Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30-4-1975 – Nhìn Lại Cuộc Chiến Việt Nam

Bản chất của chiến tranh Việt Nam: chiến tranh tự vệ của VNCH chống lại sự xâm lược của CSBV.

Cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975 là cuộc chiến tự vệ của Miền Nam Tự Do với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, nước lãnh đạo thế giới tự do, chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) làm tay sai cho Nga Sô và Trung Cộng thực thi mưu đồ của Cộng Sản Đệ Tam quốc tế muốn nhuộm đỏ Đông Nam Á Châu.

Các tài liệu sau đây vạch trần ÂM MƯU NHUỘM ĐỎ Á CHÂU CỦA ĐỆ TAM QUỐC TẾ mà CSBV chỉ là một công cụ tay sai trong cuộc chiến xâm lược Miền Nam tự do:

  • Tháng 2/1951, ở Tuyên Quang, Đại Hội 2 của Đảng CSVN, để đưa Đảng CS ra hoạt động công khai trở lại với danh xưng mới là Đảng Lao Động VN, Hồ Chí Minh phát biểu: ”VỀ LÝ LUẬN, ĐẢNG LAO ĐỘNG VN THEO CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN… LẤY TƯ TƯỞNG MAO TRẠCH ĐÔNG LÀM KIM CHỈ NAM.”
  • Sách “Sự Thật về quan hệ VN-TQ trong 30 năm qua” (Nhà Xuất Bản Sự Thật 14-10-1979) “Tháng 8-1965, tại cuộc họp BCT Ban Chấp hành TƯ Đảng CSTQ, Mao Trạch Đông tuyên bố: ‘CHÚNG TA PHẢI GIÀNH CHO ĐƯỢC ĐÔNG NAM Á, GỒM CẢ MIỀN NAM VN, THÁI LAN, MIẾN, MALAYSIA, SINGAPORE. MỘT VÙNG NHƯ ĐNA RẤT GIÀU, Ở ĐẤY CÓ NHIỀU KHOÁNG SẢN, XỨNG ĐÁNG VỚI SỰ TỐN KÉM CẦN THIẾT ĐỂ CHIẾM LẤY.”
  • Theo tài liệu lưu trữ ở Thư viện TT Wilson Hoa Kỳ: “Trong cuộc họp với Mao, Lê Duẫn nói: ‘TẠI SAO CHÚNG TÔI GIỮ LẬP TRƯỜNG BỀN BĨ CHIẾN ĐẤU CHO 1 CUỘC CHIẾN KÉO DÀI, ĐẶC BIỆT TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN Ở MIỀN NAM? TẠI SAO CHÚNG TÔI DÁM TKKC ? CHỦ YẾU LÀ VÌ CHÚNG TÔI PHỤ THUỘC VÀO CÔNG VIỆC CỦA MAO CHỦ TỊCH. CHÚNG TÔI CÓ THỂ TIẾP TỤC CHIẾN ĐẤU, ĐÓ LÀ VÌ MAO CHỦ TỊCH ĐÃ NÓI RẰNG 700 TRIỆU NGƯỜI TQ ĐANG ỦNG HỘ NHÂN DÂN VIỆT NAM 1 CÁCH VỮNG CHẮC.”

Sau này, câu nói của Lê Duẩn: “TA ĐÁNH ĐÂY LÀ ĐÁNH CHO LIÊN XÔ VÀ TRUNG QUỐC” đã được khắc trên đền thờ của hắn ở Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh (1).

— Nhà báo Trần Quang Thành:

Trong “Hồi Ức 30/4 của người Việt tại Đông Âu”, Trần Quang Thành, cựu phóng viên đài phát thanh Tiếng Nói và Truyền Hình cộng sản Việt Nam, đã công khai tố giác CSBV đã lừa dối và phản bội nhân dân trong cuộc chiến tranh Việt Nam:

“Nhìn lại 40 năm cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước nhưng thực tế nó lại là một cuộc chiến về ý thức hệ của những người Cộng sản lừa dối nhân dân ta, thực tế nó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Những người chóp bu của Cộng sản đã lừa dối nhân dân Việt Nam và lừa dối cả nhân dân toàn thế giới. Họ kích động tinh thần dân tộc của người dân miền Bắc là: miền Bắc là tiền đồn phía Đông Nam Á của phe Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực chất bây giờ chúng ta mới hiểu đây là một cuộc chiến của những người Cộng sản Việt Nam tay sai cho 2 nước Cộng sản là Nga sô và Trung Cộng để mà thực hiện ý thức hệ Cộng sản bành trướng trên toàn thế giới chứ không phải là một cuộc chiến tranh Vệ quốc như họ từng tuyền truyền là chống Mỹ xâm lược. Tôi thấy đó là một sự lừa dối và phản bội» (2).

— Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc:

Sau ngày 30-4-1975, ông có dịp vào thăm Miền Nam và đã nhận ra đời sống thật sự tự do và sung túc của nhân dân miền Nam ngược hẳn với sự tuyên truyền gian trá, phỉnh gạt của bác Hồ và đảng Cộng Sản Miền Bắc, nên ông cảm thấy hổ thẹn với lương tâm và đã khóc trong phần kết luận của bài thơ “Cảm Tạ Miền Nam” như sau:

“Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.”
(3)

— Hải Long, con của một người lính bên thắng cuộc, gửi cho BBC từ Hà Nội để xin lỗi những người lính ở phía bên kia nhân ngày 30-4-2015:

Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/4 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”. Còn nếu ai đó hỏi ông muốn gọi 30/4 là ngày gì? Thì tôi xin phép được trả lời thay cho cha tôi, hãy gọi 30/4 là ngày phán xét.

Ngày phán xét những kẻ đã đẩy dân tộc vào cuộc chiến huyết nhục tương tàn.

Ngày phán xét những lãnh đạo miền Bắc thời điểm đó, những kẻ đã trực tiếp đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc lên giàn hỏa thiêu, vì một thứ lý thuyết không tưởng, mơ hồ và thiếu thực tế.

Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn.

Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn!

Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia. Mong các bạn hiểu rằng, cha tôi và các đồng đội của ông và các bạn cũng đều chỉ là nạn nhân của cuộc chiến phi nhân này. Nói cho cùng thì tất cả chúng ta đều là những kẻ thua cuộc (4).

Tóm lại, qua những tài liệu trên đây thiết tưởng cũng tạm đủ cho người ta thấy rõ là, ngày 30-4-1975 không thể gọi là ngày miền Bắc cộng sản giải phóng miền Nam tự do được, mà phải gọi ngược lại là ngày miền Nam đã giải phóng miền Bắc ra khỏi sự kìm kẹp, giam hãm và đô hộ của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đồng thời cũng đã giúp nhân dân miền Bắc nhận ra được rằng, chế độ cộng sản là chế độ man rợ, chẳng những đã chọc thủng con ngươi của họ, mà còn đâm thủng luôn cả màng nhĩ của họ nữa, khiến họ không nghe được và không thấy được những xã hội văn minh và tiến bộ ở thế giới bên ngoài. Do đó, họ đang bị đảng Cộng Sản Việt Nam giam hãm, kìm kẹp và đọa đày trong một “nhà tù khổng lồ” song vẫn cứ tưởng là đang sống hạnh phúc tuyệt vời trong “thiên đường cộng sản văn minh nhất hành tinh” (5).

Nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã được CSBV chuẩn bị ngay từ 1954 theo lệnh của Liên Xô và Trung Cộng trong bối cảnh chiến tranh lạnh giữa hai khối: Cộng Sản Quốc Tế và Thế Giới Tự Do.

