Nội cái logo xe còn lắp sai “chính tả” (“VINFTAS”) thì mơ tưởng “làm phép làm bùa” gì ở Mỹ! (ảnh của Nguyễn Thanh Mai, chụp tại đường Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông, Hà Nội, ngày 30 Tháng Mười Hai 2021)
Liên tiếp trong vài ngày, những ý kiến phản ứng về công ty VinFast của ông Phạm Nhật Vượng đã xuất hiện trên các trang mạng. Tác giả Thanh Lương Lê, người bắn phát pháo đầu tiên về dòng xe điện thảm hại của VinFast có tên là Klara S, đã nói trên trang Facebook của mình rằng đúng như những đồn đoán, Vingroup hẳn đã luôn nuôi một đạo quân tuyên truyền và bắt nạt những người phản ứng với sản phẩm này trên mạng xã hội và họ đã xuất hiện. Tuy nhiên với những ngôn luận chắc chắn và chứng cứ đưa ra, hầu như không có nhiều phản bác, mà đa số chỉ là các biểu hiện không hài lòng về tác giả và nội dung.
Lâu nay, trên các diễn đàn và trang cá nhân, người dân Việt Nam vẫn nói với nhau rằng những ai phản bác hay kể lại những gì bất lợi liên quan Vingroup và các sản phẩm, đều bị một lực lượng không khác gì AK47 càn quét bằng các ngôn từ dữ tợn, hàm hồ. Thậm chí nạn nhân còn bị kết tội là ăn theo bọn phản động hải ngoại, đánh phá đất nước, chống lại “thành tựu” của đất nước.
Chuyện công ty VinFast vào tuần trước, tuyên bố sẽ ngừng sản xuất dòng xe hơi chạy xăng và chỉ tập trung sản xuất xe điện, đã làm bất ngờ nhiều người dùng Việt Nam. Lâu nay, việc chất lượng của các loại xe VinFast sản xuất vốn không đồng đều, hậu mãi có những ẩn phí khó lường… thì nay việc dừng sản xuất, tức viễn cảnh không còn bảo hành và giá sản phẩm của những người đã lỡ mua sẽ ngày càng tệ đi. Điều này làm hụt hẫng không ít người vốn hưởng ứng tinh thần “Dùng hàng Việt là yêu nước” do Vingroup khởi xướng.
Bài viết khác của tác giả Hoàng Hải Yến, góp thêm vào làn sóng phản ứng với VinFast, cũng là một trong những phản ứng hiếm hoi mà người dân Việt Nam đọc được, mà dự báo là cũng sẽ sớm biến mất nhưng mọi lời than phiền về sản phẩm của Phạm Nhật Vượng mà hiện nay đã mất bóng ở mọi nơi trên mạng xã hội.
Theo bài viết của tác giả Hoàng Hải Yến thì chiếc xe điện thì báo là mua, nhưng pin thì phải thuê, và thông qua hệ thống điều khiển điện tử, công ty VinFast có thể ngắt nguồn sử dụng của chủ xe, nếu quá hạn thuê pin, được biết là 500 ngàn đồng/tháng, một con số không nhỏ với trung bình lương tháng của một công nhân là 6-7 triệu đồng.
Tác giả kể: “Thế là ngay trong đêm, tôi gọi đứa bạn đến bán xe ngay lập tức, bán xong còn nghe tư vấn bảo tôi phải đền tiền cục pin gần 10 triệu bạc khi tôi… bán cả pin xe, trong khi đó khi lấy thì người bạn mua xe của tôi chỉ vứt lại chục triệu (bằng luôn tiền đền pin). Thế là nói trắng, trong 6 tháng tôi mất toi 22 triệu vì lý do hết sức ngớ ngẩn và ngu đần khi… ỦNG HỘ HÀNG VIỆT. Lần đầu tiên mua và cũng là lần cuối cùng tôi sử dụng đồ điện từ VinFast… Mua ủng hộ hàng Việt rồi cay đắng nhận ra nó chẳng được một cái tích sự gì, chỉ có rước bực mình vào người”.
Ngày 6 Tháng Một, công ty VinFast tuyên bố vừa mở bán hai loại xe điện mới, và chỉ trong vòng chưa đến nửa ngày, đã có 12,000 đơn đặt hàng. Tuy nhiên, tương tự như chuyện sản xuất chiếc xe Lux SA 2.0 đầu tiên ra mắt ở Việt Nam năm 2019, tiết lộ trong nội bộ của hệ thống Vingroup đã bắt buộc nhân viên của hệ thống này phải đặt mua xe VinFast sản xuất, và cấm không được bán lại. Sự kiện này khiến nhiều người nhớ đến công ty BKAV ở Hà Nội, công ty sản xuất smartphone có thương hiệu là Bphone từng có những lời quảng cáo kinh động là sản phẩm Việt Nam vượt mặt Samsung và Apple, cũng như tuyên bố số lượng mua luôn “cháy hàng” vì sự khao khát của khách hàng. Thế nhưng qua vài năm, điện thoại Bphone cho thấy là mặt hàng gần như không có ai sử dụng trên thị trường Việt Nam. Người đứng đầu công ty BKAV là ông Nguyễn Tử Quảng được người dân phong danh hiệu là Quảng “Nổ”.
