Lịch Sử Qua Chuyện Kể: Cậu Bé 12 Tuổi Thất Lạc Gia Đình Trong Chiến Tranh Và Vượt Biển Sống Sót

Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt xin trân trọng giới thiệu đến Quý Vị phim tài liệu trong Dự Án LỊCH SỬ QUA CHUYỆN KỂ (Oral History)

Vào những ngày giữa tháng Tư – 1975, chiến tranh trở nên khốc liệt, khi Việt cộng bắt đầu tấn công vào thành phố Nha Trang. Từng đoàn người lũ lượt bước xuống ghe đi xuôi về phía Nam hầu tránh bom đạn; trong đó có Trác Hồng lúc đó vừa được 12 tuổi, em đi theo cha mẹ và anh em hòa vào đoàn người tỵ nạn. Cảnh tượng chen lấn hỗn loạn xảy ra tại bến tàu, người em đã lạc mất những người thân khác trong gia đình. Khi chiếc thuyền chở đầy ắp những người lánh nạn cập bến Vũng Tàu, Trác chạy ngược xuôi tìm gia đình nhưng vô vọng, em được một anh lính VNCH cho lên chiếc xe quân đội vào được Sài Gòn, và em xuống trước một khu chợ. Từ đó, em bắt đầu một cuộc sống của một đứa trẻ vô gia cư.

Trác sinh ra trong một gia đình khá giả tại Nha Trang, ba em là người Việt, còn Mẹ gốc Hoa. Năm 1975, 12 tuổi nhưng dáng dấp nhỏ thó, em bắt đầu đi kiếm ăn, lục lọi trong những thùng rác hay đến những quán ăn: Chờ khách hàng ăn xong vừa đứng lên, là đám trẻ không nhà lao vào giành giựt cơm thừa canh cặn. Trác thường bị những đứa trẻ bụi đời địa phương ma cũ hiếp ma mới.

Một ngày kia, nghe những đứa trẻ mồ côi khác kể chuyện về Thủ Thiêm, một cồn đất nằm bên kia sông Sài Gòn, Trác tò mò tìm ra bến đò và trốn lên một chiếc thuyền đang nằm chờ trong bến… Và khi con thuyền rời bến, nó đã đưa Trác ra khỏi đất nước Việt Nam!

Kính mời quý vị lắng lòng nghe câu chuyện của một Thuyền Nhân, một chuyện kể hy hữu đầy bất ngờ trong bao nhiêu hoàn cảnh bi thương của lớp người tỵ nạn Việt Nam.

Lịch Sử Qua Chuyện Kể là một trong những dự án của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt để lưu lại những câu chuyện trong ký ức, trực tiếp qua lời thuật chuyện của những người đã từng tham gia hay là nhân chứng trong các sự kiện lịch sử cận đại. Dự án này là một công trình nghiên cứu mục đích sưu tầm, lưu trữ và giải thích lịch sử người Việt tỵ nạn.

Những người Việt tỵ nạn sống sót cần có cơ hội trực tiếp chia sẻ cụ thể đầy cảm xúc về những kinh nghiệm mà mình đã trải qua, hoặc chứng kiến những biến cố lịch sử của dân tộc, trên con đường đi tìm tự do, cũng như là những khó khăn bước đầu định cư và lập nghiệp nơi xứ người. Đây là cơ hội để có thể thông cảm và hiểu biết lẫn nhau hơn giữa các thế hệ tỵ nạn; đồng thời cũng là tạo cho những thế hệ mai sau thấu hiểu, hãnh diện và nhớ ơn những hy sinh và can đảm của tiền nhân.

Nếu quý vị có những kỷ vật và câu chuyện muốn được chia sẻ, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua:
➤ Điện Thư: info@vietnamesemuseum.org
➤ Điện Thoại: 714-846-8438 (714-VHM-VIET)
➤ Trang Nhà: http://vietnamesemuseum.org
➤ Facebook: https://www.facebook.com/vietnamesemuseum
➤ Hộp Thư: P.O. BOX 27372, Santa Ana, CA 92799

Hỗ Trợ Sứ Mạng Của Chúng Tôi

Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt – Vietnamese Heritage Museum (VHM) là một tổ chức vô vụ lợi 501(c)(3) với mục đích bảo tồn và giới thiệu di sản của Người Việt Tỵ Nạn. VHM thu thập, lưu giữ, và phổ biến các tài liệu, hiện vật, và chuyện kể về Người Việt Tỵ Nạn trong mục đích gìn giữ những di sản này cho các thế hệ hiện tại và tương lai để biết về cội nguồn.

