Dòng Nhạc Đậm Tình Quê Hương Và Tình Yêu Của Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng

Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại quận Đại Lộc tỉnh Quảng Nam và mất ngày 25 tháng 1 năm 2000 tại Anaheim, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 62 tuổi.

Nghề nghiệp: giáo viên và nhạc sĩ.

* Sự nghiệp âm nhạc: Ông soạn nhạc với bút hiệu Trầm Tử Thiêng và Anh Nam.
* Sáng tác: Tình Khúc 1954 – 1975, Nhạc Vàng và Nhạc Thiếu Nhi.
* Ông từng cộng tác với Ca-Nhạc Sĩ Duy Khánh, Tấn An, Nhật Ngân, Trúc Hồ.
* Những ca khúc nổi tiếng quen thuộc với người Việt Nam là Bài Hương Ca Vô tận. Đưa Em Vào Hạ, Trộm Nhìn Nhau.

* Cuộc đời và Sự Nghiệp:

Trầm Tử Thiêng là Nhạc Sĩ Nhạc Vàng tiêu biểu tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và cả sau này ở hải ngoại. Ông cũng viết Nhạc Thiếu Nhi với bút hiệu Anh Nam.

Trầm Tử Thiêng bắt đầu ca hát từ năm lên 10 ở các thôn quê Miền Nam Việt Nam từ 1945 đến 1949. Sau đó, ông lên Sài Gòn học trung học.

Năm 1958, Trầm Tử Thiêng tốt nghiệp trường Sư phạm và bắt đầu dạy học.

Năm 1966, Trầm Tử Thiêng gia nhập Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trong thời gian này ông viết các bản nhạc như: Quân Trường Vang Tiếng Gọi, Đêm Di Hành, Mưa Trên Poncho. Qua Biến Cố Tết Mậu Thân 1968 ông sáng tác nhạc phẩm Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẩy nói về Cầu Trường Tiền bị cộng sản giật sập mà dân Miền Nam Việt Nam, nhất là dân Huế ai cũng nghe biết thời đó. Chính người viết cũng đã nghe qua khi còn học bậc Trung Học.

Năm 1970, ông viết nhạc phẩm Tôn Nữ Còn Buồn sau trận bão tàn phá miền Nam VN. Người viết năm 2007 có tìm lời bài hát này trên Internet giúp cho cô em ca sĩ XT (vốn gốc Huế, định cư ở Cali) nên mới tình cờ biết đến. Ngoài ra, ông cũng tham gia vào Phong Trào Du Ca Việt Nam.

Từ năm 1970, NS Trầm Tử Thiêng làm việc cho chương trình Phát Thanh Học Đường chung với các NS Lê Thương, Hùng Lân, Vĩnh Bảo, Tống Ngọc Hạp, Xuân Điềm, Bảo Tố, Đắc Đăng.

Lấy bút hiệu là Anh Nam, ông sáng tác Nhạc Thiếu Nhi, đề tài Lịch Sử, Xã Hội Văn Hóa để giáo dục cho học sinh tiểu học toàn quốc và chấm dứt sau biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 xảy ra.

Sau nhiều lần vượt biên không thành, ông bị “tù cải tạo” một thời gian.

Năm 1985, sau khi ra tù, theo internet thì ông được Nữ Danh Ca Thanh Thúy bảo lãnh sang định cư tại Little Sài Gòn, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Cho tôi được mở ngoặc ở đây chút xíu. Một người bình thường như tôi thật sự đến rất tình cờ với âm nhạc vào tuổi xế chiều trước khi nghỉ hưu non nên trước đó chỉ biết vài ca nhạc sĩ nổi tiếng qua truyền thông, truyền hình nhưng cũng tại “cái tội xí xọn không chừa của mình” nên tôi ngẫu hứng viết vội bài tạp ghi này giới thiệu tổng quát về Cố Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng.