Một công ty chuyện về digital marketing làm việc ở Sài Gòn, xin giấu tên, cho biết hàng chục nhân vật có tên tuổi với công chúng như người mẫu, diễn viên, ca sĩ… được trả tiền để viết lên khao khát về chuyện được đi trên chiếc xe mới của VinFast. “Lần trước khi ra mắt xe ở Mỹ, một người dẫn chương trình quen thuộc đã ký $10,000 cho lần xuất hiện và ca ngợi mẫu xe này” – anh T., chủ công ty này tiết lộ. Phản ứng về chuyện có 12,000 đơn hàng được đặt trước với mẫu xe mới VF8 và VF9 rất ư sôi nổi và mơ hồ, tức thì đã có một tác giả tên Hoa Mai Nguyễn viết về điều này, xin mời quý vị cùng tham khảo.
Vượng VinFast hãy nhìn lại chính mình
Khoảng hai năm về trước, Chính phủ Đức lên kế hoạch dự tính đến năm 2030 sẽ không sản xuất các loại xe auto chạy bằng xăng và dầu. Điều đó nhiều người dân đang nghĩ rằng khó có thể thực hiện được trong một thời gian chỉ còn tám năm nữa mà trước mắt Chính phủ Đức phải xây dựng rất nhiều trạm sạc điện khắp mọi nơi công cộng, chưa kể đến nguồn điện cung cấp đủ cho các loại xe chạy bằng động cơ điện.
Còn VINFAST tại Việt Nam, với một nhà máy lắp ráp ôtô đầu tiên tại Việt Nam thành lập vào Tháng Sáu 2017, nó chỉ là một dây chuyền lắp ráp ôtô, phụ kiện nhập khẩu hoàn toàn ở các nước khác, còn hiện tại ở nước ta chưa sản xuất được một ốc vít đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Một nhà máy lắp ráp ôtô mới được bốn năm thế mà nổ to hơn đại bác, tuyên rằng VinFast dừng sản xuất xe xăng vào cuối năm 2022 sẽ trở thành hãng xe điện 100%, là hãng ôtô Việt trở thành một trong những hãng xe tiên phong trên thế giới ngừng sản xuất xe xăng để chuyển sang sản xuất xe thuần điện, và vượt qua nhiều hãng xe auto ở các nước văn minh phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật v.v.
Có nghĩa là sang năm tới những chiếc ôtô điện đầu tiên của VinFast ra đời, phân phối tại Việt Nam, và xuất khẩu ra thế giới. Kế hoạch của VinFast cảm thấy rất tự tin trên các mặt truyền thông quảng bá cho sản phẩm của mình lắp ráp nhưng chưa hề nghĩ tới các trạm sạc điện ở những cây xăng và nơi công cộng khắp các tỉnh thành tại Việt Nam, chưa kể tới điện dân dụng tại Việt Nam còn thiếu thốn và giá điện rất cao so với các nước trên thế giới hiện nay, hàng tháng người dân đóng tiền điện sinh hoạt đã thấy chóng mặt, giờ đây lại nói đến mua ôtô chạy bằng điện thì đó là điều ngoài sức tưởng tượng.
VinFast có thực sự tự tin về chất lượng để đảm bảo trước khi xuất khẩu xe ôtô ra thị trường thế giới chưa? Hãy nhớ rằng lừa bịp dân Việt ở trong nước thì còn được, còn khi xe ôtô đã xuất khẩu ra thị trường thế giới không đủ chất lượng và an toàn, xảy ra những sự cố như xe bỗng nhiên tự cháy sẽ bị trả lại về nơi sản xuất, đền bù lại hoàn toàn cho các nạn nhân khi sử dụng xe kém chất lượng.
VinFast hãy suy nghĩ và nhìn lại chính mình, khi chưa biết đi, đứng còn chưa vững thế mà dám tự tin còn muốn chạy nhanh ra thế giới. Hãy nhìn lại một số hãng xe auto xuất khẩu sang Mỹ đã không đảm bảo chất lượng và bị trả lại về nơi sản xuất. VinFast là một nhà máy lắp ráp ôtô, khi sản xuất kinh doanh lời thu, lỗ chịu, vì vậy hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi sản xuất, chứ đừng tiếp tục dở những trò mánh khóe làm ăn thua lỗ để xin chính phủ hỗ trợ, sau đó nhân dân tiếp tục còng lưng đóng thuế nuôi đám lợi ích, HẠI NƯỚC, HẠI DÂN.
Theo SGN News ngày 7 tháng 1, 2022
Sở dĩ đám côn đồ bảo kê che chắn cho “vượn” không ai xa lạ , chính là đám bò đỏ dư lợm viên.
Buôn bán xe hơi chứ đâu phải bán mì gói
Vượn có sự ưu đãi là do có cổ phần khống của thằng phúc rốn lồi, thằng lâm ăn kít “rát vàng”, mỗi thằng trên 20 triệu đô.
Vượn có ý định “BÁN CỔ PHIẾU LỪA” Ở MỸ, sau đó rút ‘dù’ về Việt Nam.