống sót trở về, ông đã toan tính tìm mọi cách thoát ra khỏi nước. Cơ hội đến, nhờ chuyên môn của một sĩ quan hải quân, ông được người chủ thuyền cho đi chung với gia đình mà không tốn phí cây vàng nào. Ông và vợ con tưởng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một đất nước tự do nào đó; ngờ đâu định mệnh đã khiến ông mất vợ lẫn bốn người con gái thơ ngây xinh đẹp, rồi còn bị giam cầm thêm 4 năm nữa với tội danh “phản quốc”!

Cuối cùng, sau những đau thương mất mát quý giá đó, ông lại gặp may: Một người chủ quán cà phê ngoài đời sau khi thấu hiểu hoàn cảnh đặc biệt đau thương của gia đình ông, bà ta đã tự nguyện vào thăm nuôi ông trong suốt lần tù thứ hai…

Kính mời quý vị đón xem khúc phim về cuộc đời ly kỳ của vị Cựu Hạm Trưởng Hải Quân VNCH Hoàng Đình Báu HQ 09.

Mời xem Video:

Lịch Sử Qua Chuyện Kể là một trong những dự án của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt để lưu lại những câu chuyện trong ký ức, trực tiếp qua lời thuật chuyện của những người đã từng tham gia hay là nhân chứng trong các sự kiện lịch sử cận đại. Dự án này là một công trình nghiên cứu mục đích sưu tầm, lưu trữ và giải thích lịch sử người Việt tỵ nạn.

Những người Việt tỵ nạn sống sót cần có cơ hội trực tiếp chia sẻ cụ thể đầy cảm xúc về những kinh nghiệm mà mình đã trải qua, hoặc chứng kiến những biến cố lịch sử của dân tộc, trên con đường đi tìm tự do, cũng như là những khó khăn bước đầu định cư và lập nghiệp nơi xứ người. Đây là cơ hội để có thể thông cảm và hiểu biết lẫn nhau hơn giữa các thế hệ tỵ nạn; đồng thời cũng là tạo cho những thế hệ mai sau thấu hiểu, hãnh diện và nhớ ơn những hy sinh và can đảm của tiền nhân.

Nếu quý vị có những kỷ vật và câu chuyện muốn được chia sẻ, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua:

➤ Điện Thư: info@vietnamesemuseum.org
➤ Điện Thoại: 714-846-8438 (714-VHM-VIET)
➤ Trang Nhà: http://vietnamesemuseum.org
➤ Facebook: https://www.facebook.com/vietnamesemuseum
➤ Hộp Thư: P.O. BOX 27372, Santa Ana, CA 92799

Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt – Vietnamese Heritage Museum (VHM) là một tổ chức vô vụ lợi 501(c)(3) với mục đích bảo tồn và giới thiệu di sản của Người Việt Tỵ Nạn. VHM thu thập, lưu giữ, và phổ biến các tài liệu, hiện vật, và chuyện kể về Người Việt Tỵ Nạn trong mục đích gìn giữ những di sản này cho các thế hệ hiện tại và tương lai để biết về cội nguồn.

Sứ Mạng
Sứ mạng của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt là hướng dẫn, phổ biến, chia sẻ và lưu trữ những di sản của Người Việt Tỵ Nạn.

Định Hướng
Những bộ sưu tập của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt gồm các chuyện kể, những tài liệu và hiện vật sẽ được phổ biến đến mọi người trên thế giới qua nhiều phương tiện như: trên mạng lưới toàn cầu, qua các cuộc triển lãm di động, và trưng bày thường trực tại viện bảo tàng. Di sản của người Việt tỵ nạn không chỉ dành riêng cho các thế hệ người Việt trong hiện tại và tương lai, mà còn là chứng tích của một đất nước và dân tộc qua một giai đoạn lịch sử đen tối, và là động lực để các thế hệ người Việt biết đứng lên đòi quyền tự quyết cho sự tồn vong mai sau.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*