Nhưng cũng nhờ vậy tôi mới biết được tấm lòng tốt và việc làm đầy ý nghĩa của Nữ Danh Ca Thanh Thúy là đã bảo lãnh NS Trầm Tử Thiêng từ VN qua Hoa Kỳ, ngoài cái “Tình Nghệ Sĩ” với nhau khi còn ở Sài Gòn / VN. Theo tôi một việc làm không đơn giản đáng ngợi khen vì người bảo lãnh phải có điều kiện và đạt được tiêu chuẩn bảo lãnh USA đặt ra!. Vì vậy xin mạn phép được phổ biến hình của Cố NS Trầm Tử Thiêng và Nữ Danh Ca Thanh Thúy. Người viết mong Ca Sĩ Thanh Thúy hoan hỷ cho.

(Hình từ Internet mà tôi nghĩ là chụp ở California/USA).

Ông từng là Cố Vấn Ban Chấp Hành Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại 2 nhiệm kỳ, 1996-2000.

Cuối năm 1999, ông cùng các bạn văn nghệ sĩ sáng lập Thư viện Việt Nam tại Little Saigon/Cali.

Ở Hoa Kỳ, NS Trầm Tử Thiêng cộng tác với Trung Tâm Mây, Trung Tâm Asia. Đặc biệt, Trầm Tử Thiêng đã cùng với Trúc Hồ sáng tác nhiều ca khúc cho thể loại nhạc đồng ca như: Bước Chân Việt Nam, Việt Nam Niềm Nhớ, Một ngày Việt Nam, Cám Ơn Anh… và những Tình Khúc như Cơn Mưa Hạ, Đêm, Đã Qua Thời Mong Chờ, Tình Đầu Thời Áo Trắng Một bài hát khác của ông là Đêm Nhớ Về Sài Gòn viết năm 1987 cũng được nhiều người Việt Nam biết đến.

Tháng 8 năm 1996, Trầm Tử Thiêng viết Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng nhân sự kiện một làng Việt Nam được xây dựng ở Phi Luật Tân dành cho người Việt Nam tị nạn lưu vong.

Ngày 25 tháng 1 năm 2000, Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng qua đời tại trung tâm y tế Anaheim.

Năm 2007, Trung Tâm Asia thực hiện chương trình Asia 54 Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ “Bước Chân Việt Nam” để vinh danh Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng cùng nhạc sĩ Trúc Hồ.

* Album

  • Tuyển tập nhạc Trên Đỉnh Yêu Đương – 16 Bài Tình Ca (1969)
  • Tuyển tập nhạc Tình Ca Dọc Đường – 18 Bài Ca Yêu Thương Sầu Muộn (1970)

* Tác phẩm

Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng có nhiều nhạc phẩm sáng tác trước 1975, người viết chỉ giới thiệu tiêu biểu vài bản nhạc nổi tiếng, điển hình như:

Ai biểu anh làm thinh (1974), Bài hương ca vô tận (1967), Bảy ngàn đêm góp lại (1967), Chuyện một chiếc cầu đã gãy (1968), Đưa em vào hạ (1968), Hòa bình ơi! Việt Nam ơi!, Mai kia hòa bình, Những con đường trắng (thơ Tô Kiều Ngân), Tôn Nữ còn buồn

* Vài sáng tác nổi tiếng chung với Trúc Hồ như Bên em đang có ta, Bước chân Việt Nam, Một ngày Việt Nam.

* Sáng tác chung của Trầm Tử Thiêng với Tấn An: Lời chúc đầu xuân (1965), Rồi hai mươi năm sau (Lời của mẹ) (1966), Ngày xưa lên năm lên ba (1974)

* Sáng tác chung với NS Nhật Ngân: Quê nhà quê người, Ta đã gặp mùa xuân (1974), Thư xuân hải ngoại

Tại hải ngoại NS Trầm Tử Thiêng cũng đã sáng tác nhiều nhạc phẩm nổi tiếng, điển hình như:

  • Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng (1996)
  • Đêm nhớ về Sài Gòn (1983)