Ngay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, Liên Xô chiếm luôn Đông Âu, còn Trung Cộng chiếm trọn lục địa Trung Hoa. Khối Cộng Sản theo đuổi cuộc chạy đua vũ khí với Hoa Kỳ, cùng lúc dựng lên các phong trào Dân Tộc Giải Phóng ở các nước Á Châu và Phi Châu, để bành trướng kiểm soát Thế Giới Thứ Ba. Trước sự bành trướng của Khối Cộng Sản Quốc Tế, Tây Phương và Thế Giới Tự Do bị đe dọa trầm trọng. Nên Hoa Kỳ là một siêu cường lãnh đạo Thế Giới Tự Do, phải ngăn chặn làn sóng đỏ của Khối Cộng Sản.

Theo lệnh của đàn anh Trung Cộng muốn bành trướng thế lực xuống vùng Đông Nam Á, Hồ Chí Minh rập khuôn theo mô thức bạo lực và gian trá của Trung Cộng trong cuộc chiến cướp chính quyền Miền Nam. Hồ sử dụng Chiến Thuật Khủng Bố, chiến dịch tiêu diệt các dự án kinh tế phục vụ cho nhu cầu người dân miền Nam, kết hợp với chiến tranh du kích, để trước tiên tiến vào Miền Nam Việt Nam. Rồi đưa thêm bộ đội, tướng tá chỉ huy, và phương tiện chiến tranh xâm nhập vào miền Nam qua đất Lào. Hồ gia tăng chiến tranh lên mức độ vận động chiến và trận địa chiến. Tại Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa chỉ mới thiết lập vỏn vẹn mười năm, phải đối đầu với một kẻ thù hung hiểm.

Tháng 12 năm 1960, Hồ cho thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lấy danh nghĩa người Miền Nam đứng lên chống “liên minh ông Diệm và Đế Quốc Mỹ”. Chiêu bài Chiến Tranh Giải Phóng Miền Nam đã làm suy yếu nền chính trị của miền Nam, trong việc đối phó với cuộc tuyên truyền của Cộng Sản Quốc Tế. Báo chí Tây phương thì khá ngây thơ trước những thủ thuật nhồi sọ và tẩy não của cộng sản. Vào những thời điểm năm 1965, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) dồn dập tấn công đe dọa sự tồn tại của Miền Nam Việt Nam. Đó là thời điểm và là lý do khiến Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến.

Đối phó với cuộc xâm lăng của CSBV tại Việt Nam, trước tiên Hoa Kỳ phản ứng bằng “cuộc chiến chống nổi loạn”, dần dà leo thang thành sự can thiệp trọn vẹn vào năm 1965. Đấy là nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam, do chính Hồ chí Minh, tay sai đắc lực của Stalin và Mao, gây ra cho Việt Nam. (6)

Diễn tiến của chiến tranh Việt Nam (7)

– Cộng Sản miền Bắc đã chuẩn bị chiến tranh xâm lược miền Nam từ năm 1954 khi ký kết Hiệp Định Geneve, đã gài cán bộ ở lại miền Nam khi bộ đội CS miền Bắc rút về Bắc, chôn dấu vũ khí trước khi rút khỏi miền Nam, cho tổ chức những đám cưới tập thể cho bộ đội tập kết với các cô gái địa phương.

– Đầu năm 1959, đảng cộng sản Việt Nam ban hành nghị quyết 15 xác định rõ việc thâu tóm miền Nam bằng bạo lực cách mạng, tiến hành chiến tranh trong lòng dân tộc, quyết thực hiện nội chiến tương tàn.

– Có nghị quyết 15, những người cộng sản ở miền Bắc liền hối hả mở đường đưa súng đạn và lực lượng chiến đấu vào miền Nam. Tháng năm 1959, đường mòn từ miền Bắc xâm nhập miền Nam được mở dọc theo dãy Trường Sơn. Tháng bảy 1959, mở tiếp đường mòn trên biển, mở luồng mở bến cho những con tàu không số chở súng, đạn, thuốc nổ từ Đồ Sơn, Hải Phòng vào Vũng Rô, Phú Yên (Trung Bộ), vào Gành Hào, Cà Mau (Nam Bộ).

– Có nghị quyết 15, cán bộ cộng sản ở lại miền Nam nằm vùng liền tổ chức, tập hợp lực lượng. Những hầm súng đạn được khui lên. Cuối năm 1959, tiếng súng nội chiến bùng nổ ở Trà Bồng, Quảng Ngãi. Ngày 17- 1-1960, tiếng súng nội chiến rộ lên ở huyện Giồng Trôm và huyện Mỏ Cày, Bến Tre. Từ đó tiếng súng nội chiến lan ra khắp miền Nam. Khắp miền Nam, nơi nào cũng có cán bộ cộng sản nằm vùng, nơi nào cũng mịt mù lửa khói nội chiến, lênh láng máu người Việt giết người Việt. Từ đó, ngày 17- 1-1960 được những người Cộng Sản tự hào coi là ngày Đồng Khởi vẻ vang của họ. Còn lịch sử Việt Nam phải đau buồn ghi nhận ngày 17- 1- 1960 là ngày khởi đầu cuộc nội chiến Nam Bắc.

– Về mặt chính trị, Cộng Sản Việt Nam cho thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tháng 12 năm 1960 để rêu rao chính nghĩa lừa bịp thế giới là dân Miền Nam nổi dậy chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ xâm lược.

– Chiến tranh vũ trang thảm khốc và chiến tranh chính trị lừa dối do những người cộng sản phát động đã đẩy chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam vào cuộc khủng hoảng nặng nề, triền miên về mọi mặt. Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, và trước nguy cơ cả Đông Nam Á bị tràn ngập trong sắt máu bạo lực cộng sản, năm 1965, sáu năm sau nghị quyết 15 của đảng CSVN sử dụng bạo lực thâu tóm miền Nam, gần sáu năm sau tiếng súng nội chiến bùng nổ ở miền Nam, Mỹ mới đưa quân vào miền Nam Việt Nam cứu đồng minh Việt Nam Cộng Hòa trước nguy cơ sụp đổ và củng cố một tiền đồn ngăn chặn cơn thác lũ cách mạng bạo lực cộng sản đang ở đỉnh cao trào.

– Năm 1965, quân đội Mỹ đổ vào Việt Nam cũng như năm 1944 quân đội Mỹ đổ bộ vào Châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như năm 1950 quân đội Mỹ đổ bộ lên bán đảo Triều Tiên, đều không có mục đích xâm lược, không đánh chiếm lãnh thổ mà chỉ để làm trách nhiệm của một đồng minh và làm trách nhiệm của một nước lớn bảo đảm một thế giới ổn định, công bằng, bảo vệ những giá trị tự do, dân chủ của con người, ngăn chặn thảm họa phát xít thời thế chiến hai và ngăn chặn thảm họa cộng sản đang như bệnh dịch nhấn chìm thế giới vào hận thù đấu tranh giai cấp, vào bạo lực chuyên chính vô sản và nô dịch con người.

– Vào dịp Tết Mậu Thân, tháng 2–1968, Cộng Sản mở cuộc Tổng Công Kích ở trên 50 tỉnh và thành phố Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là ở SAIGON và HUẾ (HUẾ bị chiếm trong gần 1 tháng với số nạn nhân 8.000 người tìm thấy xác trong rất nhiều mồ chôn tập thể) trong khi có đến 80 % quân đội VNCH đi phép vì tin theo sự cam kết nghiêm trọng của Việt Cộng và Bắc Việt là ngưng chiến trong 4 ngày Tết.

– Từ năm 1970, Mỹ thực hiện chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh, quân đội Mỹ giao lại vai trò chủ thể chiến trường cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa, quân đội Mỹ không trực tiếp tham chiến nữa, họ chỉ trợ chiến, yểm trợ hỏa lực. Khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa độc lập tác chiến trên các mặt trận, trực tiếp đối đầu với những người lính Việt Nam phía bên kia là lúc diễn ra những trận đánh đẫm máu nhất, những người lính Việt Nam ở cả hai phía, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Sản chết trận nhiều nhất. Những điểm quyết chiến ở Snun, Mỏ Vẹt, biên giới Việt Nam – Campuchia, ở đường 13, ở đường 9 – Nam Lào đầu năm 1971 (Lam Sơn 719), ở thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972.

