Ý Kiến Khác Biệt Giữa Những Người Việt Nam Ở Boston Về Những Vụ Đe Dọa Bị Trục Xuất

Người đi bộ ở khu phố Fields Corner, vùng Dorchester (Ảnh của Meredith Nierman/WGBH News)

Cộng đồng người Việt ở Boston đã có một phản ứng lẫn lộn đối với chính quyền TT Trump về việc diễn giải lại thỏa thuận hồi hương của Hoa Kỳ với Việt Nam.

Hành động của chính quyền TT Trump nhằm diễn giải lại một thỏa thuận hồi hương từ thập niên trước đã khiến một số người Việt Nam ở thành phố Boston và vùng phụ cận cảnh giác cao độ. Một số tỏ ra lo ngại, nhưng nhiều người khác không mảy may xao động.

Thỏa thuận được ký kết với Việt Nam năm 2008 dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush. Có bao gồm một điều khoản cấm trục xuất di dân Việt Nam đã đến Hoa Kỳ trước tháng 7 năm 1995, thời điểm lúc hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Các luật sư di trú cho rằng điều khoản này từ lâu đã được giải thích để miễn cho những di dân gốc Việt trước năm 1995 khỏi các thủ tục trục xuất.

“Trong cộng đồng người Việt, mọi người không nhất thiết phải biết các thủ tục của thỏa thuận hồi hương này, nhưng mọi người đều biết rằng nếu qua trước năm 1995, thì sẽ được bảo vệ”, theo bà Bethany Li, luật sư chỉ đạo của Ban Tiếp cận châu Á của Tổ chức Dịch vụ Pháp lý Boston và vùng phụ cận cho biết.
Bà Li, người đại diện cho nhiều thân chủ tại tòa án di trú và cố vấn pháp lý hàng tuần tại một văn phòng ở vùng Dorchester, cho biết: bà đã tư vấn các thân chủ mang nhiều loại bản án khác nhau. Bà nói thêm, kể từ khi TT Trump đắc cử, tổ chức này càng thấy sự gia tăng các câu hỏi lo sợ về một thỏa thuận mới giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể ảnh hưởng đến họ.

Bà cũng cho biết thêm: “Đại đa số những người mà chúng tôi gặp là những người có tiền án hình sự rất cũ, đôi khi những thân chủ này có đủ điều kiện để xin hủy án”.
Bộ Nội An đang ưu tiên thanh lọc 7.000 người Việt Nam “ngoại kiều mang án hình sự” có lệnh trục xuất, theo một tuyên bố của bà Katie Waldman, phát ngôn viên của bộ. Hiện vẫn chưa rõ chính xác có bao nhiêu người trong số 7.000 di dân có thể được bảo vệ dựa theo thỏa thuận hồi hương.

Bà Waldman nói: “Đây là những người không phải là công dân, trong các chính quyền trước đây, đã bị bắt, bị kết án và cuối cùng bị ra lệnh trục xuất bởi một thẩm phán di trú liên bang”.
Bà từ chối giải thích về việc chính quyền Washington sẽ hành động đơn phương hay cùng đàm phán lại thỏa thuận với Hà Nội.

Phản ứng trong cộng đồng người Việt đối với sự kiện này rất khác nhau, nhưng nhiều người đồng ý rằng ý kiến phát biểu có xu hướng rơi theo các đường lối chính trị và tùy vào từng thế hệ.
“Chúng tôi thực sự muốn chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ duy trì thỏa thuận hồi hương hiện tại và duy trì các biện pháp bảo vệ dành cho cộng đồng người Việt và người tị nạn Việt Nam”, anh Kevin Lâm, Giám đốc tổ chức Hội thảo Tài nguyên châu Á có trụ sở tại Dorchester, nói. Anh Lâm cho biết: “Thật là “đau khổ” cho một số di dân đang bị đe dọa trục xuất trở lại một đất nước mà họ chưa từng biết hoặc “đã chạy trốn vì chiến tranh và diệt chủng mà Hoa Kỳ đã nhúng tay vào”.