Thưa Quý độc giả,

Viết lách chỉ là nghiệp dư của người viết. Tôi viết để giải trí và tùy hứng. Tuy cố gắng hết sức sử dụng tiếng Việt và lối hành văn đã học bậc Trung Học thời Việt Nam Cộng Hòa nhưng chắc chắn không tránh khỏi sơ sót mong quý vị thức giả hoan hỷ cho mọi sự. Xin nói thêm, tôi cũng đã viết giới thiệu dòng nhạc của NS Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, Lam Phương nhưng bài tạp ghi viết giới thiệu dòng nhạc của cố NS Trầm Tử Thiêng khác một điều là tôi giới thiệu Links của vài bản nhạc nổi tiếng của NS Trầm Tử Thiêng với các giọng ca nam nữ ca sĩ hàng đầu của Việt Nam Cộng Hòa mà hầu hết người miền Nam chúng tôi ít nhiều từng nghe qua. Và tôi chỉ giới thiệu youtubes của một số nhạc phẩm quen thuộc nếu không bài viết sẽ quá dài, mong quý vị hoan hỷ. Đa tạ.

Bây giờ mời Quý dộc giả / thính gỉa nhấn vào đường Links màu xanh để thưởng thức một số nhạc phẩm của Cố Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng qua những giọng ca nổi tiếng của Miền Nam Việt Nam.

* Ai Biểu Anh Làm Thinh
– Nhạc: Trầm Tử Thiêng – Tiếng hát: Ngọc Lan
https://www.youtube.com/watch?v=IRnI0KAofxw

* Bài Hương Ca Vô Tận (1967)
– Nhạc: Trầm Tử Thiêng – Tiếng hát: Duy Khánh
https://www.youtube.com/watch?v=l4-B69afoPk

* Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy
– Nhạc: Trầm Tử Thiêng (sáng tác qua Biến Cố Tết Mậu Thân 1968) – Hoàng Oanh ca
https://www.youtube.com/watch?v=SNIAvj40B8U

* Đêm Nhớ Về Sài Gòn
– Tác giả: Trầm Tử Thiêng – Trình bày: Thiên Kim
https://www.youtube.com/watch?v=n3Wo3SUasb4

* Đưa Em Vào Hạ
– Tác giả: Trầm Tử Thiêng – Trình bày: Duy Khánh
https://www.youtube.com/watch?v=r5UAtEHznas

* Trộm Nhìn Nhau
– Nhạc: Trầm Tử Thiêng (Nhạc trước 1975) – Ca Sĩ: Thanh Thúy
https://www.youtube.com/watch?v=OTWVMcVh3DM

* Tôn Nữ Còn Buồn
– Nhạc: Trầm Tử Thiêng – Tiếng hát: Duy Khánh
https://www.youtube.com/watch?v=0qfRfn47rTA

* Những Con Đường Trắng
– Trầm Tử Thiêng – Tiếng hát: Hoàng Oanh
https://www.youtube.com/watch?v=c8NiQzsMBto

* Quên Hay Nhớ
– Nhạc: Trầm Tử Thiêng – Ca Sĩ: Thanh Thúy | Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng
https://www.youtube.com/watch?v=u38VNTyql-0

* Con Quốc VIỆT NAM
– Trầm Tử Thiêng – Ca Sĩ: Hà Thanh (trước 1975)
https://www.youtube.com/watch?v=MHS1bX7pwRc

* Hòa Bình ơi! Việt Nam ơi!
– Sáng tác: Trầm Tử Thiêng – Trình bày: Trung Chỉnh, Phương Dung, Doanh Doanh
https://lambamblog.wordpress.com/2010/08/07/nghe-nh%E1%BA%A1c-hoa-binh-%C6%A1i-

* Ru Nắng
– Nhạc: Trầm Tử Thiêng – Ca Sĩ: Thanh Thúy | Nhạc Vàng Bất Hủ (Thanh Thúy Productions)
https://www.youtube.com/watch?v=DJ9fkOvAVJI

* Từ Tiếng Hát Tiếp Nối
Nhạc: Trầm Tử Thiêng / Ca Sĩ: Thanh Thúy
https://www.youtube.com/watch?v=4Judc_dYApY

Lê Ngọc Châu
(Munich / Ger., 14. February 2023)

– Tạp ghi phóng tác, tài liệu tham khảo Theo wikipedia.org và Internet. Hình internet.
– Vui lòng nhấn vào những Links màu xanh sẽ xem được youtube & nghe được nhạc.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*