– Năm 1973, sau khi ký Hiệp Định Hòa Bình Balê ngày 27-1-1973 (Paris Peace Accord) giữa 4 phe tham chiến: Mỹ, VNCH, CSBV và Mặt Trận giải Phóng Miền Nam, quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam thì những người Cộng Sản càng đẩy mạnh cuộc nội chiến để chỉ hai năm sau họ thâu tóm hoàn toàn miền Nam vào ngày 30. 4. 1975.

Tại sao VNCH thua trận

– VNCH thua không vì thiếu tinh thần chiến đấu, cũng không thiếu khả năng chiến đấu mà vì bị Mỹ phản bội, thất hứa khi cắt viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH, trong khi khối Cộng Sản: Nga Sô và Trung Cộng tiếp tục cung cấp vũ khí đạn dược cho CSBV để tiến chiếm Miền Nam tự do.

Sau đây là các tài liệu minh chứng cho lập luận trên.

* Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo LA Times vào trước ngày 30-4-2015 tưởng niệm 40 năm Sàigon sụp đổ, ông Lewis Sorley, một viên chức tình báo cao cấp Mỹ (CIA planning and policy chief), đã ca ngợi về khả năng chiến đấu của quân đội VNCH, và quy trách nhiệm cho Quốc Hội Mỹ khi cắt viện trợ cho VNCH sau đây:

“The Vietnamese expanded their forces from 600,000 to 1.1 million, almost all territorial forces who were on home ground, where their families lived, where their ancestral grave sites were. They really turned out to be excellent soldiers and until Congress decided to cut support for them they fought very effectively.

We will never live down the shame of having abandoned the Vietnamese. It’s not just that the evacuation left many behind, but when we cut off support for their armed forces, we caused the war to end the way it did”. (8)

* Frank Scotton, một viên chức ngọai giao Mỹ đã từng tham gia vào công cuộc bình định (National pacification program) và chống phiến lọan (Counterinsurgency) tại Việt Nam từ 1962 tới 1975, đã phê bình việc rút quân qua chính sách “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” của Mỹ lúc đó là thiếu thành thật, và việc cắt viện trợ cho VNCH là đáng hổ thẹn. Theo ông, đáng lẽ chính phủ Mỹ phải có một chính sách danh dự. Chính phủ Mỹ đáng lẽ ra nên thông báo cho VNCH biết rằng quân đội Mỹ không thể đóng quân ở Việt Nam lâu hơn nữa nhưng sẽ cung cấp tài chánh và tiếp liệu bao lâu VNCH còn muốn tiếp tục chiến đấu cho chính mình:

“… So in 1973 I was not someone who would argue against withdrawal, but I did feel that dishonesty – pretending that “Vietnamization” worked, reducing liaison personnel (advisors) when they might be most needed, and cutting funding for supply and operations – was dishonorable. We ought to have had a honorable policy. We should have informed the Republic of Viet Nam that we could no longer station Americans in Viet Nam but would provide financial and logistical assistance as long as they wanted to continue their struggle for a distinct identity” (9).

* Henry Kissinger (Cố Vấn An Ninh Quốc Gia) đã cố tình giấu giếm các bản báo cáo tối mật và tối khẩn của CIA về việc CSBV tiến quân xâm chiếm VNCH sau Hiệp Định Paris 1973.

Trong bài viết tựa đề “The CIA In Vietnam War” (Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ Trong Chiến Tranh Việt Nam) đăng trong số phát hành tháng 8–1989 của nguyệt san Vietnam Magazine, USA (tạp chí bằng Anh ngữ của Mỹ), ký giả Lynch (đã là một cựu chiến binh đã từng chiến đấu tại Việt Nam) hỏi ông Thomas Polgar là cựu Giám Đốc CIA Vùng Đông Dương của Mỹ lúc bấy giờ (tháng 4–1975 đang có mặt tại Việt Nam) rằng: “Ông đã có mặt tại Nam Việt Nam từ đầu năm 1974, vậy thì ông và CIA của Mỹ có biết trước về cuộc tấn công ồ ạt và toàn lực của Cộng Sản Bắc Việt nhào vào đánh chiếm cướp mất Miền Nam Việt Nam Tự Do hay không?”

Ông Thomas Polgar trả lời rằng:

“Ông Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Kissinger đã cố tình giấu giếm các báo cáo tối mật, tối khẩn của tôi… Ông đã cố tình làm hư, làm hỏng mọi điều, mọi sự… Ông đã cố tình chủ mưu bỏ rơi VNCH và để cho Cộng Sản chiếm lấy, cướp lấy, thống trị Miền Nam, cai quản, chỉ huy toàn thể đất nước Việt Nam!!!!!…. Thật là qúa đau buồn, cay đắng và chua xót cho VNCH và Miền Nam Việt Nam Tự Do Dân Chủ!!!!!”….

* Âm mưu thâm độc của Henry Kissinger và tập đòan tài phiệt Do Thái đã lũng đọan giới truyền thông và chính quyền Mỹ để bán đứng VNCH cho CSBV. Tại sao? Bởi vì, đối với Do Thái lúc bấy giờ, VNCH phải chết để cho Do Thái sống (với nguyên tắc: Mỹ không thể lưỡng đầu thọ địch). Do Thái nắm hầu hết các phương tiện truyền thông Âu Mỹ, nên đã tổ chức, cổ võ, xúi dục và tài trợ cho rất nhiều cuộc biểu tình phản chiến ở các nước Âu Mỹ chống lại chiến tranh VN.

Do Thái Henry KISSINGER khuyên NIXON bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa để đi với Trung Cộng. Chính hắn chủ trương cho cuộc gặp gỡ NIXON – MAO TRẠCH ĐÔNG. NIXON đã từng nói với MAO TRẠCH ĐÔNG và CHU ÂN LAI (1972): “Nếu chúng tôi là bạn của một nước CS lớn ở Á CHÂU thì tại sao tôi lại không chấp nhận cho một nước CS nhỏ ở Á CHÂU (Việt Cộng). Tuy nhiên, nước chúng tôi là nước dân chủ nên không thể thay đổi ngay tức khắc, hãy để cho chúng tôi chuẩn bị trong 3 năm”. Quả nhiên, 3 năm sau, 1975, Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại.

Để giữ đúng lời hứa với MAO TRẠCH ĐÔNG cho Việt Nam Cộng Hòa chết vào khoảng 1975, Quốc Hội Mỹ do Do Thái lũng đọan, cùng với Hành Pháp Mỹ do tên Do Thái KISSINGER lèo lái, đã áp lực Tổng Thống Gérald FORD chuẩn bị bức tử Việt Nam Cộng Hòa….

Ngày 10-3-1975 mất BAN MÊ THUỘT, tinh thần quân lực Việt Nam Cộng Hòa xuống thấp. Trong lúc nguy khốn, Việt Nam Cộng Hòa xin Mỹ viện trợ gấp 700 triệu USD (món tiền này chỉ là 1 khoản rất nhỏ so với số viện trợ của Mỹ cho Do Thái). Đầu tiên, quốc hội Mỹ chấp thuận 700 triệu USD về viện trợ vũ khí. Nhưng sau đó, quốc hội Mỹ ngăn chặn món tiền này với lý do hết sức khốn nạn là: “Cho Việt Nam Cộng Hòa bao nhiêu cũng không đủ, vậy giữ lại để tiết kiệm”.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa hết sức lo sợ vì tinh thần quân đội xuống thấp, và Việt Cộng đã tới tận PHAN RANG, PHAN THIẾT. Nên Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, van Mỹ đến mức, nếu Mỹ không cho 700 triệu USD đã tháo khoán thì chỉ xin các ông một lời nói trước báo chí để trấn an tinh thần của quân đội và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa: “700 triệu USD về võ khí cho Việt Nam Cộng Hòa sẽ được chấp thuận, nhưng còn phải nghiên cứu thêm vài chi tiết“. Tức là chúng ta chỉ xin Mỹ một lời hứa cuội. Quốc Hội MỸ (dưới ảnh hưởng cuả Do Thái) họp báo nói “không có 1 cent (xu) cho Việt Nam Cộng Hòa”. Đau đớn thay!

