1. Mở bài
Huawei (Hoa Vi) là tập đoàn công nghệ di động khổng lồ nổi tiếng của Trung Cộng. Huawei nổi tiếng về những vụ ăn cắp sở hữu trí tuệ và mới đây lại nổi tiếng về vụ giám đốc tài chánh của tập đoàn là bà Mạnh Vãn Chu bị chính quyền Canada bắt giữ để dẫn độ về Mỹ theo yêu cầu của nước nầy.
Trong những năm gần đây, công nghệ mạng di động đã được phát minh và mang tính cách mạng, đó là mạng di động 5G và điện thoại có màn hình xếp lại được, hoạt động với 5G. (Trong nước đọc là 5 Gờ).
Điện thoại màn hình xếp lại được (Foldable phone) và mạng di động thế hệ 5G, là sản phẩm mà hai đại công ty Samsung (Hàn Quốc) và Huawei (Hoa Vi) của Trung Cộng, đang cạnh tranh quyết liệt, không ai chịu thua ai, để đưa ra thị trường thế giới công nghệ hiện đại nhất trong ngành truyền thông, đó là điện thoại di động thông minh 5G.
Ngày 20-2-2019, công ty Samsung công bố đã thực hiện được điện thoại di động màn hình xếp lại được (còn gọi là gập) nhãn hiệu 5G Galaxy Fold.
Một tuần lễ sau, tập đoàn Huawei trình làng mẫu điện thoại nầy lấy tên là 5G Mate X.
Điện thoại màn hình gập trở thành tâm điểm cạnh tranh của hai nhà mạng khổng lồ nầy. Hãng Samsung tố cáo Huawei đánh cắp công nghệ của họ.
Điện thoại di động màn hình gập thế hệ thứ 5 (5G) được ra mắt quần chúng tại Hội nghị Di động Thế giới (Mobile World Congress-MWC) tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha (Spain). Hội nghị nầy còn được xem là hội chợ triển lãm, ở đó, mọi tính năng, đặc điểm và phục vụ lợi ích cho con người như thế nào được trình bày rõ ràng để quảng cáo sản phẩm.
2. Huawei ăn cắp công nghệ của Samsung
2.1. Công nghệ màn hình OLED của điện thoại di động xếp lại được.
Công nghệ màn hình xếp lại được (Foldable Phone) của điện thoại thông minh thuộc hãng Samsung bị đánh cắp và đem bán lại cho Huawei.
Ngày 4-12-2018, văn phòng công tố quận Suwon (Hàn Quốc) đã khởi tố 11 người với cáo buộc đã đánh cắp công nghệ của hãng Samsung, đem bán lại cho 4 công ty Trung Cộng, trong đó có một công ty con của Huawei.
Công nghệ nầy là một lớp mỏng nằm dưới màn hình của điện thoại xếp lại được, tỏa ra tia sáng làm cho màu sắc rõ nét, rực rỡ, sống động hấp dẫn hơn.
Công nghệ nầy được lập thành bởi một linh kiện điện tử có tên là OLED (Organic Emitting Diode), mà Samsung đã để ra thời gian 6 năm nghiên cứu với kinh phí 135 triệu USD để phát minh ra OLED.
Theo báo Nikkei thì một trong bốn công ty ăn cắp công nghệ của Samsung là công ty BOE, một công ty con của Huawei chuyên sản xuất màn hình cho công ty mẹ, Huawei.
Người phát ngôn của hãng Samsung cho biết, do đánh cắp nên Huawei không hao tốn thời gian và tiền bạc để có OLED.
Hãng Samsung dự đoán, hành vi ăn cắp nầy sẽ làm tổn hại 5.8 tỷ USD doanh thu trong 3 năm tới, và làm thiệt hại 890 triệu USD lợi nhuận. Truyền thông Nhật Bản cho biết: “Bất cứ ai làm chủ công nghệ màn hình xếp lại được, thì sẽ thống trị thị trường điện thoại di động trên thế giới”.