Anh Lâm, 29 tuổi, là một người Việt-Lào gốc Mỹ thế hệ đầu tiên. Cha mẹ anh sinh ra ở Lào và Việt Nam, sau đó đến Hoa Kỳ vào những năm 1980. Anh Lâm nói với WGBH News rằng anh là một người ghi danh độc lập nhưng có khuynh hướng thiên tả về chính trị. Anh nói rằng quan điểm tiến bộ của anh là phần đã đưa anh đến công việc hiện nay, cộng tác với Hội thảo Tài nguyên người Mỹ gốc Á.
“Đối với tôi, đó là trách nhiệm đối với lịch sử của Hoa Kỳ dính líu đến Đông Nam Á và chịu trách nhiệm bảo vệ những người đến đây để sống còn”, anh nói.
Quan điểm của anh Lâm hoàn toàn trái ngược với những người như cô Châu Kelley, Trưởng khối Chính trị của Tổ chức Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Massachusetts.
“Nếu bạn là một công dân tuân thủ pháp luật hoặc bạn có thẻ xanh, bạn không có gì – hoàn toàn không có gì – phải lo lắng,” cô Kelley nói. “Nếu chúng ta khoan dung và chúng ta ngoảnh mặt đi chỗ khác trong khi những người này phạm tội mà không gánh chịu hậu quả, đất nước này sẽ trở thành một vùng đất vô luật pháp.”

Cô Kelley, 45 tuổi, cho biết cô đến Hoa Kỳ cùng gia đình vào năm 1994 khi lên 20 tuổi. Cô xác định thuộc đảng Cộng hòa và ủng hộ cả Tổng thống Donald Trump và hành động diễn giải lại thỏa thuận năm 2008.
Cô Kelley tương trưng cho một quan điểm bất thường đối với khuôn mẫu về thế hệ hoặc chính trị. Cô và nhiều người khác đồng ý, người Mỹ gốc Việt lớn tuổi có xu hướng bảo thủ hơn nhưng ủng hộ thay đổi chính sách nhiều hơn. Các thành viên của cộng đồng càng trẻ hơn, thì quan điểm của họ càng thiên tả.

Ông Khang Nguyễn, Phó Chủ tịch Tổ chức Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Massachusetts, đã có dịp thảo luận về vấn đề này với các nhà lập pháp tiểu bang và có lập trường công khai ủng hộ việc giữ nguyên thỏa thuận hiện tại.
Ông Nguyễn, 51 tuổi, đến từ Việt Nam vào năm 1984 qua trại tị nạn Thái Lan. Ông xác định thuộc đảng Cộng hòa, nhưng không ủng hộ ông Trump. Ông cho biết ông không ủng hộ việc đàm phán lại hoặc giải thích lại thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Ông nói: “Nếu bạn phạm tội, bạn phải chấp hành án phạt ở Hoa Kỳ trước, họ đã trả giá cho những gì họ đã làm. Sau đó, bạn trục xuất họ? Tôi không nghĩ là công bằng. Thật không công bằng cho những người xứng đáng có cơ hội thứ hai”.
Tuy nhiên, ông Nguyễn cho biết, nếu thỏa thuận có thay đổi, các vụ trục xuất nên được lượng giá theo từng trường hợp cụ thể, trong đó ưu tiên tập trung vào các tội phạm bạo lực và những kẻ tái phạm.

Bài viết của Saraya Wintersmith
Ngày 17 tháng 12 năm 2018
Nguồn: https://www.wgbh.org/news/local-news/2018/12/17/split-opinions-among-bostons-vietnamese-on-threatened-deportations

1 Comment

  1. Chủ đề bài báo nầy xuyên tac sự thật khi viết ” Đe doạ những người bị trục xuất”!
    Các phạm nhân Việt-Nam bị kết án trong nhiều thập niên qua và Toà Di Trú đã xét xử và lập danh sách trục xuất từ thời Clinton, Bush, Obama chứ không phải đến thời Trump!
    Thoả hiệp 2018 chỉ áp dụng cho “Citizens of VietNam” không phải cho người là tỵ nạn sau 1995 mà là những du sinh, khách du lịch, làm ăn, đoàn tụ gia đình… không có 1 từ ngữ nào ám chỉ ” Vietnamese refugee”!
    Cựu Đại sứ Mỹ tại Viêtnam ông Ted Osius đã gian trá khi cho rằng TT Trump trục xuất người tỵ nạn! Dân Biểu gốc Việt Stephanies Murphy cũng thế! Vài báo, TV, radio ở Cali cũng xuyên tạc gây hoang mang tong CDVN tỵ nạn cọng sản!
    Năm 2016, Obama trục xuất 35 người Việt! Năm 2017 Trump trục xuất 17 người! Tất cả đều có tiền án nhiều năm trước chiếu theo hình sự và Luật Di Trú áp dụng cho mọi sa91c dân, không riêng dân Việt! Sụ xuyên tạc nầy bắt ngưồn từ phía Đảng DC khi thấy đa số người Việt ủng hộ Đảng CH (67%), chiếu theo cuộc thăm dò của Tổ chức người Mỹ gốc Á-Châu Thái Bình Dương và0 10/2018!
    Những người Việt lương thiện và có Quốc tịch Mỹ không có gì phải lo sợ ” trục xuất”!

Leave a Reply to Nguyễn thanh Bình Cancel reply

Your email address will not be published.


*