Cái bẩn thỉu, độc ác của Do Thái đối với Việt Nam Cộng Hòa ở chỗ là: đối với các nước dân chủ pháp trị, một khi 700 triệu USD võ khí đã được quốc hội tháo khoán thì chính phủ bắt buộc phải chi dùng, nhưng Quốc Hội Mỹ lại cố ý không cho gửi các võ khí đó sang VN, như đã hứa. Để rồi, ba tháng sau ngày VNCH bị sụp đổ, Lobby Do Thái đã áp lực với quốc hội Mỹ cho phép Tổng Thống FORD sử dụng 700 triệu USD võ khí, không phải để gửi sang VN, vì Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, mà là để gửi sang cho Do Thái !!

Độc hại hơn, Kissinger khuyên Tổng Thống FORD bỏ hẳn dự định làm hàng rào an toàn nối liền SAIGON và Vũng Tầu để cho các gia đình Việt Nam Cộng Hòa đi thoát (tương tự như 1954-1955, PHÁP giữ 2 thành phố Hànội và Hải Phòng trong 1 năm cho dân chúng miền Bắc Kỳ di cư vào Nam VN).

Tập Đoàn Do Thái đã thành công rực rỡ, vẻ vang (trên hàng triệu người bị chết) vì tài ba, nhưng không có đức độ của họ. Nạn nhân là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhân dân Việt Nam Cộng Hòa, QUÂN LỰC MỸ, các Phi Công MỸ, và QUÂN LỰC của các nước Đồng Minh…. Tuy nhiên, đối với bọn họ thì đấy chỉ là những con số, không lấy gì làm quan trọng, làm mủi lòng tiếc thương của họ. Họ dửng dưng không cần biết, không thèm để ý, không thèm quan tâm …. Họ đã trở thành thú vật vô lương tri !!!! (10).

Bí ẩn 30-4-1975?

Để tìm hiểu thêm về bí ẩn đàng sau biến cố lịch sử 30-4-1975, chúng ta hãy theo dõi các lời bình luận của cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, một thành viên của phái đòan VNCH tham dự  hòa đàm Paris, về việc ai đã gây ra thảm họa 30-4-1975?

Ngay từ năm 1982, giáo sư Huy đã cho biết nguyên nhân chính là Hoa Kỳ đã có kế hoạch giải kết (tức hủy bỏ mọi cam kết bảo vệ miền Nam!) để từng bước rời bỏ miền Nam VNCH. Tuy nhiên thảm họa 30-4-1975 xảy ra bất ngờ hơn mọi người đã dự đoán bởi vì vụ xì căng đan Watergate dẫn tới sự từ chức của Tổng Thống Nixon vào ngày 9-8-1974 đã làm tê liệt mọi cố gắng để cứu vãn tình thế.

Là một thành viên của phái đòan VNCH tham dự Hòa Đàm Paris, giáo sư Huy nhận xét rằng Kissinger (một người Mỹ gốc Do Thái lúc đó còn làm Cố Vấn An Ninh cho Tổng Thống Nixon) có thái độ đáng ngờ là cương quyết muốn thỏa hiệp riêng (“đi đêm”!) với CSVN bất cứ giá nào để quân đội Hoa Kỳ rời bỏ miền Nam, dù biết rằng sau đó miền Nam sẽ lọt vào tay Hà Nội.

Những tiết lộ tế nhị của Giáo Sư Huy hoàn toàn phù hợp với nhận định của Linh Mục Cao Văn Luận (1908–1986) nhân dịp tái bản Hồi Ký Bên Giòng Lịch Sử của ông cũng cho rằng thế lực dân Mỹ gốc Do Thái chủ trương Hoa Kỳ phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Riêng dư luận báo chí quốc tế đã sớm nhìn thấy rõ Hoa Kỳ muốn rút lui bỏ rơi miền Nam từ khi bắt đầu chánh sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 (mà họ phân tích là nhằm thay đổi màu da tử sĩ!), nhứt là hòa đàm Paris (mà họ nhận định là nhằm bảo đảm Mỹ rút quân được an toàn!).

Như vậy thảm họa 30-4-1975 đã xảy ra, nguyên nhân chính là Hoa Kỳ có chính sách bỏ rơi Miền Nam VNCH và thế lực Do Thái thúc đẩy chính sách đó được thực hiện qua Kissinger.

Nhưng tại sao thế lực Do Thái muốn Mỹ phủi tay bỏ Miền Nam Việt Nam?

Đó là vì họ sợ Hoa Kỳ sa lầy và sự tốn kém khổng lồ tại chiến trường Việt Nam có thể đưa tới hậu quả Hoa Kỳ không còn khả năng giúp đỡ một cách hữu hiệu cho nước Do Thái tồn tại như trong quá khứ Hoa Kỳ đã từng làm. Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết – bỏ rơi miền Nam – để trở về chuyên tâm lo cho Do Thái. Để đạt được mục tiêu này, họ đã có kế hoạch rõ ràng và thực hiện từng bước một.

Thế lực Do Thái tại Mỹ

Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái chủ trương nắm giữ các cơ cấu quan trọng trong guồng máy điều khiển đất nước Hoa Kỳ. Họ gài được nhiều nhân sự vào bên hành pháp cũng như lập pháp. Trong các bộ quan trọng nhứt như ngoại giao, quốc phòng và tài chánh thường thấy đa số có nhân viên gốc Do Thái và nhiều lần cấp bộ trưởng cũng do người Mỹ gốc Do Thái nắm giữ. Trong Thượng Viện và Hạ Viện có khá nhiều nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái trong cả hai chính đảng. Vì vậy, thế lực của Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái rất lớn và đã khiến cho chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn luôn binh vực quyền lợi của Do Thái.

Họ còn chủ động nắm những lãnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán, báo chí, truyền thanh, truyền hình, và điện ảnh… Đặc biệt, ngành truyền thông quan trong nhứt là điện ảnh Hollywood, nằm trong tay thế lực Do Thái. Họ biết rõ rằng nắm được truyền thông trong tay là hướng dẫn được dư luận quần chúng trong mục tiêu phục vụ quyền lợi cho nguời Do Thái. Họ còn điều khiển một phần lớn các viện nghiên cứu chiến lược nhằm đưa ra những đề nghị cho chính sách tương lai cho chánh phủ Mỹ và dĩ nhiên phải phù hợp với quyền lợi của người Do Thái.
Thế lực Do Thái này bao gồm Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái và sắc dân Do Thái trải dài trên khắp thế giới và được điều khiển hữu hiệu từ Tel Aviv với 2 bộ phận đắc lực gồm cơ quan tình báo Mossad và Nghị Viện Do Thái Thế Giới (World Jewish Congress – từ năm 2007 đứng đầu là nhà tỷ phú nổi tiếng Ronald Stephen Lauder người Mỹ gốc Do Thái).
Tất cả các sự kiện trên cho thấy rõ ràng rằng thế lực Do Thái nắm giữ được các bộ phận huyết mạch tại Mỹ nên chính sách của Hoa Kỳ phải luôn luôn không được đi trái ngược lại với quyền lợi của quốc gia Do Thái.