2.2. Diễn tiến vụ đánh cắp công nghệ nền của màn hình điện thoại xếp lại được
Bloomberg News đưa tin, ngày 28-11-2018, phòng công tố quận Suwon (Hàn Quốc) đã khởi tố giám đốc điều hành và 8 nhân viên của công ty Samsung Display, một công ty con của Samsung, chuyên cung cấp màn hình xếp lại được OLED cho Samsung.
Những nghi can nầy đã lập một công ty bình phong, độc lập tên Toptec, lấy cắp công nghệ OLED bán cho 4 công ty của Trung Cộng và kèm theo một hồ sơ mật về công thức thực hiện màn hình gập, họ đã thu được 15.5 tỷ won (Tương đương 14 triệu USD).
11 người đã bị khởi tố, trong đó có 3 người bị bắt giữ, danh tánh của các nghi can không được tiết lộ. Cơ quan điều tra Hàn Quốc không tìm ra tung tích của hai người Tàu liên hệ, họ nhờ Interpol hỗ trợ, và tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế đang truy nã hai người nầy.
Vụ đánh cắp tài liệu mật bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2018, và bị bắt tại trận khi chuyển giao hồ sơ lên tàu đưa về Trung Cộng.
2.3. Huawei ăn cắp sở hữu trí tuệ của phương Tây
Ăn cắp là tuyệt chiêu của Trung Cộng. Tàu Cộng nổi tiếng về nghề đạo chích, chôm tất cả mọi thứ, người ta gọi là ăn cắp kiểu máy hút bụi, thu hút tất cả mọi thứ cần thiết. Tàu cộng không bỏ tiền bạc và thời gian nghiên cứu, mà chỉ đào tạo gián điệp, tin tặc để “bợ nhẹ” những công trình vĩ đại của Mỹ và phương Tây.
Huawei phát triển và hưởng lợi nhờ các hoạt động gián điệp kinh tế của nhà nước Trung Cộng. Các dữ liệu (data) bị đánh cắp bao gồm: bí mật thương mại, công nghệ, và cưỡng ép chuyển giao công nghệ.
Đã có 3 trường hợp cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại và quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Jeff Ferry, nhà kinh tế học thuộc tổ chức Liên minh vì một nước Mỹ Thịnh vượng (Coalition for a Prosperous America-CPA) nói rằng, Huawei thông qua việc bắt chước và không ngừng đánh cắp tài sản trí tuệ của các nước phương Tây.
Cisco và Motorola kiện Huawei về việc ăn cắp tài sản trí tuệ.
Năm 2003, tập đoàn Cisco, (Na Uy) đã kiện Huawei ăn cắp “mã nguồn phần mềm định tuyến” và đưa vào sản phẩm của họ.
Theo Bloomberg News thì vụ kiện kết thúc khi Huawei đồng ý ngừng bán những sản phẩm đó.
Năm 2010, hãng Reuters đưa tin, ngày 22-7-2010, nhà sản xuất điện thoại Hoa Kỳ, Motorola, cũng cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại của họ.
2.4. Điện thoại di động có màn hình xếp lại được
Điện thoại có màn hình “gập” là công nghệ mới mẻ mang tính cách mạng của năm 2019.
Công nghệ smartphone với màn hình OLED xếp lại được, mà không làm bể màn hình và cũng không làm hư hại các linh kiện điện tử bên trong, điện thoại thông minh nầy đang được Samsung và Huawei tranh nhau kịch liệt để ra mắt thị trường.
Khi mở ra thì màn hình gấp đôi của nó lúc xếp lại.
Màn hình gập có diện tích lớn, thuận tiện cho việc xem video, chơi game và chuyện trò với bạn bè.
Theo Giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng thì màn hình làm bằng plastic nên dễ bị trầy xước và mất màu sau một thời gian dài sử dụng.
