(Minh họa: CDC)
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột.
Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.
Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.
Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.
Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng.
Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Dấu hiệu của bệnh đột quỵ
Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ.
Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.
– Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
– Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
– Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
– Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
– Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
– Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
Hành động NHANH CHÓNG để xác định đột quỵ
Hành động NHANH CHÓNG để giúp bệnh nhân đột quỵ nhận được các phương pháp điều trị họ cần.
Các phương pháp điều trị đột quỵ hiệu quả nhất chỉ có sẵn nếu đột quỵ được phát hiện và chẩn đoán trong vòng 3 giờ kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên . Bệnh nhân đột quỵ có thể không đủ điều kiện cho những điều này nếu họ không đến bệnh viện kịp thời.
(Minh họa: CDC)
Nếu bạn nghĩ ai đó có thể bị đột quỵ, hãy hành động NHANH CHÓNG và làm bài kiểm tra sau:
F – Khuôn mặt: Yêu cầu người đó mỉm cười. Một bên mặt có bị xệ không?
A – Cánh tay: Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên. Một cánh tay có trôi xuống phía dưới không?
S – Lời nói: Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản. Nói ngọng hay lạ?
T – Thời gian: Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy gọi 9-1-1 ngay lập tức.
Lưu ý thời gian khi bất kỳ triệu chứng nào đầu tiên xuất hiện. Thông tin này giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho mỗi người.
Đừng lái xe đến bệnh viện hoặc để người khác chở bạn. Gọi 9-1-1 cho xe cấp cứu để nhân viên y tế có thể bắt đầu điều trị cứu sống trên đường đến phòng cấp cứu.
Cần làm gì khi bị đột quỵ nhẹ?
Đối với trường hợp đột quỵ nhẹ khi vào phòng cấp cứu, các bác sĩ sẽ chẩn đoán rất nhanh. Chỉ trong vòng 3 phút, ta phải trả lời được người đó có dấu hiệu đột quỵ thực sự hay không. Đối với những phương tiện chẩn đoán hình ảnh, chụp CT, MRI, việc chẩn đoán bệnh khá đơn giản. Sau đó bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm xét nghiệm ngay lập tức chẳng hạn như siêu âm tim, đo điện tim, xét nghiệm máu…
Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ cho người bệnh. Nếu phát hiện ra người này bị tắc nghẽn mạch máu não, việc tiêm thuốc tan cục máu đông sẽ được thực hiện trong 4.5 giờ đầu vì đây là giới hạn dài nhất, cũng là giới hạn cuối cùng của lằn ranh. Nếu đã là 5 tiếng đồng hồ thì sẽ không tiêm thuốc tan máu đông nữa.
(Minh họa: CDC)
Cần nhớ rằng nếu chúng ta tiết kiệm 1 phút, người bệnh sẽ tiết kiệm được 2 triệu tế bào thần kinh. Nếu chúng ta chần chừ, nó sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và để lại di chứng nặng nề.
Đột quỵ nhồi máu não không thể phòng ngừa hay kiểm soát hoàn toàn, bởi bệnh lý này còn liên quan nhiều yếu tố khác như lối sống (sử dụng rượu bia, hút thuốc lá), tiền sử bệnh (rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường…), tuổi tác (những người trên 50 tuổi có mạch máu não bước vào giai đoạn lão hóa). Đồng thời, bệnh lý này thường để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí tử vong và nếu may mắn sống sót thì chi phí điều trị cũng rất cao. Do đó, nếu nhận biết được những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày và tìm các biện pháp hỗ trợ thì chúng ta hoàn toàn có thể ứng phó với căn bệnh này.
(Theo Duong Thuy/vnreview)
Đằng Vân tổng hợp
Theo SGN News ngày 30 tháng 9, 2022
Be the first to comment