Kế họach của Do Thái thúc đẩy Hoa Kỳ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam

Sau khi tổng thống John Kennedy bi ám sát, phó thổng thống Johnson lên kế nhiệm. Từ khi nhậm chức, Tổng Thống Johnson (dân Texas!) cùng ban tham mưu luôn cứng rắn chủ chiến và không muốn Hoa Kỳ bị thua trận đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Thế lực Do Thái lúc đó không có ảnh hưởng nhiều trong chánh phủ của Tổng Thống Johnson để có thể xoay đổi từ bên trong chính sách can thiệp quân sự của Tổng Thống Johnson vào Việt Nam, cho nên họ phải chờ đợi cơ hội thuận tiện để tấn công từ bên ngoài dư luận quần chúng.

Cơ hội thuận tiện đó là lúc cuộc chiến Việt Nam bùng nổ lớn bắt đầu từ cuối năm 1964 trở đi với các trận đánh dữ dội tại Bình Giã, Đồng Xoài, Đức Cơ… bắt đầu gây tử thương nhiều quân nhân Mỹ. Những hình ảnh quan tài phủ quốc kỳ kèm theo sau hình ảnh dã man và bất lợi (thổi phồng vụ thảm sát tại Mỹ Lai & vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một tên cộng sản tại Sàigon) của chiến tranh được hệ thống truyền thông Hoa Kỳ – đa số gốc Do Thái quản trị – khai thác triệt để ngày đêm tạo một phong trào phản chiến lớn mạnh chưa từng thấy trên thế giới, không những tại Hoa Kỳ mà còn lan rộng khắp nơi trên nhiều quốc gia khác.
Tướng độc nhãn Moshe Dayan -Bộ trưởng Quốc phòng của Do Thái- đột ngột tự qua Việt Nam 3 ngày (từ 25 tới 27 tháng 7 năm 1966) và cho báo chí chụp bức hình biểu diễn đang đi hành quân với lực lượng Hải Quân Mỹ. Sau chuyến “hành quân” chớp nhoáng đó, Tướng độc nhãn Moshe Dayan viết ngay đề nghị Mỹ nên rút quân ra khỏi Việt Nam vì không thể thắng cuộc chiến này được (rất là vô lý vì thực sự hiện diện xem xét chiến trường VN chỉ có 1 ngày, mà dám đưa ngay đề nghị khủng khiếp như vậy!).
Dĩ nhiên lời đề nghị chủ bại này càng được thổi phồng bởi phong trào phản chiến và làm mất uy tín Tổng Thống Johnson. Phong trào phản chiến càng lên cao và đã khiến Tổng Thống Johnson vào tháng 3 năm 1968 phải quyết định không ra tái ứng cử. Sự xáo trộn tranh chấp kịch liệt trong đảng Dân Chủ đã tạo cơ hội hiếm có để cho ứng cử viên của đảng Cộng Hòa nắm chắc cơ hội thắng cử. Vì vậy thế lực Do Thái đã gài được Kissinger từ năm 1957 làm cố vấn cho Nelson A. Rockefeller (Thống đốc New York) đang vận động ra tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa. Nhưng không ngờ Nixon thành công hơn và cuối cùng đắc cử Tổng Thống. Thấy vậy, Kissinger bèn trở cờ đầu quân theo Nixon và được trọng dụng làm Cố vấn An ninh quốc gia.

Thế lực Do Thái còn đưa được thêm nhân sự gốc Do Thái vào trong guồng máy cầm quyền Mỹ. Đáng kể nhứt là Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger, và Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann (1925 – 1999). Với những chức vụ then chốt này, họ đã thành công bày mưu cho Nixon bỏ rơi miền Nam. Bắt đầu với chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 để từng bước giảm con số lính Mỹ tử vong và bớt dần sự hiện diện của Hoa Kỳ tại miền Nam.
Đến năm 1971, Kissinger bí mật qua Trung Hoa tìm cách tái bang giao với chính quyền Bắc Kinh và đưa đến thỏa hiệp Thượng Hải 1972 giữa Mao Trạch Đông và Nixon. Trên bề mặt, thỏa hiệp này chỉ công nhận một nước Trung Hoa cho thấy Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan trên chính trường thế giới, nhưng bên trong thực tế Kissinger nhằm sửa soạn sự rút lui an toàn cho quân đội Mỹ ra khỏi Miền Nam với sự bảo đảm của Trung Cộng.

Quả nhiên, chỉ sau đó chưa đầy một năm, Kissinger đã dùng đủ mọi mánh khóe, kể cả đe dọa tánh mạng các cấp lãnh đạo VNCH, thành công trong việc ép buộc VNCH ký kết Hiệp Định Paris vào ngày 27-1-1973 để quân đội Hoa Kỳ được an toàn rời khỏi miền Nam. Phía dư luận báo chí quốc tế đã sớm thấy rõ âm mưu của Kissinger và đã ví bản hiệp định này giống như tờ khai tử cho Miền Nam Việt Nam.
Chính ngay Kissinger cũng đã tiết lộ bề trái của bản hiệp định cho Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann của T.T Nixon như sau: “Tôi nghĩ rằng nếu họ (chánh phủ VNCH) may mắn thì được 1 năm rưỡi mới mất”.

Tương tự, Kissinger đã trấn an T.T Nixon là: “Hoa Kỳ phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau, sau đó thì … chẳng ai cần đếch gì nữa. Vì lúc ấy, Việt nam sẽ chỉ còn là một bãi hoang”.
Bởi vậy thảm họa 30-4-1975 xảy ra là điều tất nhiên đúng như tính toán dự trù của Kissinger và thế lực Do Thái.
Chỉ sau Hiệp Định Paris khoảng 9 tháng, cuộc chiến Jom Kippur vào ngày 6-10-1973 giữa Do Thái và các quốc gia Ả Rập láng giềng xảy ra. Lần đầu tiên trong lịch sử tái lập quốc, Do Thái bị thua trận và mất một số lớn phần đất chiếm đóng trước đây. Đáng lẽ Do Thái còn có thể bị thua nặng nề hơn nữa, nhưng giờ chót nhờ có Kissinger thuyết phục được Nixon nỗ lực can thiệp giúp Do Thái nên tình thế không còn bi đát nhiều. Tuy nhiên, sau đó Tướng độc nhãn Moshe Dayan phải từ chức Bộ trưởng Quốc phòng vì chịu trách nhiệm bị thua trận.

Biến cố thua trận lần đầu tiên Jom Kippur năm 1973 cho thấy thế lực Do Thái nhìn rất xa và rất có lý với nỗi lo sợ Hoa Kỳ vì bị sa lầy ở chiến trường Việt Nam nên không còn có thể chuyên tâm giúp cho Do Thái thắng trận như trước đây. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi thế lực Do Thái phải vận dụng toàn diện từ trong lẫn ngoài để thúc đẩy và buộc giới lãnh đạo Hoa Kỳ phải bỏ rơi miền Nam. (11)

Hậu quả tai hại khôn lường của chiến tranh Việt Nam

Tội ác ghê gớm nhất của chế độ cộng sản ở Việt Nam

Nếu:
– Chưa phải là chuyện bán những nhà cách mạng khả kính để kiếm tiền.
– Chưa phải là chuyện ám sát hàng loạt những nhà yêu nước không theo cộng sản.
– Chưa phải là chuyện đấu tố và giết oan hàng chục vạn người.
– Chưa phải là chuyện lừa gạt cả dân tộc vì “cách mạng” và những thứ hoang tưởng, rỗng tuếch.
– Chưa phải là chuyện nướng hàng chục vạn đến hàng triệu binh lính trong những trận đánh vô nghĩa.
– Chưa phải là chuyện đặt mìn, ném lựu đạn, pháo kích vào thành phố, bệnh viện, trường học với danh nghĩa “giải phóng miền nam”.
– Chưa phải là chuyện làm tan nát cả miền nam, ở nơi đã từng đầy văn hoá, nhân bản, trù phú và bình yên.
– Chưa phải là bắt hàng chục vạn người “làm việc cho chế độ cũ” phải “học tập cải tạo” và vùi xác ở đồi hoang núi lạnh.
– Chưa phải là “đánh tư sản” để cưỡng đoạt nhà cửa, tài sản và đẩy hàng triệu người dân “chế độ cũ” lên những vùng ma thiêng nước độc.
– Chưa phải là việc dồn hàng triệu người dân đi đến chỗ đường cùng phải bỏ quê hương ra đi.
– Chưa phải là chuyện biến những người dân Việt trở nên lưu vong với số lượng khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại (và chưa hề có trong lịch sử Việt Nam).
– Chưa phải là chuyện tạo nên một mảng đen khủng khiếp trong lịch sử.