3. Mạng 5G là gì?
Tải một bộ phim dài 2 giờ xuống chỉ mất có 3.6 giây
5G là chữ viết tắt của 5th Generation, là thế hệ thứ 5 của mạng di động, tiếp theo sau công nghệ di động thế hệ 4G. 5G có tốc độ cao, truyền đạt dữ liệu (data) lớn hơn, độ trễ nhỏ, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao nội dung chứa dữ liệu và đặc biệt là nối kết với nhiều thiết bị hơn. 5G nhanh hơn 4G 100 lần.
Độ trễ nhỏ là thời gian vừa nhấp chuột vào chủ đề hoặc muốn mở một một đề mục nào trên internet, thì nó hiện ra lập tức, không phải chờ. Ví dụ như thời gian đèn flash của máy chụp hình bật sáng lên rồi vụt tắt. Nhanh như chớp. Độ trễ nhỏ, xem như không có, giúp cho bác sĩ Antonio ở New York nhìn vào màn hình về cơ thể bịnh nhân để điều khiển hai cánh tay của người máy (robot) thực hiện ca mổ cắt bỏ khối u ác tính trên đường ruột của một người bịnh ở San Francisco.
Cơ quan Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU (ITU=International Telecommunication Union) đưa ra tiêu chuẩn bằng những thông số của mạng 5G như sau.
Mạng nầy hỗ trợ cho một triệu thiết bị nối kết nhau trên 1km vuông.
Ngày 27-11-2018, Tổng Giám đốc GMSA (Global System for Mobile Association) cho rằng 5G là công nghệ quan trọng trong ngành viễn thông, 40% dân số thế giới sẽ sử dụng 5G vào năm 2025.
3.1. 5G hoạt động như thế nào?
Mạng di động không dây nào cũng cần phải có một phần cứng bao gồm một mạch in vi ti (circuit board) và những con chip phát ra tín hiệu do tần số phát tán trong phạm vi phủ sóng. Cũng cần có những an ten phát và thu sóng điện. Thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay, người ta tạo ra những con chip chỉ bằng đầu bút chì mà có mãnh lực phi thường là tải lên và tải xuống những dữ liệu khổng lồ.
Hiện tại, mạng 5G mới được lên kế hoạch hoạt động trong dải tần số cao của băng tần không dây, tốc độ nằm giữa 30 GHz và 300 GHz, hay còn được gọi là băng tần bước sóng milimet.
Các bước sóng milimet này có thể truyền tải khối lượng dữ liệu lớn với tốc độ rất cao, nhưng không đi xa được như các bước sóng trong mạng 4G. Các bước sóng milimet tần số cao cũng khó xuyên qua tường hay các chướng ngại vật hơn, vì vậy khi bắt tay vào việc xây dựng mạng 5G, các nhà mạng phải sử dụng nhiều an ten hơn để có độ phủ sóng to lớn hơn hiện tại. Lúc đó người dùng sẽ thấy những chiếc an ten mini gần như ở khắp mọi nơi.
Thế hệ mạng di động 5G còn đang ở trong giai đoạn phát triển và nó có nhiều hứa hẹn được ứng dụng rộng rãi phục vụ cho đời sống con người trong tương lai.
Ưu điểm lớn nhất của 5G là tốc độ nhanh và nối kết với nhiều thiết bị hơn trong công nghệ game online, internet, xe hơi không người lái và điện thoại thông minh thế hệ 5G.
Về mặt kỹ thuật thì hiện nay chưa có điện thoại thông minh 5G bày bán trên thị trường. Điện thoại thông minh 5G là một phần ứng dụng của mạng di động 5G.
Các nhà sản xuất điện thoại tuyên bố sẵn sàng đưa điện thoại thông minh thế hệ 5G ra thị trường.
