Đây là đoạn thứ hai trong bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được đọc ngày 4 Tháng Bảy năm 1776, là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Anh của 13 tiểu bang thuộc địa Bắc Mỹ, gồm New Hampshire, Massachusetts Bay, Rhode Island, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania, Maryland, Delaware, Virginia, North Carolina, South Carolina và Georgia.
Nội dung chính của bản tuyên ngôn dựa trên tư tưởng John Locke, một triết gia người Anh. Theo ông, con người có ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Tổng thống Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là “quyền được mưu cầu hạnh phúc”.
Bản Tuyên ngôn đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King Jr. và Tổng thống Abraham Lincoln.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ. (Hình: Wikipedia)
Lịch sử Mỹ ghi nhận ba trong số năm tổng thống đầu tiên của Mỹ qua đời đúng vào ngày quốc khánh. John Adams, vị tổng thống thứ hai và Thomas Jefferson, vị tổng thống thứ ba, là những đối thủ trong suốt sự nghiệp chính trị nhưng lại chết cách nhau vài giờ đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày quốc khánh. Sau đó, James Monroe, vị tổng thống thứ năm cũng qua đời vào đúng dịp kỷ niệm 55 ngày quốc khánh Mỹ.
Người Mỹ bắt đầu tổ chức lễ độc lập từ năm 1977. Các lễ kỷ niệm lớn đầu tiên diễn ra thành phố ở Philadelphia, mở màn bằng diễu hành, bắn 13 quả pháo chúc mừng cùng lễ hội pháo hoa. Tuy nhiên, mãi đến năm 1870, Quốc Hội Mỹ mới chính thức công nhận ngày 4 Tháng Bảy là ngày Lễ Độc Lập.
Ngày 4 Tháng Bảy cũng là lễ hội xúc xích lớn nhất trong năm. Theo tạp chí Time, người Mỹ tiêu thụ khoảng 155 triệu xúc xích trong ngày lễ độc lập. Tuy vậy, không ai biết rõ vì sao xúc xích lại có mặt ở Mỹ. Theo hiệp hội xúc xích quốc gia, nhiều khả năng xúc xích được người châu Âu mang đến Mỹ trong các cuộc di cư. Những chiếc xúc xích đầu tiên được cho là xuất hiện ở vùng Bắc Mỹ. Ngoài xúc xích, khoai tây chiên và các món nướng, người Mỹ còn chế biến nhiều món ăn độc đáo khác để kỷ niệm ngày Lễ Độc Lập, trong đó phải kể đến món súp rùa. Theo truyền thuyết, ngày 4 Tháng Bảy năm 1776, cựu tổng thống John Adams cùng vợ ăn mừng Lễ Độc Lập với món chính là súp rùa, cá hồi kho với nước sốt trứng, đậu xanh và khoai tây luộc. Họ còn đặt lên bàn ăn cả món bánh pudding của Ấn Độ và bánh táo.
Theo Cục điều tra dân số Mỹ, Pennsylvania – nơi Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ được thảo luận và ký – có tới 11 địa điểm có chữ “tự do” trong tên gọi. Ngoài ra, có tới 33 địa điểm khác có chữ “đoàn kết”. Do đó, các nhà thống kê kết luận Pennsylvania chính là tiểu bang “yêu nước” nhất trong số các tiểu bang. Còn theo văn phòng Patriot, ở Pennsylvania còn có một thị trấn mang tên Yêu nước (Patriot) với dân số khoảng 209 người.
Do có một vết nứt lớn trên thân, nên chuông Tự Do – một trong những biểu tượng của nước Mỹ – chưa bao giờ được rung lên kể từ năm 1846. Vào ngày 4 Tháng Bảy, người ta chỉ dám vỗ nhẹ 13 lần vào chiếc chuông trị giá hơn $3,000 và coi đó là dấu hiệu thông báo cho các chuông khác trên khắp đất nước.
Bản Tuyên Ngôn Độc lập đã truyền cảm hứng cho nhiều văn kiện tương tự ở các quốc gia khác, đầu tiên là Tuyên ngôn năm 1789 của Hợp Chủng Quốc Bỉ được ban hành trong cuộc Cách mạng Brabant ở Hà Lan thuộc Áo. Nó cũng là mô hình chính cho nhiều tuyên bố độc lập ở Châu Âu và Châu Mỹ Latinh, cũng như Châu Phi (Liberia) và Châu Đại Dương (New Zealand) trong nửa đầu thế kỷ 19.
Theo SGN News ngày 4 tháng 7, 2021
Be the first to comment