Mà là chuyện :
– Biến những con người Việt Nam thành những con người không còn biết tử tế, không còn biết liêm sỉ, càng lúc càng tham lam, tàn bạo, thủ đoạn.
– Biến người Việt thành một loại người cực kỳ xấu xa trong con mắt của thế giới loài người, chỉ chuyên trộm cắp, cướp giật và làm những chuyện xấu xa mà không có một dân tộc nào sánh bằng.
– Biến xã hội Việt Nam thành xã hội suy đồi và giả dối đến mức chưa từng có từ trước tới nay trong văn hoá Việt.
– Biến nước Việt thành một nơi chất độc huỷ hoại không những đến thứ để ăn, để uống, để hít thở mà còn huỷ hoại đến tận ý chí, tinh thần và đạo làm người; một nơi không còn một chút nội lực, một nơi con người thờ ơ với hiểm hoạ diệt vong ngay trước mắt. (12)

Tổng thống Ronald Reagan đã bình luận về hậu quả của việc Mỹ rút quân, chấm dứt chiến tranh Việt Nam như sau:

“Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho lọai ‘hòa bình’ đó là ngàn năm tối tăm cho các thế hệ sinh ra tại Việt Nam” (13).

Bài học lịch sử từ Vietnam War

– Nước Việt Nam: Thân phận nhược tiểu, thiếu lãnh đạo sáng suốt nên bị mất dần chính nghĩa quốc gia, lại bị CS lũng đọan từ bên trong, nên cuối cùng chế độ VNCH ở Miền Nam bị sụp đổ và Miền Nam Tự Do bị Cộng Sản Việt Nam thôn tính.

Thân phận nhược tiểu: Nước Việt Nam ta có vị trí chiến lược trong vùng Đông Nam Á, là bao lơn trông ra Thái Bình Dương. Nên trong lịch sử hơn 4000 năm, nước ta hết bị Tầu đô hộ hơn 1000 năm, rồi lại bị thực dân Pháp cai  trị ngót 100 năm. Sau trận Điện Biên Phủ 1953, quân Pháp thua trận và ký kết với Việt Minh hiệp định đình chiến Genève ngày 20-7-1954 chia đôi nước ta tại vĩ tuyến 17: Miền Bắc thuộc quyền cai trị của Việt Minh, còn Miền Nam thuộc phe quốc gia. Hơn một triệu người từ Miền Bắc di cư vào Miền Nam tìm tự do. Hòa bình chưa được bao lâu thì từ cuối năm 1959, Cộng Sản Miền Bắc lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam theo lệnh của quan thầy Trung Cộng và Nga Sô trong kế họach nhuộm đỏ cả vùng Đông Nam Á Châu. Trước mưu đồ xâm lược của khối Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế, Hoa Kỳ là một cường quốc đứng đầu khối Thế Giới Tự Do, đã viện trợ cho chính quyền non trẻ của tổng thống Ngô Đình Diệm chống lại Cộng Sản xâm lược. Lúc đầu TT Diệm chỉ yêu cầu Mỹ viện trợ kinh tế và vũ khí để quân dân Miền Nam tự lực chiến đấu. Nhưng với đà leo thang của cuộc chiến từ du kích chiến sang trận địa chiến, chính quyền Mỹ e sợ quân đội non trẻ của VNCH không đử sức chống lại lực lượng Cộng Sản Bắc Việt với sung đạn tối tân do Nga Sô, Tiệp Khắc và Trung Cộng cung cấp, nên Mỹ làm áp lực với TT Diệm để đưa quân Mỹ vào trực tiếp tham chiến. TT Diệm không chịu vì sợ một khi quân đội Mỹ tham chiến, CSBV sẽ lợi dụng cơ hội tuyên truyền cho cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, và như vậy cuộc chiến tự vệ của VNCH sẽ mất chính nghĩa quốc gia. Chính vì không chịu cho quân Mỹ tham chiến, TT Diệm bị giết chết trong một cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963. Sau đó, các tướng lãnh lên cầm quyền trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa đã để cho Mỹ trực tiếp đưa quân vào tham chiến ở Miền Nam. Cuộc chiến Việt Nam mất dần chính nghĩa quốc gia và bị Cộng Sản lợi dụng để tuyên truyền cho một cuốc chiến “Chống Mỹ cứu nước”. Thế là Việt Nam trở thành chiến trường trong cuộc đối đầu đọ sức của hai khối Cộng Sản và Thế Giới Tự Do trong cuộc chiến tranh lạnh sau Đệ Nhị Thế Chiến: Miền Bắc là tiền đồn của khối Cộng Sản và Miền Nam là tiền đồn của Thế Giới Tự Do. Cuối cùng chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến huyết nhục tương tàn, đầy tang thương và chết chóc, đổ nát trên lãnh thổ Việt Nam.

Mỹ rút quân và cắt giảm viện trợ cho VNCH

Cuộc chiến leo thang từ cuối năm 1964 gây nhiều thương vong cho lính Mỹ và chiến phí khổng lồ đã gây ra làn sóng phản chiến khắp nơi ở Hoa Kỳ đến nỗi tổng thống Lyndon Johnson của đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ đã không còn muốn tái tranh cử năm 1968. Kết qủa, ứng cử viên Richard Nixon của đảng Cộng Hòa đắc cử tổng thống với lời hứa sẽ rút quân về nước và chấm dứt chiến tranh Việt Nam trong danh dự. Để thực hiện lời hứa này, Mỹ đã thực hiện chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh từ năm 1970 bằng cách trao trách nhiệm tác chiến cho quân đội VNCH, và Mỹ chỉ còn yểm trợ hỏa lực mà thôi. Đến đẩu năm 1972, qua sự dàn xếp của Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia, TT Nixon đã qua Thượng Hải gặp gỡ Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai để dàn xếp cuộc rút quân Mỹ an tòan với sự bảo đảm của Trung Cộng. Từ đó, Mỹ từ từ rút quân khỏi Việt Nam đồng thời cắt giảm viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH và ép buộc TT Nguyễn Văn Thiệu phải ký Hiệp Định Hòa Bình Paris (Paris Peace Accord) ngày 27-1-1973 như một văn kiện đình chiến và vãn hồi hòa bình cho Việt Nam (The Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam), nhưng trên thực tế lại là văn kiện bỏ rơi VNCH cho Cộng Sản xâm lăng vì Mỹ rút quân và giảm viện trợ cho VNCH nhưng lại không đòi hỏi bộ đội Cộng Sản Bắc Việt phải rút quân về miền Bắc vì “chính phủ Mỹ đã nhượng bộ trước yêu sách của Liên Xô” (14). Thế là chỉ hơn 2 năm sau, quân đội Cộng Sản với sự viện trợ vũ khí của Nga Sô và Trung Cộng đã tiến chiếm trọn Miền Nam ngày 30-4-1975.