4. Mạng 5G mang lợi ích gì cho đời sống con người
Hồi cuối tháng 2 năm 2019, đã có hơn 100,000 người tập trung tại hội chợ triển lãm của thành phố Barcelona, Tây Ban Nha (Spain) nhân dịp Hội nghị Di động Thế giới (Mobile World Congress) để chiêm ngưỡng về mạng 5G và những ứng dụng của nó trong đời sống con người.
5G không những nổi bật về tốc độ cực nhanh, mà nó còn được áp dụng để tạo ra những tiện nghi phục vụ đời sống con người.
Bà Laila Worrell, CEO của công ty kỹ thuật công nghệ cao có tên Altran North America, cho biết: “Chúng ta sẽ chứng kiến một bước tiến mới về phẩm chất cuộc sống mà 5G mang đến cho mọi người”.
Tại hội chợ triển lãm nầy thì châu Âu được xem như đứng hàng thứ ba sau châu Á gồm Samsung và Huawei, và Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ gồm có những tập đoàn khổng lồ như Google, Apple, Facebook và Amazon đã nổi bật về bình accu dùng cho xe hơi chạy điện và mạng 5G.
4.1. Mạng 5G phát triển xe không người lái
1). Căn bản vận hành của xe không người lái.
Xe không người lái (Robot car, autonomous car, robotic car, driveless hoặc self-driving, drive-free car).
“Xe không người lái tự động chạy trên đường phố, thả người chủ xe tại nơi làm việc rồi tự động chạy đến chỗ đậu xe, nằm chờ. Đến giờ tan sở, xe chạy đến đón chủ về nhà, hoặc ghé một siêu thị mua hàng.
Xe không người lái được trực tiếp điều khiển bằng điện thoại thông minh. Smartphone nối kết với internet như việc hướng dẫn đường đi bằng hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System-GPS).
Chiếc xe phải có một nhu liệu (Software) kết nối tần số với điện thoại thông minh.
Xe được trang bị bằng radar, những bộ cảm ứng (Sensor), những camera và những dụng cụ điện tử khác.
Tất cả những thông tin về thời tiết, về tình trạng chiếc xe sẽ được đưa vào smartphone trước khi người chủ lên xe.
Trên xe, người chủ dùng màn hình cảm ứng để chọn điểm đến, và xe tự động chạy đến nơi an toàn.
Nói chung chiếc xe không cần có người ngồi sau tay lái, nhưng cần người có khả năng làm việc với software và biết sử dụng smartphone để điều khiển chiếc xe theo ý muốn.
Tại Mỹ, chương trình huấn luyện người điều khiển xe không người lái tốn 3,000USD.
Với kỹ thuật 5G, tốc độ của xe không người lái nhanh hơn 10 lần so với 4G, đặc biệt là nó có thể nối kết với những thiết bị tương tác với nó, cụ thể là hai chiếc xe có thể “hợp tác” với nhau để điều hòa lưu lượng giao thông trên đường phố. Nó biết khi nào một chiếc xe trước nó đang sang “lane”, hoặc rà thắng (hãm phanh) để điều chỉnh mọi tình trạng của xe cho phù hợp với dòng xe trên đường đi.
2). Chiếc xe thông minh BMW iNEXT.
Ông Christoph Grote, Phó Chủ tịch về điện tử của hãng BMW, cho biết chiếc xe thông minh SUV (SUV=Smart Utility Vehicle) tên là BMW iNEXT, dự định sẽ đưa ra thị trường thương mại vào năm 2021.
Xe được trang bị những bộ cảm biến để thu thập và xử lý môi trường chung quanh nó, bao gồm những xe khác trên đường đi.
“Chiếc xe thông minh không người lái nầy có khả năng khảo sát con đường xung quanh nó rồi gởi những thông tin có liên quan với nó lên hệ thống “đám mây” (Cloud Controller) là một bộ điều khiển xem như một server để tạo ra một bản đồ thời gian thực sự hiện có, rồi tải xuống những xe khác có liên hệ với nó”.
