Xe Tăng Gepard Mà Đức Cung Cấp Cho Ukraine Có Thể Làm Được Điều Này !

Chính phủ Cộng Hòa Liên bang Đức hiện muốn cho phép chuyển giao xe tăng từ kho dự trữ của ngành vũ khí Đức cho Ukraine. Nhà sản xuất vũ khí Krauss-Maffei Wegmann (KMW) sẽ được bật đèn xanh để có thể bán các xe tăng phòng không “Gepard” được tân trang lại về mặt kỹ thuật từ các kho dự trữ trước đó của Lực lượng Vũ trang Đức (Bundeswehr). Bộ trưởng Quốc phòng Cộng Hòa Liên bang Đức, Christine Lambrecht (SPD) qua đó đã phá vỡ quan điểm trước đây mà Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) đã tuyên bố vào tuần trước: Theo đó, Đức không nên cung cấp các hệ thống vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Quyết định này đã bị chỉ trích nặng nề trên phạm vi quốc tế và trong nước.

Lambrecht công bố việc giao Gepard tại một cuộc họp vào thứ Ba tuần này (ghi chú thêm : 26.04.2022) với khoảng 40 đại diện của các quốc gia tại căn cứ không quân Hoa Kỳ ở Ramstein, thuộc tiểu bang Rheinland-Pfalz. Ngoài người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin và gần như tất cả các bộ trưởng quốc phòng EU, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng đi “công tác” (ý nói đến tham dự).

* Ưu điểm của xe tăng “Gepard” là gì? 

Xe tăng “Gepard (Báo đốm) có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến đấu chống lại các mục tiêu trên mặt đất cũng như các mục tiêu trên không. Nó có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết – có thể được sử dụng cả ngày lẫn đêm. “Báo đốm” có radar tìm kiếm với tầm xa tới 15 km và có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 6000 mét. Ngoài ra nó cũng có công suất động cơ (Motorstaerke) 830 mã lực với phạm vi hoạt động 550 km. Chính những đặc tính này đã làm cho nó trở nên đặc biệt di động và thích hợp cho chiến đấu trên bộ. Do đó, vũ khí trang bị của nó có thể tự vệ hiệu quả trước các mục tiêu mặt đất được bọc thép nhẹ và nặng.

Nhưng Gepard cũng có thể được sử dụng hiệu quả trên không: nó được sử dụng để phòng thủ chống lại máy bay chiến đấu, trực thăng, hỏa tiển, Raketen và máy bay không người lái hiện đại. Các đường đạn không thể bị phá bởi các biện pháp đối phó điện tử của lực lượng vũ trang đối phương. Do khả năng nhận dạng và theo dõi mục tiêu đáng tin cậy, xe tăng Gepard có thời gian phản ứng đặc biệt ngắn trong chiến đấu. Độ chính xác cũng rất nổi bật. Theo nhà sản xuất KMW, các “đám mây phân mảnh của đạn đạo” có thể dẫn đến “tiêu diệt mục tiêu”.

* Khuyết điểm của Gepard là gì?

Việc chiến đấu với các “mục tiêu bay” (fliegende Ziele / flying targets) được coi là rất khắt khe về mặt kỹ thuật. Chính vì phẩm chất này, hoạt động của Gepard đòi hỏi quá trình đào tạo sơ bộ phức tạp. Khi Gepard còn là một phần của Lực lượng Vũ trang Đức, các nam nữ quân nhân phải trải qua nhiều giai đoạn huấn luyện để sử dụng, điều khiển nó. Điều này khiến việc sử dụng nó trong cuộc chiến Ukraine trở nên khó khăn, vì quân đội Ukraine phải có khả năng sử dụng các xe tăng được cung cấp càng nhanh càng tốt.

Xe tăng phòng không Gepard 1A2 (hình)

* Tại sao có thể giao xe tăng không giống như những xe khác? 

Gepard (Báo đốm) đã ngừng hoạt động trong Bundeswehr (Lực lượng Vũ trang Đức) vào năm 2010. Điều này có nghĩa là việc chuyển giao một hệ thống vũ khí đã ngừng hoạt động sẽ không làm tổn hại đến khả năng hoạt động của Lực lượng Vũ trang Đức. Tuy nhiên, nhà sản xuất KMW vẫn có một số lượng trung bình hai con số các xe tăng này từ lực lượng phòng không quân đội đã giải thể của Lực lượng Vũ trang Đức. Trái ngược với việc giao xe tăng kiểu Leopard 2 hoặc Marder, trang bị rất hạn chế của quân đội Đức không bị ảnh hưởng bởi việc giao hàng.

Việc vận chuyển đạn dược cũng sẽ gây ra ít vấn đề hơn cho xe tăng Gepard. Chỉ đến năm 2020, công ty vũ khí KMW mới có thể dễ dàng bán 16.000 viên đạn cho các nòng súng 35 mm (fuer die 35-Millimeter-Rohre des Gepards) cho Qatar. Nghiên cứu của Business Insider trước đây đã chỉ ra rằng việc giao Leopard 1 cho Ukraine đã thất bại, ngoài ra còn do không đủ đạn dược.

* Chính phủ Đức làm gì ngoài việc giao những báo đốm (Gepards) cho Ukraine?

Trong một cuộc trao đổi với các “đối tác (Partnern)” từ Đông Âu, các hệ thống vũ khí đã được sử dụng ở đó sẽ được cung cấp cho Ukraine. Đức cũng muốn hỗ trợ Hà Lan và Mỹ trong việc huấn luyện binh sĩ Ukraine về hệ thống pháo binh. Có kế hoạch hợp tác chặt chẽ hơn sau khi Hà Lan thông báo rằng họ muốn cung cấp hệ thống vũ khí “Panzerhaubitze 2000” cho Ukraine.

Lê-Ngọc Châu
Nam Đức, sáng ngày 27.04.2022. Hình internet

– C. B. (Với vật liệu từ DPA / Mit Material der DPA)
– Thứ 3, ngày 26 tháng 4 năm 2022, 1:09 chiều
url: https://de.yahoo.com/nachrichten/rheinmetall-will-leopard-kampfpanzer-ukraine-233731140.html

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*