Sự lũng đọan của Cộng Sản Việt Nam từ bên trong chính quyền VNCH

Sự sụp đổ mau lẹ của chế độ VNCH ở Miền Nam còn do một nguyên nhân khác. Đó là sự lũng đọan của Cộng Sản Việt Nam từ bên trong chính quyền VNCH. Cộng Sản đã gài người vào nằm vùng trong các cơ quan chính quyền từ Quốc Hội (các dân biểu Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Ngô Công Đức, Lê Tấn Bửu, Ngô Bá Thành v.v.) đến chính phủ (Huỳnh Văn Trọng, cố vấn chính trị cho TT Nguyễn Văn Thiệu là tên Cộng Sản nằm vùng; Trung tướng Nguyễn Hữu Có cũng là tên CS nằm vùng trong quân đội VNCH) và cả các hạ tầng cơ sở nữa. Hơn nữa, CS còn xúi dục phe Phật Giáo Ấn Quang của thượng tọa Thích Trí Quang và phe sinh viên khuynh tả (Hùynh Tấn Mẫm) xuống đường biểu tình phản chiến chống chế độ VNCH, gây xáo trộn chính trị và làm suy giảm tiềm lực chiến đấu của quân dân Miền Nam. Chính sự xáo trộn chính trị này đã làm mất uy tín của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, và làm chính quyền Hoa Kỳ nản chí, không còn muốn tiếp tục viện trợ cho chính phủ Nguyễn Văn Thiệu mà giới báo chí, truyền thanh và truyền hình Mỹ (đa số do thế lực Do Thái kiểm sóat) cho là bất lực, tham nhũng, mua quan bán chức.

– Thế hệ cha anh phải lưu truyền cho thế hệ con em

Niềm tự hào về nòi giống Lạc Hồng, tinh thần đấu tranh bất khuất và tự cường của dân tộc Việt, chính nghĩa quốc gia dân tộc, để phục hưng một nước Việt Nam tự do, dân chủ và phú cường ở Đông Nam Á.

Trong mỗi gia đình, chúng ta phải dạy cho con em biết về thực chất của cuộc chiến Việt Nam (Vietnam War) là một cuộc chiến đấu tranh cho chính nghĩa quốc gia, bảo về Miền Nam tự do, chống lại sự lâm lược của Cộng Sản Bắc Việt; chúng ta dạy cho con em về lịch sự dựng nước và giữ nước kiên cường của nòi giống Lạc Hổng trong hơn 4000 năm qua. Có hiểu như thế, con em chúng ta mới có thể tự hào về nguồn gốc dân tộc, mới hãnh diện mình là người Việt Nam. Ngòai ra, chúng ta còn phải dạy cho con em nói và viết tiếng Việt vì “tiếng Việt còn thì nước Việt mới còn”.

Trong phạm vi cộng đồng, chúng ta khuyến khích con em tham gia vào các sinh họat cộng đồng cả Việt lẫn Mỹ để tạo sức mạnh và ảnh hưởng của người Việt trong các sinh họat xã hội và chính trị của quốc gia Hoa Kỳ từ cấp địa phương, tiểu bang và liên bang. Chúng ta khuyến khích con em đi bầu và nếu có thể tham gia vào các sinh họat chính trị các cấp. Chúng ta khuyến khích con em đóng góp yểm trợ cho các nhà đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền trong nước.

– Làm sao để phục hưng đất nước và tránh họa Hán thuộc: 3 quyết tâm sau đây

Quyết tâm thứ nhất là cộng đồng hải ngoại cần đoàn kết nên một để chống Cộng, bỏ qua những tranh cãi nhỏ nhen và tỵ hiềm nhỏ nhặt, biết hiệp nhất trong đa diện, xem cái “chúng ta” quan trọng hơn cái “tôi”, tôn trọng sự khác biệt trong phương cách đấu tranh miễn là có sự đồng nhất trong mục tiêu tranh đấu, trân quý những nỗ lực và thành tựu của nhau dù nhỏ đến đâu chăng nữa.

Quyết tâm thứ hai là cộng đồng quốc nội cũng cần đoàn kết nên một để chống Cộng: đoàn kết bên trong các giới nông dân, công nhân, trí thức, tín đồ, các nhóm đối kháng dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự. Các giới này cũng cần đoàn kết với nhau: thành phần quần chúng đông đảo thì thành lực lượng, thành phần ít ỏi nhưng có tri thức và tổ chức thì thành người hướng dẫn, hai bên giúp nhau thực thi quyền lực của nhân dân.

Quyết tâm thứ ba là trong ngoài liên kết với nhau thành một, làm thành một Liên minh Dân tộc rộng rãi, để đương đầu với hai kẻ thù chung là đảng Việt Cộng và đảng Tàu Cộng vốn đang dựa lưng vào nhau để bảo vệ nhau. Đừng bao giờ nghe những giọng điệu hòa hợp hòa giải của Hà Nội. Hãy nhìn những sai lầm, tội ác và thất bại mà cả Việt Cộng lẫn Tàu Cộng đã gây ra cho đất nước 40 năm qua (15).

– Hướng về tương lai: Hy vọng đã vươn lên …

Niềm hy vọng của một ký gỉa ngọai quốc cho một nước Việt Nam tự do:

Trong ĐOẠN KẾT cuả một quyễn sách nói về Việt Nam, “A reporter’s love for a wounded people”, tác giả Uwe Siemon-Netto là một phóng viên người Đức, đã sống tại  Nam VN 5 năm trong thời  chiến tranh trước 1975, đã ca tụng quân lực VNCH:

” . . . .Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. . . .”

Tác giả đã nói lên ước muốn, cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa, dân tộc Việt Nam sẽ tìm ra một giải pháp gỉai thể chế độ Cộng Sản bạo tàn:

“Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xẩy ra” (16).

Lời tố cáo của một cựu đảng viên cộng sản trong nước:

Nhạc sĩ Tô Hải là một đảng viện Cộng Sản nhưng nay đã phản tỉnh, bỏ đảng và từ trong nước tố cáo đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước hại dân trong bài “Nhân 30 tháng 4, tôi tuyên bố”:

“Ôi! 30 tháng 4, mình là một trong những kẻ đau nhất vì MẤT nhiều nhất!

Mỗi lần nó đến lại như khoét sâu vào những nỗi đau của cả triệu triệu con người, vì nó mà con mất cha, vợ mất chồng, dân mất nước để cho một lũ chẳng một ngày xung phong cầm súng, chẳng một ngày đánh Pháp, đuổi Nhật, thậm chí cả chẳng một ngày “chống Mỹ xâm lược” bỗng dưng ăn trên ngồi chốc, làm vua hiểu dụ thần dân những điều vô lý, vô lẽ, vô luân… mà vẫn dám vỗ ngực là cộng sản là “chủ tập thể” của đất đai, là không có tam tứ quyền phân lập, phân liệt gì xất …, nào là “tao có quyền lãnh đạo tuyệt đối muôn năm đất nước này, là quân đội do tao dựng lập ra nên phải phục vụ tao! rằng tao nhất định sẽ lên…thiên đường ! Kẻ nào phản đối, tao cho vô tù hết!

Rõ ràng, những kẻ kiêu binh ăn mày dĩ vãng tanh mùi máu và đẫm mặn nước mắt đang ngày càng gây thêm thù, thêm oán …!!!

Rõ ràng 30 tháng 4 không hề làm cho họ phải giật mình soi lại xem vì sao từ những giới trẻ như nhóm sinh viên luật đến lớp già như những trí thức, đảng viên lão thành lại ngày càng đông người ra mặt công khai lên tiếng phản đối mọi chủ trương đường lối phản nước hại dân của những đàn sâu phá hoại đất nước cực kỳ …!” (17)

Lời phân tích của một giáo sư ở Mỹ về sự tàn rụi của chế độ Cộng Sản VN:

Trong bài diễn văn bằng English của Giáo sư Vũ Quý Kỳ, phát biểu tại Thư Viện Spokane Public Library ngày 19-4-2015, Washington State USA, vắn tắt trình bày về Chiến Tranh Việt Nam và tiên đóan về sự tàn rụi của chế độ Cộng Sản VN:

Chủ quyền quốc gia bị đe dọa: Việt Nam đang bị đe dọa bởi Trung cộng, y như Crimea đối với Nga. Đảng Cộng Sản Việt Nam tỏ ra trung thành với Bắc Kinh, nhằm bảo vệ quyền lực, đặc quyền đặc lợi riêng tư cho họ, rút tỉa tài sản của quốc gia và của người dân Việt Nam. Hàng ngàn và hàng ngàn lính Trung cộng ăn mặc giả dạng thường dân lao động, được phép cư trú tại nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam với ưu đãi đặc biệt. Họ đang sinh sống trong các đặc khu, các thành phố dành riêng cho người Tàu.  Khi có chiến tranh, họ có thể lập tức trở thành các binh lính sẵn sàng chiến đấu. Nhà cầm quyền Hà Nội và các lực lượng an ninh chẳng có quyền gì đối với những khách đặc biệt này.