4.2 Ứng dụng 5G để quản lý tổ ong
Mật ong có giá trị kinh tế khá cao vì thế những người nuôi ong phải tìm ra phương pháp tốt nhất để quản lý ong. Nếu hoàn cảnh sống không thuận lợi, nhất là nhiệt độ, thì bầy ong sẽ “bỏ nhà” sang những tổ ong khác
Công ty công nghệ NimbeLink hợp tác với The Bee Corp đã phát triển ra một thiết bị 5G để quản lý và bảo vệ ong, theo đó những dữ liệu cần thiết như nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động… liên quan đến đời sống của ba loại ong trong tổ, là ong chúa, ong đực và ông thợ.
4.3 Quán cà phê robot áp dụng 5G đầu tiên trên thế giới
Ngày 25-12-2018, hãng viễn thông KT (Hàn Quốc) cho biết đã áp dụng mạng viễn thông 5G cho quán cà phê robot tên “B;eat” không có người phục vụ, quán được đặt tại trụ sở công ty bảo hiểm nhân thọ Samsung ở quận Seocho, thủ đô Seoul.
“B;eat” hoàn toàn do người máy phục vụ. Robot pha chế cà phê theo đặt hàng nhận từ người khách.
Trong robot có lắp đặt hệ thống MHS (Mobile Hot Spot).
4.4 Mạng 5G là nền tảng để phát triển mạng 6G trong tương lai
Thế giới đã thấy những tiến bộ mà 5G đã và đang phát triển. Ông Ari Pouttu, giáo sư tại Đại học Oulu, Phần Lan (Finland) cho biết: “5G đã làm tốt nhưng 6G còn tốt hơn”. Dự kiến sẽ ra mắt 6G vào năm 2030, đó là sự phát triển vượt ra ngoài điện thoại thông minh.
5. Những nước nào trên thế giới đã có công nghệ mạng 5G
5.1. Samsung đưa điện thoại 5G đầu tiên ra thị trường
Ngày 5-4-2019, tập đoàn Samsung của Hàn Quốc trình làng điện thoại thông minh Galaxy S10 5G đầu tiên ra thị trường thế giới. Trước đó một ngày, 4-4-2019, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên triển khai dịch vụ thương mại 5G trên toàn quốc.
Ba hãng điện thoại “siêu tốc” của Hàn Quốc là SK Telecom, KT và LG Uplus cho người dùng tải xuống một bộ phim chỉ trong một giây đồng hồ.
Ngay lập tức, hàng chục ngàn khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ 5G qua điện thoại của ba công ty nầy.
Về phía Mỹ, chỉ vài tiếng đồng hồ sau đại công ty Verizon đã khởi động dịch vụ thương mại tại Chicago (Illinois) và Minneapolis (Minnesota).
5.2 Ba nhóm quốc gia đã bắt đầu triển khai công nghệ 5G
Phần lớn các nước đều có những thí điểm triển khai mạng không dây 5G, nhưng phải chờ đến năm 2020 thì hệ thống nầy sẽ phổ biến trên thị trường.
Hãng nghiên cứu và tư vấn toàn cầu về lãnh vực viễn thông 5G đã xếp 3 nhóm triển khai theo thứ tự thời gian như sau:
1). Nhóm dẫn đầu gồm có: Hàn Quốc, Trung Cộng, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
2). Nhóm thứ hai gồm có: Đức, Anh, Pháp.
3). Nhóm thứ ba gồm có: Canada, Nga, Singapore.
5.3 iPhone 5G đầu tiên của Apple (Mỹ) sẽ ra mắt vào năm 2020
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC=Federal Communications Commission) đã cấp phép cho công ty Apple thử nghiệm công nghệ 5G hồi năm 2018, và “gã khổng lồ công nghệ” dự định sẽ cho ra mắt điện thoại 5G vào năm tới, 2020. Nói về điện thoại thì iPhone có tốc độ nhanh gấp 10 lần so với điện thoại hiện nay.