Sứ Mạng
Sứ mạng của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt là hướng dẫn, phổ biến, chia sẻ và lưu trữ những di sản của Người Việt Tỵ Nạn.

Định Hướng
Những bộ sưu tập của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt gồm các chuyện kể, những tài liệu và hiện vật sẽ được phổ biến đến mọi người trên thế giới qua nhiều phương tiện như: trên mạng lưới toàn cầu, qua các cuộc triển lãm di động, và trưng bày thường trực tại viện bảo tàng. Di sản của người Việt tỵ nạn không chỉ dành riêng cho các thế hệ người Việt trong hiện tại và tương lai, mà còn là chứng tích của một đất nước và dân tộc qua một giai đoạn lịch sử đen tối, và là động lực để các thế hệ người Việt biết đứng lên đòi quyền tự quyết cho sự tồn vong mai sau.

2 Comments

  1. I have been a reader for Vietnamese Heritage museum for few years, They have a lot of good stories because I was a refugee escape from Vietnam. These stories was well written and make senses.

    The story above is a fictional story of Mr. Hong Trac because he was not telling the truth. I lived near with his family in Nhatrang. After the 30/4/1975 I lived with his family for 3 .5 years in with Trac’s family in Saigon before and after the event in 1975. I was with him and his borther during the event when we left Saigon in October 1978 on the boat TV 148 to Trenganu Malaysia. He is not telling the truth about all the events mentioned during the trip and our stay on the palau Bidong island. He left the Island with his brother to live in los Angeles area. He failed to graduate High School in Seattle in USA and he was never able to join the army as claimed. He was never been to to the persian gulf and never had an injured. He work for a company in Riversite CA and his wife ( now ex-wife) Judy Hong is still living in San diego CA. They were dicorved in the past 8 years. The story need to be verified and reviewed again by Vietnamese Heritage museum. I sent an email to VHM last year and they have not taking me serious/nor replied to my email. Please verify the story above and find the truth.
    I believed he is suffering from a mental issue and just like to tell a story to make him feel good about his life but far from the truth.
    I hope this email reach you and if you need more information and documents to support my claim.

  2. Tôi là độc giả của bảo tàng Di sản Việt Nam được vài năm. Họ có rất nhiều câu chuyện hay vì tôi là một người tị nạn trốn khỏi Việt Nam. Những câu chuyện này được viết rất hay và có ý nghĩa.

    Câu chuyện trên là câu chuyện hư cấu của ông Hồng Trác vì ông không nói thật. Tôi sống gần gia đình anh ấy ở Nha Trang. Sau ngày 30/4/1975 tôi sống với gia đình anh được 3,5 năm ở với gia đình Trác ở Sài Gòn. Tôi cùng với Trác và anh trai anh trong sự kiện chúng tôi rời Sài Gòn vào tháng 10 năm 1978 trên chiếc thuyền TV 148 đi Trenganu Malaysia. Anh ấy không nói sự thật về tất cả các sự kiện được đề cập trong chuyến đi và thời gian chúng tôi ở đảo Palau Bidong. Anh rời đảo cùng anh trai để đến sống ở khu vực Los Angeles. Anh ta không tốt nghiệp được trường Trung học ở Seattle ở Mỹ và không bao giờ có thể gia nhập quân đội như đã tuyên bố. Anh ta chưa bao giờ đến vịnh Ba Tư và chưa bao giờ bị thương. Anh làm việc cho một công ty ở Riversite CA và vợ anh (hiện là vợ cũ) Judy Hong vẫn đang sống ở San diego CA. Họ đã ly thân trong 8 năm qua. Câu chuyện cần được bảo tàng Di sản Việt Nam kiểm chứng và xem xét lại. Tôi đã gửi email cho VHM vào năm ngoái và họ không coi trọng/cũng không trả lời email của tôi. Hãy kiểm chứng câu chuyện trên và tìm ra sự thật.
    Tôi tin rằng anh ấy đang có vấn đề về tâm thần và chỉ muốn kể một câu chuyện để anh ấy cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình nhưng lại khác xa sự thật.
    Tôi hy vọng email này sẽ đến tay bạn và nếu bạn cần thêm thông tin và tài liệu. Hãy gửi email cho tôi và chúng ta có thể nói chuyện thêm. Cảm ơn và chúc một ngày tốt lành.

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*