Những yếu kém nội tại:  có khoảng cách rất lớn giữa tầng lớp Đảng Viên và Nhân Dân về quyền lực và lợi tức.  Có khoảng cách rất lớn giữa người giàu và người nghèo. Quyền lực tuyệt đối của guồng máy cai trị tạo ra bất công, tham nhũng, tệ nạn xã hội, chưa hề thấy trong Việt Sử. Sự đàn áp nặng nề mang lại quá nhiều đau khổ cho dân chúng. Xã hội Việt Nam bị tàn phá tận cùng trong lãnh vực văn hóa, đạo đức, xã hội. Thật là đáng buồn.

Cơ hội: Người dân đang gia tăng hiểu biết, nhờ tiếp xúc với thực tại của thế giới: cách nào nền dân chủ tự do giúp phát triển xã hội và kinh tế, và giải phóng con người.  Người dân càng ngày càng bớt sợ hãi giới cầm quyền. Sự đau khổ vì bị thường trực đàn áp hung dữ không còn đe dọa được người dân. Giới trẻ không còn khiếp sợ. Số người phản kháng đang gia tăng. Mầm móng một cuộc nổi dậy đang dần dần phát triển và lan rộng.

Sức phản kháng sẽ đạt tới mức nguy hiểm cho chế độ. Chế độ hà khắc này biết nó nuôi mầm mống sẽ tự hủy hoại chính nó. Các đảng viên cộng sản đang cố tháo chạy ra nước ngoài, tìm đường tỵ nạn chính trị. (18)

Lời Kết

Những nhận định trên của những người ngọai quốc, của người Việt trong nước và của ngừơi Việt hải ngọai đã nhen nhúm niềm hy vọng cho một nước Việt Nam tự do dân chủ, không còn chế độ cộng sản độc tài, tàn bạo và phi nhân. Kinh nghiệm cho thấy rằng Cộng Sản không thể tự sửa đổi mà chúng ta, những người con dân Việt Nam, phải đào thải nó bằng sự liên kết của các lực lượng trong và ngòai nước để đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do và dân chủ thực sự.

Cựu tổng thống Nga Boris Yeltsin: “Cộng Sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó”.

Muốn thoát khỏi họa Hán thuộc phương Bắc và giành lại trọn vẹn chủ quyền quốc gia, Việt Nam không có lựa chọn nào khác hơn là dân chủ hóa đất nước để phát huy được tinh thần tinh thần Hội Nghị Diên Hồng:

“Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết chiến!
Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? Hy sinh!”

Chính nhờ tinh thần quyết chiến ấy của tòan dân mà ông cha ta đã đánh đuổi được quân xâm lược nhà Nguyên ba lần ở thế kỷ 13. Ngày nay cũng vậy, các con dân Nước Việt trong và ngòai nước phải liên kết thành một lực lượng dân tộc, thống nhất ý chí, lật đổ ách thống trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tay sai của Trung Cộng. Ý chí của tòan dân là sức mạnh vạn năng như câu nói bất hủ của Tuân Tử: “Quân giả chu giả, thứ dân giả, thủy giả, thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc chu.” (Người cầm quyền là thuyền, người dân là nước, nước nâng thuyền lên mà nước cũng làm thuyền chìm).

Hồng Ân

Tài liệu tham khảo:

(1) “Cuốc chiến Việt Nam – Tại sao phải đánh?” (Email của Hòan Ngô gửi cho ds16group ngày 23-4-3015).

(2) Bài “Ai giải phóng ai?” của Huy Vũ, do Fong Le tnlp@yahoo.com gửi cho ds16group.

(3) Bài “Ai giải phóng ai?” của Huy Vũ, do Fong Le tnlp@yahoo.com gửi cho ds16group.

(4) “30.4 qua cái nhìn của một người lính bên thắng cuộc” (email của liennguyen10052 gửi cho ds16group).

(5) Bài “Ai giải phóng ai?” của Huy Vũ, do Fong Le tnlp@yahoo.com gửi cho ds16group.

(6) Black April 1975 – A History Lesson (on the Vietnam War 1954-1975) by Professor Vũ Quý Kỳ, posted on website: http://www.freevietnews.com/audio2/index.php?subaction=showfull&id=1429931260&archive=&start_from=&ucat=&

Đây là bài diễn văn English của Giáo sư Vũ Quý Kỳ, phát biểu tại Thư Viện Spokane Public Library ngày 19.4.2015, Washington State USA — vắn tắt trình bày về Chiến Tranh Việt Nam và Tháng Tư Đen 1975.

(7) “THÁNG TƯ ĐEN: Cần gọi đúng tên cuộc chiến này” của Phạm Đình Trọng, đăng trên danlambaovn.blogspot.com

(8) “Vietnam lesson endures, 40 years later” by Carol J. Williams, posted on LA Times http://www.latimes.com/world/asia/la-fg-saigon-fall-20150430-story.html

(9) Frank Scotton, book “Uphill Battle – Reflections on Viet Nam Counterinsurgency”, Texas Tech University Press, 2014, p 323.

(10) Bài “Sự tàn ác của Tập Đòan Do Thái đối với Việt Nam Cộng Hòa” của BS Đặng Vũ Ái, Paris (do Kiều Tiên gửi cho ds16group).

(11) “Bí Ẩn 30-4-1975?” – Tài liệu khảo cứu bởi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy & Linh Mục Cao văn Luận, 2010. Người ghi lại: Phạm Trần Hoàng Việt – Admin sưu lục và hiệu chỉnh. Nguồn: http://pham-v-thanh.blogspot.ca/2014/04/bi-3041975.html

(12) “Tội ác ghê gớm nhất của chế độ cộng sản ở Việt Nam” (do KieuTien Nguyen gửi cho ds16group@yahoogroups.com)

(13) YouTube: “The Fall of Saigon, The rise of evil” http://vietnamsaigon.multiply.com/journal/item/517/517

(14) Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của Spiegel 1979.
Phạm Thị Hoài dịch. (Nguồn: “Die Amerikaner haben uns verraten“, tạp chí Spiegel số 50/1979. Những người thực hiện: Engel, Johannes K., Lohfeldt, Heinz P.)

(15) Lm Phan Văn Lợi Nghĩ gì về 30-4-2015? Lm Phan Văn Lợi phát biểu trên đài OMV4TV ngày 30-04-2015 http://www.freevietnews.com/audio2/index.php?subaction=showfull&id=1430430589&archive=&start_from=&ucat=&

(16) Sách mới “A reporter’s love for a wounded people”, tác giả Uwe Siemon-Netto là một phóng viên người Đức, đã sống tại Nam VN 5 năm trong thời chiến tranh trước 1975. Nguồn: lienthicao@yahoo.com gửi cho ds16group ngày May 4, 2015

(17) Bài “Nhạc sĩ Tô Hải: Nhân 30 tháng 4, tôi tuyên bố” (Nguồn: email của thunguyen020845@yahoo.com.au gửi cho ds16group ngày May 4, 2015.

(18) Black April 1975 – A History Lesson (on the Vietnam War 1954-1975) by Professor Vũ Quý Kỳ, posted on website: http://www.freevietnews.com/audio2/index.php?subaction=showfull&id=1429931260&archive=&start_from=&ucat=&

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*