5.4 Huawei quyết tâm vượt qua Apple (Mỹ) để trở thành hãng smartphone thứ hai trên thế giới
Kế hoạch dài hạn của Huawei là sẽ vượt qua mặt Samsung và Apple để trở thanh nhà sản xuất điện thoại thông minh số một trên thế giới. Đây là smartphone bình thường chớ không phải smartphone 5G.
Theo báo cáo mới đây của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint thì Huawei đã vượt qua mặt Apple suốt 3 tháng: 6,7 và 8 năm 2018 chiếm vị trí thứ hai thị trường thế giới.
Vị trí số một vẫn là Samsung.
Huawei dự đoán trong năm 2019 họ sẽ xuất xưởng 200 triệu smartphone trên toàn cầu để hạ Samsung trong cuộc chạy đua với nhà mạng Hàn Quốc nầy.
5.5 Huawei cung cấp mạng 5G cho Việt Nam
Tờ Nikkei của Nhật có cuộc phỏng với với ông Fine Fan, giám đốc điều hành của Huawei ở Việt Nam, ông Fan cho biết: “Thiết bị của chúng tôi không có đối thủ về chất lượng cũng như về giá bán tại Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ tài chánh để các nhà mạng Việt Nam triển khai mạng 5G”.
Công ty Viettel của quân đội được Bộ Thông tin-Truyền thông cấp giấy phép triển khai thử nghiệm mạng di động tại Hà Nội và Sài Gòn.
Trước đó, công ty MobiFone đã ký thỏa thuận với Samsung và công ty VNTP cũng đã ký hợp đồng với Nokia (Phần Lan)
6. Mỹ vận động đồng minh không sử dụng công cụ gián điệp của Huawei, đặc biệt là ở những nước có căn cứ quân sự của Mỹ.
Theo tờ Wall Street Journal thì Mỹ đã có một chiến dịch quy mô chưa từng thấy để thuyết phục các chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ internet và các trang mạng không dây, hãy nói không với Huawei, nhất là những quốc gia có căn cứ quân sự của Mỹ.
6.1. Công cụ gián điệp trong Huawei
Chỉ một ngày sau khi ông Vương Vĩ Tinh, người đại diện Huawei tại Ba Lan, bị cơ quan an ninh nước nầy bắt giữ với cáo buộc gián điệp. Lập tức Huawei tuyên bố chấm dứt hợp tác lao động với ông nầy.
Huawei nhấn mạnh, ông Vương Vĩ Tinh bị bắt giữ là lý do cá nhân. Vụ việc nầy gây tổn hại danh tiếng của Huawei trên toàn cầu.
Trong cuộc tranh đua công nghệ nầy, Huawei chưa phải là đối thủ trong phần mềm cao cấp mang những tính năng rất cao cho người dùng như sản phẩm S.Pen, màn hình Infinity Display của Samsung hay chip A-11 camera Bokeh của Apple (Hoa Kỳ).
6.2 Chíp gián điệp đã tìm thấy trong máy chủ của công ty lớn của Mỹ
Một công ty lớn của Mỹ đã phát hiện phần cứng của máy chủ, được sản xuất bởi công ty Supermicro Computer của Trung Cộng, phần cứng nầy bị thay đổi. Đó là bằng chứng cụ thể cho thấy Trung Cộng đã cài chíp theo dõi vào thiết bị công nghệ của Mỹ.
Chuyên viên bảo mật, Yossi Appleboum, đã cung cấp tài liệu cho báo Bloomberg Business, đó là một bộ phận của máy chủ được cấy ghép vào đầu nối Ethernet tạo ra cửa ngõ ra vào cho tin tặc (hacker) để đánh cắp tài liệu, đồng thời tạo ra một cửa sau để tin tặc ra vào dễ dàng hơn.
Hồi đầu tháng 10 năm 2018, tờ Bloomberg đăng tải tố cáo Trung Cộng xâm phạm vào 30 công ty bằng cách cấy mã độc vào những máy chủ của Mỹ do công ty Supermicro của Trung Cộng sản xuất cho Mỹ.
Apple và Amazon phản đối bài báo của Bloomberg, yêu cầu xóa bỏ và cải chính để cho khách hàng của hai công ty nầy an lòng.
6.3 Không loại trừ khả năng gián điệp của Huawei
Trong Hội nghị Bảo mật của mạng 5G, bà Thượng nghị sĩ Maria Cantwell cho rằng nếu phần cứng do nước ngoài xây dựng thì Mỹ có thể bị xâm nhập bởi một chuỗi tấn công của nước ngoài. Ám chỉ Supermicro của Trung Cộng.
Ông Mike Gallagher cho biết: “Huawei phát triển ở bất ứ nơi nào, ở bất cứ lúc nào thì có thể làm suy yếu nước Mỹ và đồng minh”.
Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC=Federal Communications Commission) đưa đề nghị, cấm vận Huawei ra khỏi nước Mỹ vì những lo ngại về an ninh quốc gia. Nước Mỹ không chấp nhận một lỗ hỏng an ninh nào hoặc một cửa sau nào để xâm nhập vào mạng lưới quốc gia.
Gần đây Huawei đang đối mặt với những tai tiếng về đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm lịnh trừng phạt và CFO (Chief Financial Officer) Mạnh Vãn Chu đã bị bắt.
6.4 Đức và Anh Quốc hợp tác với Huawei
1). Đức độc lập với Mỹ
Ngày 19-3-2019, Đức bắt đầu gọi thầu xây dựng mạng viễn thông 5G. Điều đáng chú ý là Đức không loại trừ trang thiết bị của Huawei, bất chấp lời khuyên và cảnh báo của Hoa Kỳ.
Chủ tịch Liên bang về Internet, ông Jochen Homann tuyên bố: “Đến từ Trung Quốc hay Thụy Điển, điều đó không quan trọng, miễn là các công ty cung cấp trang thiết bị đáp ứng được những chuẩn mực và kiểm soát an ninh của Đức”. Hai hãng Huawei và ZTE đã bán những linh kiện như an-ten thu, phát sóng và những linh kiện khác phục vụ cho mạng 5G.
2). Anh Quốc sử dụng mạng 5G của Huawei
Huawei đã mở văn phòng tại Anh từ năm 2001 và đã cung cấp các dịch vụ từ 2G, 3G, 4G và đang tiếp tục triển khai 5G. Hầu hết các mạng di động của Anh đều hợp tác với Huawei, và đang chuẩn bị cho dịch vụ 5G.
Ba nước Úc, New Zealand, và Nhật Bản đã loại ra những thiết bị của Huawei.
Trong khi các nước châu nhận Âu được những khuyến cáo và cảnh báo, coi chừng rước “con ngựa thành Troie” vào nhà.
Đến năm 2020 thì hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ xử dụng những thiết bị như điện thoại thông minh, tivi, máy tính… Hãng Ericsson ước tính đến năm 2024 sẽ có 1.5 tỷ người sử dụng mạng không dây 5G.
7. Huawei tuyên bố: “Mỹ sẽ không có cửa thắng trong cuộc đua mạng 5G, nếu không cho Huawei trở lại Mỹ”.
Năm 2012 Mỹ đã cấm hai công ty Trung Cộng là Huawei và ZTE (Zhongxing Telecommunication Equipment) bán thiết bị mạng cho nước nầy với lý do là làm gián điệp gây nguy hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Ngày 29-10-2018, ông Eric Xu, giám đốc Huawei tuyên bố, tham vọng trở thành quốc gia số một về mạng 5G của Mỹ sẽ không đạt được nếu không có sự hỗ trợ của Huawei.
Ông Xu nhấn mạnh, nếu ngăn cấm Huawei tham gia thì thị trường Mỹ sẽ giảm cạnh tranh, trở thành độc quyền, thì kết quả là người tiêu dùng Mỹ sẽ trả tiền hóa đơn điện thoại sẽ cao hơn nhiều.
8. Tranh chấp Mỹ-Huawei và tương lai 5G trên thế giới
Trên đài CNN, ông Stéphane Téral chuyên gia về cơ sở hạ tầng di động của công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit (IHS=Information Handling Services) nêu nhận xét, những công kích của Mỹ cho rằng Huawei là phương tiện gián điệp của Trung Cộng. Ông nầy nói: “Lịnh cấm đối với Huawei sẽ tạo ra một khoảng trống không thể thay thế được trong một tương lai gần và sẽ kìm hãm sự phát triển trên toàn thế giới. Vì Mỹ không có một đối thủ nào đủ sức cạnh tranh với Huawei trong lãnh vực viễn thông”.
Châu Âu là một thị trường chủ chốt mà Huawei hy vọng sẽ là một công ty tung hoành về công nghệ mạng 5G, nhưng bị Mỹ khuyến cáo và cảnh báo phải nói không với Huawei.
Vì thế Huawei sẽ mất nhiều thị trường và thế giới sẽ bị chậm phát triển về công nghệ viễn thông 5G.
9. Công nghệ cấy chip vào con người
Cấy chip điện tử vào bàn tay. Kết nối thế giới qua chip cấy trên cánh tay
Nhiều công ty Mỹ và Úc đã cấy chip vào tay nhân viên để đơn giản hóa công việc ở công ty, nhiều công ty ở Úc cũng đã cấy chip vào tay nhân viên.
Ở Mỹ, công ty Three Square Market đã trở thành công ty đầu tiên cấy chip vào bàn tay để nhân viên vào văn phòng, đăng nhập máy tính, đồng thời cũng cho biết thời gian vào và ra khỏi văn phòng, thay thế cho time sheet.
Con chip bằng hột gạo được cấy vào ngón cái hoặc ngón trỏ để điều khiển thiết bị từ xa. Việc cấy chỉ mất 30 giây với giá 100USD.
Cấy chip vào người rất thịnh hành ở Thụy Điển. Công ty đường sắt Thụy Điển SJ chuyên chở 130 ngàn lượt khách mỗi ngày. Khách có thể xếp hàng chờ mua vé, hoặc dùng thẻ điện tử, nhưng phổ thông nhất là cấy chip vào ngón tay, người kiểm soát vé chỉ dùng máy quét lướt qua, thế là xong.
10. Kết luận
Mạng di động 5G và điện thoại thông minh gập, được xem như có tính cách mạng của năm 2019.
Hai đại công ty là Samsung của Hàn Quốc và Huawei của Trung Cộng tranh đua quyết liệt để chiếm thị trường thế giới. Trung Cộng ma giáo, với bản chất ăn gian, ăn cắp, ăn cướp nên đã «chôm» công nghệ màn hình gập của Samsung.
Trong khi các quốc gia chân chính dành ra những ngân khoản khổng lồ để nghiên cứu phát minh, thì trái lại, Trung Cộng bỏ tiền ra để đào tạo đạo quân ăn cắp mọi ngành, mọi thứ… phát minh của phương Tây.
Đối với kẻ lì lợm như Trung Cộng mà dùng những biện pháp ôn hòa của người văn minh thì khó thành công.
Hy vọng rằng Tổng thống Donald Trump sẽ đập tan tành “sáng kiến vành đai con đường” và dẹp những căn cứ quân sự của Tàu khựa ở Biển Đông, lập lại trật tự cho thế giới.
Minnesota ngày 8-4-2019
Trúc Giang
danlambaovn.blogspot.com
Be the first to comment